-Chân Lý Islam | baiviet | AL HADITH | AĐAP : SỰ LỊCH THIỆP TRONG VIỆC HỌC HỎI VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ (1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
AĐAP : SỰ LỊCH THIỆP TRONG VIỆC HỌC HỎI VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ (1)
29.04.2009 03:15 - đã xem : 2748
_VIEWIMG
Lịch sử của Islam đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều nhắc đến vấn đề học hỏi kiến thức của tôn giáo, đây là một trong những điều rất quan trọng cần thiết cho mỗi người Muslim dù nam hay nữ.

Bởi vì, thiên kinh Qur’an là nền tảng căn bản chính của tôn giáo Islam, là lời phán truyền của Đấng Tối Cao, cho nên người Muslim có bổn phận phải tìm hiểu chính xác để áp dụng vào việc xử lý trong cuộc sống trên thế gian nầy, vì Nó (Qur’an) là nguồn vốn đầu tư cho  Ngày Sau.


Thiên kinh Qur’an là lời phán truyền bất di bất dịch của Allah, Đấng Tạo Hóa đã tạo ra tất cả, thiên kinh Qur’an viết theo lối văn chương phong phú của ngôn ngữ Arab, nó mang tính chất mầu nhiệm, huyền bí và sống động. Cho nên, muốn hiểu hết ý nghĩa của những dòng kinh Qur’an thì bắt buộc người đọc phải có một kiến thức rộng rãi về ngôn ngữ Arab cộng thêm kiến thức về hadith của Rosul (saw) thì mới có thể thông hiểu chính xác được. Vì thế, môn học về nguồn gốc và sự phân tích của hadith ra đời là để bổ túc thêm vào sự diển giải của ngôn ngữ Arab (bao gồm văn phạm, sự hùng biện, lý luận…) để mang đến cho những nhà nghiên cứu được hiểu xâu xa hơn về ý nghĩa đúng thật của thiên kinh Qur’an.


Môn học về văn chương của ngôn ngữ Arab có tầm quan trọng trong việc liên kết với các môn học đặc biệt khác, sự liên kết này có tính khả quan và đem lại sự hiểu biết chính xác có tính thiết thực hơn. Thiên kinh Qur’an đã được Allah mặc khải bằng ngôn ngữ Arab nguyên thủy, nơi Rosul (saw) ra đời. Nếu ai nói rằng sự hiểu biết hay kiến thức (Al Ilmu) của họ đã được đề cao và họ có một địa vị quan trọng trong nền văn chương Arab xưa kia đi nữa, nhưng nội dung của thiên kinh Qur’an nếu không được Rosul (saw) giải thích thì không một ai có thể tự hiểu một cách chính xác được. Vì vậy, những học giả Islam đã đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết khác để tạo điều kiện giúp đỡ trong sự học hỏi, để có tầm kiến thức giá trị thích đáng, tôn nghiêm hơn, đó là môn học « A’đab = Sự lịch thiệp và tư cách để học hỏi ».


Sự lịch thiệp ở đây không hẳn chỉ được chứng tỏ qua tư cách, sự thông minh, khôn ngoan, thành thật, hay bị gò bó bởi một vấn đề nào đó. Ngược lại, người Muslim luôn luôn phải có sự tự chủ, lựa chọn phương cách hay thể thức thâu thập kiến thức phù hợp với bản chất nguyên thủy của nó. Hay nói rõ hơn là sự lịch thiệp nầy không chỉ đặc biệt ở môn học về hadith không thôi mà nó được áp dụng ở hầu hết các môn học khác của Islam.


Từ (A’đab آداب) được các vị Ulama xưa định nghĩa như sau: « Vai trò của người đi học hỏi và truyền bá giáo lý phải hội đủ những điều kiện sau : Trước hết là xem xét về nhân cách (lịch thiệp, hòa nhã, chân chính, kiên trì, nhịn nhục…). Những yếu tố này bắt buộc phải có từ khi bắt đầu học hỏi cho đến khi đảm nhận chức năng chuyển đạt lại những gì đã học hỏi được cho những người khác. Thứ hai, người truyền bá giáo lý phải có kiến thức đúng thật (xuất phát từ nguồn gốc), không có sự gian dối hay xão trá khi chuyển đạt lại sự hiểu biết đó cho người khác, hay không được dùng những câu chuyện thần thoại (thêm bớt) để đưa vào giáo lý Islam. Qua sự định nghĩa trên, các vị Ulama đưa ra ba điều căn bản để diển đạt ý nghĩa của từ A’đab như sau :


I)- Tính chất của sự lịch thiệp (A’đab) :


1)- Sự định tâm chân thật và xác đáng :  الإخلاص و تصحيح النية


Sự định tâm chân thật và xác đáng có nghĩa là sự tìm tòi học hỏi để hiểu biết với mục đích duy nhứt là chỉ vì Allah chớ không vì lợi lộc riêng tư, (thăng quan tiến chức, danh vọng hay muốn làm hài lòng người lãnh tụ để được thưởng công hay hưởng lộc). Tóm lại, sự định tâm chân thật ở đây hoàn tòan không có mục đích tư lợi ở trên thế gian mà chỉ vì Allah duy nhứt.


Lịch sử Islam đã để lại cho hậu thế có những tấm gương cao cả của những học giả xưa kia, nhứt là những học giả chuyên về sưu tầm hadith. Họ đã rời bỏ quê hương và dám hi sinh cả tánh mạng để đi tìm chân lý đúng thật, sau đó họ áp dụng và chuyển đạt lại cho người khác chỉ vì Allah. Họ là những người ngay thẳng, đến nổi không muốn kết bạn với ai đó làm trong chính quyền vì sợ hiểu lầm hay sợ bị kẻ gian mua chuộc để cư xử theo tình cảm riêng tư mà đi ngược lại giáo lý căn bản thứ nhì của Islam là Sunnah của Rosul (saw). Dù gian nan khổ cực, dù nghèo nàn chiếu rách thì họ cũng hi sinh chịu đựng mà không bao giờ dám nhận thù lao của quan trên hay người giàu có để bị sai khiến làm ảnh hưởng trái ngược với giáo lý Islam. Đó là lập trường hay tôn chỉ mà những nhà học giả chuyên môn về hadith hay những vị học giả khác phải chấp nhận vì Allah. Nhưng đối với các vị lãnh đạo thanh liêm chính trực, công minh chánh nghĩa thì họ rất sốt sắn tham gia để giúp chính quyền hướng dẫn quần chúng đi theo giáo lý Islam (Thời đại của Kholifah (lãnh tụ) Umar ibnu Abdulaziz đã được ông Urwah ibnu Azzubairu và các vị Ulama khác cộng tác để cố vấn và giúp việc cho nhà nước).


Theo sự giải thích của ông As Suyuty thì quan niệm của những nhà học giả về ngôn ngữ học là « Ngoài sự định tâm chân thật ra còn phải hiểu biết rõ về môn học ‘Ilmu Al Ađab’ (Ngôn ngữ học về văn chương Arab) ». Sau nầy chúng ta còn thấy trong những sách sử hay hadith có ghi lại một học giả Ibnu Farisy (mất vào năm 395H) nói rằng: (Sự hiểu biết về ngôn ngữ Arab là điều rất quan trọng, bắt buộc cho những ai muốn tìm hiểu về kinh Qur’an, hadith của Rosul (saw) hay bất cứ những môn học liên quan khác, vì kinh Qur’an được Allah truyền xuống bằng ngôn ngữ Arab chính thống, Rosul (saw) là người Arab, cho nên những ai muốn hiểu rõ về ý nghĩa của nó, bắt buộc phải học tiếng Arab để hiểu trực tiếp sự xuất xứ và chính thống của nó).


Sử đã ghi lại nhiều câu chuyện xảy ra vào thời của những vị Ulama xưa kia để làm bài học cho hậu thế, vì đó là tấm gương tốt đẹp của những bậc học giả thời xưa. Nhưng hiện nay, phần đông con người có tánh tự cao tự đại, học một nói mười, hay tự biên tự diển mà không cần qua trường lớp. Họ chỉ biết danh vọng, quyền lực hoặc muốn có địa vị giàu sang mà bất chấp tất cả. Họ có thể tìm mọi cách để mua chuộc những người khác hoặc dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.


Xin kể lại một câu chuyện đã xảy ra giữa ông Sibawayhi là tổ sư về môn văn phạm Arab (An Nahhu Arab) với ông Al-Kasha’y (cũng là một trong những học giả về văn phạm Arab). Hai người đã bất đồng ý kiến với nhau về dấu Ar Rof-u (dấu trên  الرفع) và dấu Nasbu (dấu dưới  النصب) cho nên hai người thống nhất mời ông Yahya ibnu Kholid Al Barmaky đến xử lý về sự bất đồng nầy. Khi hai người ngồi trước mặt quan tòa, ông Al-Kasha’y mời ông Sibawayhi hãy nói trước đi.


Ông Sibawayhi nói : « Khorottu fa-iz Abdulloh al qo’imu ».


( خَرَجْتُ فَإِذا عبد اللهُ القَّائِمُ )


Ông Sibawayhi giải thích : - Tôi nói trong câu nầy, người Arab chỉ viết toàn là dấu trên (raf-u) chớ không viết hay đọc khác hơn được.


Ông Al-Kasha’y nói : - Không, người Arab viết và phát âm với dấu raf-u (trên) và dấu dưới (nasbu).


Sau khi nghe hai người tranh luận với nhau, ông Yahya nói: - Hai ông là thầy về văn phạm Arab ở xứ nầy, ai mà dám phán xử đây ?


Ông Al-Kasha’y liền nói : - Tôi có cách, bây giờ chúng ta hãy mời ông bạn Arab chất phát quê mùa ở ngoài vào, ông ta có thể cho chúng ta biết ý kiến của ông ta sẽ nói như thế nào ?


Sau đó họ mời ông Arab nầy vào và khi nghe qua thì ông ta nói : - Ông Al- Kasha’y nói đúng.


Khi nghe vậy, ông Sibawayhi tức giận bỏ về. Sau đó ông Yahya đem một số tiền 10 ngàn Dirham đến tặng cho ông Sibawayhi để tỏ ý chuộc lỗi, vì ông cảm thấy lương tâm của ông bị cắn rứt trước những gì mà ông không thể giải quyết đựợc… Riêng ông Sibawayhi vì buồn thế tục xão trá, đúng trở thành sai, nên ông Sibawayhi bỏ xứ (Bashoro - Iraq) mà đi lưu vong sang Farishi (Iran) và ông thề rằng sẽ không bao giờ bước chân trở về xứ của ông, sau đó không lâu thì ông đã qua đời tại đó, thật đáng tiếc cho người Iraq lúc đó đã mất đi một vị tổ sư của ngôn ngữ Arab, mặc dù ông không phải xuất thân từ dân tộc Arab. Cho nên, Allah đã ban kiến thức cho ai thì Ngài không phân biệt màu da sắc tộc, quan trọng là người tìm hiểu học hỏi có vì Ngài hay không ?


Sau nầy được biết, do chính người Arab chất phát quê mùa đó thuật lại là ông Al-Kasha’y sắp đặt đã mua chuộc tôi để nói theo lời của ông Al-Kasha’y, còn ông Sibawayhi thì bị lừa vì quá thật thà nên bị người ta lường gạt, nhưng vì cũng cố lập trường đúng thật, nên thà đi lưu vong còn hơn sống bên cạnh người vô tâm bất chánh. Tóm lại, bất cứ việc gì cũng tùy thuộc vào niềm tin và sự định tâm chân thật thì mới được Allah hài lòng và ban cho sự thành công ở đời nầy cũng như ngày Sau.


2)- Sự gần gủi bên thầy cô.   الملازمة والدأب


Al Mula’zimah và Al Đa’bu: Có nghĩa là kề cận, gần gủi chung sống với thầy để sẳn sàng học hỏi những gì thầy sẽ dạy. Sự kề cận bên thầy là để học hỏi với tất cả sự chăm chú, sốt sắng, sống động và sáng suốt, chớ không phải chỉ kề cận một cách vô tư. Sự kề cận nầy được biết ở ngày hôm nay là học trò hay những nhà nghiên cứu thường đến gặp thầy cô để hỏi ý kiến, hay nhờ thầy cố vấn, chỉ dẫn cách thức nghiên cứu, sưu tầm những tư liệu để viết luận án tốt nghiệp vào trình độ nào đó.


Lịch sử đã chứng minh về sự kề cận, học hỏi của bốn học trò siêng năng, chăm chỉ cần mẫn đã được ông thầy Kholil ibnu Ahmad (mất năm 175H) đã đào tạo thành nhân tài mà nhiều người Muslim biết đến, được ông Ibnu Al Ambar thuật lại, đó là những danh nhân sau :


2.1)- Ông Amru ibnnu Usman ibnu Abu Bashar biệt danh là : Sibawayhi là học giả nổi tiếng nhứt về văn phạm Arab (An Nahhu).


2.2)- Ông An Nađoa ibnu Shumail : Học giả nổi danh về ngôn ngữ học về văn chương Arab (Al Lugot).


2.3)- Ông Aly ibnu Nasir Al Jahdomy : Học giả nổi danh về hadith.


2.4)- Ông Muarrid ibnu As Suđusy : Nổi danh về thơ phú và ngôn ngữ học (As Shy-ier và Al Lugot).


Lịch sử cũng có ghi lại về ông Abu Al Fathu ibnu Jinny (mất năm 392H) là một trong những đại Ulama xưa kia đã kề cận hơn 40 năm bên cạnh ông thầy nổi danh là shiekh Abu Aly Al Fa’risy, nên sự học hỏi hiểu biết bát ngát của ông đã để lại cho hậu thế một kho tàng kiến thức, và ai cũng học hỏi vào kho tàng kiến thức của ông để tiến thân…


II. Phương tiện thâu thập kiến thức (Ilmu).


Sự thật thì sự thâu thập, học hỏi để có kiến thức là một điều gian nan, cần phải có sức chịu đựng nhịn nhục, nhưng ngược lại ở đó sẽ có một nguồn vui hạnh phúc mà ít ai cảm nhận được, kiến thức không tự nhiên đến với con người, nó tựa như chiếc cầu treo gập gềnh khó đi, nhưng nếu ai cố gắng bước qua được thì họ sẽ thấy ánh hào quang sáng sủa đang chờ đón họ, còn ngược lại thì những người không cố gắng bước qua cầu thì họ luôn thấy sợ sệt lo âu và sự tối tâm trước mắt họ.


Kiến thức và hành đạo không thể thiếu được sự kiên nhẫn, chịu đựng, bởi vì sự kiên nhẫn nhịn nhục là cánh cửa đưa đến thiên đàng, như Allah đã phán :


قال تعالى: (( سَلَامٌ عَلَيْكُم بِمَا صَبَرْتُمْ فَنِعْمَ عُقْبَى الدَّارِ )) . الرعد: 24.


« Sự Bằng An được ban cho quí vị về những điều mà quí vị đã nhẫn nại chịu đựng. Bởi thế, Ngôi nhà cuối cùng (của quí vị) thật tuỵêt hảo.» Suroh 13 : 24.


Ông Ibnu Al Jawzy thuật lại : « Trong lúc tìm tòi để học hỏi thì tôi gặp rất nhiều điều khó khăn, gian nan khổ cực…, nhưng không phải vì đó mà tôi chán nản buông xuôi, ngược lại tôi cảm thấy tâm hồn thật thoải mái và kết quả ngọt ngào của nó giống như mật ông, bởi vì tôi muốn tìm hiểu. Lúc tôi còn trẻ, mỗi khi đi tìm hiểu học hỏi về hadith thì tôi chỉ mang theo những khúc bánh mì khô để ăn khi đói, mỗi lần lấy bánh ra ăn thì nó cứng như đá, cho nên tôi phải lấy bánh mì nhúng vào nước để mà ăn, nếu không có nước tôi không thể nào nuốt được, nhưng không phải vì sự cực khổ nầy mà tôi chán nản, ngược lại tôi rất vui sướng và hạnh phúc ». (Soiđar Al Ha’đir trang 151).


Ông Ibnu Khathir thuật lại trong lúc ông đang viết về cuốn kinh kitab Ja’miul Masa’nid : « Đêm nào tôi cũng ngồi viết bên cạnh đèn cầy, khi nào đèn cầy tắt thì mắt tôi cũng nhắm theo… » (Al Masddar Al Ahmad fi musnad Al Imam Ahmad trang 33, của tác giả Muhammad ibnu Al Jazry).


Lúc trẻ cố gắng học hỏi thì lớn lên sẽ thành công, người Việt có câu : « Có công mài sắc có ngày nên kim », nếu còn trẻ không chịu khó học hành thì lớn lên chỉ biết làm công và tuổi đời sẽ mất đi theo ngày tháng mà không ai ngó ngàn nghĩ đến.


Một học trò hỏi ông Imam Ahmad ibnu Hanbal : - Thưa thầy ! Chừng nào chúng ta mới được thảnh thơi để nghỉ ngơi ?


Ông Imam Ahmad trả lời : - Khi nào chúng ta bước được một chân vào thiên đàng, lúc đó chúng ta mới cảm nhận được sự thảnh thơi.


Cho nên, Allah luôn luôn bên cạnh những người chính trực, ai muốn tìm hiểu học hỏi một cách chân thật thì Ngài sẽ ban cho họ trong khả năng mà họ cố gắng và phó thác cho Ngài và vì Ngài mà học hỏi.


(Còn tiếp)


 


 


 


Do Abu Rozy trích dịch từ sách : Khutwah ila As Saađah của tiến sỉ Abdumohsen Ibnu Muhammad Al Qosim Imam masjid Al Madinah và chánh án tại Medinah. Trang 40-47 và Mustgolah hadith của tiến sỉ Sharfuddine Aly Ar Rojihy.


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 903 Tổng lượt truy cập 2980347