-Chân Lý Islam | baiviet | PHÂN TÍCH | BẢN CHẤT ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI TRONG ISLAM (Phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
BẢN CHẤT ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI TRONG ISLAM (Phần 1)
13.05.2008 02:25 - đã xem : 2477
_VIEWIMG
Islam không phải đơn giản là một lý tưởng trừu tượng được hình thành chỉ nhằm sùng bái trên danh nghĩa hoặc một tượng thờ bất động được những người tin tưởng cúng bái. Islam là một bộ luật của cuộc sống, một lực sống động biểu hiện trong mọi trạng thái của cuộc sống con người. Người Muslim luôn luôn duy trì cá nhân ở trung tâm trọng lực ; trong Islam, cá nhân là một công cụ thúc đẩy Islam vào hành động. Đó là lý do tại sao Islam luôn luôn khởi đầu với cá nhân và dứt khoác chọn chất lượng hơn là số lượng.

Cá nhân vốn có hai bản chất bổ túc cho nhau, liên quan chặt chẽ với nhau và liên tục tác động lẫn nhau ; đó là bản chất đối nội và bản chất đối ngoại. Bản chất đối nội của con người là linh hồn hoặc bản ngả hoặc con tim tức « Ruh », và bản chất đối ngoại là tâm trí hoặc quyền lực phán đoán hoặc trí thông minh tức « Aqal ».

Trong minh họa về bản chất đối nội của con người ở đây, chúng ta sẽ phải ứng phó với hai trạng thái :

a). Trạng thái tâm linh hoặc đạo đức.

b). Trạng thái trí thức.

Phần còn lại của các hoạt động và nghiệp vụ của con người sẽ được xếp loại trong bản chất đối ngoại. Điều mà ai cũng phải chấp nhận là con người không phải chỉ sống với cơm gạo là đủ.

A.   BẢN CHẤT ĐỐI NỘI.

1). Cuộc sống tâm linh.

Islam tổ chức cuộc sống tâm linh và đạo đức của con người theo hướng cung ứng cho con người tất cả những món bồi dưỡng cần thiết cho lòng mộ đạo và tính ngay chánh, cho an toàn và an bình. Islam quy định và ban cấp cho cuộc sống tâm linh của con người, khi được ứng dụng một cách trung thực đến mức tối đa kết quả thuận lợi cho sự tăng trưởng tâm linh và sự dày dặn của con người. Những điều khoản quy định và ban cấp của Islam cho con người là : 1. Solat (lễ nguyện) – 2. Zakat (bố thí) – 3. Syam (nhịn chay) – 4. Hajj (hành hương) – 5. Tình yêu thương Allah và Rasulullah (saw), tình yêu chân lý và nhân loại vì Allah – 6. Hy vọng và đặt trọn niềm tin vào Allah ở mọi thời điểm – 7. Hy sinh vì Allah do bởi tính vị tha.

Các trạng thái này đã được phân tích ; ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận thêm rằng nếu không có các yếu tố căn bản này, thì sẽ không có Đức tin đích thực trong Islam.

2). Cuộc sống trí thức.

Bản chất trí thức của con người như đã rõ, được cấu thành bởi tâm trí hoặc quyền lực lý luận. Đối với trạng thái này, tôn giáo Islam đặc biệt quan tâm và xây dựng cấu trúc trí thức của con người trên cơ sở các nền tảng vững chắc nhất và được xếp loại như sau :

a)- Hiểu biết đích thực căn cứ trên các chứng cớ rõ rệt và bằng chứng không thể bị bài bác được thủ đắc bởi kinh nghiệm hoặc thử nghiệm hoặc do bởi cả hai. Về mặt này, có thể an toàn nói, chính Thiên kinh Qur’an là thẩm quyền đầu tiên đã ban lệnh sốt sắng tìm kiếm hiểu biết thông qua ‘kinh nghiệm’ cũng như thử nghiệm, suy ngẩm và quan sát. Thực tế, đây chính là ‘mệnh lệnh’ của Thượng đế cho những người Muslim, cả nam lẫn nữ, phải tìm kiếm hiểu biết theo nghĩa rộng rải nhất của từ ngữ và tìm tòi chân lý. Thiên nhiên và toàn vũ trụ được mở ngỏ và bao giờ cũng phát hiện các kho tàng hiểu biết và chân lý, và thiên kinh Qur’an đã là kinh sách đầu tiên chỉ về hướng các nguồn phong phú của hiểu biết. Nó không chấp nhận các ‘chân lý’ kế thừa mang tính lưu truyền hoặc nhìn nhận các sự kiện mà không có bằng chứng hoặc chúng cớ rành rọt.

Chính tự thiên kinh Qur’an cũng đã là một thách thức trí thức xuất chúng, Qur’an đã thách thức con người trí thức tranh cải với bất cứ chân lý nào của Qur’an hoặc làm ra một cái gì tương tợ được như Qur’an. Hãy làm ra bất cứ chương nào của Qur’an và chúng ta sẽ thấy lời kêu gọi nồng nàn nhất đi tìm ra hiểu biết thông qua các nguồn vô tận của thiên nhiên. Sự hiến dâng cho hiểu biết đích thực được Islam xem như là một sự hiến dâng cho Thượng đế tức cho Allah trong ý nghĩa có tính đền bù nhất.

b)- Phần thứ hai của điểm này là đức tin vào Allah, một nguồn hiểu biết phát hiện mãi mãi và một sự hiểu thấu về tâm linh vào một số lãnh vực của tư tưởng. Trong tôn giáo Islam, đức tin vào Allah là viên đá nền của toàn bộ cấu trúc đạo. Nhưng để làm cho đức tin vào Allah có giá trị, tôn giáo Islam đòi hỏi phải được đặt trên cơ sở của sự chắc chắn và đoan quyết không có gì lay chuyển nổi. Những điều này, đối lại không thể thủ đắc được mà không có đầu tư thích ứng của trí thức. Mọi tâm trạng ngưng đọng hoặc thờ ơ và mọi viễn tượng hạn định không thể nào vói đến được đỉnh cao của ‘Chân lý’ Tối Cao Nhất, Allah, đồng thời cũng không thể nào đạt được chiều sâu thực sự của ‘Đức tin’.

Tôn giáo Islam không công nhận đức tin khi đức tin đó đạt được thông qua bắt chước mù quáng, khi nào được chấp nhận một cách mù quáng không cần đặt câu hỏi gì cả. Sự kiện này rất quan trọng khi mà cuộc sống trí thức của con người có liên can vào. Tôn giáo Islam đòi hỏi đức tin nơi Thượng đế tức Allah, và thiên kinh Qur’an đã có ghi nhiều lời kêu gọi đức tin vào Allah. Nhưng ý nghĩa của các câu ghi nhận đó không phải ở chổ được xếp vào các kệ sách nghiên cứu hoặc ngay cả trong tâm trí. Ý nghĩa của các câu ghi nhận đó là chúng hợp thành lời mời gọi nồng nàn và một lời kêu gọi khẩn cấp đối với trí thức để tỉnh dậy và suy nghĩ. Đúng là thiên kinh Qur’an đã phát hiện chân lý thiết yếu và các sự kiện của Allah, nhưng cũng đúng là thiên kinh không muốn con người có phong cách như là một người thừa hưởng biếng lười làm một cố gắng từ chính mình. Thiên kinh Qur’an muốn con người làm giàu với của cải trí thức của mình thông qua nổ lực nghiêm túc và hưởng thụ lương thiện, làm cách nào để con người trở thành được đảm bảo về mặt trí thức.

« Đến dễ thì ra đi cũng dễ », và tôn giáo Islam không chấp thuận một đức tin đến dễ dàng để rồi ra đi cũng dễ dàng. Islam muốn đức tin vào Allah có tính hiệu quả và trường cửu, để chiếu sáng mọi góc nẻo trong con tim con người và chiếm ưu thế trong mọi trạng thái của cuộc sống con người. Một đức tin đến dễ không thể làm như vậy, và tôn giáo Islam không chấp nhận một cái gì kém hơn thế.

Khi đòi hỏi đức tin vào Allah trên cơ sở kiến thức và sưu tầm, tôn giáo Islam đã mỡ ngỏ rộng rãi tất cả các lãnh vực  của tư tưởng trước trí thức để thẩm nhập đến mức có thể đạt được. Islam không đề ra giới hạn nào chống lại nhà tư tưởng tự do đang tìm kiếm kiến thức để mỡ rộng tầm nhìn và tâm trí mình. Tôn giáo Islam khích lệ nhà tư tưởng vận dụng mọi phương pháp hiểu biết, dù là thuần túy duy lý hay thực nghiệm cũng vậy. Do việc kêu gọi trí thức theo lối này, Islam cho thấy đánh giá cao và tin cậy vào các năng lực trí thức của con người và mong mỏi người trí thức giải tỏa tâm trí mình khỏi các xiềng xích và các giới hạn chặt chẽ của tính xác thực. Islam muốn nâng cao cá nhân và trang bị cho cá nhân đó với tự tin và quyền hành của Thượng đế để khai triển lãnh vực của tâm trí trong tất cả các lãnh vực tư tưởng : Vật lý và siêu hình, Khoa học và triết học, trực giác và thực nghiệm, hửu cơ và khác nữa. Khi các hoạt động tâm linh và trí thức của con người được tổ chức theo các lời dạy của Islam như ghi trên, thì bản chất đối nội của con người đã được an toàn và có căn cơ về nội tâm, thì cuộc sống bên ngoài sẽ được cùng bản chất như thế.

B.   BẢN CHẤT ĐỐI NGOẠI

Bản chất đối ngoại của con người cũng phức tạp, tinh tế và bao rộng như bản chất đối nội, cả hai mặt đều lệ thuộc lẩn nhau do bởi bản chất toàn bộ của con người được tạo thành với tất cả các trạng thái. Để vấn đề được sáng tỏ, chúng ta cũng sẽ phân loại bản chất đối ngoại của con người thành các chi và phân chi, nhưng chúng ta cần nhớ rõ rằng mọi sự mất cân bằng trong hệ thống của bản chất con người có thể trở thành hủy diệt và tai hại. Vấn đề là cả bản chất đối nội và đối ngoại đều tác động và tác động hổ tương, và tôn giáo Islam đã nới rộng tầm liên hệ của Thượng đế đến cả các trạng thái đối nội cũng như đối ngoại của cuộc sống.

1). Cuộc sống bản thân.

Islam xử lý cuộc sống bản thân con người theo hướng đảm bảo tính thanh khiết và sạch sẽ cũng như ban cho con người chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và chỉ rõ cho con người các nên nếp thích hợp về ăn mặc, phong cách, trang điểm, thể thao…

2). Thuần khiết và sạch sẽ.

Tôn giáo Islam bắt buộc người Muslim phải thực hiện nghi thức tẩy thể (wudu), tức là rửa sạch một số bộ phận của cơ thể hoặc tắm toàn thân tùy trường hợp, trước khi dâng lễ nguyện, ngoại trừ trước đó đã có thực hiện rồi và vẩn còn hiệu lực. Do đó, nếu người Muslim phải dâng lễ nguyện bắt buộc mỗi ngày tối thiểu năm lần với một tâm hồn và một tấm lòng thuần khiết, cơ thể và trang phục sạch sẽ, với tâm nguyện thanh cao, thì ta có thể nhận thấy rõ mức tác dụng sống còn và các kết quả có lợi của ‘lễ nguyện’. Thiên kinh Qur’an có ghi rõ như sau : « Hỡi những ai có niềm tin ! Chớ đến gần việc lễ nguyện (Solah) khi các người bị choáng váng (say ruợu) trừ phi (tỉnh táo trởi lại và) biết điều các người đang nói ra. Cũng chớ dâng lễ trong tình trạng dơ bẩn ngoại trừ trường hợp các người đang trên đường đi xa (ngang qua một thánh đường), trừ phi các người tắm rửa sạch sẽ, và nếu các người bị bệnh hoặc đang đi trên đường đi xa hoặc ai trong các người từ nhà vệ sinh đi ra hoặc các người đã chung đụng (ăn nằm) với vợ nhưng không tìm ra nước (để hoàn tất nghi thức tẩy sạch), thì hãy đến chổ đất (hay cát) sạch, dùng nó lau mặt và hai cánh tay của các người (theo thủ tục tẩy sạch ‘Tiyamam’), bởi vì quả thật Allah Độ Lượng Tha Thứ (cho các người) ». S. 4/43

3). Chế độ ăn uống.

Để duy trì một tấm lòng thanh khiết và một tâm hồn lành mạnh, để bồi dưỡng một linh hồn hướng thượng và một cơ thể sạch sẽ, có sức khỏe, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của con người, và đây là điều tôn giáo Islam đã làm. Theo Islam, mọi thức ăn thanh khiết đều khả chấp trong chế độ ăn uống miển là với lượng vừa phải, còn tất cả các chất không thanh khiết hoặc có hại thì đều không được chấp nhận trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, luôn luôn có những ngoại lệ mềm dẻo để đáp ứng các tình huống tuyệt đối cần thiết.

Thiên kinh Qur’an có đề cập như sau : « …Người (Muhammad) ra lệnh cho họ làm điều lành và cấm cản điều dữ ; Người cho phép họ dùng thực phẩm tốt và sạch và cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn… » S. 7/157

(Xem tiếp kỳ tới phần hai)

Trích từ quyển « Đạo Islam, Đức tin và các ứng dụng »

Của nguyên tác : Hammudah Abdalati

Do : Dohamide Abu Talib biên dịch


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 903 Tổng lượt truy cập 2980347