-Chân Lý Islam | baiviet | PHÂN TÍCH | BẢN CHẤT ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI TRONG ISLAM (Phần 2 - Hết)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
BẢN CHẤT ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI TRONG ISLAM (Phần 2 - Hết)
05.06.2008 23:35 - đã xem : 2435
_VIEWIMG
Ngoài nguyên tắc tổng quát trên, có một số thức ăn và thức uống đã bị Allah cấm đoán, trong đó có thịt các thú vật và chim đã chết, thịt heo và thịt của tất cả con vật đã được làm thịt với lời van vái nhân danh khác ngoài Allah hoặc thịt những con vật đã mang đi cúng vái những thần linh hay ông bà cha mẹ của họ…

Thiên kinh Qur’an đã đề cập như sau :

« (Allah) chỉ cấm các người ăn (thịt của) xác chết và máu (huyết), thịt của con heo và những món mà tên của các thần linh khác không phải (tên của) Allah đã được đọc nhắc đến (khi cắt cổ chúng)… » S. 2/173

« Họ hỏi Ngươi đâu là những món (thực phẩm) họ được phép dùng. Hãy bảo họ : ‘Các người được phép dùng các món (ăn) tốt và sạch. Và những con thú (hay chim) săn mà các con thú đi săn do các người huấn luyện theo phương cách do Allah đã dạy cho các người đã bắt được. Bởi thế, hãy ăn thịt của con vật mà chúng đã bắt được cho các người nhưng hãy nhắc tên Allah lên nó, và hãy sợ Allah. Quả thật, Allah rất nhanh trong việc xét xử ». S5/4

Các thức uống mà Islam xem có hại và tàn phá tinh thần đạo đức cũng như cơ thể và đạo lý con người, cấm tất cả các loại rượu và tất cả dạng thức cờ bạc hoặc các trò chơi may rủi mà thiên kinh Qur’an đã miêu tả.

Việc cấm các thức ăn, thức uống này không phải là một hành vi chuyên đoán hoặc một Chiếu Chỉ độc tài của Allah. Đó chỉ là một sự can thiệp đầu tiên và trên hết của Allah vì quyền lợi cao nhất của con người và cho chính bản thân con người. Khi mô tả các thức ăn này là xấu, không thanh khiết và có hại, thiên kinh Qur’an đã để mắt đề cao cảnh giác về đạo lý và trí thông suốt, về sức khỏe và tài sản, về long mộ đạo và phong cách chung của con người. Tất cả những điều đó và các tài sản vô giá theo lượng định của Islam. Các nguyên nhân bên trong sự can thiệp này của Allah rất nhiều và có tính chất trí thức và tâm linh, đạo đức và tâm trí, vật thể và kinh tế. Và mục tiêu duy nhất là chỉ cho con người phương cách tự phát triển chiếu theo một lề lối sống để là một đơn vị lành mạnh trong cấu trúc gia đình, rồi đến xã hội và hẳn nhiên sẽ đến cả nhân loại nói chung. Các lợi ích của các qui định của tôn giáo Islam bây giờ có thể được các bác sĩ y khoa và các nhà khoa học xã hội kiểm chứng.

Islam có tính chính thống và không dung hòa về phẩm chất của việc bồi dưỡng hửu cơ của con người cũng như về tính lành mạnh tâm linh và tăng trưởng trí thức. Điểm này đã được mang ra ánh sáng bởi sự kiện cấm một vài thức ăn cụ thể nêu trên, và một vài thức ăn thì phải ở trong một số chừng mực nào đó. Các thức khả chấp trong Islam thì phải dùng với lượng vừa phải không lạm dụng. Như Allah đã phán như sau: “Hỡi con cháu của Adam! Hãy phục sức trang nhã tại mỗi nơi thờ phụng, và ăn uống đừng nên quá độ, bởi vì Ngài (Allah) không yêu thương những kẻ quá độ”. S. 7/31

Sau khi tránh các thức ăn uống bị cấm theo món và theo mức độ, người Muslim được Allah mời gọi thụ hưởng các khoản độ lượng của Allah ban cấp và tìm ra được lòng biết ơn sâu sắc đối với Đấng Bản Dưởng Khoan Dung.

“Hỡi nhân loại! Hãy ăn những thức ăn được cho phép và tốt sạch và chớ dẫm theo dấu chân của Shaytan. Quả thật, nó là kẻ thù công khai của các người”. S. 2/168

“Hỡi những ai có niềm tin! Uống rượu, cờ bạc và thờ cúng trên bàn thờ bằng đá và dung tên bắn để làm quẻ xin xăm là điều khả ố (Rijs), việc làm của Shaytan. Hãy từ bỏ nó (việc làm khả ố đó) để may ra các người được phát đạt. Shaytan chỉ muốn tạo ác cảm và hận thù giữa các người qua việc uống rượu và bài bạc hoặc cản trở các người tưởng nhớ Allah và việc dâng lễ Solah. Thế các người không chịu ngưng hay sao?”. S. 5 90-91

4)- Quần áo và đồ trang sức.

Trong vấn đề trang phục và trang sức của nam giới, Islam nghiêm túc nêu cao các nguyên tắc đứng đắn, khiêm tốn, giản dị và tính chất nam giới. Mọi trang phục và trang điểm không phù hợp với việc đạt thành, duy trì, và triển khai các đức tính này thì đều bị cấm chỉ trong Islam. Loại vải áo quần và cách ăn mặc có thể kích thích tính ngạo mạn hoặc tự hào dỏm hoặc kiêu căng thì điều bị cấm một cách triệt để. Những đồ trang sức có thể làm suy yếu đạo đức con người hoặc làm hao mòn tính đàn ông. Người đàn ông phải trung thành với bản chất nam của mình mà Thượng Đế dã lựa chọn cho mình, và phải tránh xa mọi vật làm suy yếu hoặc nguy hại cá tính của mình. Đó là lý do tại sao Islam cảnh giác đàn ông không được dùng vải vóc như tơ lụa và một số đá quý, vàng… cho mịc tiêu trang sức, những món này chỉ phù hợp với bản chất nữ giới mà thôi. Tính đẹp trai của người đàn ông không nằm trong việc mang đá quý hoặc chưng diện với những bộ đồ tơ lụa, mà chỉ trong đạo hạnh, trong bản chất ngọt ngào và phong cách lành mạnh.

Khi cho phép phụ nữ dùng những món mà nam giới bị cấm và chỉ phù hợp với nữ tính, Islam không để cho người phụ nữ tự do không có giới hạn. islam cho phép phụ nữ dùng những món phù hợp với nữ tính nhưng đồng thời cũng cảnh giác người phụ nữ tránh quá lạm hoặc những gì có thể làm đảo lộn bản chất nữ đó. Nền nếp người phụ nữ trong ăn mặc, làm đẹp, đi đứng, và ngay cả ngó nhìn, là một vấn đề rất tế nhị, được Islam quan tâm đặc biệt. Viễn tượng của Islam về phương diện này được tập trung vào phúc lợi tổng quát của người phụ nữ. Tôn giáo Islam đã khuyến cáo cả nam và nữ trợ giúp người phụ nữ giữ lại và phát triển phẩm cách và trinh tiết của họ, an toàn khỏi là đề tài của sự đàm tiếu hoặc đồn đãi tội lỗi và các tư tưởng ngờ vực. Khuyến cáo được ghi nhận trong thiên kinh Qur’an như sau:

“Hãy bảo những người đàn ông có đức tin nên hạ cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) của họ. Điều đó tốt cho họ hơn, bởi vì Allah Hằng Quen Thuộc với những điều họ làm. Hãy bảo những người phụ nữ có đức tin nên hạ thấp cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) của họ và chớ phô bày nhan sắc ra ngoài, ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (như hai bàn tay, cặp mắt…), và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực; Và chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng… Và (bảo họ) chớ nện (gót) chân mạnh (xuống đất) để cho người ta biết mình đang giấu nữ trang (trong người)…” S 24/30-31

Islam rất nhạy cảm trong các nền nếp ăn mặc và trang sức và khẳng định rõ nam giới và nữ giới cần tự giới hạn trong các bản chất riêng của mình để bảo toàn các bản năng thiên nhiên của mình và tính khiêm tốn cùng đức cao của họ.

Theo tường thuật, Nabi Muhammad (saw) đã nói, Allah lên án mọi người nam có phong cách hoặc hành động theo dáng điệu phụ nữ và những phụ nữ có phong cách hoặc hành động theo dáng điệu đàn ông. Tuy nhiên, cần ghi nhận rõ là Islam không đặt giới hạn về các thứ trang phục và trang sức không có hại và thích hợp. Thực tế, thiên kinh Qur’an đã gọi những thứ đó là các món quà tốt của Thượng Đế và trách cứ những ai xem chúng như bị cấm.

“Hãy bảo chúng: ‘Ai cấm dùng các món trang sức xinh đẹp mà Allah đã làm ra cho các bầy tôi của Ngài (sử dụng) và cấm dùng các món thực phẩm tốt và sạch?’ Hãy bảo chúng: ‘Các thứ đó dành cho những ai có đức tin sống ở đời này và dành riêng cho họ vào Ngày Phục Sinh’. TA (Allah) đã giải thích rõ các Lời Mặc khải đúng như thế cho đám người hiểu biết. Hãy bảo chúng: ‘Rabb của ta chỉ cấm (làm) các điều thô bỉ, dù công khai hay kín đáo, và điều tội lỗi và việc áp bức (kẻ khác) bất chấp lẽ phải và sự thật, và việc tổ hợp (thần linh) với Allah, điều mà Ngài không bao giờ chấp nhận, và việc nói bậy cho Allah những điều mà các ngươi không biết” S.7/32-33

5)- Thể thao và vui chơi.

Những gì gây nên suy tư lành mạnh hoặc làm tươi mát tâm hồn và tạo sức sống cho cơ thể, giữ cho con người được khỏe khoắn đều được Islam khích lệ và mời gọi, miển là không liên quan đến tội lỗi hoặc gây tai hại, làm trì hoãn và ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nghĩa vụ khác. Nabi Muhammad (saw) đã đề ra một nguyên lý tổng quát cho vấn đề này khi nói rằng tất cả những người tin Allah đều có các đức tính tốt nhưng người nào mạnh vẩn tốt hơn người yếu. Theo tường thuật, Nabi (saw) đã chấp nhận thể thao và vui chơi vun bồi được thể chất và tăng cường tinh thần.

Thật là một sai lầm lớn nếu hòa hợp thể thao với các thú vui chơi thực sự không có tính chất thể thao và vui chơi. Chẳng hạn như, có người xem cờ bạc và uống rượu là thể thao và thú vui chơi, chắc hẳn đó không phải là quan điểm của Islam. Cuộc đời đáng sống và đã được ban cấp cho chúng ta với một mục tiêu rõ rệt. Không ai có thể lạm dụng cuộc đời đó để buông thả và trở thành lệ thuộc hoàn toàn vào may và rủi. Do đó, không phải là một sự xâm nhập hoặc vi phạm quyền cá nhân của con người khi Islam đưa bàn tay của Thượng Đế vào tổ chức cuộc sống ngay cả trong các trạng thái hết sức cá biệt. Do bởi cuộc sống là tài sản đáng giá nhất của con người và đã được thiết đặt cho các mục tiêu cao cả, Islam đã chỉ ra con người con đường sống thích hợp và vui hưởng. trong các biện pháp về mặt này, việc cấm cờ bạc là một môn thực sự làm căng thẳng thay vì làm thư thả tinh thần. Thật là lạm dụng nặng nề cuộc sống nếu người ta làm cuộc sống trở thành đối tượng của may rủi và vận số. Người ta sẽ đi chệch khỏi dòng đời thường nếu người ta đặt vận mạng của mình vào bánh xe quay của các trò chơi, và đầu tư các năng lực của mình vào các chuyển động không thể nào lường trước được trên bàn cờ bạc. Để bảo vệ con người khỏi các căng thẳng tâm thần không cần thiết, làm tan nát cân nảo, và để giúp con người có thể hướng dẩn một cuộc sống tự nhiên trong các phương tiện cũng như trong các cứu cánh. Tôn giáo Islam đã cấm hẳn cờ bạc dưới mọi hình thức và mọi loại…

Rút mình ra khỏi thực tế, để bản than bị kềm hảm trong các vòng siết chặt chẽ của rượu chè, thuốc phiện ma túy, cũng là những hành vi bị Islam nghiêm cấm và lên án. Các thảm trạng và các đe dọa của các loại rượu, thuốc phiện và ma túy đã quá hiển nhiên nghĩ không cần phải triển khai thêm chi tiết. Nhiều mạng sống đã và đang bị cướp mất đi hàng ngày, bao nhiêu gia đình bị điêu đứng tan nát do bởi các đe dọa và các thảm trạng này. Hàng tỷ tỷ bạc bị ngốn đi mỗi năm theo con đường rượu chè, gây nên bao nhiêu nghiện ngập, nghèo khổ, cảnh đời đen tối. Bên cạnh sự tàn phá sức khỏe, sa đọa tâm hồn, còn tạo nên những gia đình băng hoại, mất phẩm cách, hủy diệt đạo đức con người. Islam không thể dung túng các đe dọa này và để cho con người lạm dụng ý nghĩa cuộc sống theo con đường bi thảm như thế. Đó là lý do tại sao Islam không hòa nhập cờ bạc và rượu chè với các môn thể thao và vui chơi lành mạnh.


Trích từ quyển « Đạo Islam, Đức tin và các ứng dụng »

Của nguyên tác : Hammudah Abdalati

Do : Dohamide Abu Talib biên dịch

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 431 Tổng lượt truy cập 2979443