-Chân Lý Islam | baiviet | PHÂN TÍCH | BẢO MỆNH CHÂN KINH?
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
BẢO MỆNH CHÂN KINH?
15.11.2008 22:23 - đã xem : 2429
Thiên kinh Qur’an là kinh điển thần thánh duy nhất của tôn giáo Islam, là nguồn gốc chế độ tín ngưỡng và tôn giáo Islam, là nguyên tắc căn bản của pháp lý tôn giáo Islam, và lập pháp nhà nước Islam, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội Muslim, cũng là xuất phát điểm của các loại học thuyết và trào lưu tư tưởng cùng với cơ sở lý luận của thế giới Islam.

Đối với những người Muslim, thiên kinh Qur’an là ngôn ngữ của Chân Chủ, có địa vị cao cả, vô cùng quý giá. Qur’an là âm dịch của từ ngữ Arab, nguyên ý là « tụng đọc », « đọc bản », mà những người Trung Quốc trước kia gọi là « Thiên Kinh » hay « Bảo Mệnh Chân Kinh ». Theo cách diển tả của tôn giáo Islam thì Qur’an là kinh điển thiên khải mà Thượng đế (Allah) khải thị cho Muhammad thông qua thiên thần Jibrael.

CoranTương truyền, Muhammad từ nhỏ chưa hề đọc sách học chữ, mà có thể giảng truyền « kinh Qur’an » một cách tuyệt diệu, chính là một đại kỳ tích thể hiện Allah đã chọn đúng người làm sứ giả. Kỳ thực, đó là những ngôn luận mà trong quá trình 23 năm truyền đạo, Muhammad đã phát biểu với danh nghĩa « khải thị » của Allah, trải qua sự hội tập của người đời sau đã biến thành kinh quyển. Ban đầu, số ngôn luận này do các đệ tử (bạn đạo) của Muhammad ghi chép rải rác trên các miếng da thú, mảnh xương, lá táo, lá chà-là, trên phiến đá, có đoạn thì đọc thuộc lòng. Sau khi Muhammad tạ thế, khalifah (vị lãnh đạo cộng đồng Muslim) đầu tiên là Abu Bakar bắt đầu cho người thu thập, chỉnh lý, biên soạn để bảo tồn. Đến thời khalifah thứ ba là Uthman thì những đệ tử đã từng được nghe, hoặc có thể đọc thuộc đã lần lượt qua đời hoặc chết trận, nên cách đọc và giải nghĩa ở các nơi có nhiều chỗ khác nhau. Uthman liền tổ chức những người chuyên làm việc thống nhất kinh bản ở các nơi, để đính chính và biên soạn lại. Bản sao cuốn kinh đó, ngoài một bộ bảo toàn ở Madina ra, còn sáu bộ giống như thế đem phân cho sáu khu vực của nhà nước Khalifah, đồng thời hủy các bản khác ở các nơi. Bộ « Uthman » cuối cùng này là « Kinh Qur’an » lưu truyền đến nay.

Trên thế giới hiện có hơn 40 bản dịch bằng các loại văn tự, ngữ ngôn khác nhau. Bắt đầu từ cuối Minh đầu Thanh một số các ông thầy đầu tiên của tộc Hồi Trung Quốc bắt đầu dùng Hán văn phiên dịch « Kinh Qur’an » ; sau những năm 20 của thế kỷ này đã xuất bản 9 loại. Bản « Kinh Qur’an » mới do Mã Kiên dịch đã ra đời vào năm 1981.

« Thiên Kinh Qur’an » sau này in ra tổng cộng có 30 quyển nhỏ, 114 chương hơn 6200 tiết, các chương dài ngắn khác nhau, chương dài có 286 tiết, chương ngắn nhất chỉ có 3 tiết. Trình tự của các chương không phân loại theo nội dung, cũng không theo tuần tự thời gian, đại thể là chương dài ở trước, chương ngắn ở sau. Những bản ban hành ở Mecca gọi là chương Mecca, chiếm khoảng 2/3 toàn bộ kinh, đa phần lấy giáo lý làm chủ đề, ngắn nhỏ mà hào hùng, khảng khái, những bản ban hành vào thời kỳ Madina thì gọi là chương Madina, ước chiếm 1/3 toàn bộ kinh, đa phần là giáo luật và chủ trương xã hội, chương dài mà rõ ràng, ngay thẳng. Mỗi chương đều có tiêu đề giản dị, sáng rõ, có liên quan tới một sự việc nào đó đã nêu ra trong đề tài và trong chương, cũng có khả năng là một từ nào đó đã nêu ra trong kinh văn. Kinh Qur’an đại thể đem kinh văn trong thời kỳ Madina bàn về các vấn đề chính trị, kinh tế đặt lên trước, ít nhiều phản ánh sự chú trọng của người biên soạn kinh văn đối với các vấn đề xã hội cùng với những đòi hỏi bức thiết của kẻ thống trị.

Nội dung của kinh Qur’an vô cùng phong phú, đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo Islam, những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Arab đương thời cùng với các chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức, những chế định ở thời kỳ trước của tôn giáo ; các loại tôn giáo tương đối thịnh hành lúc đó và những truyền thuyết lịch sử, ngụ ngôn, thần thoại, ngạn ngữ… Kinh Qur’an là sự khải thị liên tục suốt 23 năm, trong khoảng thời gian dài, « giáng thị » đối với một sự việc hoặc một vấn đề nào đó. Cùng với thời gian, có một số chủ trương có thể biến đổi, cho nên có tình trạng « đình kinh » ở một số kinh văn cá biệt, tức là do những « khải thị hay hơn hoặc tương tự » thay thế hoặc loại bỏ một bộ phận « khải thị » có từ trước, đình chỉ hiệu dụng của nó, đã xuất hiện một số hiện tượng như các vấn đề về triều bái, thí xả, kỳ chờ hôn của quả phụ tái giá, quyền kế thừa tài sản…

Những người Muslim vô cùng trọng thị việc tụng đọc « Kinh Qur’an », cho rằng đây là là một loại thánh hạnh. ĐÀi phát thanh và đài truyền hình của nhà nước Islam mỗi ngày đều có chương trình nhất định để chiếu phát rộng rãi việc tụng đọc kinh Qur’an của những nhà tụng đọc hay nổi tiếng. Người giành chiến thắng trong cuộc thi tụng kinh quốc tế được hưởng vinh dự cao cả. Ở một số học viện tôn giáo còn có hệ khoa chuyên môn để bồi dưỡng những nhân tài  tụng kinh có trình độ cao.

Tjieen kinh Qur’an sử dụng ngôn ngữ Arab, văn tự, văn pháp tu từ, phong cách của nó đều trở thành quy phạm ngữ văn Arab. Nội dung, chương tiết của kinh Qur’an đại đa số có nghĩa rõ ràng, nhưng cũng có chổ ẩn dụ, ám thị ý nghĩa của nó nếu không qua phân tích, giảng giải thì khó có thể thấu hiểu được ; có những chương mở đầu bằng những mẫu tự văn Hy Lạp, ngụ ý huyền diệu. Nhằm giúp cho Muslim và các con cháu đời sau của họ, và những người mới theo đạo có thể lý giải và tụng đọc Qur’an một cách toàn diện chính xác, do đó lấy kinh Qur’an làm trung tâm thúc đẩy phát triển các môn học bằng tiếng Arab và các môn học của đạo Islam nhanh chóng phát triển, trong đó bao gồm văn tự học, văn pháp học, tu từ học, kinh chú học, thánh huấn học, giáo luật học, pháp lý học, giáo nghĩa học… của Arab. Trong lịch sử văn học Arab và trong lịch sử văn hóa Islam, thiên kinh Qur’an chiếm địa vị cực kỳ quan trọng, là một bộ văn hiến kinh điển để nghiên cứu đạo Islam, lịch sử, văn hóa và xã hội của Arab trong thời kỳ đầu.

HadithNgoài kinh Qur’an ra, người Muslim còn tăng cường việc sùng bái thánh huấn nên còn có tên gọi là Hadith (chỉ sự ghi chép ngôn ngữ và hành động của vị Thiên sứ Muhammad), nó đã ghi chép những phát ngôn của thiên sứ cuối cùng, không phải là « Khải thị » của Allah trong quá trình truyền giáo của Muhammad, ngay cả đến những cử chỉ và hoạt động của vị thiên sứ Muhammad nữa. Ban đầu, thánh huấn chỉ là những khẩu truyền cho gia đình và các con em ở bên cạnh Muhammad đời đời tương truyền, mãi đến đầu thế kỷ IX, thông qua sự thẩm định, chỉnh lý của các nhà thánh luận học, cuối cùng đã hoàn thành công tác biên soạn thánh huấn.

Do sự đòi hỏi của những thượng tầng tôn giáo và những giáo phái khác nhau, xuất phát trên các mặt chính trị và tôn giáo, việc truyền thuật thánh huấn không những ngày càng nhiều, hơn nữa lại không thống nhất về nội dung, ngoa truyền và giả thác đều có, vì thế thường không ngớt tranh luận. Đầu thế kỷ thứ VIII, thế hệ nghiên cứu truyền thuật lấy việc giám định tính xác thực của nội dung đã biến thành một khoa học tôn giáo chuyên nghiệp – thánh huấn học. Trong các thánh huấn của các phái thì tập thánh huấn do sáu người phân biệt hội biên là Al-Bukhary, Muslim, Abu Dawud, Tirmizy, Nazai, Abu Mazar được các người Muslim theo phái sunni tôn sùng, đặc biệt là « Al-Bukhary và Muslim » (Thánh Huấn Thực Lục) là nổi tiếng nhất. Bản dịch bằng tiếng Hán có tên là « Bukhary Thánh Huấn Thực Lục Tinh Hoa » mới nhất ở Trung Quốc đã xuất bản năm 1981.

Sau khi vị thiên sứ Muhammad tạ thế, theo đà phát triển nhanh chóng của đạo Islam, trong sinh hoạt xã hội và về mặt tôn giáo đã nảy sinh nhiều tình huống mới, vấn đề mới. Mọi tầng lớp người dân Arab khi xử lý vấn đề, nếu không tìm được đáp án trực tiếp trong thiên kinh Qur’an thì thường tìm tấm gương trong thánh huấn (hadith). Thánh huấn ở một mức độ nào đó đã có tác dụng chú thích và bổ sung thuyết minh của thiên kinh Qur’an, đã tạo ra được chỗ dựa nhất định cho sự chế định giáo pháp và dân pháp Islam. Thánh huấn đã đề xuất được rất nhiều tư liệu có giá trị trong việc nghiên cứu tôn giáo Islam, đời thường của vị thiên sứ Muhammad và lịch sử, văn hóa xã hội Arab.


Trích từ quyển « Mười tôn giáo lớn trên thế giới » do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành tại Hà Nội năm 2003.  

ENCYCLOPEDIA OF HADITH

ENCYCLOPEDIA OF HADITH

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 589 Tổng lượt truy cập 2982051