-Chân Lý Islam | baiviet | AL HADITH | CHƯƠNG MỞ ĐẦU THIÊN KINH QUR'AN (AL-FATIHAH), ÁP DỤNG VÀ ỨNG DỤNG?
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
CHƯƠNG MỞ ĐẦU THIÊN KINH QUR'AN (AL-FATIHAH), ÁP DỤNG VÀ ỨNG DỤNG?
24.05.2008 19:46 - đã xem : 3108
_VIEWIMG
Al-Fatihah (الفاتحة) còn được mệnh danh là: « Ummul Kitab » (Mẹ của thiên kinh Qur’an) أم الكتلب , bởi vì Al-Fatihah là chương mở đầu của thiên kinh Qur’an, những ai hành lễ (solah) đều bắt buộc phải đọc chương này trước tiên trong mỗi Rak’at (một lần quì lạy) rồi sau đó mới được đọc một trong những ayat (đoạn) khác của thiên kinh Qur’an.

Al-Fatihah còn được gọi là : Bài Al-Hamdu (bài ca ngợi) (الحمد) ; As Shafa’ah (Cứu rỗi)  ( الشفاء) ; Al wa ki’ah ( الوقية); Al Ka‘fiyah ( الكافية) , và As săsul Qur’an ( أساس القرآن).


Nói về sự mở đầu thì ông At Tobary có giải thích như sau: “Theo những người Arab thì tất cả mọi việc đều phải có sự mở đầu, hay còn được gọi là « Umman » (أما  ) (Ðầu não hay chỉ huy ). Chẳng hạn thời xưa những người Arab gom góp những da thú lại để thuộc nó, phần nào thuộc trước tiên thì được gọi là « Ummul Ar Roo'su » (Mẹ của đầu đàng), còn cờ chỉ huy hay cờ dẫn đầu của một nhóm thì được gọi là « Umman » (Ðầu đảng hay chỉ huy trưởng).


Chương (Suroh) Al-Fatihah còn có một đặc điểm khác mà nó không giống như những chương (suroh) còn lại trong thiên kinh Qur’an, nghĩa là mỗi tên của chương (suroh) trong Qur’an đều được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong chương đó. Ngược lại, chương Al-Fatihah thì không có lập đi lập lại, đó là một sự huyền bí tối cao của Thiên kinh Qur’an.


         روى الإمام أحمد عن أبي هريرة عن النبي صلى الله عليه وسلم أنه قال في أم القرآن : [ هي أم القرآن وهي السبع المثاني وهي القرآن العظيم ] . رواه إبن جرير.




Ông Imam Ahmad ghi lại lời thuật của

ông Abu Hurairoh (R) về lời nói của Rosul (saw) liên quan đến Ummul Qur’an như sau: « Chương Al-Fatihah là Mẹ của thiên kinh Qur’an, nó gồm có bảy đoạn (ayats), nhưng bảy đoạn này giống như tóm tắt toàn bộ ý nghĩa của Qur’an, cho nên nó là phần tử cao quí và quan trọng của Qur’an ». Hadith do Imam Ahmad và Ibnu Jariru ghi lại.



ما ورد في فضل سورة الفاتحة .


Những hadith có liên quan đến suroh Al Fatihah


Sau đây là những hadith nói về sự cao quí của suroh Al Fatihah, chúng ta nên học hỏi để thấy tầm quan trọng của nó mà hằng ngày chúng ta phải đọc nó trong khi hành lễ (solah).


         عن أبي سعيد ابن المعلى رضي الله عنه قال: كنت أصلى فدعاني رسول الله صلى الله عليه وسلم فلم أجيبه حتى صليت، قال فأتيته ،فقال: ( ما منعك أن تأتيني ؟ قال: قلت يا رسول الله صلى الله عليه وسلم إني كنت أصلى . قال: ( ألم يقول الله تعالى: (( يآيها الذين آمنوا أستجيبوا لله وللرسول إذا دعاكم لما يحييكم..)). الأنفال:4 2 .ثم قال: لأعلمك أعظم سورة في القرآن قبل أن تخرج من المسجد، قال فأخذ بيدى فلما أراد أن يخرج من المسجد قلت: يا رسول الله إنك قلت لأعلمنك أعظم سورة في القرآن. قال نعم : ( الحمد لله رب العالمين ) ، هي السبع المثانى والقرآن العظيم الذي أوتيته. أخرجه: أحمد ورواه البخاري وأبوداود والنسائي وإبن ماجه .


         1)-

Ông Abi Said ibnu Al Mu-alla (R) thuật lại : « Một hôm tôi đang soly trong masjid (thánh đường), thì tôi nghe Rosul (saw) gọi tôi, tôi không đáp lời cho đến khi tôi soly xong thì tôi đến trình diện với Người, Rosul (saw) hỏi tôi : - Sao ta gọi mà ngươi không đáp lời?  Tôi liền thưa : - Thưa Thiên sứ của Allah, tôi đang soly nên không thể trả lời. Rosul (saw) nói : - Ngươi không nghe qua lời phán của Allah là : « Hỡi những ai có niềm tin ! Hãy đáp lời kêu gọi của Allah và của Sứ-giả (Muhammad) khi Ngài kêu gọi các người đến với điều làm cho các người sống… »
Suroh 8/24.


Sau đó Người nói tiếp : - Ta sẽ cho ngươi biết một chương (suroh) cao quí trong Qur’an trước khi ngươi ra khỏi masjid. Người cầm tay tôi rồi cùng nhau đi ra, tôi liền nhắc : - Thưa, Thiên-sứ nói sẽ cho tôi biết chương cao quí nhứt của Qur’an mà. Rosul (saw) nói : - Ðúng vậy, đó là : ‘Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah (Rabb của vũ trụ và muôn loài)’ và nó gồm có bảy câu cao quí và quan trọng trong Qur’an mà Ta được Allah khải thị cho. Hadith do Imam Ahmad sưu tầm và được Al Bukhory, Abu Dawud, An Nasha-y và Ibnu Majah ghi lại.


         وعن أبي ابن كعب رض الله عنه أن رسول لله صلى الله عليه وسلم قال: [ ما أنزل الله في التوراة ولا الإنجيل مثل أم القرآن ، وهي السبع المثاني وهي مقسومة بين ورب وبيني نصفين ] .هذا لفظ النسائي . رواه الترمذي عن أبي هريرة عن أبي ابن كعب .


         2)- Ông Ubai ibnu Kaa-bun (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : « Allah đã truyền xuống kinh Tawrot và Injiel không giống như Ummul Qur’an, vì trong kinh Qur’an có bảy dòng cao quí và nó được chia làm hai phần, một phần thuộc về Allah, phần còn lại thuộc về nộ lệ của Ngài ». Do An Nasha-y ghi lại.


         Cùng ý nghĩa hadith trên được thuật lại từ ông Abu Hurairoh (R) thuật lại từ ông Ubai Ibnu Kabun (R) do At Tirmizy và An Nasha-y ghi lại.


         3)-

Ông Abu Said Al Khudry (R) thuật lại: « Chúng tôi trên đường du hành thì muốn tìm một nơi để nghỉ ngơi, và chúng tôi tìm thấy một nơi mà nơi đó cũng đang có một số dân du mục khác đang nghỉ chân. Thình lình có một cô nô tỳ chạy đến báo với chúng tôi là có một người vừa bị rắn cắn, nếu có ai biết đọc (thần chú) hay làm bùa phép để thổi vết thương thì đến cứu chửa dùm. Thế là có một người anh em trong đám chúng tôi đứng dậy đi theo cô ta (không ai chỉ thị, anh ta tự ý đi theo) để chữa trị cho người bị rắn cắn. Sau một thời gian anh ấy trở về có mang theo ba chục con cừu và sữa cho chúng tôi dùng, đó là quà tặng của người bị rắn cắn. Chúng tôi hỏi : - Anh chửa cho anh ta lành bệnh theo kiểu nào mà anh ta tặng nhiều đồ ăn thế ? Anh bạn trả lời : - Tôi có làm gì đâu, tôi đọc bài « Ummul Kitab » (Al-Fatihah) và cầu xin với Allah rồi thổi vào nơi bị rắn cắn thì Allah cho người đó hết bệnh !!!


Chúng tôi bàn với nhau là  không ai được nhắc đến việc nầy, chờ đến khi về đến Al Medinah gặp Rosul (saw) rồi sẽ thưa câu chuyện nầy lên Người để Người giải đáp ra sao. Khi về đến Medinah thì họ đến gặp Rosul (saw) và nhắc lại câu chuyện đó, Người nói : « Hãy chia cho mọi người phần thưởng đó, và Ta cũng được một phần trong đó. » Al Bukhory, Muslim và Abu Dawud ghi lại.


Theo một vài hadith được Muslim ghi lại, người đọc bài Al Fatihah để trị rắn cắn đó là ông Abu Said Al Khudry.


         4)-

Ông ibnu Abbas (R) thuật lại : « Có lần Thiên-thần Jibriel (A) đến với Rosul (saw), bổng nhiên nghe tiếng động trên trời, Thiên thần Jibriel (A) liền ngó lên trời nơi phát ra tiếng động rồi nói : - Cửa trời vừa được mở, từ xưa đến nay chưa bao giờ được mở ra. Thiên thần Jibriel (A) nói tiếp : - Khi đó có thiên-thần xuống và nói với Thiên-sứ :Tôi thừa lệnh Allah báo tin mừng cho Thiên-sứ là Người được Allah truyền xưống hai ngọn ánh sáng huyền bí, chưa có vị Thiên sứ nào trước đó được nhận cả, đó là : Chương mở đầu của thiên kinh Qur’an và đoạn (ayat) cuối cùng của chương hai (suroh) Al Bakaroh (con bò cái) và chưa có ai được đọc nó trước khi tôi đem xuống’. » Hadith do Muslim và An Nasha-y ghi lại.


         وعن أبي هريرة رضي الله عنه عن النبي صلى الله عليه وسلم قال: ( من صلى صلاة لم يقرأ فيها بأم القرآن فهي خداج ـ ثلاثا ـ غير تام . فقيل لأبي هريرة : إنا نكون وراء الإمام ؟ فقال: إقرأ بها في نفسك. فإني سمعت رسول الله صلى الله عليه وسلم يقول: قال الله عزوجل: ( قسمت الصلاة بين وبين عبدى نصفين، ولعبدى ما سأل، فإذا قال العبد:( الحمد لله رب العالمين) .قال الله: (( حمدني عبدي)). وإذا قال: ( الرحمن الرحيم ). قال الله : (( أثنى علي عبدي )). وإذا قال: ( مالك يوم الدين ). قال: (( مجدني عبدي )). وقال مرة: (( فوض الي عبدي )). وإذا قال: (( إياك نعبد وإياك نستعين )). قال: ( هذا بينى وبين عبدي ولعبدي ما سأل )) وإذا قال: ((إهدنا الصراط المستقيم صراط الذين أنعمت عليهم غير المغضوب عليهم ولا الضالين )), قال: ( هذا لعبدي ولعبدي ما سأل ). رواه مسلم.


         5)-Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : « Những ai hành lễ solah (bất cứ Solah nào), mà không đọc bài mở đầu của kinh Qur’an, thì họ là người thiếu hụt (Người nói ba lần) hay Solah đó không hoàn hảo ».


Có người hỏi ông Abu Hurairoh ® : - Nếu trường hợp chúng tôi soly theo Imam thì sao ? Ông Abu Hurairoh ® trả lời : - Hãy đọc thầm trong miệng, bởi vì tôi có nghe Rosul (saw) nói :


- Allah phán rằng : TA (Allah) chia bài Fatiha ra làm hai phần. Một phần để nô lệ cầu xin ở TA. Một khi nô lệ của TA nói : ‘Mọi lời ca ngợi đều dâng lên Allah, Rabb (Ðấng Chủ Tể) của vũ trụ và muôn loài’, thì Allah phán : « Nộ lệ của TA đang ca ngợi và tạ ơn TA » và khi nô lệ của TA nói : (Ðấng Rất mực Ðộ lượng, Ðấng Rất mực Khoan dung) thì Allah phán : « Nô lệ đã khen ngợi TA », và khi nô lệ nói : (Ðức Vua của Ngày Phán xử cuối cùng). Allah phán : « Nô lệ đã tán dương TA ». Ngài phán vào lần khác : « Nô lệ đã đặt hết niềm kỳ vọng nơi TA », và khi nô lệ nói : (Ôi Allah ! duy chỉ Ngài chúng tôi thờ phụng và chỉ với riêng Ngài chúng tôi cầu xin được giúp đỡ), thì Allah phán : « Ðây là sự khác biệt giữa TA và nô lệ của TA, nô lệ sẽ được những gì họ cầu xin ». Khi nô lệ nói : (Xin Ngài hướng dẫn chúng tôi (đi) theo con đường ngay chính. Con đường của những người đã được Ngài ban ân, không phải là (con đường của) những kẻ mà Ngài đã giận dữ và (cũng không phải là con đường của) những ai lầm đường lạc lối). Ngài phán : « Ðó là phần của nô lệ được những gì họ cầu xin ». Hadith do Muslim ghi lại.


- Theo sự giải thích của một số Ulama (Học giả Islam) hiện thời, qua hadith trên với ý nghĩa : « TA chia sự Solah : Solah ở đây còn có nghĩa là bài Al Fatihah ». Qua ý nghĩa nầy, bài Fatihah càng tăng thêm sự cao quí và quan trọng của nó, vì như lời hadith trên, Allah đã gọi bài « Al Fatihah là Solah ».



الكلام على ما يختص بهذا الحديث مما يختص بالفاتحة.


Vài lời liên quan đến sự cao quí của bài Al Fatihah.


         1)- Thiên kinh Qur’an có đề cập đến văn tự As Solah الصلاة  có nghĩa là : Al Kiro’ah ألقرأة  hay còn có nghĩa là « đọc ». Như Allah đã phán :


         قال تعالى: ( ولا تَجْهَر بِصلا تك ولا تَخَافَت بِها ..). الإسراء: 110


« Hãy bảo họ : Cầu nguyện Allah hay cầu nguyện Ar-Rahman, cầu nguyện Ngài với bất cứ danh xưng nào (đều tốt cả) bởi vì Ngài có các danh xưng tốt đẹp nhất. Và trong cuộc dâng lễ (Solah) của ngươi chớ đọc kinh quá lớn tiếng cũng chớ quá nhỏ, mà hãy tìm lấy con đường chính giữa»  Suroh 17 :110.


         Ý nghĩa của ayat trên là trong lúc hành lễ Solah bắt buộc phải đọc kinh Qur’an (bằng ngôn ngữ Arab), nếu không thì Solah đó không thành, và cũng nên hiểu rằng trong lúc soly không được đọc gì khác ngoài kinh Qur’an và những lời chỉ dạy của Rosul (saw). (Hay hiểu rằng, ít nhứt một người soly phải học thuộc lòng bài Al-Fatihah và một vài chương (suroh) ngắn khác để đọc vào mỗi rak’at khi Solah).


Thiên sứ Muhammad (saw) nói : « Ta cũng thấy trong kinh Qur’an, Allah đã dùng từ Al Kiro'ah nhưng ý nghĩa lại là As Solah hay hành lễ, qua lời phán của Ngài »:


          كما أطلق لفظ القرآءة والمراد به الصلاة في  قوله تعالى: (  وقرآن الفجر إن القرآن الفجر كان مشهودا ). الإسراء: 78


« ... Và hãy đọc Qur’an vào lúc hừng đông. Quả thật, đọc Qur’an vào lúc hừng đông được chứng giám (bởi Thiên-thần) » Suroh 17 :78.


         Ở đây muốn nói là khi Solah Fajar (Subh) vào lúc hừng đông thì nên đọc kinh Qur’an thật nhiều hay đọc Qur’an những đoạn dài hơn lúc Solah khác, vì vào giờ yên tịnh, mà người moamin (tin tưởng) chịu khó thức dậy để Solah (trong lúc người khác đang yên giấc) và đọc những lời phán của Allah, xong cầu nguyện, dâng lên những sự thỉnh cầu của mình với Allah, Thiên-thần sẽ chứng giám và dâng lời thỉnh cầu đó đến Allah, và sẽ được Ngài hài lòng và chấp nhận sự mong ước của mình.


         2)- « Khi solah tập thể, có bắt buộc những người solah theo Imam phải đọc suroh Al-Fatihah trong mỗi lần Solah hay có thể đọc bất cứ suroh hoặc ayats nào khác từ kinh Qur’an mà không phải bài Al-fatihah hay không ? »


Vấn đề này đã đưa ra hai giả thuyết khác nhau :


a)- Giả thuyết thứ nhứt đưa ra dẩn chứng như sau : Họ đưa ra một đoạn kinh Qur’an với ý nghĩa :


         فعند أبي حنيفة ومن وافقه من أصحابه أنها لا تتعين بل مهما قرأبه من القرآن أجده. وإستدلوا بعموم قوله تعالى: ( فأقرءوا ما تسرمن القرآن..). المزمل: 20


« ... Do đó, hãy đọc Qur’an càng nhiều càng tốt, phần nào mà các người nhận thấy dễ cho các người... »  Suroh 73 : 20


         وبما ثبت في الصحيحين من الحديث المسيء صلاته وفيه أن النبي صلى الله عليه وسلم قال له. [ ثم إقرأ ما تيسر معك من القرآن ]. فأمره بقراء ما تيسر ، ولم يعين الفاتحة .


Và một Hadith do ông Al Musay’yi (R) thuật lại lời dạy của Rosul (saw) với ông như sau: « Ngươi có thể đọc những gì dễ cho ngươi từ kinh Qur’an ». Nghĩa  là những người solah theo Imam trong lúc Solah, khi imam đọc bài Al fatihah xong thì những người solah theo ở đằng sau imam có thể đọc một đoạn nào của Qur'an cũng được, không có bắt buộc phải đọc bài Al Fatihah.


Ý nghĩa của hadith muốn nói là Rosul (saw) ra lệnh cho ông Al Musay’yi khi soly tập thể (soly theo imam) thì ông có thể đọc bất cứ một đoạn nào từ thiên kinh Qur’an sau khi Imam đọc bài Fatihah xong, chớ Rosul (saw) không có xác định hay bắt buộc là phải đọc bài Al Fatihah… (Al Bukhory và Muslim ghi lại).


Cho nên Imam Hanafy ® và những bạn hữu của ông dựa vào đó mà đưa ra ý kiến là : « Những người soly theo Imam không bắt buộc phải đọc bài Al Fatihah khi soly, mà có thể đọc bất cứ những suroh hay ayats nào từ kinh Qur’an khi Solah ».


         والقول الثاني أنه يتعين قرأة الفاتحة ولا يجزئ الصلاة بدونها ، وهو قول بقية الأئمة ( مالك، الشافعي، أحمد) وإحتجوا بهذا الحديث: ( فهي الخداج ) والخداج هو الناقص كما فسر به في الحديث: ( غير تمام ).


         b)- Giả thuyết thứ nhì dựa vào lời xác định của Rosul (saw) là phải đọc bài Al Fatihah chớ không tự ý muốn đọc đoạn nào từ kinh Qur’an, hay có nghĩa là : Người nào soly mà đọc bài khác thì Solah đó không có phước hay không hoàn hảo.


         Ðây cũng là ý kiến của ba đại Imam: "Imam Malik, Imam As Shafi’y và Imam Ahmad (R)". Với sự dẫn chứng của họ dựa vào hadith mà Rosul (saw) đã nói : Ðó là sự thiếu thốn mất mát. Có nghĩa là : Ai Soly mà không đọc bài Al Fatihah thì sự Solah của họ không hoàn hảo, thiếu hụt phần nào đó. Họ còn dẫn chứng thêm hadith sau :


         وإحتجوا بحديثز [ لا صلاة لمن لم يقرأ بفاتحة الكتاب ] . رواه الشيخان عن أبي هريرة .


Ông Abu Huarairoh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : « Những ai không đọc bài Al Fatihah trong khi Solah  thì kể như người đó không có solah » Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


         وبحديث : ( لا تجزئ صلاة لا يقرأ فيها بأم القرآن ) , رواه إبن خزيمة، وأبن حبان , عن أبي هريرة .


Và hadith khác cũng do

ông Abu Hurairoh thuật lại từ Nabi (saw) : « Không có phước cho những ai soly mà không đọc chương mở đầu (Al-Fatihah) của Qur’an. »  
Do Ibnu Khuzaimah và Ibnu Habban ghi lại.


Trên đây là hai giả thuyết có sự bàn cải trong vấn đề solah tập thể, theo sự đúng thật thì hiện tại hầu như tất cả người Muslim đang áp dụng theo đường lối (số đông) của ba vị Imam kể trên (phần b). Còn solah cá nhân thì bắt buộc phải đọc bài Al-Fatihah trước khi đọc những đoạn khác của Qur'an.


         مسألة: هل تجب قرأة الفاتحة على المأموم ؟ فيه ثلاثة أقو للعلماء:


3)-  Câu hỏi được đặt ra : « Có phải bắt buộc cho những người soly theo Imam đọc bài Al-Fatihah hay không ? 


 Vấn đề nầy có ba ý kiến của các vị Ulama đưa ra để chúng ta lựa chọn :


Thứ nhứt : Dựa vào những hadith với ý nghĩa tổng quát ở trên, thì bắt buộc Imam hướng dẩn buổi lễ solah và những người soly theo Imam phải đọc thầm bài Al-Fatihah trong những buổi solah Dhur và Asar. Còn những buổi solah Magrib, Isha và Fajar (Subr) thì bắt buộc Imam đọc lớn tiếng và những người soly theo thì đọc thầm bài Al-Fatihah.


أحدها: أنه تجب عليه قراءتها كما تجب على الإمام لعموم الاحاديث المتقدمة.   


الثاني: لا تجب على المأموم قرءه بالكية ، ولا في الجهرية ولا في السية لقوله عليه السلام : [ من كان له امام فقراءه الإمام له قراءة ] . رواه الإمام أحمد عن جابر بن عبد الله ، وفي إسناده ( ضعيف ).


Thứ nhì : Không bắt buộc những người solah theo Imam đọc bài Al-Fatihah trong bất cứ buổi lễ solah nào.


Qua sự dẩn chứng của hadith: Ông Jábir ibnu Abdulloh (R) thuật lại lời của Rosul (saw): Những ai soly với imam, sự đọc kinh (Fatihah) của imam đã thay thế tất cả cho những người soly theo”. Do Imma Ahmad ghi lại với đường dây ‘yếu’.


الثالث: تجب القراءة على المأموم في ( السرية) لا في (الجهري) لما ثبت عن الني صلى الله عليه وسلم أنه قال: [ إنما جعل الإمام ليتوتم به، فإذا كبر فكبروا وإذا قرأ فأنصتوا ] . رواه مسلم عن أبي موسى الأسعري.


Thứ ba : Bắt buộc cho những người soly theo Imam phải đọc thầm bài Al-Fatihah khi Imam hướng dẩn buổi solah (Dhur, Asar). Nhưng không bắt buộc khi Imam hướng dẩn những buổi solah đọc lớn tiếng (Margrib, Isha, và Fajar). Vì Rosul (saw) có nói: Ðược cử làm imam để hoàn tất những gì người theo thiếu, một khi imam đọc ‘Allo hu Akbar’ (để rukua) thì người theo phải rukua theo, và khi imam đọc thì phải im lặng mà nghe”. Hadith do Muslim ghi lại.


Tóm lại, theo đa số những vị Ulama giải thích về sự solah tập thể, khi Imam đọc bài Fatihah lớn tiếng (Magrib, Isha, Fajar và Jum'ah thứ sáu) thì trong lúc đó những người solah theo nên im lặng lắng tai nghe, sau khi Imam đọc bài Al-Fatihah xong, thì những người solah theo nên đọc thầm bài Al-Fatihah, còn Imam thì tiếp tục đọc thêm một đoạn Qur'an ngắn khác. Nếu trong lúc Imam đọc thầm bài Al-Fatihah ở những buổi solah như Dhur và Asar, thì cùng lúc những người solah theo cũng nên đọc thầm bài Al-Fatihah. Bởi vì, chiếu theo hadith "Nếu ai solah mà không đọc bài Al-Fatihah thì sự solah đó không có giá trị tuyệt đối".


Cầu xin với Allah ban mọi sự dễ dàng, sức khỏe dồi dào cho tất cả để học hỏi và phục vụ con đường của Allah cho đến giờ phút cuối cùng. Ở Ngài Duy Nhứt mà chúng tôi cầu xin và phó thác, xin Ngài chấp nhận sự cố gắng và hành đạo chân chánh của chúng tôi, xin Ngài ban sự thành công hạnh phúc cho chúng tôi ở trên đời nầy và Ngày Sau, amin.


         والله ولي التوفيق .


         Wallo waly-yut tawfik.


 


 


 


 


 


 


 


 


         Hosen Mohamad chuyển ngữ.


 


 


 


 


 


 


 


 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 431 Tổng lượt truy cập 2979443