-Chân Lý Islam | baiviet | ĐIỂM BÁO | ĐIỂM BÁO: "VÌ SAO MỘT SỐ PHỤ NỮ NGA CẢI SANG ĐẠO ISLAM?"
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
ĐIỂM BÁO: "VÌ SAO MỘT SỐ PHỤ NỮ NGA CẢI SANG ĐẠO ISLAM?"
02.02.2016 08:28 - đã xem : 5182
_VIEWIMG

VOV.VN -Ở Nga đang xuất hiện một lớp người Hồi giáo mới, là những người có đức tin khác sau đó cải sang đạo Hồi. Mặc dù thực tế đa số người dân Nga theo Kitô giáo chính thống, nhưng Hồi giáo cũng không phải là tôn giáo xa lạ ở đất nước này.


Không giống như các nước châu Âu khác, nơi Hồi Giáo du nhập do những người nhập cư, ở Nga nhiều người dân đã theo Hồi giáo từ những thế kỷ trước và chung sống hòa bình cùng với các con chiên Kitô giáo.

Hiện nay không có số liệu đáng tin cậy nào về số người Hồi giáo ở Nga. Các cuộc điều tra dân số gần đây nhất không yêu cầu công dân khai báo về tôn giáo của mình. Vì vậy, số lượng người Hồi giáo Nga thường được tính bằng cách cộng các nhóm dân tộc thiểu số có tôn giáo truyền thống là đạo Hồi, như Tatars, Bashkirs và Chechnya. Như vậy, theo số liệu mới nhất, có khoảng 16-20 triệu người Hồi giáo, chiếm 12-15% dân số Nga.

Ngoài ra, còn có một lớp người được gọi là "người Hồi giáo mới", là những người có những đức tin khác và sau đó cải sang đạo Hồi. "Những trường hợp như vậy là khá hiếm, nhưng ở Nga, những trường hợp cải đạo sang đạo Hồi thể hiện công khai hơn là những người Hồi giáo chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo chính thống", Nikolay Silaev, một thành viên cao cấp của Trung tâm An ninh Khu vực và nghiên cứu Caucasus cho biết. Dữ liệu về số lượng người chuyển đổi tôn giáo ở Nga chưa đủ nhiều để có thể kết luận đó là một xu thế, ông cho biết thêm.

vi sao mot so phu nu nga cai sang dao hoi? hinh 1
Nhà thờ Hồi giáo ở Nga (Ảnh RBTH).

RBTH phỏng vấn ba phụ nữ đã cải sang đạo Hồi.

Valeria, 22 tuổi, cải sang đạo Hồi cách đây 5 năm

* Valeria yêu cầu RBTH làm mờ ảnh mình

vi sao mot so phu nu nga cai sang dao hoi? hinh 2
Valeria, 22 tuổi

"Tôi lớn lên trong một gia đình Cơ đốc giáo và khi tôi quyết định trở thành một tín đồ Hồi giáo, cả gia đình tôi đã bị “sốc”. Ngay lập tức họ đã hình dung ra những điều tồi tệ nhất. Họ tin rằng chẳng mấy chốc là tôi sẽ thực hiện đánh bom liều chết cho nổ tung xe bus và trolleybuses (ô tô chạy điện).

Tuy nhiên, tôi rất biết ơn gia đình tôi đã tôn trọng sự lựa chọn của tôi. Đặc biệt là mẹ tôi, mẹ tôi đã chấp nhận quyết định của tôi và thậm chí bảo vệ tôi trước gia đình và bạn bè. Sau khi cải đạo, tôi bắt đầu nghiên cứu Hồi giáo, và trong ba tháng, tôi bắt đầu thực hiện nghi lễ cầu nguyện (namaz). Hai tháng sau đó, tôi bắt đầu dùng khăn trùm đầu. Sau đó, tôi đã gặp người chồng tương lai của mình. Ông là người dân tộc Tatar, nhưng gia đình ông lại không theo Hồi giáo. Sống với nhau, chúng tôi đã tìm thấy đức tin của chính mình".

Ulyana, 30 tuổi, cải sang đạo Hồi cách đây 7 năm

vi sao mot so phu nu nga cai sang dao hoi? hinh 3
Ulyana, 30 tuổi

"Tôi đã quan tâm đến Hồi giáo từ khi còn nhỏ. Tại trường đại học tôi học những giáo lý cơ bản và tiếng Arab. Tôi có rất nhiều bạn theo đạo Hồi, hành vi của họ hoàn toàn khác với những gì được coi là "bình thường" trong xã hội chúng tôi. Đây là lý do tại sao tôi quyết định cải sang đạo Hồi. Cha mẹ tôi và bạn bè thân thiết đã hiểu sự lựa chọn của tôi, dường như họ vẫn mong đợi điều đó.

Tôi không dùng khăn trùm đầu thường xuyên, mà chỉ trùm khăn khi cầu nguyện. Phải mất 3 năm tôi mới làm quen được với việc này. Thật khó để đấu tranh với những suy nghĩ định kiến về đạo Hồi.

Nhiều người tin rằng Hồi giáo là một tôn giáo độc ác. Tôi không đồng ý với quan điểm như vậy. Tất cả những lời dạy thiêng liêng đều được tạo ra từ tình yêu thương.

Có rất nhiều suy nghĩ định kiến ​​về Hồi giáo, ví dụ, rằng người Hồi giáo “giết hại người ngoại đạo, đâm giết những con vật khốn khổ, đánh vợ và không chấp nhận những kẻ không có chữ tín". Lý do giải thích cho thái độ này là sự thiếu hiểu biết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó hay sợ nó, bạn nên tìm hiểu, cho dù sự sợ hãi đó có thực sự hay không. Hầu hết những nỗi sợ hãi biến mất khi bạn được nâng cao nhận thức và trò chuyện tiếp xúc với những người thích hợp của tôn giáo đó".

Zeinab (Elena) 55 tuổi, cải sang đạo Hồi cách đây 10 năm

vi sao mot so phu nu nga cai sang dao hoi? hinh 4
Zeinab (Elena) 55 tuổi

"Những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, chồng tôi và tôi đã đi du lịch đến Ai Cập. Đó là chuyến đi đầu tiên của tôi đến một quốc gia Hồi giáo. Tôi đã gặp gỡ những con người có tâm lý và thái độ đối với cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Sau khi có ấn tượng mạnh với nền văn hóa này, tôi trở nên rất quan tâm đến thế giới Arab, và tôi bắt đầu nghiên cứu kinh Koran.

Khi tôi 40 tuổi, tôi nói với chồng tôi rằng tôi muốn cải sang đạo Hồi. Chồng và các con tôi đã hiểu và đã phản ứng một cách bình tĩnh đối với quyết định của tôi. Nhưng chuyện đó không diễn ra suôn sẻ với mẹ tôi. Về cơ bản, vấn đề là do khăn trùm đầu. Nhưng tình hình đã được giải quyết. Bây giờ thậm chí mẹ tôi còn mua cho tôi thực phẩm halal. Trong vòng bốn năm, con gái lớn của tôi cũng chuyển sang đạo Hồi.

Một thời gian ngắn cải đạo sang Hồi giáo, tôi nhận ra rằng tôi đã thay đổi rất nhiều và rằng tôi không còn là Lena trước đây nữa. Sau đó tôi đã quyết định lấy một tên Hồi giáo.

Tôi làm nghề phiên dịch kỹ thuật tiếng Anh và tiếng Đức. Khi tôi sử dụng khăn trùm đầu, đồng nghiệp của tôi bắt đầu cư xử với tôi tệ hơn trước. Tôi đã rất buồn, nhưng hai tháng sau đó, tôi nhận được lời mời từ một công ty đối thủ, mời tôi sang làm một công việc tương tự với mức lương cao hơn. Tôi nói với họ rằng tôi có sử dụng khăn trùm đầu, nhưng họ nói rằng điều đó không quan trọng, họ chỉ cần chuyên môn của tôi.

Tôi muốn thay đổi thái độ của xã hội đối với Hồi giáo bằng một ví dụ như vậy. Mọi người sẽ không muốn nghe một bài diễn văn dài về đạo Hồi. Họ nhìn vào  hành động của chính bạn. Một người Hồi giáo thực sự là người cư xử tốt tới tất cả mọi người, chứ không chỉ đối với người đồng đạo"./.

Bích Đào/VOV.VN Theo RBTH
Trích từ báo điện tử đài tiếng nói VOV.VN

Download file

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 335 Tổng lượt truy cập 2978375