-Chân Lý Islam | baiviet | GIẢI ĐÁP GIÁO LÝ | FATAWA CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH VÀ CAO TUỔI
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
FATAWA CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH VÀ CAO TUỔI
07.12.2007 02:40 - đã xem : 2182
_VIEWIMG
Cuốn cẩm nang nhỏ này không ngoài mục đích là giải thích những trường hợp của những người lớn tuổi phải thực hành giáo lý bắt buộc như thế nào? Hy vọng Allah sẽ liệt chúng ta vào những người con hiếu thảo và đem lại lợi ích cho tất cả.

Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, cầu xin sự bình an cho Thiên Sứ, cùng gia quyến và những người noi theo con đường chân chính của Người được an bình thành công trên đời này cũng như Ngày Sau.



Allah, Đấng Tối Cao đã ra lệnh cho nô lệ của Ngài phải luôn phụng dưỡng hiếu thảo với bậc sinh thành, như trong kinh Coran Ngài có phán:


         قال تعالى: (( وقضى ربك ألا تعبدوا إلا إياه وبالوالدين إحسانا إما يبلغن عندك الكبر أحدهما أو طلاهما فلا تقل لهما أف ولا تنهرهما وقل لهما قولا كريما )). الإسراء: 23


« Và Rabb của Ngươi quyết định rằng các người chỉ thờ phụng riêng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai người (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính ». Sourate 17:23.


Vì vậy bắt buộc cho chúng ta phải tôn kính hiếu thảo với cha mẹ và phải lo tròn bổn phận hiếu thảo đó, thì Allah mới ban sự tốt lành hạnh phúc thành công cho chúng ta ở trên đời này cũng như Ngày Sau.


Cuốn cẩm nang nhỏ này không ngoài mục đích là giải thích những trường hợp của những người lớn tuổi phải thực hành giáo lý bắt buộc như thế nào?


Hy vọng Allah sẽ liệt chúng ta vào những người con hiếu thảo và đem lại lợi ích cho tất cả. Xin Allah soi sáng và chấp nhận sự cố gắng này, và cầu sự an bình cho Thiên sứ và nhừng người noi theo cho đến Ngày Sau.


*****


1)- Ba tôi đã lớn tuổi không còn tự lo cho bản thân được, nhất là vấn đề làm vệ sinh thân thể. Dù tôi là nữ nhưng trong nhà chỉ có mình tôi cho nên bắt buộc tôi phải lo cho ba tôi, từ cắt tóc cạo râu và lông nách, đôi lúc phải dẫn ba tôi đi tiểu tiện nên không tránh khỏi thấy phần kín của ông mà tôi không cố ý, như vậy tôi có mang tội không? Vì có người nói nếu ai thấy phần kín của cha mẹ thì phải nhịn chay hai tháng, có đúng hay không?


Trả lời: Islam khuyến khích con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, cho nên việc cô chăm sóc cho ba của cô là đúng theo giáo lý Islam đã dạy. Hơn nữa, ngoài cô ra không còn ai khác, cho nên bổn phận đó bắt buộc cô phải lo cho cha mẹ già yếu. Tất cả việc làm của cô (cạo lông nách hay dẫn cha đi tiểu tiện) lo cho cha mẹ Allah đều biết tất cả, vì Ngài là Đấng Hằng Biết. Những gì cô nghe ở trên thì chúng tôi chưa thấy trong giáo lý Islam. Hy vọng nơi Allah sẽ ban mọi sự tốt lành cho cô.


(Fatawa của hội đồng thường trực, quyển 5 trang 127).


2)- Những người phụ nữ cao tuổi, khó khăn trong việc di chuyển, và nhất là khi lấy nước wuđu để soly mất rất nhiều thì giờ, vậy những người đó có thể dùng cách At-Tiyamam thay thế nước không?


Trả lời: Những người gặp khó khăn trong việc dùng nước để lấy nước solah, vì lý do bệnh hoạn hay già yếu mà không có ai phụ giúp để lấy nước solah, hoặc họ bệnh nên sợ đụng nước thì họ được phép dùng cát sạch để thay thế nước, qua lời phán của Allah:


         قال تعالى: (( وإن كنتم مرضى أو على سفر أو جاء أحد منكم من الغائط أو لامستم النساء فلم تجدوا ماء فتيمموا ..)) . المائدة: 6


« ... và nếu các người bị bệnh hoặc trên đường đi xa hoặc sau khi bước ra khỏi nhà vệ sinh hoặc sau khi chung đụng (lamasa) với vợ nhưng không tìm ra nước (để tẩy sạch) thì hãy đến chỗ đất (hay cát) sạch, dùng nó lau mặt và tay của các người, theo thủ tục Tiyamam... »  Sourate  5: 6


Allah phán ở một ayat khác:


قال تعالى: (( فاتقوا الله ما استطعتم ..)). التغابن: 16.


“Do đó, hãy sợ Allah (và làm tròn bổn phận đối với Ngài) theo khả năng của các người”. Sourate 64:16.


Wallohu muwaqik.


(Fatawa của sheikh Al Fawzan quyển 5 trang 23).


3)- Một người đàn ông đã cao tuổi mà trí nhớ đã lộn xộn (quên đầu quên đuôi), có nhiều việc ông ta làm mà đôi lúc ông không biết ông đang làm gì? Nhưng ông ấy lấy nước solah rất hoàn hảo, mà soly thì không đúng giờ giấc của nó. Đôi khi trong lúc soly ông nói lên những lời không liên quan đến solah và ông soly nhiều lần trong một ngày, vậy sự solah của ông, Allah có chấp nhận hay không? Và thân nhân của ông nên giúp đỡ ông bằng cách nào?


Trả lời: Trường hợp một người đã mất đi trí nhớ hoàn toàn, không còn phân biệt giữa đúng và sai, không còn tự chủ những hành động của mình làm, tình trạng thần kinh của người đó đã bế tắc và có thể trở về của tuổi ấu thơ (chưa trưởng thành), trường hợp này Allah không còn buộc tội nên họ được miễn.


Nhưng nếu trường hợp còn biết được hay còn tỉnh táo chút ít (quên đầu quên đuôi), mỗi khi có người nhắc nhở thì nhớ, thì nền tảng solah vẫn còn nằm trong sự bắt buộc cho trường hợp này. Theo ý kiến chúng tôi, mỗi lần người ấy hành lễ solah thì có thể người thân đứng kế bên để nhắc (hướng dẫn) ông ta (từ lúc đứng solah nói Allahu-Akbar, đọc fatihah, rukua, đứng dậy từ rukua, sujud...) cho đến chấm dứt solah. Thì theo giáo lý có nói, người nhắc (hướng dẫn) đó cũng có một phần phước, bởi vì đây là sự hợp tác thi hành trong việc hành đạo và qui phục kính sợ Allah, vâng lệnh Allah Tối Cao.


(Fatawa của Ibnu Uhthaimeen, quyển 12 trang 16).


4)- Thưa tình trạng của người già lẩm cẩm, đãng trí, có còn bắt buộc solah nữa không, hay được miễn?


Trả lời: Trường hợp những người già, đầu óc lẩm cẩm hoặc đãng trí không còn biết gì nữa thì không còn bắt buộc cho người đó phải solah nữa, qua lời của Rosul (saw) nói:


قال صلى الله عليه وسلم: ( رفع القلم عن ثلاثة, عن المجنون حتى يفيق.. ) . رواه أبو داود.


« Allah không còn ghi chép tội lỗi của ba trường hợp: người đãng trí (điên khùng) cho đến khi tĩnh lại.. » Hadith do Abu Dawud ghi lại.


Những vị Ulama giải thích về trường hợp những người điên khùng, không còn biết suy nghỉ hay tính toán nữa; đãng trí, không còn nhớ mình đã nói và làm gì; hoặc không còn biết giờ giấc để solah thì họ không có tội và cũng không liên hệ đến những người có trách nhiệm như (con cháu, cha mẹ, vợ chồng…) của người đãng trí đó. Nếu người đó đãng trí cho đến khi chết thì giáo lý không bắt buộc thân nhân phải solah hoặc nhịn chay trả thế cho người đó.


Ngược lại, những người đang bệnh nặng, nhưng vẫn còn tỉnh táo, chưa đến nỗi mất trí nhớ thì bắt buộc cho người đó phải soly dù với hình thức nào, đứng hay ngồi, hoặc nằm soly bằng trái tim và cặp mắt… Nếu người bệnh nặng này có chết đi và thiếu vài buổi solah, thì không bắt buộc người thân phải solah trả dùm. Cũng vậy, khi một người đột ngột bị bệnh nặng rồi chết đi, nhưng còn thiếu vài buổi solah, thì không bắt buộc thân nhân phải solah trả thế dùm.


(Fatawa của Shiekh As Sađy, quyển 7, trang 101).


5)- Ba tôi đã lớn tuổi và đau đầu gối nên ông không thể đứng lâu được, cho nên ba tôi chỉ ngồi để solah, vậy ba tôi có bị tội gì không, xin ông vui lòng giải thích dùm?


Trả lời: Chiếu theo giáo lý thì tư thế đứng solah là một trong những luật bắt buộc (farđu) trong khi hành lễ solah, nếu ai đứng được để hành lễ solah mà không chịu đứng thì sự solah đó không có giá trị. Qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( وقوموا لله قانتين )). البقرة: 238


« …và đứng (dâng lễ) trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn... » Sourate 2:238.


ولقوله عليه السلام: ( صل قائما فإن لم تستطع فقاعدا ) . رواه البخاري .


Rosul (saw) có nói: Hãy đứng khi soly, nếu không thể (đứng được) thì soly ngồi”. Hadith do Al Bukhory ghi lại.


Cho nên bắt buộc chúng ta phải đứng soly, khi nào bị bệnh mà không thể đứng lâu được thì lúc đó mới được soly ngồi, nếu soly ngồi không được thì nằm, qua lời của Rosul (saw) nói như sau:


قال عليه السلام: ( يصلي المريض قائما, فإن لم يستطع فقاعدا, فإن لم يستطع فعلى جنب ). البخاري .


« Người bệnh cũng phải soly đứng, nếu không đứng nổi thì soly ngồi, nếu ngồi không được thì soly nằm ». Al Bukhory ghi lại.


Trường hợp ba của anh soly ngồi vì đau đầu gối, nếu vì đau mà không đứng soly được, thì soly ngồi không có sao cả, nhưng nếu không vì đau đầu gối hay không phải vì chứng bệnh nào khác, không cản trở việc soly đứng thì sự soly ngồi đó không có hiệu lực, vì chiếu theo giáo lý, sự đứng trong lúc soly bắt buộc là điều kiện không thể thiếu được cho người có khả năng.


(Fatawa của Shiekh Al Fawzan, quyển 5, trang 61).


6)- Cô tôi đã mất vào năm vừa qua, lúc cô tôi còn khỏe thì có nhịn chay và solah, nhưng sau này cô tôi bị bệnh tim và đau khớp xương, nên cô tôi không nhịn chay và solah nữa mặc dù cô tôi đã cố gắng nhiều lần. Trước khi cô tôi qua đời, cô tôi có ghi lại một di chúc nhờ tôi thi hành thế những gì mà cô tôi không thể hành đạo được trong lúc cô tôi bị bệnh. Như trường hợp này, có thi hành theo lời di chúc được hay không? Nếu được thì phải làm sao? Cũng nên nhắc lại là cơn bệnh của cô tôi kéo dài đến khi cô tôi chết. Vậy tôi có thể lấy tiền của cô tôi để lại đem ra bố thí (shađakoh) hầu chuộc lại những ngày từ khi cô tôi bị bệnh cho đến khi cô tôi chết mà không có hành đạo?


Trả lời: Theo giáo lý vấn đề nhịn chay (Ramadan) thì bắt buộc những người Muslim tới tháng Ramadan đều phải nhịn chay, ngoại trừ những người đãng trí (mất trí). Đối với những người nào bị bệnh không thể nhịn chay được thì được phép xả chay trong thời gian đó, nhưng phải nhịn chay trả lại khi Allah cho lành bệnh. Trường hợp cơn bệnh cứ tiếp tục kéo dài mà người bệnh không thể nhịn trả lại được thì bắt buộc người bệnh đó phải đãi một người nghèo ăn nhân lên số ngày thiếu.


Trường hợp người đàn bà được nhắc ở trên đã qua đời mà còn thiếu lại những ngày nhịn chay, và bà ấy có để lại một số tiền thì bắt buộc lấy tiền của bà đem đãi cho người nghèo dùng xả chay dựa theo những ngày bà ấy còn thiếu. (Thí dụ: thiếu 10 ngày thì đãi cho 10 người nghèo).


Còn vấn đề solah, nếu người bệnh mà còn tỉnh táo (không mất trí nhớ) thì vẫn bắt buộc cho người bệnh phải soly, người bệnh có nhiều cách để soly: nếu soly đứng không được, thì soly ngồi, ngồi không được thì soly nằm, nếu không cử động được thì soly bằng dấu hiệu (ánh mắt), nếu không được nửa thì bằng trái tim… (Khi soly thì mặt phải hướng về qiblat). Qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( فاتقوا الله ما استطعتم )). التغابن: 16


“Do đó hãy sợ Allah (và làm tròn bổn phận đối với Ngài) theo khả năng của các người…” Sourate 64: 16.


Nếu người bệnh có thể lấy nước wuđu được thì bắt buộc phải dùng nước để lấy wuđu, khi nào đến tình trạng không thể thì mới được quyền làm “tiyamam” để thay thế nước, bằng cách dùng cát sạch để lau mặt và hai bàn tay với định tâm thay thế nước, xong thì solah. Vì trường hợp này bà bị bệnh nhưng vẫn còn tỉnh táo khi biết đến giờ solah. Vì Rosul (saw) đã nói:


قال عليه السلام: ( إذا أمرتكم بأمر, فأتوا منه ما استطعتم ) . مسلم .


« Một khi Ta đã ra lệnh cho các người thi hành, hãy cố gắng trong khả năng có thể của các người ». Do Muslim ghi lại.


Vấn đề cô lấy tiền của bà để lại đi làm shađakoh vì Allah theo lời di chúc của bà, thì đó cũng là một điều tốt, hy vọng nơi Allah sẽ chấp nhận sự việc đó. Nhưng cũng nên nhắc lại, chúng ta chỉ được quyền xuất ra 1/3 trong phần di chúc để làm shađakoh, nếu di chúc có ghi hơn 1/3 thì phải hỏi ý kiến và được sự ưng thuận của những người được quyền hưởng gia tài. Và nếu bà ấy có thiếu nợ, thì trước tiên phải lấy tiền đó trả nợ trước, sau đó còn lại bao nhiêu mới thi hành theo di chúc và chia gia tài. Wallohhu Muwaffaq.


(Fatawa Al Fawzan quyển 3 trang 144).


7)- Mẹ tôi đã già và mang nhiều chứng bệnh, mỗi khi bà nhịn chay thì cơn bệnh càng nặng thêm, tình trạng này đã kéo dài từ mấy năm nay nên bà không thể nhịn chay được. Bổn phận con cái phải lo cho mẹ, nên chúng tôi thường xuất ra 10 Rials để cho một người nghèo dùng xả chay để chuộc ngày mẹ tôi thiếu, tùy theo số lượng ngày bà thiếu, có lúc chúng tôi đưa cho một người hai chục (cho hai ngày) có khi đưa năm chục cho năm ngày chẳng hạn.


Câu hỏi là với số tiền 10 rials đó có đủ cho một người có sự thu nhập bình dân không? Và cách làm như vậy có đúng hay không? Xin ông vui lòng giải thích rõ dùm?


Trả lời: Nếu biết chắc chắn má của cô không thể nào nhịn chay được nữa, bởi vì cơn bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn mà không hy vọng sẽ lành bệnh, thì trường hợp này bắt buộc phải đãi ăn một người nghèo cho một ngày mà cụ không nhịn chay được, cứ bao nhiêu ngày mà tính. Còn nếu cơn bệnh có hy vọng sẽ lành, thì chờ đến khi hết bệnh thì bắt buộc phải nhịn trả lại mà không trả thêm tiền đãi ăn cho người nghèo. Trường hợp người bệnh có hai cách để giải quyết:


a)- Trường hợp bệnh kéo dài mà không biết khi nào mới hết bệnh, thì phải trả bù những ngày thiếu đó bằng cách đãi cho người nghèo ăn theo số ngày thiếu mà không cần phải nhịn chay trả lại.


b)- Trường hợp bệnh mà hy vọng sẽ hết bệnh trong một ngày gần đây, thì phải chờ cho đến khi lành bệnh rồi nhịn chay trả lại, không được đãi người nghèo ăn rồi bỏ nhịn chay.


Theo cách thức mà cô đã xuất ra một số tiền để cho người nghèo mà cô nghĩ rằng để bù lại những ngày mà má của cô không nhịn chay được, cách thức mà cô làm đó không đúng với giáo lý. Theo giáo lý giải thích thì sự đãi ăn ở đây có nghĩa là « mua đồ ăn về cho người nghèo hay đãi người nghèo ăn » dựa theo số ngày thiếu, chớ đưa tiền cho người nghèo thì không đúng, qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( وعلى الذين يطبقونه فدية طعام مسكين )) . البقرة: 184


« ...Nhưng đối với những ai có khả năng kiêng cữ (nhưng rất chật vật trong việc nhịn chay vì già yếu), thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn (từng ngày) một người thiếu thốn... » Sourate 2:184


Qua ý nghĩa của dòng kinh trên, Allah phán là (nuôi ăn) nghĩa là cho thực phẩm chứ không phải đưa tiền mỗi ngày là bao nhiêu. Bắt buộc là phải cho thức ăn, chúng ta có thể cho mỗi ngày một người hay nhiều ngày hay một lúc đãi ăn cho ba chục người là ba chục ngày.


(Fatawa Al Fawazan quyển 5 trang 124).


8)- Có một bà cụ già bị bệnh kéo dài trong thời gian chín (9) năm, bệnh tình của bà đôi khi rất trầm trọng đến nỗi bà không còn cảm giác và không nói được nữa, nhưng cũng đôi lúc bà còn tỉnh táo và nói chuyện được, bà không có nhịn chay trong suốt thời gian bị bệnh đó, cuối cùng bà vừa mất vào tháng Shaban năm ngoái, vậy có bắt buộc con cháu phải nhịn chay trả dùm bà hay chuộc tội bằng cách đãi ăn cho người nghèo không?


Trả lời: Như chúng tôi đã nói ở phần trên, một người nào bị bệnh mà mất đi lý trí hoặc không còn cảm giác gì nữa, thì Allah không còn bắt buộc cho người đó phải nhịn chay. Cho nên, rơi vào trường hợp này thì không cần phải nhịn chay và cũng không có đãi cho người nghèo ăn gì cả.


Nhưng trong thời gian của tháng nhịn chay mà cơn bệnh giảm đi và phục hồi trí nhớ ngày nào thì bắt buộc phải nhịn chay kể từ ngày đó, nếu đã phục hồi trí nhớ nhưng vì bệnh mà không thể nhịn chay được, thì lúc đó mới tính số ngày thiếu chay để đãi cho người nghèo ăn theo số ngày đã thiếu. (Thiếu một ngày = đãi một người nghèo…) Wallohu a’lam.


(Fatawa của Shiekh Mohamad ibnu Ibrohim, quyển 4 trang 185).  


9)- Thưa ông, những người bệnh không thể nhịn chay của tháng Ramadan, cho nên bắt buộc phải đãi thức ăn cho những người nghèo. Vậy bất cứ ngày nào trong tháng Ramadan họ có thể nấu đãi ăn vô chay hay xả chay một lần một cho ba chục người được không? Hay có ngày giờ ấn định?


Trả lời: Theo giáo lý về việc chuộc tội bằng cách đãi ăn cho người nghèo, đối với những ai không thể nhịn chay được vào tháng Ramadan thì không có ấn định ngày giờ, nhưng phải đãi người nghèo trong tháng Ramadan và đãi theo số lượng người bằng với số ngày đã thiếu, đãi vào đầu tháng, giữa tháng hoặc cuối tháng, hoặc đãi một lần một cũng không sao, tùy vào hoàn cảnh cho phép.


Sự đòi hỏi của giáo lý là phải đãi ăn cho đầy đủ, không nên keo kiệt, không nên lựa người để đãi, không có phát tiền cho người nghèo để thay thế phần ăn mà bắt buộc phải nấu thức ăn hoặc mua thức ăn để đãi cho người nghèo ăn đầy đủ.


Về việc dùng tiền để bố thí cho những ngày thiếu đó hoặc shađakoh Al Fitroh thì không có trong giáo luật, bởi vì thiên kinh Qur’an nói rất rõ ràng là đãi ăn, qua lời phán của Ngài:


“…Nhưng đối với những ai có khả năng kiêng cữ (nhưng rất chật vật trong việc nhịn chay vì già yếu), thì có thể chuộc tội bắng cách nuôi ăn (từng ngày) một người thiếu thốn...” Sourate 2: 184.


Hađith nói về shadakoh fitroh mà Rosul (saw) nói như sau:


( صاع من بر صاع من شعير صاع من تمر .. ) البخاري.


( صاع من طعام .. ) , البخاري


Một so-an (khoảng 2,5kg, lúa mì hay lúa mạch hay chà là...” (So-an = thức ăn) Hadith do Al Bukhory ghi lại.


Nếu Rosul (saw) cho phép dùng tiền để chuộc tội thiếu nhịn chay thì Người đã giải thích cho chúng ta hiểu, nhưng Người (saw) nhấn mạnh ở đây là thức ăn. Nhưng hôm nay có những hội đoàn hay người đại diện họ đứng ra nhận lãnh bổn phận đó và tính ra số tiền tương đương rồi gửi về những xứ nghèo để mua thức ăn đãi cho những người nghèo chứ không phải lấy số tiền đó phát cho người nghèo. Wallohu-Alam.



Do Abu Harith chuyễn ngữ từ sách: “Fatawa Lil Kubar Sin” (Fatawa cho những người cao tuổi) Của cố Shiekh Ben Baz (R), Shiek Ibnu Uhthaimeen (R), Shiek Abdurrohman Al Jubairu, Shiek Al Fawzan và những vị Ulama khác thực hiện. Do Shiek Dakillulloh ibnu Bakhit Al Mutrofy biên soạn và Dar ibnu Khuzaimah phát hành tại Riyad, năm 2000.


 


 


 


 


 


 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 901 Tổng lượt truy cập 2980345