-Chân Lý Islam | baiviet | AT TAWHID | GIÁO LÝ ĐU-A QUA TRUNG GIAN (Phần 2)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
GIÁO LÝ ĐU-A QUA TRUNG GIAN (Phần 2)
16.11.2007 21:40 - đã xem : 2781
_VIEWIMG
Sự so sánh những người thời tiền Islam với những người đi cầu xin ở những ngôi mộ (người chết)?
Vào thời tiền Islam, con người thường đi cầu xin ở những bụt tượng mà họ biết chắc đây là những đồ vật do con người tưởng tượng mà nặn ra, và cũng có những người tự đưa các bậc hiền nhân đã chết lên một địa vị quan trọng ở Allah, và họ nhờ các bậc hiền nhân đó làm trung gian để cầu xin với Allah giùm họ.

Như Allah đã phán:

"Và họ thờ phụng ngoài Allah những kẻ đã không làm hại cũng chẳng làm lợi ích gì cho họ và họ nói: -Những vị này là những vị can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah." Suroh 10: 18.

"...Chúng tôi tôn thờ họ chỉ vì nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah..."  Suroh 39: 3.

Thời nay thì con người đi xa hơn một bước nữa là đi cầu xin ở những ngôi mộ của những người đã chết mà họ cho là thần thánh, linh thiêng... Thí dụ như những ngôi mộ của ông Al Hussien Ibny Aly (R), ông Abdulkader Al Jailanny (R), As Saiyid Al Badawy (R) hoặc những ngôi mộ của những vị hiền nhân khác...

Allah đã phán về họ như sau: "Và Rabb của các người phán: 'Hãy cầu nguyện Ta, Ta sẽ đáp lại các ngươi. Thật sự, những ai kiêu ngạo xem thường việc thờ phụng Ta thì sẽ đi vào Hỏa Ngục một cách nhục nhã." Suroh 40: 60.

Và ông Abi Hurairoh (R) thuật lại lời của Rasoul (saw): "Những ai phủ nhận không cầu nguyện thẳng với Allah thì Ngài không hài lòng với những người đó." Hadith do Imam Ahmad ghi lại, số 2:324.

Allah đã phán như sau: "Và những Thánh đường là của Allah. Bởi vậy, chớ cầu nguyện một ai cùng với Allah (trong việc thờ phượng)". Suroh: 72: 18.      

Trong ayat này có chữ Ahađan (một ai) dùng để nói lên tính chất tổng quát là không được cầu xin ở ai khác ngoài Allah. Bởi vì cầu xin ngoài Allah là mang trọng tội rất lớn (Shirk, ý nghĩa tổng quát trên mọi hình thức thờ phượng).

Allah đã phán những đoạn khác:

"Và Ta sẽ xét lại công trình nào mà chúng đã làm ra và Ta sẽ làm cho nó thành tro bay tứ tán."  Suroh 25: 23.      

"Phải chăng họ tổ hợp với Allah những vật không tạo được cái gì mà chính chúng lại được tạo ra." Suroh 7: 191.          

Qua những bằng chứng cụ thể trên, đưa đến sự kết luận là tất cả những ai cầu nguyện ngoài Allah ra thì vấp phải tội shirk lớn, sẽ đưa họ ra khỏi cộng đồng Islam.

At Tawassul Al Masroua (Sự trung gian được phép)

Những vị Sohabah được Rasoul (saw) hướng dẫn nên đã hiểu rõ thế nào là mang tội shirk với Allah, nên các vị Sohabah không bao giờ cầu xin với người đã chết dù người đó có đạo hạnh đến đâu. Có một câu chuyện xảy ra sau khi Rasoul (saw) từ thế như sau: « Sự hạn hán dài hạn rơi vào thời của ông Umar Ibnu Al Khottob (R) đang lãnh đạo, làm cho quần chúng lâm vào cảnh khốn khổ, thiếu ăn, thiếu mặc… Cho nên ông Umar (R) đến nhờ ông Al Abbas (bác của Rasoul) cầu xin với Allah cho mưa xuống, và ông Umar (R) đã cầu xin với Allah như sau: "Ôi Allah, ngày xưa chúng tôi đã nhờ Nabi cuả chúng tôi làm trung gian để cầu xin ở Ngài cho mưa xuống, nay chúng tôi nhờ bác của Nabi (làm trung gian) cầu xin với Ngài ban mưa xuống, xin Ngài chấp nhận sự cầu xin này..."

Theo câu chuyện trên thì chúng ta nên hiểu rằng ông Umar (R) và những vị sohabah đến nhờ ông Al Abbas làm trung gian để cầu xin với Allah là có hai nguyên do: Thứ nhất là ông Abbas là người còn sống và có đạo hạnh, thứ nhì là ông Abbas là người cao tuổi hơn họ. Hay nói rõ hơn chúng ta được phép nhờ những vị hiền nhân (Auliya) còn sống phụ giúp chúng ta cầu xin với Allah ban phước lành, chớ không phải nhờ những hiền nhân đã chết (xác chết hay linh hồn) đi cầu xin Allah cho chúng ta.              

          Đu-a trực tiếp

Allah đã phán trong kinh Qur'an có ý nhắc nhở con người hãy cầu xin trực tiếp ở Ngài, Ngài sẽ đáp ứng lại sự cầu xin đó dù sớm hay muộn như sau:

"Và khi bầy tôi của Ta hỏi Ngươi (Muhamad) về Ta, (hãy bảo họ) Ta ở gần. Ta đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi y cầu xin Ta. Ngược lại họ cũng phải đáp lại (Lời Gọi của) Ta và tin tưởng nơi Ta để may ra họ được hướng dẫn đúng đường." Suroh 2: 186.    

"Và Rabb của các người phán: 'Hãy gọi (cầu nguyện) Ta, Ta sẽ đáp lại các người..." Suroh 40: 60.        

Al Fatiha

Ngoài ra, trong thiên kinh Qur’an ở sourate Al Fatiha (Sourate đầu tiên) mà chúng ta đứng cầu nguyện mỗi ngày năm lần, tại ayat số năm Allah bảo chúng ta như sau: "Ôi Allah! chúng tôi chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng tôi cầu xin được cứu giúp." Suroh Al Fatiha: 5.

Chẳng lẽ mỗi lần hành lễ cầu nguyện thì đọc cho có, khi gặp chuyện bất lành thì lại đi đến những mồ mả hoặc ai đó để cầu xin??? Đây là một sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được.

Chúng ta nên hiểu rằng, cuộc sống loài người không bao giờ bình thản và những tạo vật mà Allah đã tạo ra trên trái đất không bao giờ đứng yên một chỗ. Allah cũng tạo ra Iblis để dụ dỗ con người và Ngài cũng thử thách con người vào mọi lúc, mọi nơi. Nếu một người có đức tin vững chắc, dù trong tình trạng hay hoàn cảnh nào, dù đồi núi sụp đổ lên đầu họ, họ vẫn một lòng tin tưởng nơi Allah, chỉ cầu xin và phó thác nơi Ngài, đó mới thật sự là người tin tưởng nơi Ngài, và Ngài sẽ đáp lại tấm lòng tin tưởng đó.           

Allah cũng thử thách con người sẽ gặp những tai nạn lớn, có thể nguy hiểm đến tánh mạng… Đúng vào lúc ấy thì Shaiton xuất hiện sẽ xúi dục con người đi theo nó để cầu xin những vị Thần Thánh hoặc tới mồ mả cầu xin người chết. Nếu ai không có đức tin vững chắc hướng về Allah Duy Nhất thì họ sẽ nghe theo mà đi cầu khẩn ở những người khác mà họ cho là thần linh. Như Allah đã phán về chúng:          

Iblis' thưa, 'Do Quyền năng của Ngài, bề tôi sẽ dắt tất cả bọn chúng đi lạc đường." "Ngoại trừ những bề tôi chân thành của Ngài trong bọn chúng (nhân loại)." Suroh 38: 82-83.         

Trong kinh Qur'an, Allah đã phán về sự thử thách con người qua lời Ngài phán như sau:     

"Alif Lam Mim, *Phải chăng thiên hạ nghĩ họ sẽ được để cho yên thân khi họ nói: 'Chúng tôi tin tưởng' và họ sẽ không bị thử thách hay sao?"

"Và chắc chắn Ta đã thử thách những người trước họ vì mục đích để Allah làm cho biết rõ ai là người chân thật và ai là kẻ gian dối."  Suroh 29: 1-3.

"Há chúng không nhận thấy mỗi năm chúng bị họa một hay hai lần hay sao? Rồi chúng không chịu ăn năn hối cải và không chịu tỉnh ngộ." Suroh: 9: 126.

Hãy noi gương của Nabi Muhammad (saw)

Trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta có người tốt người xấu, người có ý này, kẻ có ý khác... họ đem những sự hành đạo thiếu hiểu biết của họ đến khuyên chúng ta làm theo họ, họ chỉ dẫn lầm đường lạc lối nhưng họ nghĩ là đúng. Nếu chúng ta không vững tâm vì Allah thì sẽ bắt chước theo họ. Nhưng hãy nhìn lại trong suốt cuộc đời của Rasoul (saw), dù bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn, gian nan, vất vả hay đau buồn, Người (Saw) không bao giờ cầu xin ai khác ngoài Allah, Người (saw) thường nói với ông Bilal (R): "Hỡi Bilal, chúng ta hãy tìm sự thanh tĩnh, thoải mái trong sự solah.." Hadith do Imam Ahmad ghi lại số: (5/264) và Al Bukhory số: (7892).

Qua hadith trên đã chứng minh cho thấy, mỗi khi có biến cố gì thì Nabi (saw) đi solah rồi cầu xin thẳng với Allah mà không bao than trách và nhờ ai khác làm trung gian.

Allah đã phán ở chương khác: "Chắc chắn nơi Sứ Giả của Allah các người có được một gương mẫu tốt đẹp nhất.." Suroh 33: 21.

Cho nên gương mẫu tốt đẹp nhất là phải noi theo Sứ Giả cuối cùng của Ngài là Nabi Muhammad (saw). Hãy nhìn lại những người con của Bani Israel và Thiên Chúa, họ chỉ biết nghe theo những vị Roban (học giả thần học của họ) đã biến chuyển những điều Allah cấm thành cho phép, qua lời phán của Allah: "Họ đã nhận Thầy tu Do Thái (Ahbar) và Thầy tu Công Giáo (Ruhban) làm Chúa của họ thay vì Allah..."  Suroh 9: 31.

Khi dòng kinh Qur'an này được truyền xuống, ông Ađđy ibnu Hatim thưa lại với Rasoul (saw): "Thưa chúng tôi không hề tôn thờ họ (ông đã theo Thiên Chúa lúc trước). Rasoul (saw) trả lời: - Có phải họ đã biến những điều mà Allah cho phép thành điều cấm và ngược lại? Ông Ađđy trả lời: - Thưa đúng như vậy. Rasoul (saw) nói: - Ðó là sự tôn thờ thuần phục ở họ."

Ngay cả những vị ashabah của Người thường tâm sự với nhau như sau: "Khi họ bước chân vào masjid hoặc khi đứng solah thì mọi người đều ngang hàng với nhau, dù vua chúa, quan huyện, già trẻ... Trong khi solah họ quên tất cả những gì trên trần gian này, ngay cả gia đình vợ con của họ. Họ chỉ biết nghĩ đến Allah duy nhất để cầu xin, nên họ luôn luôn tìm được sự thanh tĩnh và tâm hồn thoải mái ở đó..."

Không có gì nghi ngờ là một điều sai lầm khi chúng ta cầu xin một ai khác hoặc nhờ họ làm trung gian. Vì Allah đã phán: "Và còn ai lầm lạc hơn người khấn vái ngoài Allah những kẻ (thần-linh) sẽ không trả lời y được cho đến Ngày Phục Sinh và chính chúng cũng không biết việc người ta đang khấn vái chúng?"  Suroh 46: 5.

Hãy suy nghĩ dòng kinh Qur'an sau, khi thần chết đến với họ và  thần chết đã nói với họ: "...Cho đến khi các Thiên Thần của TA đến bắt hồn họ (Thần chết) sẽ bảo: 'Ðâu là những kẻ mà các ngươi thường van vái ngoài Allah? (Các vong hồn) sẽ đáp: Chúng đã bỏ chúng tôi đi mất rồi. Và chúng thú tội nghịch với bản thân của họ rằng họ là những kẻ không có đức tin ." Suroh 7: 37.

Ðối với những kẻ bất tin, thì sự hành đạo và sự thờ phượng của họ vô ý nghĩa như Allah đã phán như sau: "Và Ta sẽ xét lại công trình nào chúng đã làm ra và Ta sẽ làm cho nó thành tro bay tứ tán." Suroh 25: 23. Và Nabi (saw) có nói: "Một khi các người cầu nguyện và van xin điều gì thì hãy cầu xin nơi Allah." Hadith do Ibnu Abbas thuật lại được Imam Ahmad ghi lại số: (1/306) và Soheh Al Jamia số (7957).

Cho nên những người nào có hành đạo solah, nhịn chay, Zakat hay làm Hajj... mà còn đi cầu xin ai khác hoặc nhờ người chết làm trung gian thì sự hành đạo của họ không có giá trị gì cả, Allah đã phán: "Và chắc chắn Ngươi (Muhamad) và những vị (Sứ Giả) trước Ngươi đã được mặc khải cho biết: 'nếu Ngươi thờ những shurakat (kẻ hợp tác, thần linh) cùng với Allah thì việc làm của Ngươi (trên thế gian) sẽ trở thành vô nghĩa và chắc chắn Ngươi sẽ trở thành một kẻ mất mát." Suroh 39: 65.

Allah phán ở chương khác: "...Quả thật ai tổ hợp thần linh (shurakat) cùng với Allah thì chắc chắn sẽ bị Allah cấm vào Thiên Ðàng và chỗ ở của hắn là Lửa (của Hỏa Ngục..)"  Suroh 5: 72.

Ngay cả Nabi Ibrahim (A) đã rất sợ về tội shirk cho bản thân Người, như Allah đã phán về Nabi Ibrahim (A) như sau: "Và (hãy nhớ) khi Ibrohim cầu nguyện, thưa: Rabb của bề tôi ! Xin Ngài làm cho thành phố (Makkah) này thanh bình và yên ổn và giữ bề tôi và con cháu của bề tôi cách xa khỏi việc thờ cúng các thần tượng." Suroh 14: 35.

Ông Imam Ibrahim At Taimy nói: "Và ai lại gặp những sự thử thách khó khăn gian nan như Nabi Ibrohim (A)?"

Tóm lại, chúng ta hãy giữ vững niềm tin nơi Allah, tất cả những gì cầu xin ngoài Allah hoặc nhờ một người đã chết làm trung gian để cầu xin với Allah  thì hãy dứt khoát loại bỏ trong sự hành đạo của mình, từ bỏ sự cầu nguyện ở thần linh, mồ mả và những phong tục không đi đúng với giáo lý của Islam mà ông bà chúng ta để lại.

Cầu xin với Allah ban sự soi sáng, hướng dẫn, thành công cho tất cả những anh chị em muslim qua những gì mà Allah hài lòng và chấp nhận, xin Ngài ban đức tin của chúng tôi luôn noi theo con đường của Nabi Ibrahim (A) và Thiên sứ Muhammad (saw) giáo huấn cho đến hơi thở cuối cùng, và xin Ngài thương sót và tha thứ cho chúng tôi. Cuối cùng, xin chân thành khen ngợi và ca tụng Allah chủ nhân của hoàn cầu và cầu sự bình an cho Thiên sứ Muhammad (saw). Amin.

Do Hosen Mohamad chuyển ngữ theo kitab: At Tawassul Al Masroau và Al Mamnouau (Trung gian được phép và không được phép) của Shiek Abdulaziz ibnu Abdulloh Al Juhany. Do Ủy ban phụ trách đawah ấn hành tại Saudi Arabie năm 1424H / 2003.


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 589 Tổng lượt truy cập 2982451