-Chân Lý Islam | baiviet | PHỤ NỮ ISLAM | PHỤ NỮ ISLAM VÀ PHỤ NỮ DO THÁI - THIÊN CHÚA GIÁO (Phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
PHỤ NỮ ISLAM VÀ PHỤ NỮ DO THÁI - THIÊN CHÚA GIÁO (Phần 1)
08.09.2009 05:09 - đã xem : 2719
_VIEWIMG

Năm năm trước, tôi đọc trong số báo Toronto Star ngày 03/07/1990 một bài tựa đề "Islam không phải duy nhất trong học thuyết gia trưởng" của Gwynne Dyer. Bài báo mô tả những phản ứng gay gắt của những người tham gia hội nghị về “phụ nữ và quyền lực” tổ chức ở Montreal trước nhận xét của một phụ nữ Ai Cập nổi tiếng Dr. Nawal Saadawi.


CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG VÀ SỰ THẬT

 

 

 

1. GIỚI THIỆU

 

Các câu nói "sai trong nguyên lý cơ bản" của bà gồm: "Các yếu tố hạn chế đối với phụ nữ được tìm thấy trong Do Thái giáo ở Kinh Cựu ước, sau đó là Thiên Chúa giáo và Qur'an", "tất cả các tôn giáo là gia trưởng vì chúng bắt nguồn từ các xã hội gia trưởng"; và "khăn choàng ở phụ nữ không chỉ dành riêng cho phụ nữ Islam mà là di sản văn hoá cổ xưa tồn tại trong các tôn giáo khác”.

 

 

 

Những người tham dự trong hội nghị đã bức xúc về việc tôn giáo của họ đang bị so sánh cùng với Islam. Cho nên Dr. Saadawi đã bị số đông chỉ trích: Bernice Dubois của tổ chức “Đoàn kết các bà mẹ toàn cầu” tuyên bố: "Những nhận xét của Dr. Saadawi là không thể chấp nhận được, đó là các câu trả lời thiếu hiểu biết về đức tin của người khác”. Còn bà Alice Shalvi của trong tổ chức “Đoàn kết Phụ nữ Israel” nói: "Tôi phải phản đối, không có khái niệm trùm khăn trong Do Thái giáo". Bài báo cho rằng các phản đối gay gắt này là xu hướng mạnh mẽ của Tây phương đối với sự hành đạo của Islam vốn chỉ là một phần của di sản văn hoá Tây phương. Gwynne Dyer viết "Phụ nữ Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo sẽ không ngồi để bàn luận cùng vấn đề với những người muslim độc ác đó".

 

 

 

Tôi không ngạc nhiên khi những người tham dự hội thảo giữ một quan điểm phủ nhận Islam, và đặc biệt là vấn đề liên quan đến của phụ nữ. Ở phương Tây, Islam được xem như biểu tượng của sự hạ thấp phụ nữ. Một bằng chứng rõ ràng, đó là: việc Bộ trưởng bộ Giáo dục Pháp gần đây đã ra lệnh đuổi tất cả phụ nữ Muslim trẻ tuổi trùm khăn ra khỏi các trường học Pháp. Một sinh viên muslim trẻ tuổi trùm khăn bị từ chối quyền được học ở Pháp trong khi một sinh viên Thiên Chúa giáo đeo cây thánh giá hay một sinh viên Do Thái giáo đội mũ chỏm thì vẫn được học. Không thể quên được hình ảnh cảnh sát Pháp ngăn không cho nữ sinh Muslim trùm khăn vào trường.

 

 

 

Nó gợi nhớ về một hình ảnh hổ thẹn khác của thống đốc bang Alabama George Wallace năm 1962 đứng trước cổng trường để ngăn cản sinh viên da đen không cho vào trường. Sự khác nhau giữa hai hình ảnh này là các sinh viên da đen có được sự thông cảm của nhiều dân Mỹ và toàn thế giới. Tổng thống Kennedy đã gửi lệnh tới Ban An ninh quốc gia Mỹ cho phép sinh viên da đen vào trường. Các nữ sinh Muslim mặt khác không nhận được sự trợ giúp nào. Họ dường như có rất ít sự thông cảm cả bên trong và bên ngoài nước Pháp. Lý do là sự hiểu lầm về Islam đã lan rộng cùng với nỗi sợ hãi về bất cứ điều gì liên quan đến Islam.

 

 

 

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất về hội nghị Montreal là: trong các câu nói của Saadawi hay của bất kỳ người nào chỉ trích bà, đâu là sự thật? Nói cách khác, liệu Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Islam có cùng quan niệm về phụ nữ không? Hay là họ có quan niệm khác nhau? Liệu Do thái giáo và Thiên Chúa giáo có thực sự đối xử với phụ nữ tốt hơn Islam không? Đâu là sự thật?

 

 

 

Quả thật, để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này không phải là việc dễ làm. Khó khăn đầu tiên là ta phải nói ngay thẳng và khách quan hay ít ra phải cố gắng hết sức trong khả năng, có thể nói như vậy. Đây là những gì Islam giáo huấn. Qur’an chỉ dẫn người Muslim nói sự thật thậm chí khi những người thân thiết với họ không thích: “Bất cứ khi nào bạn nói, hãy nói sự thật, thậm chí liên quan tới họ hàng gần”:

 

 

 

وَإِذَا قُلْتُمْ فَاعْدِلُواْ وَلَوْ كَانَ ذَا قُرْبَى وَبِعَهْدِ اللّهِ أَوْفُواْ ذَلِكُمْ وَصَّاكُم بِهِ لَعَلَّكُمْ تَذَكَّرُونَ (الأنعام: 152)

 

 

 

“...Và khi các người nói năng hãy công bằng trong lời nói, dẫu rằng nó có nghịch với bà con ruột thịt đi nữa...” (6:152)

 

 

 

(يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُواْ كُونُواْ قَوَّامِينَ بِالْقِسْطِ شُهَدَاء لِلّهِ وَلَوْ عَلَى أَنفُسِكُمْ أَوِ الْوَالِدَيْنِ وَالأَقْرَبِينَ إِن يَكُنْ غَنِيّاً أَوْ فَقَيراً فَاللّهُ أَوْلَى بِهِمَا فَلاَ تَتَّبِعُواْ الْهَوَى أَن تَعْدِلُواْ)(النساء: 135)

 

 

 

“Hỡi những ai có niềm tin! Hãy là những người giữ vững nền công lý như là nhân chứng cho Allah, dẫu điều đó có nghịch với bạn thân của các ngươi, nghịch với cha mẹ và bà con của các ngươi, và dẫu cho y giầu hay nghèo...” (4:135).

 

 

 

Khó khăn lớn khác là chủ đề này khá sâu rộng. Do đó, trong vài năm gần đây, tôi đã dành nhiều giờ đọc Cựu ước, bộ sách bách khoa về tôn giáo và bộ sách bách khoa về Do Thái giáo để tìm câu trả lời. Tôi cũng đọc vài cuốn sách nói về vị trí của phụ nữ trong các tôn giáo khác nhau của các học giả, người biện giải cho tôn giáo và các nhà phê bình. Tài liệu ở các chương sau đây trình bày những phát hiện quan trọng của nghiên cứu khiêm tốn này. Tôi không nói là tôi tuyệt đối khách quan. Điều này vượt quá khả năng của tôi. Tất cả tôi có thể nói là tôi đã cố gắng tiếp cận ý tưởng của Qur’an về “nói sự thật” qua nghiên cứu này.

 

 

 

Tôi muốn nhấn mạnh trong phần giới thiệu mục đích của nghiên cứu này không phải là để phỉ báng Do Thái giáo hay Thiên Chúa giáo. Như những người Muslim, chúng tôi tin vào các Thiên kinh gốc của cả 2 tôn giáo. Mục tiêu của tôi chỉ là để minh oan và ngưỡng mộ Islam quá lâu ở phương Tây, tới thông điệp chân thực cuối cùng từ Thượng Đế tới con người.

 

 

 

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng tôi chỉ bận tâm đến Học thuyết. Mối quan tâm chủ yếu là tới vị trí của phụ nữ trong ba tôn giáo xuất hiện trong kinh sách gốc của chúng chứ không dựa vào các thực hành của hàng triệu tín đồ trên thế giới ngày nay. Do đó, bằng chứng đa số trích từ Qur’an, lời nói của thiên sứ Mohammed (saw), Tân ước, Talmud, lời nói của một số Cha nhà thờ có ảnh hưởng nhất mà quan điểm của họ đóng góp rất to lớn để định nghĩa và định hình Thiên Chúa giáo. Việc tìm hiểu một tôn giáo nào đó từ quan điểm và cách đối xử của một số tín đồ nhỏ bé là sai lạc. Nhiều người nhầm lẫn văn hoá với tôn giáo, nhiều người khác không biết sách tôn giáo của họ nói gì, và một số khác thậm chí còn không quan tâm.

 

 

 

(còn tiếp)

 

 

 

Dr. Sherif Abdel Azeem – Trường ĐH Queens, Kingston, Ontario, Canada.

 

Chuyển ngữ: Mieu Abbas và Fatihah Tran

 

 

Hà Nội, tháng 6 năm 2009

 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 430 Tổng lượt truy cập 2979442