-Chân Lý Islam | baiviet | TIỂU SỬ | SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA ÔNG OMAR IBNU AL-KHOTTAB (R) (Phần hai - Hết)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA ÔNG OMAR IBNU AL-KHOTTAB (R) (Phần hai - Hết)
20.05.2008 01:38 - đã xem : 2154
_VIEWIMG
3)- Sự khiêm tốn.
Con người có một địa vị tốt trong xã hội thường thường là người đó phải có sự khiếm tốn và lòng tự trọng, đối với ông Omar ® thì hai vấn đề này xem như “Thượng đế” đã phú cho ông, mà sử đã ghi lại nhiều câu chuyện dẩn chứng về ông như sau:

a)- Ông Abdulloh ibnu Abbas ® thuật lại: “Gia đình ông Al Abbas có dựng một túp lều bên vệ đường mà ông Umar ® thường xuyên qua lại trên con đường đó. Hôm đó vào ngày thứ sáu, ông Umar ® ăn mặc sạch sẽ với áo mới để đi đến masjid ‘soly jum’at’ (thứ Sáu), trong lúc ông Umar ® đi ngang qua túp lều ấy cũng là trong lúc mà gia đình ông Al Abbas đang làm thịt con vật để ăn, khi họ tạt nước dơ ra đường thì không ngờ thau nước ấy đã văng vào người ông Omar ® làm ước hết áo, trong lúc nóng giận ông Umar ® liền ra lệnh cho ông Al-Abbas phải tháo gỡ túp lều đó ngay lầp tức rồi ông quay trở về nhà thay áo khác để đi soly jum’at. Sau khi soly xong thì ông Al Abbas đến gặp ông Umar nói: - Wallohhi, xin Allah làm chứng, túp lều này là do Rosul (saw) dựng lên cho chúng tôi... Ông Umar ® liền nói với ông Al Abbas: - Tôi xin lỗi ông vì trong lúc nóng giận có những lời không phải, xin ông bỏ qua cho và tôi đã quyết định là để ông leo lên lưng tôi mà dựng lại ngôi nhà đó giống như ngày xưa Rosul (saw) đã dựng lên”. Do Ahmad ghi lại.

b)- Một câu chuyện khác do ông Kotađah thuật lại về con người của ông Umar ® như sau “Trong thời gian ông Umar ® đương nhận chức vụ Kholifah, ông thường mặc những áo rách đã vá nhiều chỗ đến chợ phụ giúp những người khiêng vác, ý tôi muốn nói dù ông là Kholifah nhưng ông không ngần ngại mang trên vai những bình sữa để phụ giúp những người đi chợ mang sữa về nhà, lần lượt người này đến người khác, ai ai cũng được ông giúp một tay mà ông không cảm thấy mệt...” Do As Suyutgi thuật lại trong sự sưu tầm.

4)- Sự công bằng.

Sự công bằng chính trực là những điều tiêu biểu cao cả, rất hiếm có ở con người, ngoại trừ người nào đó được Allah ban cho qua niềm tin của họ.

a)- Ông Huzaifah ibnu Al Yaman ® nói: - Xin Allah làm chứng, tôi chưa bao giờ thấy ai vì Allah mà bất chấp hậu quả để nói sự thật giống như ông Umar ®.

b)- Ông Abi Said ® thuật lại: “Có người đàn ông nói với ông Umar: - Sau ông không đề cử Abdulloh con trai của ông ra làm thủ lảnh? Ông Umar ® trả lời: - Thật bất bình qua lời khuyên của ông. Xin Allah làm chứng, Abdulloh có tư cách gì khi việc ly dị vợ của nó mà nó không giải quyết xong! (làm sao xứng đáng để nhận lấy việc lớn)”.

c)- Ông Abdullah ibnu Umar ® thuật lại: “Trước khi ba tôi ra chỉ thị cho cộng đồng thì ông ra lệnh trong gia đình trước, và nói rằng: - Ta nói cho các người biết trước, nếu sau này những ai trong gia đình mà có phạm phải thì ta sẽ trừng trị gấp bội người ngoài”.

d)- Có một lần ông Umar ® đọc bài diễn thuyết như sau: “Hỡi quần chúng, ta được các người chọn lên không phải để gây sự khó khăn và tước lấy của cải của các người, mà ta được bầu lên để hướng dẫn các người về tôn giáo và truyền lại những việc làm (sunnah) của Rosul (saw) để phân xử đúng sai và để đem lại sự công bằng cho các người, nếu những ai không thi hành đúng theo những gì Rosul (saw) đã truyền dạy thì hãy đưa sự việc đó lên ta, ta xin thề với Ðấng nắm lấy linh hồn của ta, là ta có thấy Rosul (saw) thường hay xét xử và nhắc đến việc này”.

e)- Sau đây là tóm tắt ý nghĩa lá thư của ông Umar ® gửi cho ông Abi Musa Al Ash Ary (một vị Tỉnh trưởng ở Irak thời xưa), đại ý như sau:

“Công việc xử lý cầm quyền là điều căn bản và con đường mà Rosul (saw) đã để lại, chỉ có công bằng mới thu phục được nhân tâm và tạo dựng nền tảng bình đẳng giữa con người, hãy tạo mọi điều kiện để được mọi người đồng đẳng như nhau, không ai sợ ai, dù nghèo hay giàu... Nếu cần thiết mới dùng đến sự thề trước sự chứng giám của Allah, nếu tạo được sự hòa giải thì đó là biện pháp tốt nhất. Nếu hôm nay ông có xử án bất công, sau này biết được thì nên xét xử lại để tạo sự công bằng cho những người đúng, vì đó là ngoài khả năng của ông đã không tìm thấy trong thiên kinh Qur’an và sunnah, mà đó là do sự suy nghĩ của ông, Allah hiểu được sự cố gắng hết lòng của ông mà, đừng vì tự ái mà sẽ bị thua thiệt vào Ngày sau...

Hãy đối xử công bằng vì mỗi người Muslim đều có quyền hạn như nhau, hãy trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ nói và làm chứng giả dối, hay những kẻ giấu sự thật vì tình cảm hay thân thuộc. Hãy đề phòng từ những sự nghi ngờ, lưỡng lự, không nhất quyết, đừng tạo sự bất bình hay bất an cho người dân, làm như vậy họ sẽ không cảm thấy sự an toàn, hãy cố gắng với tất cả lòng trung trực vì Allah và nếu ông thi hành đúng như vậy thì Allah sẽ ban thưởng và che chở cho ông và ngược lại ông sẽ chịu trách nhiệm sau này, Wassalam”.

5)- Sự chính trực.

Ông Umar ® là người rất chính trực, lúc nào ông cũng lo lắng và sợ sệt vào Ngày Phán Xét của Allah. Chẳng qua, từ nhỏ tới khi lớn lên, ông sống nề nếp trong một gia đình gia giáo và chính trực. Cho nên, dù ông vào Islam, ông vẫn giữ thái độ đó đối với mọi người, ngay cả những lời nói của ông cũng nằm trong khuôn khổ mà ít có người làm được như ông. Sau đây là những mẩu chuyện nói về sự chính trực của ông Umar ®, hy vọng nơi Allah sẽ ban cho chúng ta được noi theo phần nào tấm gương của ông.

a)- Con của ông tên là Abdulloh có thuật lại một câu nói của ông Umar ® như sau: “Nếu có một con thú (hay người) nào bị chết ở gần bờ sông Al Furat (Irak), chính tôi cũng cảm thấy có trách nhiệm với họ”. (Dù không nằm trong trách nhiệm trực tiếp của ông, nhưng trong thâm tâm của ông lúc nào cũng cảm thấy lo lắng).

b)- Ông Abdullah ibnu A'mir (R) thuật lại về ông Umar (R): “Tôi thấy ông Umar ibnu Al Khottab (R) cầm trên tay một nắm đất và nói: - Ước gì tôi là nắm đất này, ước gì tôi không được sinh ra đời, ước gì má của Umar không sinh ra Umar, ước gì Umar không thành hình, ước gì tôi không là gì cả”. Do Ibnu Al Jawzy ghi lại.

c)- Ông Abdullah ibnu Abbas thuật lại: « Tôi thấy trên khuôn mặt của ông Umar có hai vầng đen bên đôi mắt, có lẽ vì ông thường hay khóc ».

d)- Ông Anas ibnu Malik thuật lại: « Tôi bước vào một vườn cây có vách tường ngăn cách giũa tôi và ông Umar, cho nên hai bên không thấy nhau, tôi nghe ông Umar nói: -Umar ibnu Al Khottab là lãnh tụ Islam hả? (Amir rul moaminie) hả ? Hỡi Umar, hãy cảnh giác và trung trực vì Allah, nếu không ngươi sẽ bị Allah hành tội ». (Có nghĩa là ông Umar tự cảnh giác bản thân trong khi lãnh trách niệm là lãnh tụ cộng đồng Islam).

e)- Những bạn bè của ông Umar ® thường nghe ông nói như sau: « Vào Ngày Sau, nếu có vị thiên thần mời gọi mọi người vào thiên đàng nhưng ngoại trừ một người, tôi nghĩ rằng người đó sẽ là tôi. Nếu có vị thiên thần kêu gọi người ta ra khỏi địa ngục và ngoại trừ một người thì tôi cũng nghĩ rằng người đó sẽ là tôi ».

6)- Phong cách giản dị mộ đạo và xem thường trần tục.

Sự giản dị của người mộ đạo có nghĩa là người đó không quan trọng quá vấn đề trong cuộc sống, họ sống thật giản dị và tránh vấp phải những gì không được phép. Hay nói một cách khác là: Họ rất thỏa mãn trong cuộc sống dù họ rất còn thiếu thốn trong vật chất, họ không đua đòi trong cuộc sống của thế gian này, mà họ ao ước sẽ được hưởng những gì cao quí hơn ở Ngày Sau. Những điều trên đây là cuộc sống tiêu biểu của ông Umar đã được những bạn hữu và lịch sử ghi lại như sau :

a)- Bà Habsoh (thân mẫu của những người tin tưởng) nói với ông Umar ® (ba của bà) như sau: « - Hỡi Amir rul Moaminine, nếu có thể sao ông không ăn mặc tốt đẹp hơn một chút và ăn những thức ăn bồi bổ ngon hơn thức ăn mà ông thường dùng hằng ngày, vì Allah đã ban sự an khương cho ông hơn trước. Ông Umar nghe vậy trả lời: - Ðúng vậy, nhưng ta sẽ cố gắng kiềm chế bản thân ta để không trưng diện ăn uống quá độ hơn những gì Rosul (saw) và ông Abubakar ® đã sống qua một cách thiếu thốn và giản dị! Ông nhắc đi nhắc lại mãi với tôi đến nỗi tôi không cầm được nước mắt khi nghĩ đến cuộc sống cơ cực của Rosul (saw) và ông AbuBakar ®, sau cùng ông nói: - Xin Allah làm chứng, tôi sẽ tiếp tục cuộc sống cơ cực như hai vị đã sống qua để được hưởng những gì hai vị đã hưởng được ». Hadith do Imam Ahmad ghi lại.

b)- Ông Al Awza'y thuật lại : « Những đêm tối ông Umar ® thường ra khỏi nhà mà không biết ông đi đâu, vào một đêm ông Talha ibnu Ubaiđillah theo rình và bắt gặp ông Umar ® viếng thăm những người cần giúp đỡ trong làng, thấy ông Umar đi hết nhà này đến nhà nọ, xong rồi thì trở về nhà. Sáng hôm sau ông Talha đến nhà bà cụ già yếu chỉ ngồi một chổ mà đêm qua ông Umar có ghé qua, ông Talha hỏi bà cụ : - Thưa cụ bà, đêm hôm qua có một người đàn ông đến nhà thăm bà mà ông ta đã nói những gì với bà? Bà cụ trả lời: - Ông ta đã hứa giúp tôi có thể tránh được cuộc sống cực khổ hiện tại và sẽ làm một việc gì đó để mang lại cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Nghe xong ông Talha nghĩ thầm: ‘Thật Talha này không bằng một phần mà Umar đã làm...’

c)- Ông Said ibnu Ahnaf ibnu Quaish thuật lại: « Trong lúc chúng tôi đang ngồi với ông Umar thì có một cô gái giúp việc đi ngang qua. Những người có mặt nói: - Amirul moamine là người có quyền hạn cao cả nhất. (ý muốn nói là nếu ông Umar cần đến cô giúp việc đó thì ông có thể trưng dụng để làm người hầu) Ông Umar trả lời: - Cái gì là quyền hạn cao nhất của Amirrul moamine, tất cả của cải đều là của Allah. Họ hỏi: - Vậy chứ không có cái nào ông lại không hưởng được sao? Ông Umar trả lời: - Có chứ, một lần vào mùa Ðông và một lần vào mùa Hè, còn sở phí mà ta đi làm hadji hay omroh, thì do sức lực của ta và gia đình của ta, chúng tôi là những người bình dân không giàu cũng như không nghèo trong quần chúng Quraish, nhưng quan trọng nhất tôi là người muslim như các anh.

d)- Ông Anas ibnu Malik (R) thuật lại: « Tôi thấy áo của ông Umar thường mặc có bốn chỗ rách trên vai ».

e)- Ông Abudullah ibnu A'mir ibnu Robiau (R) thuật lại : « Tôi đi làm hadji chung với ông Umar, ông không hề có lều hay gì để che, khi trời nắng gắt ông tìm đến gốc cây mà che nắng ».

f)- Ông Suffiyan ibnu Uyainah nói: « Tôi có nghe ông Umar nói: - Tôi rất thích những ai thường cho tôi biết những gì không tốt về con người của tôi ».

g)- Ông Ibnu Sad (R) thuật lại về ông Umar là có người đem thức ăn đến cho ông ăn trong đó có thịt và dầu để chấm ăn với bánh, nhưng ông từ chối không ăn, mà mời người khác ăn. Và những năm hạn hán, dân chúng không có gì ăn, khi ông thấy quần chúng đang đói khổ thì ông không ăn thịt và dầu (giống như bơ sữa ngày nay) cho đến khi nào quần chúng ấm no thì ông mới dùng đến, vì đó là phần trách nhiệm của ông, lúc nào ông cũng chia sẻ sự khốn khổ với quần chúng.

h)- Ông Al Qurtiby thuật lại từ ông Kotađah đã nói: « Tôi có nghe ông Umar nói: - Nếu cần tôi sẽ phục vụ các người những món ăn ngon nhất, nhưng tôi sẽ không dùng nó mà dành để Ngày Sau. Khi ông Umar đến Sham (Syria), những người có trách nhiệm ở đó đã bày ra thức ăn ngon và nhiều chưa từng thấy, ông Umar hỏi: - Thức ăn này là của chúng ta? Vậy còn đâu là thức ăn của những người muslim nghèo đói đã chết vì trong bụng chưa ăn no những bánh mì của người bình dân? Ông Kholid ibnu Walid (R) trả lời: - Họ sẽ hưởng phần thưởng trong thiên đàng. Nghe vậy ông Umar rơi lệ và nói: - Nếu rằng đây là phần hưởng lộc của chúng ta ở trên trần gian và những người kia sẽ hưởng lộc ở trong thiên đàng, thì chúng ta là những người thua thiệt và mất mát nhất so với họ ». Tafsir Al Kurtuby.

i)- Ông Jabir ibnu Abdullah (R) thuật lại là tôi thường đi chợ mua đồ ăn cho gia đình tôi, một hôm trên đường từ chợ về gặp ông Umar mà trên tay tôi đang cầm gói thịt, ông Umar ® hỏi tôi: - Hỡi Jabir người cầm gì đó? Tôi trả lời: - Thưa tôi đi chợ mua thịt về cho gia đình ăn. Ông Umar nói: - Mỗi lần đói hay cần là các người cứ ăn no nê đầy bụng hay sao? Các người không sợ bị coi như những người mà Allah đã phán trong kinh Quran với ý nghĩa: «... Các người đã tiêu phí các món vật tốt trong đời của các người nơi thế gian và các người đã vui hưởng chúng...» Chương 46:20.

Không có nghĩa là ông Umar cấm người dân ăn uống, nhưng đừng quên đến ân lộc của Allah và những người nghèo khổ khác, chớ không phải có ăn cứ ăn một cách hoang phí, no nê theo dục vọng, mà không nghĩ đến sự đói khát của ngưofi khác.

j)- Ông Ibnu Said thuật lại từ ông Al Hassan nói: « Ông Umar ra chỉ thị cho ông Huzaifah (R): - Khi thu được những lợi tức (zakat) của dân hãy chia đều cho những người nghèo cần thiết. Sau khi thi hành xong ông Huzaifah báo cáo cho ông Umar là ông đã thi hành xong nhưng vẫn còn dư lại nhiều đồ trong kho. Ông Umar viết thư trả lời cho ông Huzaifah là: - Phần tồn kho còn lại của nhà nước, nếu dư cứ chia thêm cho dân và Umar và gia đình của Umar không có phần trong đó.

7)- Tâm hồn tinh khiết.

Như đã biết về con người liêm chính và trung trực của ông Umar, đã thể hiện qua bản tính, lòng can đảm, sự thanh liêm và ngay thẳng chỉ nói lên sự thật mà không sợ mích lòng ai, lời nói và hành động của ông vì Allah và vì Islam mà thôi, nhiều câu chuyện đã xảy ra qua sự chứng kiến của bạn hữu mà họ không bao giờ nghĩ đến những gì ông Umar sẽ nói ra, đó là sự đặc biệt mà Allah đã ban cho ông, qua câu chuyện mà ông Abdullah con của ông Umar nói: - Nhiều khi tôi nghỉ rằng ba tôi sẽ nói ra như vậy, nhưng không ngờ lời của ông nói ra không ai đoán được, có lẽ đó là do thiên thần hướng dẫn ông vậy.

a)- Ông Na'fiau thuật lại từ ông Abdulloh ibnu Umar: « Vào một ngày ông Umar gặp một người đàn ông lạ trên đường, ông Umar kêu lại hỏi: - Anh tên gì, con của ai và từ đâu đến? Người kia trả lời: - Thưa tôi tên là Jumrotun con ông Sha'hab từ làng Al Hiarkoh đến. Ông Umar hỏi tiếp: - Nhà anh ở khu nào? Người đó trả lời: - Thưa ở khu Al Hirroh. Ông Umar nghe vậy nói: - Vậy à, có phải ở đó có cài này cài này… phải không? Hãy quay trở về làng đi, vì trong làng đó đang bị hỏa hoạn? Người đó bỏ công việc vội trở về làng thì quả thật nhà cửa của anh ta đã bị cháy rụi hết.

b)- Trong sách Al Huliyah, ông Abu Naim và nhiều tác giả khác đã thuật lại một câu chuyện rất đặc biệt về ông Umar ® như sau :

« Một hôm ông đang đọc bài khuđbah (giảng thuyết) giữa công chúng ở Medinah, bỗng dưng ai cũng nghe ông Umar ® thốt lên ba lần câu: ‘Ya sariyal jabal’ (có nghĩa : ‘Hỡi quân sĩ hãy leo lên núi’). Vì lúc đó, những chiến sĩ muslim đang chiến đấu khốc liệt với quân thù ngoài mặt trận, quân thù thì đông và tấn công vào mọi mặt, cho nên những người chiến sĩ muslim không biết đường nào để thoát thân, khi họ nghe văng vẳng tiếng la gọi hãy leo lên núi ba lần, thì họ vội kéo nhau lên núi. Sau khi tất cả đã lên núi thì tình hình đảo ngược là chiến sĩ Muslim nắm ưu thế, và sau cùng họ chiến thắng vẽ vang. Sau trận chiến, vị tướng chỉ huy gửi người về báo tin cho dân chúng biết là quân ta đã chiến thắng vì nhờ có ai đó bảo quân ta phải trèo lên núi… Sau khi nghe qua, ai nấy đều giật mình, vì chính họ cũng có nghe ông Umar ® đang đọc khuđbah ở Medinah thì bổng nhiên ông la lên câu nói ấy ? Vỡ lẽ ra thì ông Umar ® vừa đọc Khuđbah vừa ra lệnh chỉ huy quân sĩ ngoài mặt trận cách xa ông cả ngàn cây số. Quả đây là một sự đặc ân mà Allah đã ban cho ông Umar ®.

c)- Ông Umar ® cũng có một biệt tài là thường lo lắng và nghĩ xa, và những điều lo lắng đó đã được Allah đáp ứng qua những dòng thiên kinh Qur’an sau đây:

Một hôm, ông Umar ® nói với Thiên Sứ (saw): - Thưa thiên sứ, tôi nhận thấy tánh tình và cuộc sống của những người đàn bà thường hay thay đổi, có điều tốt và điều không tốt, nếu có thể Người nên ra lệnh cho mấy phu nhân của Người hãy che kín mặt lại. Sau đó, Allah đã truyền xuống dòng kinh Qur’an với ý nghĩa như sau: «Hỡi những ai có niềm tin! Chớ tự tiện bước vào nhà của Thiên sứ của các ngươi, trừ khi các ngươi được mời đến dùng bữa…» Chương 33: 53.

d)- Có một lúc những người vợ của Nabi (saw) chia nhau lập phe vì ghen tuông, trong đó có bà Habsoh con của ông Umar ®. Đến khi có tiếng đồn là Nabi (saw) sẽ ly dị bà Habsob, ông Umar ® nghe tin ấy thì vội vã tìm Nabi (saw) để xin phép cho ông trừng trị con gái ông, bằng cách sẽ giết bà,vì bà đã gây phiền não cho Nabi (saw). Sau đó, Allah truyền xuống dòng kinh Qur’an như sau: «Nếu Người (Muhammad) ly dị (tất cả) các ngươi, có lẽ Rabb (Allah) của Người sẽ đổi lại cho Người các bà vợ tốt hơn các ngươi : các nữ Muslim có đức tin, sùng kính, năng sám hối (với Allah), thờ phụng (Allah), nhịn chay (Siyam), đã có một đời chồng hay còn trinh.» Chương 66: 5.

Và Allah truyền xuống dòng kinh Qur’an khác liên quan về ông Umar như sau: «Và chắc chắn TA đã tạo con người từ một loại đất sét tinh chất * Và TA đã làm cho y (con cháu của Adam) thành một tinh dịch lưu trữ tại một nơi nghỉ an toàn (tử cung, dạ con). * Rồi TA tạo hoá tinh dịch thành một hòn máu đặc, sau đó TA tạo hoá hòn máu đặc thành một miếng thịet, tiếp đó TA tạo hoá miếng thịt thành xương, rồi ta lấy thịt bao xương lại rồi TA làm cho nó thành một tạo vật khác. Do đó, phúc thay Allah, Đấng Tạo Hoá Ưu Việt.».Chương 23: 12-14.

e)- Allah cũng đã truyền xuống dòng thiên kinh Qur’an liên quan về sự cấm uống rượu mà ông Umar ® đã cầu xin với Ngài như sau: « Ôi Allah ! xin Ngài hãy ban sắc lệnh cấm uống rượu một cách cương quyết ». Rồi Allah đã ban xuống dòng kinh: «Shaiton chỉ muốn tạo ác cảm và hận thù giữa các người qua việc uống rượu và bài bạc và cản trở các người tưởng nhớ Allah và việc dâng lễ Salah. Thế các ngươi không chịu ngưng sao?». Chương 5: 91.

Ngày xưa trước khi vào Islam, ông Umar ® là người uống rượu không bao giờ biết say. Ông dùng tô hay thau để uống, nhưng khi Allah truyền dòng kinh này xuống, thì ông Umar ® nói: - Thưa Chủ nhân của tất cả, chúng tôi đã nghe và không bao giờ uống rượu nữa. Và từ đó rượu đã bị cấm lột cách tuyệt đối trong Islam.

f)- Khi ông Abdullah ibnu Ubay đầu não của đám Munafik (đạo đức giả) ở Medinah từ trần, có đám người ngỏ ý mời Rosul (saw) đến soly janazah cho ông ta, ông Umar ® liền thưa với Rosul: - Thưa Rosul, ông ta đã có những hành động xấu đối với Islam, và đã bao lần phá hoại hoặc ám hại những người tin tưởng, cho nên Rosul (saw) nên suy nghĩ kỷ rồi quyết định có nên đứng làm lễ solah Janazah cho ông ta không ? Rồi Allah truyền xuống dòng kinh Qur’an với ý nghĩa sau: «Và chớ bao giờ cầu lễ cho một người nào của bọn chúng từ trần và chớ đứng gần ngôi mộ của y bởi vì chúng phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài và chết trong tình trạng phản nghịch». Chương 9: 84.

g)- Khi người ta vu khống về bà Aysah (R), ông Umar ® đến an ủi Rosul (saw) và nói: - Ðó là vợ của Người, họ vu khống thật trắng trợn. Sau đó Allah truyền xuống dòng kinh Qur’an để chứng minh sự minh bạch của bà Aysah như sau: «Và tại sao khi nghe nó (tin đồn) các người không đáp lại : ‘Không phải việc của chúng tôi đi bàn tán chuyện này. Quang Vinh và trong sạch thay Allah ! Ngài vô can (về việc này) ! Đây là một lời vu khống hết sức trọng đại (của chúng)’». Chương 24:16.

8)- Lời giáo huấn của ông Umar ®.

Dù ông Umar ® qua đời, nhưng ông đã để lại những ‘Lời giáo huấn’ thật là hữu ích cho nhân loại, hy vọng chúng ta sẽ noi theo được phần nào tấm gương đó để áp dụng vào cuộc sống và sự hành đạo.

a)- Ông Al Ahnaf ibnu Quaisy thuật lại lời của ông Umar ® đã nói với ông ta: « Hỡi Ahnaf ! những người hay cười nhiều thì mất đi sự kính trọng, những người hay đùa giỡn thì mất đi vẻ nghiêm nghị, những ai thường tỏ vẻ biết nhiều thì sẽ bị lộ diện, những ai nói nhiều thì sẽ bị bắt bẻ sau đó, những người bị chỉ trích nhiều thì sẽ mất đi sự mắc cỡ thẹn thùng, còn những người không biết thẹn thì sẽ không có lịch thiệp và tư cách, mất đi sự lịch thiệp và tư cách thì trái tim coi như bị chết ».

b)- Một vị sohabah gốc Al-Ansar (ở Medinah) thuật lại lời mà ông đã nghe ông Umar ® căn dặn: « Ðừng bao giờ nói những gì không có ý nghĩa hay không ích lợi, hãy biết rõ về kẻ thù của anh, hãy chọn những người bạn an toàn tin cậy, chỉ có người biết sợ Allah mới là người đáng tin cậy, đừng chung đụng với những kẻ bất chính tự phụ, họ không mang gì ngoài điều bất chính cho anh, và đừng bao giờ hợp tác với những ai hay những việc gì không hợp pháp và không vì Allah, hãy hợp tác với những ai luôn biết kính sợ Allah ».

c)- Sau cùng là lời của ông Thabit ibnu Al Hadjaju thuật lại lời của ông Umar: « Hãy tự phán xét bản thân các anh trước khi bị Allah phán xét, hãy cân đo bản thân anh trước khi bị cân đo, như vậy mới mong tránh được cán cân và sự xét xử ở Ngày Đại phán xét, vì Allah đã phán với ý nghĩa: «Vào Ngày đó, các người sẽ được triệu tập để xét xử, không một điều bí mật nào của các người sẽ được giấu nhẹm nữa» Chương 69:18.

9)- Sự qua đời của ông Umar (R).

Lua-lua là người đa thần giáo gốc Iran, sau khi Ðế quốc Iran bị thất thủ và sáp nhập với Islam, Lua-Lua nuôi mộng trả thù nên tìm mọi cách để đến sinh sống tại Madinah, có nghề thợ rèn Lua-Lua trở thành người giúp việc cho ông Al Mugairoh ibnu Shaby. Vào sáng thư Tư bốn đêm còn lại của tháng Zul Hajah năm thứ 13 của niên lịch Islam (Hidroh), Lua-lua ám sát ông Umar ® tại mimbar (bục giảng) lúc ông đang chuẩn bị làm imam hướng dẫn buổi soly sáng.  Ông Umar ® đã được chết tử vì đạo như ông thường cầu mong với Allah và Ngài đã chấp nhận lời đu-a của ông như sau: « Allohummar zukny as shahađah » hay người ta thường nghe ông đu-a như sau: « Ôi Allah xin Ngài hãy ban cái chết của tôi trên con đường phục vụ Ngài và được chết tại quê hương mà Thiên Sứ của Ngài đã lập nghiệp đạo pháp ».

Trước khi chết ông hỏi ai đã giết ông, được biết người đó là người theo đa thần giáo, ông nói như sau: « Xin chân thành ca ngợi và tạ ơn Allah đã cho tôi chết dưới tay của người không hề cúi một sujud cho Ngài và không phải là người anh em Muslim ».

Ông được chôn cất vào sáng thứ bảy, đầu tháng Al Muharram bên cạnh mộ của Rosul (saw) và ông Abubakar ®. Ông lãnh đạo Islam trong thời gian mười năm, sáu tháng và bốn ngày. Có sách ghi lại là ông Umar thọ 63 tuổi và có sách khác ghi lại là 65 tuổi.

Cầu xin Allah ban thiên đàng vĩnh cữu cho ông và cho tất cả những người Muslim chỉ tôn thờ ở Ngài duy nhất.


Do Abu Harith phỏng dịch theo sách « Al Ilmu wal Ulama »

của shiekh Abubakar Al Jarayri.

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 589 Tổng lượt truy cập 2982352