-Chân Lý Islam | baiviet | CHUYỆN KỂ - ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI | SỰ CAO QUÍ CỦA MƯỜI NGÀY ĐẦU THÁNG ZUL HADJAH (THÁNG 12 HIDRY)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
SỰ CAO QUÍ CỦA MƯỜI NGÀY ĐẦU THÁNG ZUL HADJAH (THÁNG 12 HIDRY)
18.11.2008 04:10 - đã xem : 2199
_VIEWIMG
Trong Islam giờ phút nào chúng ta cũng có thể hành đạo để kiếm phước, đó là cơ hội quí giá và tốt lành để được hưởng vào Ngày Phán Xét. Mỗi mùa, mỗi tháng Allah đều ban cho nhân loại những giờ phút cao quí của sự hành đạo để được tưởng thưởng sau này. Nhân tháng Zul Hadjah (tháng 12 niên lịch Hidry) sắp đến, chúng tôi xin nói về sự ân phước trong sự hành đạo của mười ngày đầu tháng, hi vọng anh chị em cố gắng thi hành tốt đẹp và cầu xin Allah chấp nhận sự hành đạo tốt đẹp ấy của chúng ta, amin.

Mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah (tháng 12 niên lịch Islam).

Sự cao quí của nó được kinh Qur’an và sunnah của Rosul (saw) truyền dạy như sau :

1)ـ قال تعالى: (( وَالفَجْرِ* وَلَيَالٍ عَشْرٍ )). الفجر:1ـ2.

1)- Allah phán : «  Thể bởi hừng đông. Thề bởi mười đêm (đầu tiên của tháng Zul Hadjah) ». Suroh 89 :1-2.

Theo những nhà phân tích Qur’an (Tafsir Qur’an) đã giải thích ý nghĩa dòng kinh trên là « Mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah ». Đây cũng là sự giải thích của ông Ibnu Kathir ®, Ibnu Abbas ®, Az Zubair ®, Mujahid ® và những vị học giả khác nữa... (Do Al Bukhory ghi lại).

2)ـ قال صلى الله عليه وسلم : ( مَا مِنْ أَيَّامِ العَمَلَ الصَالِحُ فِيْهِنَّ أَحَبَّ إِلى الله مِنْ هَذِهِ الأَيَّامُ العَشَر) قَالُوا وَلاَ جِهَادٌ في سَبِيْلِ الله قال: ( وَلاَ الْجِهَادُ فِي سَبِيْلِ الله إِلّا رَجُلٌ خَرَجَ بِنَفْسِهِ وَمَالِهِ فَلَمْ َيرْجَعْ مِنَ ذَلِكَ بِشَيْءٍ) .

2)- Ông Ibnu Abbas ® thuật lại lời của Rosul (saw) như sau: ((Không có những ngày cao quí nào mà các người hành đạo tốt lành được Allah mến thích như những mười ngày nầy)). Những vị sohabah hỏi : -Thưa thiên sứ, ngay cả jihad (hy sinh trên con đường phục vụ Allah). Rosul (saw) trả lời : - Ngay cả jihad, ngoại trừ người nào đó ra đi ‘để phục vụ Allah với tài sản và tính mạng của họ’, mà không trở về với cái gì cả. (Ý nghĩa : Hy sinh tánh mạng và tiền tài vật chất của họ, mới tương xứng với mười ngày nói trên).

3)ـ قال تعالى: (( وَيَذْكُرُوااسْمَ اللهِ فِي أَيَّامٍ مَعْلُوْمَاتٍ )). الحج.28.

3)- Allah phán : « ...và để cho họ tụng niệm tên của Allah trong số ngày ấn định… ». Suroh 22 :28.

Ông ibnu Abbas ® giải thích ý nghĩa trên là : Đó là mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah. (Tafsir ibnu Khathir).

 4)ـ عن ابن عمر رضي الله عنه قال: قال صلى الله عليه وسلم : ( مَا مِن أَيَّامِ أَعْظَمُ  عِنْدَ اللهِ سُبْحَانَهُ وَلَا أَحَبَّ إِلَيْهِ العَمَلَ فِيْهِنَّ مِن هَذِهِ الأَيَّامُ العَشَرَ. فَأْكْثَرُوا فِيْهِنَّ مِنَ التَهْلِيْلُ وَالتَّكْبِيْرُ وَالتَحْمِيْدُ ). (الطبراني في المعجم الكبير).

4)- Ông Ibnu Umar ® thuật lại lời của Rosul (saw) : « Không có ngày nào tốt lành và được Allah mến thích hơn mười ngày nầy, nên hãy tụng niệm, zikkir nhắc nhở, tán dương, tạ ơn Allah cho thật nhiều ». (At Tobbary trong cuốn kinh Al Moaujam Al Kabir).

(Tụng niệm, tán dương ở đây là : Chúng ta tự một mình đọc mãi câu : Subhanolloh, Alhamdulillah, Allohu Akb’ar hay những lời zikkir khác nữa…).

5)ـ ( إِذَا دَخَلَتْ العَشَرَ اِجْتَهَدَ اِجْتِهَادًا حَتَّى مَا يَكَادُ يُقَدِّرُ عَلَيْهِ ). رواه الدارمي.

5)- Ông Said ibnu Jubair ® vị đã sưu tầm hadith mà ông Ibnu Abbas đã thuật lại ở trên rằng: “Khi vào mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah, những vị bạn hữu của Rosul (saw) cố gắng hành đạo thật nhiều mà họ chưa từng thấy”. Do Ad Daramy ghi lại.

Khác với những ngày tháng thường, khi tháng Zul Hadjah đến, nhứt là mười ngày đầu, những vị sohabah và những vị tiền bối sau đó, họ đã cố gắng và sốt sắn để hành đaọ nhiều hơn ngày tháng thường để mong tạo dựng thêm hành trang cho mai nầy.

6)ـ قال ابن حجر..

6)- Ông ibnu Hajar tác giả của cuốn Fathul Ba’ry giải thích : « Theo sự hiểu biết của tôi thì giá trị cao quí của mười ngày đầu trong tháng Zul Hadjah là vì cùng một lúc những người muslim hành đạo bao gồm cả năm nền tảng căn bản của Islam, mà những ngày tháng khác không có được, vì ngoài sự chấp nhận shahađah ra, trong cùng lúc đó có sự solah, nhịn chay, sođakoh và hadj ».

(Shahađah là lúc nào chúng ta cũng đều nhắc nhở lời tuyên thệ, khi Azan hay zikkir Allah, solah, nhịn chay ‘vào ngày mùng chín’ (ngày Arafat) cho những ai không đi làm hadj, như hađith Rosul (saw) nói với ý nghĩa là : « Ai nhịn chay vào ngày Arafat thì Allah sẽ tha thứ tội lỗi ở quá khứ và hiện tại ». Còn những người đi làm hadj thì nhịn chay ba ngày để thay thế tiền Dam (không có tiền trả con trừu’ bố thí cho người nghèo ở đó và ở khắp nơi dùng), và sau đó là hadj.

ما يستحب فعله في هذه الأيام .

1)ـ الصلاة : يستحب التبكير إلى الفرائض ... روى ثوبان رضي الله عنه قال: سَمِعْتُ رسول الله صلى الله عليه وسلم يَقُول: ( عَلَيْكَ بِكَثَرَةِ السُجُوْدِ، فَإِنَّكَ لاَ تَسْجُدُ لله سَجَدَةً إِلَّا رَفَعَكَ إِلَيْهِ بِهَا دَرَجَةً، وحَطَّ عَنْكَ بِهَا خَطِيْئَةٌ ) . مسلم .

Sự hành đạo nên làm trong mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah.

1)- As Solah (sự hành lễ) : Luôn quan tâm đến sự hành lễ bắt buộc (solah tập thể trong masjid hay nơi nào đó), và tăng thêm những sự solah phụ ‘solah nawafil’, vì những hành động đó là sự hành đạo đưa đến sự gần gủi thêm với Allah, qua hađith của ông Thawban ® thuật lại là ông có nghe Rosul (saw) nói như sau : « Các người hãy sujuh ‘phủ phục’ Allah thật nhiều, vì mỗi lần các người sujud Allah, Ngài sẽ tăng thêm một phước và giảm đi một tội ». Do Muslim ghi lại.

(Ý nghĩa ở đây là sự hành đạo nguyên năm, nhưng đặc biệt hơn là ở 10 ngày nầy, nên tăng thêm những sự solah tự nguyện ‘nawa’fil’ cho nhiều, bởi vì mỗi lần chúng ta phủ phục ‘sujud’ Allah, thì Allah sẽ tăng thêm phước lộc trong cán cân và giảm đi một tội lỗi của chúng ta, qua cách solah phụ trội thêm đó, sẽ bồi đắp vào cán cân thíêu hụt của chúng ta sau nầy).

2)ـ الصيام : عن هنيدة بن خالد عن امرأته عن بعض أرواج النبي صلى الله عليه وسلم قالت: (كان رسول الله صلى الله عليه وسلم يَصُوْمُ تِسْعٌ ذِي الحَجَّة وَيَوْمُ عَاشُوْرَاء وَثَلاَثَةَ أَيَّامُ مِنْ كُلِّ شَهْرٍ ). أحمد، أبو داود والنسائي. قَالَ الإِمَامُ النَوَوَي عَنْ صُوْمُ أَيَّامُ العَشْرَ أَنَّهُ مُسْتَحَبُّ اِسْتِحَبًا شَدِيْدًا .

2)- Nhịn chay: Sự nhịn chay là một trong những sự hành đạo tốt lành được Allah hài lòng mến thích, mà chúng ta nên cố gắng thi hành, qua hađith sau :

Ông Haniđah ibnu Kholid thuật lại từ vợ của ông ta, và vợ của ông Kholid ® đã thuật lại từ một trong những người vợ của Rosul (saw) : « Rosul (saw) thường nhịn chay vào ngày mùng chín của tháng Zul Hadjah, ngày A’shuro (mùng 10 của tháng Al Muharram), và ba ngày (13-14-15) trong mỗi tháng ». Ahmad, Abu Dawud và An Nasha’y.

Imam An Nawawy nói : Nhịn chay vào những ngày của tháng Zul Hadjah là một sự tự nguyện rất được khuyến khích, mà những vị tiền bối đã thi hành.

3)ـ التَكْبِير وَالتَّهْلِيْل وَالتَحْمِيْد: حديث ابن عمر السابق: ( فَأَكْثِرُوا فِيْهِنَّ مِنَ التَهْلِيْل وَالتَّكْبِيْر وَ التَحْمِيْدُ ). وقال الإمام البخاري رحمه الله: ( كَانَ اِبْنُ عُمَر وأبو هريرة رضي الله عنهم يَخْرُجَانِ إِلى السُوْقِ فِي أَيَّامِ العَسَرَ يُكَبِّرَانِ وَيُكَبَّرُوا النَّاسَ بِتَكْبِيْرِهِمَا ).

3)- Takbir (Allohu Akbar), Tahlil và Tahmid : Tưởng niệm, nhắc nhở, tạ ơn, khen ngợi Allah thật nhiều vào những ngày nầy, qua hađith trên do ông Ibnu Umar ® thuật lại : « Hãy tụng niệm, nhắc nhở, ca tụng khen ngợi Allah thật nhiều ».

Imam Al Bukhory thuật lại : « Ngày xưa, ông Ibnu Umar ® và ông Abu Hurairoh ® dù đang đi chợ nhưng hai người vẫn tụng niệm xưng danh Allah, dân chúng thấy vậy liền bắt chước tụng niệm xưng danh Allah vang vội cả chợ ».

Imam Al Bukhory cũng thuật lại : « Ông Umar ibnu Al Khottob ® takbir (đọc Allohu-Akbar) trong lều của ông, mà những người ở trong masjid gần đó đều nghe và đọc theo, ngay cả những người đang buôn bán trong chợ gần đó cũng takbir theo đến cả Muna đều vang vội tiếng takbir (lúc ông Umar đi làm hadj) ».

Ông ibnu Umar ® đọc takbir vào những ngày ở Muna, sau khi solah xong, ngồi nghĩ trong lều, lúc đi ra ngoài, trong lúc gặp gở để trao dồi học hỏi với nhau, sáng chiều tối đều nghe tiếng takbir của ông. Cho nên tốt nhứt là takbir lớn tiếng vào những ngày đó thể theo sự hành đạo của ông Umar, ông Abdulloh ibnu Umar và ông Abu Hurairoh ®.

Chúng ta là người muslim đang sống trong thời kỳ mà người muslim quên đi những sunnah của Rosul (saw) đã làm, nên hãy thức tĩnh mà sợ Allah một cách trung trực và cố gắng làm sống lại sunnah của Rosul (saw). Thật đáng buồn, ngay cả những người hiểu biết cũng bỏ quên sunnah của Rosul (saw), không giống như thời xưa những vị tiền nhân luôn cố gắng noi theo sunnah của Rosul (saw).

صِيْغَة ُالتَكْبِيْر:

ورد فيها مروية عن الصحابة والتابعين منها:

أ)ـ الله أكبر. الله أكبر . الله أكبر.

ب)ـ الله أكبر. الله أكبر. لا إله إلا الله. والله أكبر. الله أكبر . لله الحمد.

ج)ـ الله أكبر. الله أكبر. الله أكبر. لا إله إلا الله . الله أكبر. الله أكبر ولله الحمد .

Hình thức takbir.

Sau đây là lời takbir được ghi lại từ các vị sohabah và At Ta’biya (sau thời đại của sohabah) như sau:

1)- Allohu Akbar. Allohu Akbar. Allohu Akbar Kabiaro.

2)-Allohu Akbar. Allohu Akbar. La ila ha illolloh. Wallohu Akbar. Allohu Akbar Wa lillahil Hamđ.

3)-Allohu Akbar. Allohu Akbar. Allohu Akbar. La ila ha illolloh Wallohu Akbar. Allohu Akbar. Allohu Akbar Walillahil Hamđ.

4)ـ صِيَامُ يَوْمُ عَرَفَة :

قال صلى الله عليه وسلم عن صوم يوم عرفة : ( أَحْتَسَبَّ عَلى الله أَنْ يُكَفِّرَ السَنَةَ قَبْلَهُ وَالسَّنَةَ اَّلتِّي بَعْدَهُ ) . مسلم .

4)- Nhịn chay vào ngày Arafat :

Qua hadith của Rosul (saw) nói: Nhịn chay vào ngày Arafat sẽ được Allah tha thứ cho những tội lỗi ở năm vừa qua và năm sau đó ‘hiện tại’”. Do Muslim ghi lại.

Tuy nhiên đối với những người đi làm hadj có mặt tại Arafat không nên nhịn chay, vì Rosul (saw) có mặt tại Arafat không có nhịn chay. Tốt nhứt cho những người không đi làm hadj nên nhịn chay vào ngày mùng 9/12 hidry, để cầu mong Allah tha thứ tội lỗi cho.

5)ـ فَضْلُ يَوْمُ النَحَّر:

5)- Sự cao qúi của ngày An Nahhar: (Ngày Idul Adha, ngày tế lễ dâng hiến cho Allah).

Ngày hôm nay, đa số người muslim chúng ta không hiểu rõ nên không quan tâm nhiều đến ngày cao quí trọng đại nầy, ngày mà trên tòan cầu không biết bao nhiêu người muslim và không phải muslim nghèo khổ đang đói rách, chờ đợi sự bố thí rộng lượng của những người giàu có. Vì vậy, mà một số Ulama (học giả Islam) cho rằng ngày đó (Id Adha) là ngày cao quí trọng đại nhứt trong năm, cao quí hơn cả ngày Arafat.

Học giả Ibnu Al Qoiyim giải thích: “Ngày tốt đẹp cao quí nhứt đối với Allah là ngày An Nahhar (Idul Adha), đó là ngày Hadjul Akbar “.

(Vì ngày đó, người muslim thực hiện rất nhiều điều tốt lành cao quí, solah Id, dâng hiến tế lễ con vật vì Allah, chia thịt cho thân nhân, người nghèo dùng, tụng niệm (takbir) suốt ngày đêm, thăm viếng thân nhân…)

Qua hađith sau:

قال صلى الله عليه وسلم : ( أَّنَّ أَعْظَمَ الأَيَّامُ عِنْدَ الله يُوْمُ النَّحْرُ، ثُمَّ يَوْمُ القَّر ) . أبو داود .

« Quả vậy, ngày cao quí nhứt đối với Allah là ngày An Nahhar, sau đó  là những ngày Al Qor ‘ là những ngày ở Muna ‘ngày 11/12.13.’). Abu Dawud.

Nhưng ngày Arafat cũng là ngày cao quí đối với Allah, vì nhịn chay vào ngày đó sẽ được Allah tha thứ tội lỗi cho hai năm. Hơn nữa vào Ngày đó Allah Đấng Tối Cao rất vui mừng đón tiếp những khách quí (những người đi làm hadj là khách của Allah) của Ngài và còn khen thưởng họ với thiên thần của Ngài.

Theo sự xác minh thì ý kiến thứ nhứt đúng hơn, tuy nhiên hai hađith nầy không có mâu thuẫn với nhau. Dù ngày An Nahhar tốt lành và cao quí hay ngày Arafat cao quí hơn, đó không phải là vấn đề, vấn đề ở đây là người muslim chúng ta có quan tâm đặc biệt một cách chân thành đến những ngày cao quí đó để hành đạo hay không, và đối với người đi làm hadj hay không !!! Đó là điều mà chúng ta cần phải cảnh giác và thức tĩnh để hành đạo nhiều hơn.

بِمَاذَا نَسْتَقْبَلَ مَوَاسِمْ الخَيْر:

Bằng cách nào để đón chào ngày tốt lành đó.

1)- Những người muslim nên đón chào những ngày tốt lành đó bằng cách cố gắng tối đa để sám hối một cách thành tâm, chân thật, cầu xin với Allah tha thứ cho những tội lỗi của mình, để sửa sạch tâm hồn và trông sạch hóa thể xác mà những điều đó đã cản trở con người gần gủi hơn với Allah, và được Allah ban bố cho nhiều ân lộc hơn. Từ đó con người cảm thấy tinh thần và thể xác nhẹ nhàn và cố gắng hành đạo nhiều hơn để luôn được Allah hài lòng.

2)- Tiếp đón những ngày nầy một cách chân thành, tin tưởng tuyệt đối nơi Allah, mà hy vọng Ngài sẽ ban ân lộc và tha thứ cho, người nào tin tưởng nơi Allah, thì Ngài sẽ chấp nhận sự hành đạo và tha thứ cho người đó.

Allah phán :

قال تعالى: (( وَالذِيْنَ جَاهَدُوا فِيْنَا لَنَهْدِيَّنَهُم سُبُلَنَا )). العنكبوت: 69

« Ngược lại, những ai chiến đấu cho (Chính nghĩa của) TA, thì chắc chắn sẽ được hướng dẫn đến những con đường của TA...). Suroh 29 : 69.

Hỡi những anh chị em thân mến ! Hãy cố gắng lợi dụng cơ hội ngàn vàng mà hành đạo, vì cơ hội không thể đến mãi với chúng ta, có thể là lần đầu và cũng là lần chót trong cuộc đời của ta, đừng để lở mất mà ân hận mãi sau nầy, nếu có ân hận thì cũng vô ích mà thôi. Nên hãy cảnh giác mà hành đạo lúc ta còn có sức và cơ hội.

Cầu xin với Allah ban cho chúng ta cơ hội tốt lành để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong những mùa tốt lành cao quí mà Allah đã tạo cho cơ hội ngàn vàng đó, xin Allah chấp nhận sự hành đạo chân thật của chúng ta và ban cho chúng ta thành công ở trên đời nầy và ngày Sau, và tạo mọi cơ hội tốt lành để chúng ta có dịp tôn thờ và phục vụ tôn giáo của Ngài mãi mãi. Amin.

Do Ibnu Hosen trích dịch từ bài « Giá trị cao quí của mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah » của Shiekh Abdulloh ibnu Abdurrohman Al Jubairin. (Mùa Hajj năm 2008) 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 901 Tổng lượt truy cập 2980345