-Chân Lý Islam | baiviet | RAMADAN | SỰ CAO QUÍ MƯỜI ĐÊM CUỐI CÙNG CỦA RAMADAN
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
SỰ CAO QUÍ MƯỜI ĐÊM CUỐI CÙNG CỦA RAMADAN
11.09.2008 04:35 - đã xem : 2503
_VIEWIMG
Trong hadith do Al Bukhory và Muslim có ghi lại từ bà Aysha (Mẹ của những người tin tưởng) : « Rosul (saw) thường tịnh tu vào mười ngày cuối của tháng Ramadan cho đến khi Người lìa trần mà không bao giờ bỏ qua ». Sau khi Nabi (saw) qua đời thì những bà vợ của Người vẫn tiếp tục đi theo con đường tịnh tu mười ngày cuối của tháng Ramadan như hồi Nabi (saw) còn tại thế (nghĩa là những người vợ của Nabi không lãng quên hành đạo mười ngày cuối cùng của tháng Ramadan).

Alhamdulillah, Đấng Duy nhứt có mọi quyền năng cao cả và tồn tại mà không có ai hay vật gì để so sánh. Ngài là Đấng Duy nhứt không bạn bè, không ai phụ tá bên cạnh cũng như chia sẻ quyền cai quản. Đấng hiện hữu, Đấng hữu hình bất diệt mà con người không thể hiểu biết được tất cả những cỏi vô hình và hữu hình, mà chỉ có Ngài duy nhứt giàu sang phú quí trên tất cả, Ngài duy nhứt soi sáng hướng dẫn những ai Ngài muốn, và ban bố cho ai Ngài thích. Không một ai có thể chiếm đoạt tài sản của ai và cũng không ai có thể có sự hiểu biết hay kiên nhẫn giống hệt nhau, vì đó là quyền năng cao cả mà Ngài muốn chiếu cố để ban bố cho những ai được Ngài hài lòng. Ngài cũng là Đấng chờ đợi những ai thao thức trong đêm khuya để cầu nguyện đến Ngài và cầu xin Ngài tha thứ, trong lúc những người khác đang ngon giấc trong sự mơ mộng cao sang về sự quyến rũ của trần gian...


         Xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Ngài đã ban cho thân thể chúng ta được cường tráng, sức khỏe được dồi dào để nô lệ phục tùng Ngài trong mọi lúc, mọi nơi. Xin chấp nhận ở Ngài duy nhứt để tôn thờ và vị sứ giả cuối cùng của Ngài là Nabi Muhammad (saw) đã mang thông điệp của Ngài đến nhân loại. Còn những ai tự cao tự đại không chấp nhận ở Ngài cũng như thiên sứ cuối cùng của Ngài, họ sẽ bị Ngài trừng trị và sẽ chịu cảnh đau đớn khủng khiếp ở Ngày Sau. Cầu sự bình an cho ông Abubakar ® là người bạn tương thân của Nabi (saw) duy nhứt, ông là người đồng cam chịu khổ với Nabi (saw) trong hang động và những ngày li hương nhiều vất vã. Cầu sự bình an cho ông Umar ibnu Al Khottob ® là người thẳng thắng, dám nói lên sự thật dù sự thật ấy có cai đắng và phủ phàng đến đâu. Cầu sự bình an cho ông Usman ibnu Affan ® là người chịu đựng sự thử thách lớn lao và đã hy sinh tánh mạng dưới dao kiếm của kẻ thù và ông Aly ibnu Abi Talib ® là người anh em chú bác với Người, cuối cùng là toàn thể những người thân quyến, bạn hữu và những người noi theo Người cho đến ngày cuối cùng, vì họ là những người đã chấp nhận mà không một chút nghi ngờ trong lòng vì hoàn toàn tin tưởng vào sự truyền dạy của Nabi Muhammad (saw).


         Hỡi những anh chị em thân mến !


         Mười đêm cuối cùng còn lại của tháng Ramadan đầy hồng phúc sẽ đến với chúng ta với những điều tốt lành và hữu ích, trong những đêm đó có những đêm thật cao quí và đặc biệt của nó.


Theo hadith soheh của Muslim ghi lại lời thuật của bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) như sau: « Tôi thấy Rosul (saw) cố gắng hành đạo thật nhiều vào mười đêm cuối của tháng Ramadan mà bình thường ít thấy Người hành đạo như vậy ».


         Trong hadith của Al Bukhory và Muslim ghi lại từ bà Aysha ® : « Khi bước vào mười đêm còn lại của tháng Ramadan, thì Người tạm xa vợ con của Người mà hầu như suốt đêm không ngũ và thường xuyên kêu gọi vợ con thức dậy để hành đạo ».


         Trong Al Musnad ghi lại lời thuật lại của bà Aysha ® : « Hai mươi đêm đầu Nabi (saw) thường xuyên solah rồi ngũ, nhưng khi đến mười đêm còn lại, Người xa vợ con và thức suốt đêm để hành đạo ».


Có nghĩa là hai mươi đêm đầu của tháng Ramadan, Nabi (saw) thường xuyên solah, khi nào mệt thì Người đi ngũ và khi thức dậy thì lấy nước đi solah. Ban đêm của tháng Ramadan, có thể Nabi (saw) đứng solah kéo dài đến năm tiếng đồng hồ, và khi vào mười đêm chót của tháng Ramadan thì Người xa vợ con mà thức suốt đêm để solah và cầu nguyện Allah.


         Qua những bằng chứng của hadith trên, cho biết về giá trị cao cả của mười đêm cuối của tháng Ramadan, mà Nabi (saw) đã cố gắng thi hành nhiều hơn những đêm ngày tháng khác, trong những đêm đó Người đã hành đạo một cách tổng quát qua sự solah, đọc kinh Qur’an, tưởng nhớ (Zikir) Allah và bố thí… Nabi (saw) đã thức suốt đêm để hành đạo từ nội tâm, lời nói hay hành động để mong mỏi được gặp đêm lailatulqdr (đêm tiền định) vì Người đã nói : « Những ai thức đêm hành lễ với lòng trung trực và hy vọng nơi Allah, thì sẽ được Ngài tha thứ tội lỗi ở qua khứ ».


          Qua bằng chứng nầy đã kết hợp giữa hadith nầy và hadith do Muslim ghi lại từ bà Aysha ® với ý nghĩa là : « Tôi chỉ biết Rosul (saw) thức suốt đêm vào mười đêm cuối còn lại của tháng Ramadan, còn những đêm khác thì Người solah đêm như bình thường ». Có nghĩa là những đêm trước Người (saw) không thức hành đạo suốt đêm như mười đêm còn lại. Wallohu a’lam.


         Bằng chứng khác là vào mười đêm cuối cùng của tháng Ramadan, Nabi (saw) đánh thức vợ con đang ngũ để solah, zikkir Allah và cầu nguyện không giống như lúc khác để hy vọng gặt hái được nhiều điều tốt lành, hồng phúc của Allah để tăng thêm hành trang và cán cân vào Ngày Sau. Cho nên, có thể đây là cơ hội chỉ có được một lần trong một năm hay trong một cuộc đời của con người mà Allah ban cho người nào mà Ngài mến thương và hài lòng. Vì thế, chúng ta hãy tự tin mà năng động cầu nguyện trong đêm khuya để gầy dựng thêm hành trang cho bản thân mình, gia đình thân thuộc và cộng đồng…


         Những anh chị em Muslim không nên lơ là về những ngày đêm cao quí đầy hồng phúc, ân lộc ngàn vàng nầy mà bỏ thì giờ quí báo để ngồi thưởng thức trước màn ảnh tivi hay những phim truyện, hay khi đến giờ solah đêm thì bỏ đi ngũ... Như vậy sẽ bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để tạo thêm phước đức cho chúng ta, vì không biết năm tới chúng ta có còn gặp lại tháng Ramadan khác nữa hay không !!! Do đó, đừng vì sự quyến rũ lôi cuốn của shaiton thu hút chúng ta vào con đường bất lành, mà mất đi sự hạnh phúc vẻ vang trên con đường phục vụ, hành đạo vì Allah và sẽ bị thua thiệt và mất mát sau nầy.


         Allah đã phán :


         قال تعالى: ( ِإنَّ عِبَادِي لَيْسَ لَكَ عَلَيْهِمْ سُلْطَانٌ إِلَّا مَنْ اتَّبِعَكَ مِنَ الغَاوِيْنَ ) . الحجر:42  


« Quả thật nhà ngươi không có quyền đối với các bề tôi của TA, ngoại trừ ai trong bọn họ là những kẻ lầm lạc tuân theo ngươi  ». Suroh : 15 :42.


         Cho nên những nguời có ý thức thì không bao giờ chọn shaiton là đồng bọn để bỏ quên Allah, đó là điều không thể chấp nhận được đối với những người có niềm tin và ý thức về Allah và về bổn phận trách nhiệm của họ, nhứt là việc lo sợ đến ngày phán xét sau cùng.


         Allah phán tiếp:


         قال تعالى : (.أَفَتَتَّخِذُونَهُ  وَذُرِّيَتَهُ أَوْلِيَاءَ مِن دُوْنِي وَهُمْ لَكُم عَدُوٌ بِئْسَ لِلظَّالِمِيْنَ بَدَلاً ) . الكهف : 50.


« ...Thế phải chăng các ngươi chấp nhận nó và con cháu của nó làm kẻ bảo hộ của các người thay vì TA trong lúc chúng là kẻ thù của các người hay sao ? Việc đổi chác nầy của những kẻ làm điều sai quấy thật là xấu xa ». Suroh 18 : 50.


         Allah phán ở đọan khác :


         قال تعالى: ( إِنَّ الشَيْطَانَ لَكُمْ عَدُوٌ فَاتَّخِذُوهُ عَدُوًا إِنَّمَا يَدْعُو حِزْبَهُ لِيَكُونُوا مِنْ أَصْحَابِ السَعِيرِ).فاطر: 6.


« Quả thật shaiton là kẻ thù của các người. Vậy hãy đối xử với nó như một kẻ thù. Nó chuyên dụ dỗ đồ đệ của nó để làm cho chúng trở thành những người bạn của Lửa ngọn ». Suroh 35 : 6.


Nên hãy cảnh giác và luôn thức tỉnh để shaiton đừng lôi cuốn chúng ta vào con đường lầm than thất bại sau nầy.


         Sự đặc biệt trong mười đêm cuối cùng của tháng Ramadan là Rosul (saw) làm « aeitikaf » trong Masjid.


         الاعتكاف Al Aeitikaf có nghĩa là ràng buộc sự hành đạo trong Masjid để lánh trần tịnh tu vì Allah mà không làm việc gì khác (không màn đến việc gia đình hay cuộc đời). Đó là hành động sunnah qua lời phán của Allah :


         قال تعالى: ( وَلَا تُبَاشِرُوهُنَّ وَأَنْتُمْ عَاكِفُونَ فِي المَسَاجِد ) . البقرة: 187


« ...Và không được ăn nằm với vợ trong thời gian các ngươi lánh trần tịnh tu trong thánh đường… ». Suroh 2 :187.


Ngày xưa, Rosul (saw) đã lánh trần tịnh tu trong Masjid cùng bạn hữu của Người mỗi khi tháng Ramadan đến, sau khi Người qua đời thì những bạn hữu của Người vẫn tiếp tục con đường tịnh tu nầy.


         Qua hadith của ông Abi Said Al Kuđry ® thụât lại như sau:


عن أبي سعيد الخدري رضي الله عنه أن النبي صلى الله عليه وسلم اعتكَفَ العشرَ الأَّول من رمضانَ ثُمَّ اعتَكِف العَشرَ الأَوْسَط ثم قال:إِنِي أَعْتَكَفْ العَشَر الأول التَمِسُ هَذِه اللَيلة ، ثُمَّ أَعْتَكف العشر الأَّوْسَط، ثُمَّ أَتيتُ فقيل لي: إِنَّها فِي العَشر الأَوَاخِر، فَمَنْ أَحَبَّ منكم أن يَعْتَكِف فَلْيَعْتَكف . مسلم .


         Ông Abu Khuđry ® thuật lại : « Rosul (saw) đã tịnh tu (aeitikaf) vào mười đêm đầu của tháng Ramadan, sau đó Người tịnh tu vào mười đêm giữa của tháng, sau đó Người nói với tôi : - Ta tịnh tu vào mười đêm đầu để hưởng những đêm đó, sau đó tịnh tu vào mười đêm giữa của tháng, và mười đêm cuối cùng, những ai muốn tịnh tu thì tịnh tu (vào những đêm đó) ». Do Muslim ghi lại.


         Trong hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại từ bà Aysha (Mẹ của những người tin tưởng) : « Rosul (saw) đã tịnh tu vào mười ngày cuối của tháng Ramadan cho đến lìa trần ». Sau đó những bà vợ của Người tiếp tục tịnh tu theo Người (nghĩa là mười ngày cuối của tháng Ramadan).


         Trong hadith do Al Bukhory thuật lại từ bà Aysha ® : « Vào tháng Ramadan,  Rosul (saw) thường tịnh tu mười ngày, nhưng vào năm mà Người lìa trần, Người đã tịnh tu đến hai mươi ngày ».


         Ông Anas ibnu Malik ® thuật lại : « Nabi (saw) thường tịnh tu mười ngày cuối trong tháng Ramadan, nhưng năm sau đó Người tịnh tu đến hai chục ngày (năm lìa trần) ». Hadith do Imam Ahmad, At Tirmizy ghi lại.


         Mục đích của sự tịnh tu (aeitikaf) là tạm thời cắt đứt quan hệ với mọi người để tịnh tâm thờ phụng Allah duy nhứt trong Masjid nào đó của Allah, để mong tạo được những phước lành hồng ân phúc lộc của Allah, nhứt là hưởng được đêm lailatulqdr (đêm tiền định). Vì vậy bắt buộc cho người tịnh tu chỉ biết hành đạo vì Allah qua những sự zikkir, solah, đọc kinh Qur’an, và cầu nguyện (đu-a) duy nhứt mà thôi, không làm việc gì khác ngoài những sự hành đạo (ibađah). Ngay cả những câu chuyện không quan trọng, giá trị liên quan đến cuộc đời cũng không được đàm luận với nhau trong lúc tịnh tu. Nhưng được phép đàm luận với gia đình khi họ đến thăm hỏi để biết qua tình hình gia đình, hay những gì quan trọng liên hệ đến cuộc sống, qua hadith của bà Sofiyah (Mẹ của những nguời tin tưởng) như sau :


         عن صفية أم المؤمنين رضي الله عنها قالت: ( كان النبي صلى الله عليه وسلم مُعْتَكِفًا فَأَتَيْتُهُ أَزُوْرُهُ لَيْلًا فَحَدَثْتُه ثُم قُمْتُ لِأَنْقَلَب ( أي لِأَنْصَرفَ إِلى بَيْتِي ) فَقَامَ النبي صلى الله عليه وسلم مَعِيَ ). متفق عليه.


         Bà Sofiyah ® nói : « Rosul (saw) đang tịnh tu trong masjid, tôi đến thăm và nói chuyện một lúc với Người, xong tôi từ giả ra về (đứng dậy để về nhà), thì Nabi (saw) cũng đứng dậy, rồi đưa tôi về đến nhà ». Al Bukhory và Muslim.


Trong thời gian tịnh tu trong Masjid, thì cấm (haram) không cho vợ chồng gần gủi (giao hợp) với nhau, hay âu yếm gây nên cảm hứng cũng không được phép, qua lời phán của Allah : « ...Và không được ăn nằm với vợ trong thời gian các người lánh trần tịnh tu trong thánh đường ».


         Nhưng nếu đi ra khỏi Masjid bằng nữa thân người thì không sao, qua bằng chứng của Bà Aysha ® thuật lại : « Rosul (saw) đứung trong Masjid đưa đầu của Người ra để tôi gội đầu cho Người, lúc đó tôi đang có kinh nguyệt ». Al Bukhory.


         Qua hadith khác cùng ý nghĩa là : « Nabi đưa đầu ra cho bà Aysha gội trong lúc bà vẫn ở trong nhà của bà ».


(Cũng xin nhắc lại là nhà của Nabi (saw) cùng vách với Masjid, nên Người đưa đầu của Người từ trong Masjid qua cửa sổ nhà của Người để bà Aysha tắm gội đầu cho Người).


Hai điều kiện để ra khỏi Masjid như sau :


         Thứ nhứt : Vì nhu cầu cần thiết không thể thiếu được về thể xác lẫn tinh thần : Giải quyết nhu cầu hằng ngày, lấy nước wuđua (solah), tắm bắt buộc (junub) hay cần phải ăn uống, nếu nhu cầu cần thiết, thiết thực như vậy thì mới được ra khỏi masjid, vì những điều nầy không thể giải quyết được trong Masjid. Nhưng nếu trong Masjid có cầu tiêu hay nhà tắm hay có thể nấu ăn trong đó hay có người bên ngoài đem thức ăn đến thì không cần thiết phải ra ngoài, vì nhu cầu cần thiết không còn giá trị ở bên ngòai nữa.


         Thứ nhì : Ra ngoài Masjid vì lí do thuần phục Allah, như đi thăm bệnh nhân hay đi đưa đám tang trong thân nhân gần gủi, với điều kiện là : Trước khi vào Masjid để tịnh tu, thì thân nhân đã có người bệnh, cần phải đến thăm hay sợ họ có mệnh hệ gì, và phải có định tâm trước mới đi ra khỏi Masjid được.


Trường hợp ra khỏi Masjid một cách trái ngược với mục đích của sự lánh trần tịnh tu, như ra ngoài để mua bán, ăn nằm với vợ hay quan hệ cuộc đời mà không có liên quan đến sự tịnh tu, thì cuộc ra ngoài như vậy đã phạm phải luật cấm khi tịnh tu, nên sự lánh trần tịnh tu đó không còn giá trị nữa.


         Cũng nên hiểu thêm việc đặc biệt trong mười đêm cuối cùng của tháng Ramadan có đêm lailatulqdr, hành đạo một đêm bằng một ngàn tháng khác, nên hãy lưu ý và quan tâm thật nhiều để gặt hái được phước lộc to lớn, quí giá đó, vì con người sống không thọ được bao nhiêu năm, hãy sốt sắng và quan tâm thật nhiều về thành quả cao cả đó.


         Cầu xin với Allah ban mọi điều tốt lành, thành công cho chúng ta ở trên đời nầy cũng như ngày Sau, và cầu xin Ngài ban sự hồng ân phước lộc, sức khỏe dồi dào cho chúng ta. Ôi Allah ! xin Ngài hãy tha thứ những tội lỗi của chúng tôi, cũng như của cha mẹ chúng tôi và của tòan thể anh chị em Muslim với sự Vị Tha, Độ Lượng và Khoan Dung của Ngài. Cầu sự bình an, chúc lành cho Nabi Muhammad (saw) cùng gia quyến, bạn hữu và những người noi theo Người cho đến Ngày Sau. Walhamdulillah.


 


 


 


 


 


 


 


 


Do Abu Mohsen phỏng dịch từ phần Al Majalis hai mươi mốt, liên quan về : « Sự cao quí của mười đêm cuối của tháng Ramadan ». Trang 155-161 của shiekh Mohammad ibnu Soleh Al Uthaimine. (Pontoise O8-09-2008).


 


 


 


 


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 147 Tổng lượt truy cập 2981101