-Chân Lý Islam | baiviet | LỜI HAY Ý ĐẸP | SỰ HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ !!!
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
SỰ HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ !!!
18.04.2009 16:24 - đã xem : 8837
_VIEWIMG
Hiếu thảo
Sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một trong những điều bắt buộc của giáo lý Islam. Nếu nói rằng giáo lý không xem việc đó là quan trọng hay là một trong những điều trọng tội thì thiết nghĩ đó là một điều sai lầm lớn lao trong cuộc sống. Bởi vì, công ơn nuôi nấng của cha mẹ từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành là một việc vô cùng khó khăn và nhiều hiểm trở, chưa kể đến việc người mẹ mang nặng đẻ đau của thời gian nằm trong bụng mẹ…

Trong khoảng thời gian chín tháng mười ngày mang thai, người mẹ chịu đựng nhiều gian khổ về sự mang nặng của thai nhi cho đến hành hạ thể xác trong việc khó ăn mất ngũ. Mặt khác, người cha phải chạy đôn chạy đáo để lo chu toàn cấp dưỡng cho gia đình, lo nơi ăn chốn ở để tránh dầm mưa dải nắng. Vậy mà họ vẫn tươi cười chấp nhận cuộc sống hạnh phúc bên vợ con, nghĩ rằng miễn sao nuôi con khôn lớn thành tài dù có bỏ mạng này cũng không hề luyến tiếc.

Nguoi MeMột tiếng khóc chào đời là sự báo hiệu cha mẹ phải có kế hoạch cho tương lai để nuôi nấng đứa bé nên người, đó là điều tâm quyết của những bậc làm cha làm mẹ. Có ai muốn rằng con mình sau này sẽ khổ, do đó dù cực khổ hay nguy hiểm đến đâu thì cha mẹ cũng không nản lòng để cố gắng vượt qua mọi khó khăn, hầu mang lại sự ấm cúng cho gia đình nhất là sự sinh tồn của con trẻ. Khi nghe con khóc, dù người mẹ đang ăn uống cũng bỏ nửa chừng, dù người mẹ đang ngủ cũng thức dậy để chăm sóc cho con, người mẹ lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ, lo cho con từng miếng vải che thân đến sự ốm đau nếu bệnh hoạn. Người cha là trụ cột của gia đình, là người chạy kiếm miếng cơm manh áo để đem về nuôi sống vợ con, là người phải bảo vệ vợ con trong mọi hoàn cảnh, và cả hai (cha mẹ) phải chịu đựng lo cho con ăn học suốt khoảng thời gian dài để mong có ngày con mình thành danh và hiếu đạo (đạo nghĩa của con người đối với con người). Vậy, thử hỏi người con có nên hiếu thảo với cha mẹ hay không ?

Allah có phán : « Và Rabb của Ngươi (Muhammad) quyết định rằng các người chỉ thờ phụng riêng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai người (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính. – Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và (cầu nguyện) thưa : ‘Lạy Rabb của bề tôi ! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé’. » Qur’an, chương 17, đoạn 23-24.

Ông Abdoulloh ibnu Abbas ® là vị Sahabah có danh hiệu là « Bút mực của cộng đồng » và cũng là một nhà giải thích ý nghĩa thiên kinh Qur’an đã nói như sau : « Có ba đoạn thiên kinh Qur’an liên quan trực tiếp với nhau, nếu áp dụng đoạn trước mà bỏ đoạn sau thì mất đi những ý nghĩa sâu xa của nó, ba đoạn kinh đó như sau :

1)- « Và hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh sứ giả (Muhammad)… » (S. 64 / 12)

2)- « Và hãy dâng lễ Salah một cách chu đáo và đóng Zakat (thuế cho người nghèo) và cúi đầu cùng với những người cúi đầu (thần phục Ngài). » (S. 2 /43)

3)- « …hãy tạ ân TA (Allah), và biết ơn cha mẹ của ngươi… » (S. 31 / 14)

Ý nghĩa của những đoạn kinh trên cho thấy, sự hiếu thảo của người con đối với cha mẹ là điều bắt buộc trong tôn giáo Islam. Bởi lẽ, Allah là Đấng nắm giữ linh hồn của con người, chính Ngài đã An Bài cho con người trong việc sinh con đẽ cái, và chính Ngài là Đấng Ban Bố lương thực để cho những bậc làm cha mẹ nuôi dưỡng con cái, và Ngài hiểu rất rõ thế nào là sự cực khổ của sự mang nặng đẻ đau và thời gian nuôi con khôn lớn. Cho nên, Allah đã ra lệnh : « Và TA đã truyền lệnh cho con người về việc hiếu thảo với cha mẹ. Mẹ của y đã cưu mang y từ đau yếu (gian khổ) này chồng lên đau yếu (gian khổ) khác ; và cho y bú và dứt sữa y trong vòng hai năm ; bởi thế hãy tạ ân TA (Allah) và biết ơn cha mẹ của ngươi, cuối cùng nhà ngươi sẽ trở về gặp lại TA » (S. 31/14)  

Qua đoạn kinh trên đã cho chúng ta hiểu biết rõ ràng, địa vị của người mẹ thật là cao cả, người mẹ là người chịu đựng những sự mệt nhọc, cực khổ này đến gian khổ khác, và những sự gian khổ này chỉ có những ai làm mẹ mới hiểu được giá trị của nó.

Có rất nhiều hadith đề cập đến vấn đề hiếu thảo với cha mẹ, mà Thiên sứ Muhammad (saw) đã cho biết về sự ân phước của sự hiếu thảo và sự trùng phạt của sự bất hiếu như sau :

1)- Ông Abdoulloh ibnu Amru ibnu Al A’sy ® kể lại : « Tôi thấy có một người đến hỏi Rosul (saw) : - Hôm nay tôi đến để chấp nhận ông là Thiên sứ, nhưng cha mẹ tôi đang khóc ở nhà. Rosul (saw) liền nói : - Ông hãy trở về làm cho họ vui cười vì họ đã buồn khóc vì ông. » (Hadith của Ahlus Sunnan ngoại trừ At Tirmizy)

2)- Ông Muawiyah ibnu Jahimah As Salamy xin phép Rosul (saw) để được ra trận chiến đấu cùng với Người. Rosul (saw) nói : - Hãy trở về phụng dưỡng mẹ của ông đi. Nhưng ông Muawiyah cứ nài nỉ mãi nhưng Rosul (saw) từ chối và Người nói : - Ông cứ về đi, hãy trở về săn sóc (rửa bàn chân) của mẹ ông đi, ông sẽ ngửi được mùi thơm của thiên đàng. » (Hadith do Imam Ahmad và Ibnu Majah ghi lại)

3)- Ông Abi Hurairah ® thuật lại là có một sahabah đến hỏi Rosul (saw) : « - Thưa Thiên sứ của Allah, ai là người đáng cho tôi lo lắng và chăm sóc nhứt ? Rosul (say) trả lời mà không đắn đo : - Mẹ của ông. Ông ấy hỏi tiếp : - Thưa Thiên sứ kế tiếp là ai ? Rosul (saw) trả lời : - Mẹ của ông. Ông ấy hỏi tiếp : - Thưa Thiên sứ kế tiếp là ai ? Rosul (saw) vẫn trả lời : - Mẹ của ông. Ông ấy hỏi tiếp : - Thưa Thiên sứ sau đó nữa là ai ? Rosul (saw) trả lời : - Ba của ông. » (Hadith do Al Bukhari và Muslim ghi lại)

Qua hadith trên với ý nghĩa tầm quan trọng của người mẹ được chăm sóc phải gắp ba lần của người cha. Vì có ba điều mà người mẹ phải chịu đựng hơn người cha là khi mang thai, sinh đẽ và thời gian nuôi nấng chăm sóc con cái lúc còn thơ ấu.

4)- Ông Muaz ibnu Jabal thuật lại là Rosul (saw) có giáo huấn cho ông mười điều, trong đó có điều này: - Đừng bao giờ mang tội Shirk với Allah dù các ngươi bị đe dọa sẽ bị giết hay bị thiêu sống, và cũng đừng bao giờ bất hiếu với cha mẹ dù họ có bảo các người đừng theo Islam… (Hadith do Imam Ahmad ghi lại)

Và Allah đã phán: “Và nếu cha mẹ (của ngươi) đấu tranh bắt ngươi tổ hợp với TA những kẻ (vật, điều) mà ngươi không hề biết đến bao giờ thì chớ nghe lời hai người, nhưng hãy ăn ở tử tế với hai người ở đời này và hãy theo con đường của những ai trở về sám hối với TA. Rồi, các ngươi sẽ trở lại gặp TA (sau khi chết). Sau đó, TA sẽ cho các ngươi biết về những điều các ngươi đã từng làm (trên thế gian)”. S. 31 / 15

Chứng tỏ rằng dù bất cứ lâm vào trường hợp nào đi nữa thì cũng không bao được bất hiếu với cha mẹ, dù cha mẹ không đi chung con đường tôn giáo của mình. Bất hiếu với cha mẹ là một trọng tội trong Islam, Allah sẽ trừng phạt ngay trên thế gian này và luôn cả Ngày Sau. Vì thế, chẳng những Nabi Muhammad (saw) mà hầu hết các vị thiên sứ trước kia cũng đã răn dạy con người hãy nên hiếu thảo với cha mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nabi Ibrahim (A) là người tôn thờ Allah duy nhất mà vẫn xưng hô với người cha không cùng tín ngưỡng của mình một cách trịnh trọng, nhã nhặn và lễ độ mà thiên kinh Qur’an đã đề cập như sau: “Ya Abaty! Hỡi cha thân yêu của con…”, Người cố gắng năn nĩ cha đừng thờ phượng ai khác ngoài Allah hay thờ phượng ai khác bên cạnh Ngài vì đó là trọng tội (Shirh), nhưng người cha vẫn không nghe mà còn hăm đánh đập và xô đuổi ông, nhưng ông vẫn kính nể và thưa với cha: - Con mong cha gặp mọi sự Bằng An, con sẽ xin Rabb của con tha thứ cho cha.. (S. 19/47)

Hãy cảnh giác đừng bao giờ để cho cha mẹ buồn lòng vì mình, một trong những điều bất hiếu như sau:

-         Không nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo, để họ phải nương tựa vào người khác.

-         Không nên tôn trọng những người khác (vợ con, bạn bè…) hơn cha mẹ mình.

-         Không nên gọi tên của cha mẹ mình trong cách xưng hô, và không nên có những cử chỉ hổn láo hoặc lớn tiếng với cha mẹ mình, dù là tiếng “OUF”.

Ya Allah! Cầu xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi cũng như tha thứ cho cha mẹ của bề tôi. Xin Ngài hãy chăm sóc thương xót họ như cha mẹ bề tôi đã thương xót và chăm sóc bề tôi lúc còn ấu thơ. Xin Ngài ban địa vị cao cả cho cha mẹ bề tôi như Ngài đã ban cho những nô lệ trung kiên của Ngài… Cầu xin sự bình an cho vị Thiên sứ cuối cùng của Islam đã luôn luôn quan tâm đến sự giáo huấn cho cộng đồng của Người đúng theo lời Chỉ Thị của Ngài, amin.


Abu Mohsen chuyển dịch theo bài “Bắt buộc hiếu thảo với cha mẹ…” do Shiekh Kholed ibnu Abdurrohman As Sha’yia soạn thảo.

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 432 Tổng lượt truy cập 2979726