-Chân Lý Islam | baiviet | AL HADITH | TAFSIR AL QUR'AN CỦA IBNU KHATHIR (Phần hai-Hết)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
TAFSIR AL QUR'AN CỦA IBNU KHATHIR (Phần hai-Hết)
29.04.2008 00:32 - đã xem : 2211
_VIEWIMG
Tafsir Thiên kinh Qur’an (giải thích ý nghĩa kinh Qur’an) là môn học đã có từ thời của Rosul (saw), vào thời điểm mà những vị bạn hữu thân tín của Rosul (saw) đang phát triển văn thơ của người Arab vào thế giới văn minh của nhân loại, nhưng họ có giỏi đến bật nào đi nữa thì cũng không thể hiểu thấu được những lời phán truyền (Qur’an) của Allah.

وقال أبو عبد الرحمن السلمي , حدثنا الذين كانوا يقرئوننا أنهم كانوا يستقرئون من النبي صلى الله عليه وسلم ، وكانوا إذا تعلموا عشرات آيات لم يخلفوه حتى يعلموا بما فيها من العمل، فتعلمنا القرآن و العمل جميعا .


Do đó, sau khi những dòng thiên kinh Qur’an được Allah truyền xuống cho Rosul (saw), thì Người (saw) đọc lại và phải giải thích ý nghĩa từng ayat (đoạn) cho họ hiểu, và nhờ họ ghi chép những lời giải thích đó, nên hôm nay chúng ta mới hiểu được phần nào ý nghĩa nội dung của thiên kinh Qur’an.


Ông Abdurrohman ibnu As Salamy (R) nói: « Khi xưa, những vị tiền bối của chúng tôi học Qur’an được những ông thầy đã dạy như sau: - Ngày xưa phải học thuộc lòng của  mười ayat Qur’an với Rosul (saw), và phải hiểu thật rõ ý nghĩa của mười ayat đó và thi hành nó, sau đó mới học thêm mười ayat khác. Chúng tôi cũng vậy, học hỏi được bao nhiêu chúng tôi thi hành bấy nhiêu... »


Vị tổ sư thứ nhì về môn phân giải ý nghĩa kinh Qur’an là ông Abdulloh ibnu Abbas (R), một người anh em chú bác với Rosul (saw), ông đã phân giải ý nghĩa Qur’an qua hồng phúc của Allah ban cho, thể theo sự cầu xin của Rosul (saw) như sau :


         قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : [ اللهم فَقِّهه في الدين وعَلَمْهُ  التَأْوِيل ].


«  Ôi Allah, xin Ngài ban sự hiểu biết về tôn giáo và sự phân giải ý nghĩa Qur’an cho ông ấy ». (Ibnu Abbas).


Qua lời cầu xin của Rosul (saw) với Allah. Allah đã chấp nhận và ban cho ông Abbas (R) có trí nhớ tốt và thông minh, sau này ông trở thành một vị thầy cao thâm về môn học Tafsir Al Qur’an, mà thế hệ sau nầy và cho đến Ngày Tận Thế đều dựa vào đó mà học hỏi.


Chính ông Abdulloh ibnu Masoud (R) cũng đã khen ngợi về sự học cao hiểu rộng của

ông Ibnu Abbas (R) như sau :


( نعم ترجمعات القرآن إبن عباس ).


« Thật đáng khen cho sự phân giải ý nghĩa Qur’an của ông Ibnu Abbas. »


Cho nên, ngày xưa

ông Ibnu Abbas (R) được bạn đạo tặng cho biệt hiệu là (حبر الأمة) Habrul Ummah (Bút mực của cộng đồng Muslim). Các vị Ulama sau nầy đặt cho ông một biệt danh khác là : الحبر البحر )  Al Habrul Al Bahru (Bút mực dồi dào như biển cả).


Theo sử ghi lại là ông Abdulloh ibnu Masoud (R) qua đời vào năm 32 H, sau khi ông Masoud qua đời thì ông Abdulloh ibnu Abbas (R) sống thêm 36 năm nữa. Cho nên thời gian 36 năm đó, ông Ibnu Abbas (R) đã học hỏi và thu thập được thêm rất nhiều kiến thức, nên sự kiến thức của ông đã tăng thêm đáng kể và đã để lại kho tàng hữu ích thật nhiều cho cộng đồng.


Vì thế, ngày hôm nay chúng ta thấy trong quyển "Tafsir As Suđay" mà phần đông các vị Ulama dùng nó, thường dựa vào lời giải thích của hai ông Ibnu Masoud (R) và Ibnu Abbas (R). Nhưng đôi lúc chúng ta cũng tìm thấy những lời giải thích của hai ông dựa vào một câu chuyện hay sự giải thích của "Ahlul Kitab" (Dothái và Thiên Chúa giáo), nhưng được Rosul (saw) chấp nhận. Thí dụ như những hadith sau đây do ông Amru ibnu Al A 'sy (R) thuật lại.


         [ بلغوا عني ولو آية . وحدثوا عن بني إسرائيل ولاحرج ، ومن كذب علي متعمدا فليتبواء مقعده من النار ]. رواه البخاري عن عبد الله بن عمرو بن العاص .


« Hãy truyền bá thế Ta (Rosul) dù một ayat (đoạn). Nếu được xác nhận là đúng thì hãy chấp nhận và áp dụng theo. Những ai nói dối Ta một cách cố ý, thì họ sẽ có một chỗ thật tốt trong Hỏa  ngục… » Hadith do Bani Isroel thuật lại.


Những hadith được gọi là Hadith Isroyilyat (Hadith của Isroel) đuợc ghi nhận ở đây như là một bằng chứng Lil-istishahللا ستشهاد , chớ không phải áp dụng nó để biện minh hay bênh vực ( Lil-iatiđođ للاعتضاد ). Nó được phân tích ra ba điều cần lưu ý như sau :


         1)- Những hadith nào được những nhà phân tích hadith xác nhận và tìm thấy trong kho tàng của chúng ta được xem là hadith soheh (hadith đúng), thì chúng ta chấp nhận nó.


         2)- Còn những hadith nào được những nhà phân tích hadith xác nhận là hađith ka’zib (hadith nói láo), thì chúng ta phải khước từ và cho đó là hadith không đúng và không được áp dụng nó.


         3)- Còn những hadith nào không được những nhà phân tích hadith hay những vị Ulama Islam lên tiếng về giá trị đúng hay sai của nó. Ta không thể chấp nhận và cũng không cho nó là hadith nói láo. Ta có thể áp dụng tạm thời cho đến khi tìm được bằng chứng rõ ràng, nếu không thấy bằng chứng cụ thể thì ta phải trở về nguyên thủy của tôn giáo (Qur’an và sunnah).


Vấn đề không tìm thấy sự giải thích Qur’an bằng Qur’an, không tìm thấy ở Sunnah và cũng không tìm thấy ở các vị ashabah, thì vấn đề phải được dựa vào lời giải thích của các vị Tabi-y (Thế hệ của những vị Ulama đã được học hỏi từ sohabah của Rosul (saw), nhưng chưa được gặp Rosul), như ông Mujahid ibnu Jabir (R), vì ông được coi là sư huynh về phân giải ý nghĩa nội dung kinh Qur’an của hàng ngũ At Tabi-y, qua lời phát biểu của ông như sau :


         قال: عرضت المصحف على إبن عباس ثلاث عرضات من فاتحته إلى خاتمته ، أوقفه عند كل آية منه وأسأله عنها .


« Tôi đã tham khảo ba lần toàn bộ thiên kinh Qur’an từ bài ‘Al Fatihah’ cho đến bài cuối cùng của thiên kinh Qur’an với ông Ibnu Abbas (R), chỗ nào tôi không hiểu rõ tôi đều hỏi ông ấy ».


Hay nói rõ hơn, ông Mujahid ibnu Jabir (R) là học trò của ông Ibnu Abbas (R), ông học môn « Tafsir Qur’an » từ đầu trang Qur’an cho đến hết quyển Qur'an ba lần, chỗ nào ông không hiểu rõ đều được ông Ibnu Abbas (R) giải thích rõ ràng, nên ông mới được tôn danh là sư huynh của hàng ngũ At Tabi-y.


Qua sự học cao hiểu rộng đó, nên ông Suffiyan As Sawry (R) nói : « Những ai muốn tìm hiểu về Tafsir Al Qur’an, chỉ cần hỏi ông Mujahid cũng đủ để cho họ học hỏi và tham khảo ».


Sau ông Mujahid, còn có những vị nổi tiếng về môn « Tafsir Al Qur’an » được liệt kê như sau: Ông Said ibnu Jubair, Ông Ikromah (tùy viên của ông Ibnu Abbas), ông Atoa ibnu Abi Ribah,

ông Al Hassan Al Bossory, ông Masrouk ibnu Al Ađđa, ông Said ibnu Masaiyib,

ông At Đohak và các vị Ulama khác của thế hệ At Tabi-y và thế hệ nối tiếp…


Những vị trên đã giải thích Qur’an tuy cùng một ayat nhưng mỗi người có một cách hành văn hay cách thức giải nghĩa khác nhau, bởi vì văn tự Arab rất là phức tạp, không gì thế mà chúng ta cho là có sự mâu thuẩn với nhau, mà đưa ra những lời phê bình để gây ra sự hiểu lầm, hoang mang cho độc giả. Chúng ta hãy tìm hiểu trong sự dùng từ ngữ khác biệt của mỗi người để có một giải đáp chung. Insha Allah, Allah sẽ hướng dẫn chúng ta đi đúng chân lý của Ngài.


Điều quan trọng là không nên giải thích hay dịch nghĩa Qur’an theo ý riêng của mình hoặc suy đoán theo sự cảm nhận mà không dựa vào căn bản của những cách thức đã nói trên thì theo giáo luật là cấm (haram), nghĩa là không được phép mà còn mang tội với Allah.


         عن إبن عباس رض الله عنه أن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: [ من قال في القرآن برأيه، أو بما لا يعلم ، فليتبوأ مقعده من النار ] . رواه إبن جرير بسده والترمذي والنساء .


Ông Ibnu Abbas (R) thuật lại lời cảnh cáo của Rosul (saw) về những ai giải thích ý nghĩa kinh Qur’an một cách vô ý thức không dựa vào những sự giải thích học hỏi từ các vị Ulama xưa kia như sau :


« Những ai giải thích Qur’an theo sự suy đoán riêng tư của họ, hay họ không hiểu biết mà giải thích (theo ý của họ), thì Ðịa ngục có chỗ thật xứng đáng cho họ. » Hadith do Ibnu Jairu, At Tỉmizy và An Nasha’y.


Qua hadith khác Rosul (saw) nói :


         لقوله صلى الله عليه وسلم : [ من قال في كتاب الله برأيه فأصاب فقد أخطأ ] . رواه أبو داود، الترمذي و النساء .


« Những ai giải thích Qur’an qua sự suy đoán riêng tư của họ, nếu có Ðúng đi nữa thì vẫn được xem là Sai. »  Hadith do Abu Dawud, At Tỉmizy và An Nasha’y ghi lại.


Dựa vào những lời cảnh cáo và điều kiện để có thể giải thích ý nghĩa của kinh Qur’an, nên những vị học giả, cao nhân trước kia rất cẩn thận và rất dè dặt trong việc giải thích ý nghĩa kinh Qur’an.


         وقد روي عن أبي بكر الصديق رضي الله عنه قال: ( أي سماء تظلني وأي أرض تقلني إذا أنا قلت في كتاب الله مالا أعلم ) .


Những vị bạn hữu của

ông Abubakar As Siđđik (R) thuật lại lời của ông nói liên quan về việc giải thích ý nghĩa kinh Qur’an, mà ông đã tuyên bố như sau:  « Trời nào có thể che chở tôi, đất nào có thể cho tôi dung thân, nếu tôi giải thích ý nghĩa kinh Qur’an một cách mù quáng ».


Ông Abubakar (R) không bao giờ dám giải thích hay diễn dịch ý nghĩa kinh Qur’an mà ông không hiểu rõ ý nghĩa của nó, mặc dù có thể nói ông là người đầu tiên học thuộc lòng (hafis) toàn bộ thiên kinh Qur’an vào thời đó. Ông Abubakar (R) là người kề cận bên Rosul (saw) để học hỏi ngày đêm, vậy mà vẫn dè dặt, khiêm tốn, sợ mang tội giãi thích sai ý nghĩa Qur’an.


         وروي عن أنس عن عمر بن الخطاب أنه قرأ على المنبر قوله تعالى: ( وفاكهة وابا ) سورة عبس 31. فقال: هذه الفاكهة قد عرفناها فما ألاب ؟ . ثم رجع إلى نفسه فقال: أن هذا لهو التكلف يا عمر .


Ông Anas thuật lại, có lần

ông Umar Ibnu Al Khottob (R) đứng trên Mimbar (bụt giảng) đọc khudbah (bài thuyết giảng), ông đọc lời phán của Allah với ý nghĩa : « Và trái cây và cây cỏ... » Suroh 80 : 31


Ông nói : Trái cây thì chúng ta đã biết, còn cây cỏ thì !!! Sau đó ông thức tĩnh giác ngộ và nói một mình : ‘Hỡi Umar, ngươi không thể nói bừa như vậy được.’


Ông Ibnu Jairu thuật lại từ ông Ubaidillah ibnu Umra nói : - Tôi được gặp những vị đại Ulama ở Al Medinah, họ rất dè dặt, thận trọng và tôn nghiêm khi họ giải thích ý nghĩa kinh Qur’an.


Ông Hisham ibnu Arwah nói : - Tôi không bao giờ nghe ba tôi giải thích Qur’an một cách bất cẩn hay thiếu tôn nghiêm thận trọng cả.


Người ta hỏi ông Muhammad ibnu Siria về những ayat Qur’an, ông trả lời : « Những vị tiền phong đã hiểu thấu về ý nghĩa Qur’an không còn sống nữa. Hãy vì Allah mà cảnh giác, phải thật dè dặt, thận trọng ở những gì mà các người giải thích. »


Trên đây là những bằng chứng cụ thể, đúng thật mà những vị tiền phong của chúng ta đã để lại qua sự tìm hiểu, khổ công gây dựng, dè dặt, thận trọng của họ trong việc giải thích ý nghĩa cao quí của kinh Qur’an. Dù họ là những bậc tiền phong cao thâm, học rộng, hiểu nhiều, nhưng họ không bao giờ dám nói lên những gì họ không hiểu biết. Cho nên, chúng ta mới có những kho tàng quí giá về môn giải thích ý nghĩa kinh Qur’an. Qua sự giải thích cặn kẻ, rõ ràng, đúng thật của họ từ một câu, hay ý nghĩa đen bóng của nó, dựa vào những luật lệ, câu chuyện, lý do truyền xuống mà họ biết được và viết lại sách kinh cho hậu thế, còn những gì họ không biết và không hiểu thấu thì họ im lặng, đó cũng là bổn phận và trách nhiệm của mọi người  phải thực thi lý thuyết và căn bản như sau :


         *)- Bắt buộc phải im lặng nếu không hiểu biết.


         *)- Bắt buộc phải nói những gì mình hiểu biết đúng thật, vì Allah có phán:


         قال تعالى: ( لتبيننه للناس ولا تكتمونه .. ) . آل عمران : 187


« ... Các người hãy công bố nó (điều nói về Sứ giả Muhammad) cho nhân loại và không được giấu giếm nó… » Suroh 3 : 187


         في الحديث الشريف: [ من سئل عن علم فكتمه ألجم يوم القيامة بلجام من نار ] . أخرجه أبو داود الترمذي عن أبو هريرة .


Và bằng chứng cụ thể khác mà

ông Abu Hurairoh (R) thuật lại từ Rosul (saw) : « Những ai được hỏi mà không trả lời qua sự hiểu biết của họ, vào Ngày Tận thế, họ sẽ bị buộc cương lửa vào mình. (Như người ta buộc cương ngựa vậy) ». Do Abu Dawud và At Tirmizy ghi lại.


Qua ý nghĩa cao quí của Qur’an và sự giải thích của Rosul (saw), trách nhiệm của những người hiểu biết là phải nói lên sự thật, dù đắng cai hay mang tai họa đến cũng phải nói lên sự thật do Allah ban sự hiểu biết cho mình, không được giấu giếm để gây sự thiệt hại cho người chưa hiểu biết. Người hiểu biết phải trả lời trong sự khéo léo, tế nhị của mình để làm sáng tỏ sự thật, chớ không được từ chối và nhất là không được giải thích theo sự ích lợi cá nhân hay danh vọng, nếu ai biết ý nghĩa của Qur'an mà không nói sự thật thì Ngày Sau, họ sẽ bị buộc cương lửa vào thân mình hay sẽ bị Allah trừng phạt ném lửa vào mặt.


 


 


 


 



 



 


 


MOHAMAD HOSEN Chuyển ngữ


 


 


 


 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 430 Tổng lượt truy cập 2979442