-Chân Lý Islam | baiviet | PHÂN TÍCH | TÍNH ĐA NGHĨA CỦA TỪ "SALAMA"...
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
TÍNH ĐA NGHĨA CỦA TỪ "SALAMA"...
29.08.2007 23:21 - đã xem : 3582
_VIEWIMG
Ngôn ngữ Arab là một ngôn ngữ phong phú, đa nghĩa. Sự đa nghĩa này được chứng minh qua bài viết của Tiến sĩ Amran Ismael Fitur. Chúng tôi xin trích dịch và kèm theo lời dẫn văn cho thích hợp như sau: Ngôn ngữ Arab nguyên thủy gồm ba mẫu tự, từ ba mẫu tự này, tùy tính huống của nó mà biến đổi nghĩa khác nhau, nên đôi khi động từ quá khứ, động từ hiện tại, danh từ nguyên mẫu, thêm tiếp đầu ngữ, vĩ ngữ (từ سَلم،يَسلِم، سَلامًا،سَلامَةْ) nghĩa là : Bằng an, thoát khỏi, giải thoát khỏi sự tù túng...


Tính Ða nghĩa của từ سلم Salama qua cấu trúc ngữ pháp trong Qur'an


As Salam (السلام) tương ứng với từ Al Baraah (البَراءَةُ) có nghĩa là sự thoát khỏi, được nhà ngôn ngữ học Ibnu Al Araby định nghĩa như sau : “Nghĩa của từ السَلاَمة là hoàn toàn khỏe mạnh”, nghĩa là thoát khỏi bệnh tật, điều xấu xa. Còn sheikh Ar Raghib định nghĩa rằng: “nó là sự hồi phục, sự bằng an khỏi cơn bệnh hữu hóa bề ngoài lẫn bên trong cơ thể”. Qua Ayat 63 Suroh Furqon: "...và khi người ngu gây gỗ với họ, chỉ trả lời 'xin cho được bằng an'". Còn ông Ibnu Manzur giải thích chữ تَسلما là chữ براءة : “sự thoát ly, tự do, là không có cái tốt và xấu giữa con người với nhau”. Bởi vì Ayat (dòng kinh) này được mặt khải tại Mecca, và những người muslim lúc đó cũng không được lệnh phải chào Bằng An những người musrikin (đa thần) trong những ngày đầu của Islam khi Nabi (saw) mới bắt đầu truyền bá và còn ở tại Mecca.


Ông Ashur cho rằng : “chữ السَّلاَم nếu trường hợp nó là động từ nguyên mẫu thì nó mang nghĩa là : Sự giải thoát, ngược lại trong tình huống lời chào thì nó mang nghĩa là sự Bằng An”. Qua suroh Al Fuqon : 75-76 là ta sẽ nhận ra đúng nghĩa của từ سلاما là sự Bằng An : "Họ được Allah ban địa vị cao sang vì đã từng kiên nhẫn chịu đựng, nơi đó (thiên đàng), họ sẽ được đón chào tốt đẹp với lời chúc 'salam' سلام bằng an."



Trong Suroh Hud : 69 Allah phán : "Quả thật các thiên sứ (thiên thần) của Ta đến gặp Ibrahim mang theo tin mừng. Họ chào Người, nói 'salama سلام và Người đáp lại là 'salam' سلام bằng an." Trong ayat trên các thiên thần chúc bằng an سلام , trường hợp này سلاما đóng vai trò là Tân ngữ xác định, còn lời đáp của Nabi Ibrahim (A) bằng an سلاما là danh từ nguyên mẫu, đóng vai trò là vĩ ngữ, còn chủ ngữ bị ẩn của nó mang nghĩa là : "vận mệnh của tôi".



Trong cấu trúc pháp ngữ Arab được tiến sĩ Amran Ismel Fitur phân tích như sau: 'Chữ سلم lời đáp của Nabi Ibrahim (A) là vĩ ngữ thay vì là tân ngữ xác định, vì rằng chỉ là vĩ ngữ của câu nó mới nhấn mạnh được ý nghĩa đích thực của nó và gia tăng thêm thũng lừng của từ. Và trong hadith, Rasoul Mohamad (Saw) có khuyên rằng qua : "Assalam mualaikum" nếu ta đáp là "Alaykassalam" thì không đuợc, vì đây là lời đáp của Thần chết. Vì rằng người cho lời chào Bằng An là đến với tất cả cộng đồng Muslim (كم) cụm số nhiều, nên lời đáp phải là số nhiều (từ cộng đồng Muslim ).



Lời chào nhau đối với người Muslim không phân biệt đối với người sống hay chết. Khi Rasoul (Saw) viếng mộ Người nói:"Assalam mulaikum daro quowmi minalmuslimin." (Chúc Bằng An đến với tất cả những ngôi mộ của những người tin tưởng).



Chữ السلام được biến đổi qua từ التسليم Attasslim, nó là danh gọi cùa Ðấng Chủ Tể, Ðấng Toàn Năng, nghĩa của nó là thoát khỏi sự xấu hổ, sự thiếu hụt mất mát và còn mang nghĩa khác nữa là : Allah gần gủi với các ngươi, các ngươi không bị quên lãng, hay là Nhân danh Ðấng Bằng An đến với Người, hoặc là cầu sự bằng an đến với các ngươi.



Chữ سلامٌ Salamun luôn đi đôi với giới từ على Ala và danh từ sau nó: Nếu mà سلام độc lập, không kèm theo على thì nó mang một ý nghĩa ngược với Bằng An (tức không tốt) ví dụ trong Surah As Safat :79.



"Salamun ala Nuhhin" (Bằng An đến Nuh (A)).



Và cũng như thế, khi kết thúc mỗi một hành lễ ta nói : "Assalam mu alaikum."


Còn chữ السلم nghĩa là Bằng An , cứu rỗi, thoát khỏi, tránh khỏi chiến tranh, tránh khỏi tai họa gán cho nhân loại. Alalh có phán trong Quran : "Hỡi những ai có niềm tin! hãy gia nhập Islam (السلم) một cách trọn vẹn." Suroh 2 :208. Chữ السَّلم mang nghĩa khác nữa là : con đường bình an cứu rỗi.



السلَّم có nghĩa: chinh phục, khuất phục, đầu hàng, hoà bình, như trong Suroh An Nisa 90: "Nhưng nếu chúng rút lui xa các ngươi và không đánh các ngươi và đề nghị hoà bình السلَّم với các ngươi thì Allah sẽ không cho các ngươi lý do để (chiến tranh) chống lại họ." hay "Rồi họ giả vờ chịu thuần phục السَلَمَ (thua) thật tình chúng con đã không làm điều gì tội lỗi." Suroh An Nahl :28. Chữ سلم lại mang nghĩa khác là: phục vụ như ayat sau: "Allah đưa ra ví dụ so sánh về một người (nô lệ) phục vụ سلما nhiều chủ nhân gồm những suraka (kẻ hợp tác làm ăn) nhưng tranh chấp nhau vì một người (nô lệ) chỉ phục vụ một ông chủ duy nhứt." Suroh Az Zamr : 29.



Từ السلام Assalam đi sau một sở hữu từ دار Da'ru nó tạo thành cụm danh từ kép mang ý nghĩa là : Thiêng liêng, an toàn, bình an, vĩnh cửu và hạnh phúc.



Ðộng từ سلَّم Sallama được chia ra thành danh từ chủ động سلِّم Sallima danh từ bị động مسلَّم musallam hay مسلّمةُ musallamatu. Allah phán rằng: "...nhưng Allah đi cứu các ngươi." Suroh Al Janl :43.



Suroh Al Baqara 233: "Các ngươi không mắc tội nếu các ngươi tặng سلَّم bà vú nuôi (tiền quà) của các ngươi đồng ý tặng một cách lịch thiệp."



Suroh Al Baqorah 71: "Khỏe mạnh và yên lành (không có gì khiếm khuyết cả )." Từ مسلّمة từ musallamah ở đây mang nghĩa là khoẻ mạnh, lành mạnh, không thiếu sót.



Suroh An Nisa 92: "Bồi thường nhân mạng cho gia đình người chết." từ مسلّمة musallamah ở đây được dịch là liên hệ (qua lại) quan hệ (công việc).



Trong cú pháp văn phạm Arab thường dùng động từ nhân đôi thể quá khứ, mục đích để nhấn mạnh tân ngữ, như từ أَسلم assalama trong Suroh Al Baqoroh 112 như sau: "Vâng, bất cứ ai nạp mình (أسلم) dung nhan của mình cho Allah đồng thời là người làm tốt thì sẽ được phần thưởng của Rabb của y."



Chữ أسلم Aslama còn có nghĩa là gia nhập Islam, phó thác cho Allah tất cả, thực hiện một nhiệm vụ vì Allah. Như trong Suroh As Safar 103: "Thế nên khi hai cha con cùng nạp mình أسلما Aslama'a thần phục Allah, người (cha bắt con quì đầu xuống đất hay gụp đầu nghiêng sang một bên để tế)."



Suroh Gafar 66 Allah phán: "Và ta được lệnh phải tuân thủ أسْلِمَ Uslima, Rabb của loài người, jinn và tất cả những gì hiện có ( Alamin)."



Suroh Al Amran 20: "Bởi thế, nếu họ theo Islam (أسلموا) (Aslamu) thi chắc chắn họ được dẫn dắt." Từ أسلموا Aslamu ở đây mang nghĩa là gia nhập Islam, vào con đường bình an, vào chân lý và "Quả thật, chính đạo đối với Allah là Islam الإسلام (Al Islam)." Suroh Al Amran :19.



Từ الإسلام Al Islam là đại danh từ chỉ tôn giáo Islam, người muslim luôn cầu nguyện, tìm nơi ấn náu nơi Allah, cầu mong sự dẫn dắt đi đúng theo con đường của Ngài, con đường chân lý.



Danh từ chỉ phái nam theo Islam là المسلم Al Muslim và phái nữ là المسلمة Al Muslimah, còn số nhiều là المسلمون Al Muslimun hay المسلمات Al Muslimat.



Ðộng từ سَلَم salama được thêm tiếp đầu ngữ (است) viết là اتسلم Ittaslama, mang ý nghĩa là yêu cầu, tìm kiếm về với Islam, về với sự bình an, khuất phục, thần phục.



Trong thiên kinh Qur'an được sử dụng 140 lần chữ السلام Assalammu, điều nầy chứng minh rằng ngôn ngữ Arab rất giàu nghĩa, phong phú và đa dạng, السلام Assalammu là một danh từ chỉ danh gọi của Allah ( Ðấng An Bình, Thượng Ðế của chúng ta, Islam là tôn giáo của chúng ta, Islam là tôn giáo của nhân loại, Assalam là lời chào thân thiện của chúng ta (salam bằng an) thật sự chúng ta sẽ tìm thấy nó trong thiên đàng. Allah phán rằng: "Họ sẽ hưởng ngôi nhà bằng an từ Rabb của họ." Suroh Al Amran :25.



الاسلام tên gọi của Allah, tên của các từng trời và trái đất.


"Ngài là Allah, Ðấng mà ngoài Ngài không có một Ðấng Thượng Ðế nào khác (xứng đáng được tôn thờ), Ðức vua, Ðấng Linh Thiêng, Ðấng Ban Sự Bằng An, Ðấng Ban Ðức tin, Ðấng Bảo Vệ An Ninh, Ðấng Toàn Năng, Ðấng không cưỡng lại được, Ðấng ca tụng và quang vinh thay Allah ! Ngài tuyệt đối và cao cả hơn những kẻ hợp tác (sutaka) mà chúng (những kẻ đa thần) gán cùng với Ngài ." Suroh Al Ashr: 23.



Trích dịch từ tờ: Islamic Dawa số: 842 tháng 2-2003.


Do nhóm sinh viên Indochines tại Libya soạn thảo.


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 901 Tổng lượt truy cập 2980345