-Chân Lý Islam | baiviet | GIẢI ĐÁP GIÁO LÝ | TRẢ LỜI THẮC MẮC BẠN ĐỌC KỲ HAI: LIÊN QUAN ĐẾN SOLAH?
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
TRẢ LỜI THẮC MẮC BẠN ĐỌC KỲ HAI: LIÊN QUAN ĐẾN SOLAH?
05.04.2010 04:43 - đã xem : 2871
_VIEWIMG
Kỳ này chanlyislam xin trả lời hai câu hỏi của hai độc giả liên quan đến vấn đề hành lễ solah, dù bề bộn trong công việc nhưng chúng tôi không quên nhiệm vụ mong hai bạn thông cảm cho. Chúng tôi nguyện cố gắng đem hết kiến thức tôn giáo Islam có được để phục vụ cho cộng đồng và những ai muốn tìm hiểu về tôn giáo Islam, cầu xin Ngài giúp cho chúng tôi vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận mà Ngài giao phó cho bề tôi của Ngài, amin.

Hỏi : Asalamu Alaikum !!!


Tôi là đọc giả thường xuyên theo dõi trang web này và luôn cầu mong Allah tăng thêm sức mạnh cho anh chị em biên tập cho ra nhiều bài hay hơn. Thưa chủ Biên, dù là người xuất thân từ Islam nhưng tôi vẫn còn những thắc mắc xung quanh vấn đề tiếng đọc solly như sau:


a). Tại sao hành lễ nguyện (solah) giờ Duhur và giờ Asar thì Imam lại đọc thầm, các giờ lễ nguyện (solah) khác thì Imam lại đọc lớn tiếng.


b). Tại sao 02 rak’at đầu Imam đọc lớn tiếng nhưng 02 rak’at sau lại đọc thầm. xin Allah ban cho chủ Biên nhiều sáng suốt. (Sanusi)



Trả lời : Lễ nguyện (solah) mỗi ngày năm lần là tính bắt buộc cho mỗi người Muslim khi đến tuổi cắp sách đến trường, đây là nền tảng bắt buộc thứ hai của tôn giáo Islam. Bởi vì vào ‘Chuyến thăng thiên’ (Al-Miraj), Allah đã ban lệnh cho Thiên sứ Muhammad (saw) phải truyền bảo tín đồ (Muslim) bắt buộc hành lễ nguyện (solah) mỗi ngày đêm là năm chục (50) lần, nhưng vì lòng Độ lượng và Khoan dung nên Ngài giảm bớt chỉ còn năm (5) lần mỗi ngày đêm mà thôi, nhưng ân phước vẫn được hưởng là 50 lần, Alhamdulillah.


Cách thức solah được Thiên thần Jibrael (A) hướng dẩn cho Thiên sứ Muhammad (saw) sau khi nhận lệnh và tiếp thu cách thức hành lễ nguyện (solah), từ đó Thiên sứ (saw) đã chấp hành nghiêm chỉnh và chính Người đã giảng dạy lại cho các tín đồ cách thức solah và chủ trì (Imam) trong những buổi lễ tập thể (jum’ah)…


Theo các vị Ulama giải thích như sau: Hành lễ (solah) là nằm trong sự bắt buộc (fardu) của mỗi tín đồ Muslim đối với Allah. Sự hành lễ (solah) biểu hiện cho sự khác biệt giữa người Muslim và không phải Muslim, cho nên nếu người Muslim nào không thi hành nó thì xem như là tự động ra khỏi cộng đồng của người Muslim, vì Thiên sứ (saw) đã lên tận bảy tầng trời để nhận sứ mạng cao quí này. Cách thức hành lễ (solah) như thế nào thì Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói rằng:


وقال: (( صلوا كما رأيتموني أصلي )). البخاري .


« Các người hãy hành lễ (solah) giống như Ta đã làm (động tác và lời kinh trong lúc solah) » do al-Bukhary ghi lại.


Ở đây có hai vấn đề cần phải hiểu rỏ là « FARDU là bắt buộc » và « SUNNAH là khuyến khích ».


v FARDU : Đây là lệnh truyền của Đấng Tối Cao (Allah) bắt buộc những người Muslim phải tuyệt đối chấp hành theo chỉ thị của Ngài qua sự hướng dẩn hay truyền giáo của Thiên sứ Muhammad (saw), nếu người Muslim nào chống lệnh tức tự động ly khai khỏi tôn giáo Islam.


v SUNNAH : Đây là những hành động hay việc làm của Thiên sứ Muhammad (saw) có tính cách dạy bảo tín đồ nên noi gương theo Người. Nếu ai bắt chước làm theo Người thì sẽ hưởng thêm ân phước, nếu không thì cũng không có tội gì cả (Chú ý điểm này nghĩa là dù không hành động giống như Thiên sứ đã làm nhưng không thực hiện trái lại với giáo luật Islam).


Cho nên, hành lễ (solah) là nằm trong sự bắt buộc (Fardu) của mỗi tín đồ Muslim, cách thức hành lễ solah từ cử chỉ hành động và (lời kinh) đều nằm trong khuôn khổ bắt buộc (fardu) của giáo luật, nếu ai tự ý hay cố tình thêm bớt (động tác) thì xem như giờ hành lễ solah đó không có một giá trị nào cả. Ngoài những động tác bắt buộc (fardu) trong lúc solah mà giáo lý đã hướng dẩn thì tín đồ chỉ được quyền thêm bớt những động tác mà Thiên sứ Muhammad (saw) đã làm, và những việc thêm bớt đó gọi là đi theo Sunnah của Rosullulloh (saw), nếu hành động theo Người thì ân phước sẽ được tăng lên, nếu không thì buổi hành lễ (solah) đó vẫn có giá trị theo ân phước của nó, chứ không phải là phạm tội, ngoại trừ đi sai đường lối của giáo lý Islam đã dạy.


Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy hiểu rằng trong giáo lý Islam hay sự chỉ dạy phương cách solah của Thiên sứ Muhammad (saw) thì không có đề cập bắt buộc người hướng dẩn solah (Imam) hay người thi hành solah đơn lẽ phải đọc Qur’an lớn tiếng ở hai rak’at đầu của những giờ solah Fajaz, Magrib và Isa, nếu ai lỡ quên đọc thầm (không ra tiếng) thì buổi solah đó vẫn có giá trị như thường, điều quan trọng ở đây là những động tác và lời kinh phải tuần tự theo điều luật của nó. Còn vấn đề hai rak’at đầu thường thấy Imam đọc lớn tiếng cho mọi người nghe đó là đi theo sunnah của Rosullulloh (saw) được những nhà sử học tường trình như sau :


« Vào thưở sơ khai tức từ khi Allah ban lệnh tín đồ phải hành lễ solah năm lần mỗi ngày, thời đó (hơn 1400 năm trước) vùng Arab đâu có điện đèn, cho nên khi trời sụp tối thì người phía sau không thấy rõ người đằng trước. Dù không điện, không đèn nhưng khi đến giờ hành lễ (solah) thì tất cả nam tín đồ tự động đi đến Masjid (thánh đường) để hành lễ solah tập thể theo sự hướng dẩn của Thiên sứ Muhammad (saw). Thể thức solah thì các tín đồ đã hiểu, nhưng mỗi buổi solah có cả ngàn người tham dự thì những người đứng phía sau khó có thể theo dõi những cử chỉ, động tác và lời kinh của Imam để làm theo. Do đó, Rosullulloh (saw) phải đọc lớn tiếng hai rak’at đầu để cho những người phía sau dể dàng chú ý mà bắt kịp sự thay đổi động tác của Rosul (saw). (Ở đây, cũng xin nhắc lại là thời điểm đó dù không có loa phóng thanh nhưng Allah cho Thiên sứ Muhammad (saw) có giọng nói rất lớn mỗi khi giảng đạo hay solah tập thể, cho nên hơn cả ngàn tín đồ đều nghe rõ ràng những gì Người nói, subha-nallah), còn hai giờ hành lễ solah (Duhur và Ars) bầu trời còn sáng nên chỉ cần Imam nói câu « Allahu-Akbar » thì mọi người đồng loạt thay đổi động tác mà không có sự  lầm lẫn nào cả ».


Do đó, đọc lớn tiếng ở hai rak’at đầu chỉ là làm theo sunnah của Rosullulloh (saw) mà thôi, tuy nó không phải là bắt buộc (fardu) nhưng nếu làm theo sunnah thì ân phước sẽ được tăng thêm, vì vậy theo thói quen và tìm ân phước của sunnah nên các tín đồ Muslim quyết tâm thực hành theo thể thức này cho đến Ngày Tận Thế, Insha-Allah.



Hỏi : Asalamu Alaikum....!


Cháu kính chào các cô chú làm chương trình, hôm nay cháu có một ý muốn đưa ra đây xin được các cô chú và mọi người cùng thảo luận, hy vọng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp đến cộng đồng muslim, Insh-Allah. Cháu được biết trong Islam ngoài việc hành lễ (soly) bắt buộc mỗi ngày 5 lần thì còn có những buổi hành lễ (soly) tự nguyện (sunnah) nữa…


Cháu, những người bạn của cháu và có lẽ cả những người mới vào đạo khác nữa chưa hiểu cách thức « soly sunnah » như thế nào ? Cháu để ý thấy ở đây (Riyad-Saudi) khi có hiện tượng lạ trên bầu trời (hay thiên tai)… thì mọi người vội vã đi hành lễ soly sunnah mà họ gọi là « Soly Kusf »??? Những dịp này, chúng cháu cũng ao ước được soly như những người khác nhưng không hiểu cách thức soly sunnah đó như thế nào, mong cô chú hướng dẩn cách thức soly sunnah đó dùm cho chúng cháu với. Cháu đã cố gắng đi đến các tủ sách ở đây để tìm mua loại sách chỉ dạy tất cả các cách soly nhưng chẳng có bản dịch Việt Nam, mà chỉ toàn tiếng Arab và Indonesia mà thôi… Vậy mong các cô chú trợ giúp chúng cháu, xin cảm ơn cô chú. Wassalam. (Mariam)



Trả lời :  Đối với tôn giáo Islam, những thiên tai xảy ra là hiện tượng cảnh báo của Đấng Tối Cao. Đấng Chủ Tể của vũ trụ muốn nhắc nhở nhân loại hãy nhớ đến Ngài. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây… Ngài đều cảnh báo cho con người, nhưng con người không nghĩ đến mà còn làm những chuyện hoang tưởng. Theo giáo lý Islam khi thiên tai xảy ra càng nhiều thì đây là điềm báo hiệu « Ngày tận Thế » sắp đến, và Ngày đó như thế nào thì Allah có phán như sau:


يَا أَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمْ إِنَّ زَلْزَلَةَ السَّاعَةِ شَيْءٌ عَظِيمٌ (1) يَوْمَ تَرَوْنَهَا تَذْهَلُ كُلُّ مُرْضِعَةٍ عَمَّا أَرْضَعَتْ وَتَضَعُ كُلُّ ذَاتِ حَمْلٍ حَمْلَهَا وَتَرَى النَّاسَ سُكَارَى وَمَا هُمْ بِسُكَارَى وَلَكِنَّ عَذَابَ اللَّهِ شَدِيدٌ (2)


« Hỡi nhân loại! hãy sợ Rabb (Allah) của các người bởi vì cơn chấn động của Giờ (Xét Xử) sẽ là một hiện tượng vô cùng khủng khiếp. Ngày mà các người sẽ thấy: Mỗi bà mẹ sẽ quên bẵng đứa con đang bú và mỗi người phụ nữ mang thai sẽ trút bỏ gánh nặng của mình và Ngươi sẽ thấy thiên hạ như say rượu trong lúc họ không uống say. Tuy nhiên sự trừng phạt của Allah sẽ rất khủng khiếp ». S. 22/1-2.


Một chương khác trong thiên kinh Qur’an, Allah cũng đề cập ngày đó như sau:


إِذَا زُلْزِلَتِ الْأَرْضُ زِلْزَالَهَا (1) وَأَخْرَجَتِ الْأَرْضُ أَثْقَالَهَا (2) وَقَالَ الْإِنْسَانُ مَا لَهَا (3) يَوْمَئِذٍ تُحَدِّثُ أَخْبَارَهَا (4) بِأَنَّ رَبَّكَ أَوْحَى لَهَا (5) يَوْمَئِذٍ يَصْدُرُ النَّاسُ أَشْتَاتًا لِيُرَوْا أَعْمَالَهُمْ (6) فَمَنْ يَعْمَلْ مِثْقَالَ ذَرَّةٍ خَيْرًا يَرَهُ (7) وَمَنْ يَعْمَلْ مِثْقَالَ ذَرَّةٍ شَرًّا يَرَهُ (8)


 “Khi trái đất chấn động qua một cuộc động đất (cuối cùng) - Và trút gánh nặng của nó ra ngoài - Và con người sẽ bảo: ‘Chuyện gì xảy đến cho nó vậy?’ - Vào Ngày đó nó sẽ kể câu chuyện của nó - Bởi vì Rabb (Allah) của Ngươi mặc khải cho nó - Vào Ngày đó, nhân loại sẽ đi rời rạc từng đoàn đến chứng kiến việc làm của họ - Bởi thế, ai làm việc thiện dù nhẹ bằng hạt cải cũng sẽ thấy nó - Và ai làm việc ác dù nhẹ bằng hạt cải cũng sẽ thấy nó”. S. 99/1-8.


Theo sự giải thích của Rosul (saw) qua sự thuật lại của ông Ibnu Abbas như sau: “Vào Ngày đó, đất sẽ rung chuyển dữ dội, sóng biển sẽ ồ ạt chuyển động và gây ra sự động đất lần thứ nhứt. Sau đó, trận động đất lần thứ hai sẽ kinh khủng hơn, vì tất cả những gì chứa trong lòng đất đều văng tung tóe ra ngoài, rồi con người hốt hoảng hỏi nhau: ‘Chuyện gì xảy đến chúng ta?’. Nhưng đất cứ rung động ầm ỉ làm tất cả tan nát như bông gòn bay tứ tán, lúc ấy không ai lo cho ai được mà chỉ biết giữ lấy linh hồn của mình.”


Theo ý kiến của Imam As-Shafi’y: « Nếu là người tin tưởng, khi thấy những hiện tượng thiên tai như động đất, giông bảo, nhật thực hay nguyệt thực… thì mỗi người nên tự động đi lấy nước wudu rồi solah kusf hai rak’at cầu xin Allah che chở cho chúng ta thoát nạn từ sự thiên tai này, và đặt hết sự tin tưởng nơi Ngài với lòng thành tâm tuyệt đối ».


Cách thức hành lễ solah kusf cũng giống cách thức hành lễ solah sunnah hai rak’at mà thôi, chỉ khác nhau là sự định tâm của buổi solah đó và có những câu đu’a (cầu xin) sau khi salam có nội dung như sau :


Lời cầu xin tránh điềm xấu.


((اللَّهُمَّ لاَ طَيْرَ إِلاَّ طَيْرُكَ، وَلاَ خَيْرَ إِلاَّ خَيْرُكَ، وَلاَ إِلَـٰهَ غَيْرُكَ))


Tạm phiên âm : (Allohumma la troy ro illa troy ruk, wala khoay ro illa khoay ruk, wala illa ha ghoay ruk)


Ý nghĩa: {Thưa Allah! Không có điềm xấu nào cả ngoại trừ điềm xấu của Ngài gián xuống, và cũng không có điềm tốt nào cả mà chỉ có điềm tốt của Ngài ban tặng. Và cũng không có Thượng Đế nào được xứng đáng được thờ phụng ngoại trừ Ngài.} Hadith do Ahmad và Al-Nasa-y ghi lại.


Lời cầu nguyện khi thấy vầng trăng lưỡi liềm.


((اللهُ أَكْبَرُ، اللَّهُـمَّ أَهِلَّهُ عَلَيْنَـا بِالأَمْنِ وَالإِيْمَـانِ، وَالسَّـلاَمَةِ وَالإِسْـلاَمِ، وَالتَّوْفِيْقِ لِمَـا تُحِبُّ رَبَّنَا وَتَرْضَى، رَبُّنَا وَرَبُّكَ اللهُ))


Tạm phiên âm : (Allohu Akbar, Allohumma a hillahu alayna bil amni wal iman, was salamati wal Islam, wat tâu fiy qi lima tuhib bu robbana wa tar đoa, robbuna wa robbukal lah)


Ý nghĩa: {Allah thật Vĩ Đại! Thưa Allah! Hãy cho trăng lưỡi liềm được mọc lên và cho chúng tôi thấy nó bằng sự an toàn, bình an, tin tưởng, phủ phục và thành công với những gì mà Thượng Đế của chúng tôi thương yêu và hài lòng. Allah là Thượng Đế của chúng tôi và là Thượng Đế của bạn (đấy lưỡi liềm).} Hadith do Al-Tirmizy ghi lại.


Lời cầu nguyện khi có gió (giông tố, bảo bùng...).


((اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَسْـأَلُكَ خَيْرَهَا، وَأَعُـوذُ بِكَ مِـنْ شَـرِّهَا))


Tạm phiên âm : (Allohumma inniy as aluka khoy roha, wa a uzu bika min shar-ri ha)


Ý nghĩa: {Thưa Allah! Cầu xin Ngài ban cho chúng tôi những điều tốt đẹp từ (cơn gió này) và xin Ngài che chở cho chúng tôi tránh những tai nạn từ nó.} Hadith do Abu Dawud và Ibn Majah ghi lại.


((اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ خَيْرَهَا، وَخَيْرَ مَا فِيهَا، وَخَيْرَ مَا أُرْسِلَتْ بِهِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّهَا، وَشَرِّ مَا فِيهَا، وَشَرِّ مَا أُرْسِلَتْ بِهِ))


Tạm phiên âm : (Allohumma inniy as aluka khoy roha, wa khoy roma ur si lat bihi, wa a uzu bika min shar-riha, wa shar-rima fiha, wa shar-rima ur silat bihi)


Ý nghĩa: {Thưa Allah! Cầu xin Ngài ban cho chúng tôi mọi điều tốt đẹp từ cơn gió này, trong cơn gió này và những gì theo cùng với nó và xin Ngài che chở chúng tôi tránh khỏi những tai nạn từ cơn gió này, trong cơn gió này và những gì theo cùng với nó.} Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.


Lời cầu nguyện khi có sấm sét.


((سُبْـحَانَ الَّذِي يُسَـبِّحُ الرَّعْدُ بِحَمْدِهِ، وَالْمَلاَئِكَةُ مِنْ خِيفَتِهِ))


Tạm phiên âm: (Shubha nallaziy yu sabbi hur-rac đu bi hamdihi, wal mala ikatu min khiy fatihi)


Ý nghĩa: {Vinh quang thay (Allah) Đấng mà chúng tôi tụng niệm, Thần Sấm ca tụng tán dương và tất cả các Thiên Thần vì Ngài mà khiếp sợ.} Hadith do Malik ghi lại.


Hi vọng sự trả lời của hai câu hỏi này sẽ giải tỏa sự thắc mắc của hai bạn, cầu xin Allah tha thứ cho chúng tôi nếu có gì sai sót, cầu xin Ngài chấp nhận sự hành đạo của chúng ta, amin.


banbientap@chanlyislam.com


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 902 Tổng lượt truy cập 2980346