-Chân Lý Islam | baiviet | GIÁO LÝ THỰC HÀNH | Ý NGHĨA NHỊN CHAY NGÀY ASHURO (MÙNG 10 THÁNG MUHARRAM)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
Ý NGHĨA NHỊN CHAY NGÀY ASHURO (MÙNG 10 THÁNG MUHARRAM)
17.12.2009 04:24 - đã xem : 3027
_VIEWIMG
Hình minh họa ngày Ashuro
Khi xưa, Nabi (saw) cùng tất cả bạn hữu của Người đều nhịn chay mỗi khi đến ngày Ashuroh, Người cũng đã khuyến khích cộng đồng của Người nên cố gắng nhịn chay vào ngày Ashuroh để mong được Allah xóa tội của năm trước. Nhịn chay ngày Ashuroh là hành động tự nguyện (sunnah), nhưng những ai biết được giá trị của nó thì hầu như không ai lơ đãng cho ngày này trôi qua cả.


Sử ghi lại, lúc mà Rosul (saw) đã đến thành phố Madinah thì Người thấy những người Do Thái nhịn chay vào ngày Ashuro, Rosul (saw) tìm hiểu thì được biết : Những người Do Thái nhịn chay để tạ ơn Allah đã cứu thoát Nabi Musa (A) và những người Do Thái từ bàn tay diệt chủng của Firaun. Từ đó, Rosul (saw) nói với ý nghĩa: "Chúng ta là những người mến thương và kính trọng Nabi Musa hơn họ. Chúng ta hãy nhịn chay vào ngày Ashuro, sẽ được Allah tha thứ tội lỗi ở năm vừa qua ." Hadith do Muslim ghi lại.


لقوله عليه السلام : ( وصوم يوم عاشوراء يكفر سنة ماضية ) . مسلم .


كما صام صلى الله عليه وسلم عاشوراء و أمر بصيامه وقال: ( إذا كان العام المقبل إن شاء الله صمنا اليوم التاسع ) . مسلم  وأبوداود .


Một hadith khác do ông Qotadah ® thuật lại là có người hỏi Nabi (saw) về sự nhịn chay vào ngày Ashuro thì ân phước của nó như thế nào? Nabi (saw) trả lời: "Ta ước tính rằng sẽ được Allah xóa sạch tội lỗi của năm trước đó." Hadith do Muslim ghi lại.


Rồi Nabi (saw) nói thêm: "Insha-Allah, năm tới chúng ta sẽ nhịn thêm ngày mùng chín ." Hadith do Muslim và Abu Dawud ghi lại.


Dựa theo sunnah của Rosul (saw), để không hành đạo giống như người Do Thái nên Rosul (saw) kêu gọi người Muslim nên nhịn chay thêm một ngày nữa là: nhịn vào ngày mùng chín và mùng mười. Nhưng theo sự giải thích của đa số Ulama, chúng ta có thể nhịn chay thêm trước một ngày hay sau một ngày của mùng mười tháng Muharam. (Nghĩa là: mùng chín và mùng mười hoặc mùng mười và mười một của tháng Muharam).


Những cách thức nhịn chay vào ngày Ashuro sẽ có ba phương cách:


1.     Cách thứ nhứt: Nhịn ba ngày liên tiếp (một ngày trước ngày Ashuroh, ngày Ashuro và ngày sau đó) (Mùng 9 + mùng 10 + ngày 11 tháng Muharam niên lịch Islam).


2.     Cách thứ hai: Nhịn ngày mùng chín và ngày Ashuro (mùng 10), hoặc nhịn ngày Ashuro (mùng 10) và ngày 11 tháng Muharam.


3.     Cách thứ ba: Chỉ nhịn chay ngày Ashuro (mùng 10), nhưng cách này thì không đúng theo sunnah của Rosul (saw) đã làm .


Trích từ Zad Al-Maad của Shaikh Ibn Qaiyim Al-Jawzy.


*Trường hợp, nếu tính sai ngày rồi nhịn trước đó một ngày và sau đó một ngày thì cũng không có vấn đề gì, vẫn được hưởng những ân phước như Nabi (saw) đã nói. Insha-Allah, năm nay ngày mùng 10 tháng Muharam có thể rơi vào ngày Chủ nhật 27 tháng 12 năm 2009 DL.


Giải đáp thắc mắc liên quan đến ngày Ashuro do Cheikh Muhammad Soleh Al-Munjid phúc đáp


Hỏi: Tôi biết được ân phước về sự nhịn chay ngày Ashuro là xóa bỏ đi tội lỗi của năm vừa qua, nhưng chúng tôi ở đây chỉ sử dụng dương lịch nên không biết trước được ngày nào là ngày Ashuro. Đến khi trời sáng ngày hôm sau thì có tin cho hay hôm nay là ngày mùng 9 tháng Muharam, lúc đó tôi chưa ăn uống gì cả thì tôi định tâm nhịn chay ngay, vậy sự nhịn chay đó của tôi có giá trị không?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah đã ban cho bạn luôn cố gắng tranh thủ làm thêm những điều tự nguyện và tuân phục Allah, cầu xin Allah ban cho tất cả chúng ta luôn làm được những việc như vậy. Còn câu hỏi của bạn được trả lời như sau:


-   Ai định tâm nhịn chay vào ban đêm (tức trước khi binh minh của ngày định nhịn chay) là việc làm bắt buộc mà Nabi (saw) đã truyền lại.


-   Còn ai định tâm nhịn chay tự nguyện hay sunnah vào ban ngày, nếu chưa phạm những điều làm hư nhịn chay từ lúc sau khi bình minh lên, thì sự nhịn chay đó liên quan đến một Hadith sau đây:


Bà Aysha (R) kể lại: « Có một ngày Nabi (saw) bước vào nhà rồi hỏi: "Trong nhà có gì để ăn không ?", mọi người đáp: - Thưa không có gì cả. Nabi (saw) nói: "Vậy thì Ta nhịn chay vậy." Hadith do Muslim ghi lại (170, 1154).


Nghĩa là : Được phép định tâm nhịn chay sunnah vào ban ngày của hôm đó, nhưng nhịn chay bắt buộc (Ramadan) thì phải định tâm vào ban đêm trước ngày nhịn vì có Hadith sau đây:


Nabi (saw) nói: "Ai không định tâm nhịn chay trước khi bình minh lên thì sự nhịn chay đó vô hiệu." (tức nhịn chay bắt buộc) Hadith do Abu Dawud (2454), Al-Tirmizy (726) ghi lại và được Cheikh Al-Albany xác thực trong Soheh Al-Jamé (6535).


Cheikh Al-Uthaimeen nói: « Trong vấn đề này các vị Ulama có hai ý kiến:


-   Thứ nhất: Người định tâm nhịn chay vào ban ngày thì được hưởng ân phước trọn cả ngày, bởi vì sự nhịn chay là nhịn cả ngày.


-   Thứ hai: Người đó chỉ được ân phước từ khi định tâm cho đến chiều mà thôi, tức nếu định tâm sau khi mặt trời đứng bóng thì ân phước chỉ được nữa ngày, câu nói này được cho là hợp lý nhất vì Nabi (saw) đã nói:


قَالَ سَمِعْتُ رَسُولَ اللَّهِ  يَقُولُ: ((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى)) متفق عليه.


"Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm và mỗi việc làm của con người được tính toán bằng sự định tâm của y." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.


Và người này chỉ định tâm lúc nữa ngày mà thôi nên chỉ được hưởng ân phước từ khi y định tâm không thể thêm được.


Dựa vào ý kiến thứ hai nếu nhịn chay vào các ngày như thứ hai, thứ năm, những ngày Al-Beedh (tức ngày 13, 14, 15 theo lịch Islam) hoặc nhịn chay ba ngày trong tháng, mà sự định tâm vào lúc giữa ngày thì ngày nhịn chay đó vô hiệu không được phần thưởng gì cả. (Trích từ quyển Al-Sharh Al-Mumté q 6/Tr 373).


Theo giáo lý ai định tâm nhịn chay Ashuroh trể từ sau bình mình xuất hiện (tức đã đến giờ dâng lễ Solah Fajr) sẽ không được phần phước của ngày Ashuroh đó (xóa tội của năm vừa qua), bởi vì y không nhịn chay trọn ngày Ashuro mà chỉ nhịn một phần trong ngày mà thôi. Nhưng sẽ được hưởng phần phước là được nhịn vào tháng Al-Muharam (tháng giêng theo lịch Islam), sự nhịn chay của ngày Ashuroh được xem là tốt thứ hai sau sự nhịn chay của tháng Ramadan. (Soheeh Muslim Hadith số 1163).


Trong những lý do quan trọng làm cho bạn cũng như những người khác không biết được ngày Ashuroh hay những ngày Al-Beedh là ngày nào cho đến khi rơi vào ngày hôm đó như bạn đã kể: bạn chỉ sử dụng dương lịch mà thôi. Với sự quên lãng đó cũng là điều tốt mà Allah muốn nhắc nhở bạn cũng như bao người khác rằng từ nay nên áp dụng niên lịch Hidjri của Islam, đây là niên lịch được Allah cho phép và Ngài đã hài lòng về niên lịch này. Một khi áp dụng niên lịch Islam này sẽ làm cho chúng ta luôn nhớ những ngày tháng trọng đại của Islam, đồng thời làm khác với nhóm người kinh sách (người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo) mà Allah đã ra lệnh cố ý làm khác họ, đặc biệt niên lịch này cũng chính là niên lịch mà những vị Nabi trước đã sử dụng kể cả nhóm người Do Thái giáo cũng sử dụng niên lịch này để biết được ngày nào là ngày Ashuro, vì đây là ngày mà Allah đã cứu Nabi Musa (A) thoát khỏi kẻ thù chứ họ không áp dụng theo dương lịch để tính toán ngày này. (Trích từ Al-Sharh Al-Mumté q 6/tr 471).


Cầu xin Allah ban nhiều ân lộc cho chúng ta và ban cho chúng ta luôn ca tụng và tạ ơn Ngài.


Hỏi: Làm thế nào để nhịn chay được ngày Ashuro? Cho đến bây giờ chúng tôi không biết được khi nào sẽ bắt đầu tháng Al-Muharram lại càng không biết được tháng Zul Hijjah (tức tháng 12 theo niên lịch Islam) là 29 ngày hay 30 ngày, thế thì làm sao tính được mà nhịn chay cho đúng ngày?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah. Nếu chúng ta không biết được tháng Zul Hijjah là tháng đủ 30 ngày hay tháng thiếu 29 ngày và cũng không một ai báo cho biết đã thấy được mặt trăng của tháng Al-Muharram hay chưa, khi đó chúng ta cứ việc tính theo nguyên thủy là tháng có 30 ngày, cứ cho rằng tháng Zul Hijjah là 30 ngày rồi sau đó tính tới cho đến ngày Ashuro tức ngày mùng 10 tháng Al-Muharram (tháng giêng theo lịch Islam).


Nếu muốn nhịn chay ngày Ashuroh được chắc chắn thì làm như sau: Nhịn chay hai ngày liên tiếp dù tháng Zul Hijjah là 29 ngày hay 30 ngày cũng vậy, một là đã nhịn vào ngày mùng 9 và 10 hoặc đã nhịn vào ngày mùng 10 và 11, cả hai điều tốt đẹp. Còn nếu muốn chắc chắn hơn nữa thì hãy nhịn vào hai ngày đã kể trên và nhịn thêm một ngày trước hai ngày đó, khi đó có hai trường hợp một là nhịn được ngày mùng 9 + 10 và 11 hoặc đã nhịn được ngày mùng 8 + 9 và mùng 10, cả hai trường hợp đều nhịn được ngày mùng 9 và mùng 10.


Hỏi : Nếu trường hợp vì bận công việc hay hoàn cảnh không cho phép nên tôi chỉ nhịn chay được một ngày duy nhất mà thôi, vậy tôi có thể nhịn chay ngày nào tốt nhất?


Đáp : Hãy tính tháng Zul Hijjah là 30 ngày rồi tính tới ngày mùng 10 mà nhịn chay vào ngày đó. Đây là câu trả lời của thầy tôi là Cheikh Abdul Aziz bin Abdullah bin Baz.


Nếu được tin tức tháng Al-Muharram đã bắt đầu do một người đáng tin cậy báo tin đã nhìn thấy được mặt trăng của tháng Al-Muharram thì bắt đầu tính từ đó rồi nhịn chay vì Hadith:


Nabi (saw) nói: "Sự nhịn chay tốt nhất sau tháng Ramadan là sự nhịn chay vào tháng của Allah tháng Al-Muharram." Hadith do Muslim ghi lại số 1163.


Hỏi: Tôi phải nhịn chay trả của tháng Ramadan nhưng lại muốn nhịn chay ngày Ashuro, vậy tôi có được phép nhịn chay Ashuro trước rồi sẽ trả lại những ngày thiếu của tháng Ramadan không, và nếu tôi định tâm nhịn chay trả vào ngày Ashuro và ngày 11 thì tôi có được ân phước của ngày Ashuro không ?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah, ở đây có hai cách giãi quyết :


Thứ nhất: Không được phép nhịn chay tự nguyện trong khi chưa trả hết ngày nhịn chay của tháng Ramadan, bắt buộc phải trả những ngày thiếu của tháng Ramadan trước rồi sau đó mới được nhịn chay tự nguyện.


Thứ hai: Trong khi định tâm nhịn chay trả của tháng Ramadan thì định tâm luôn cho ngày Ashuro và ngày 11 thì điều này được phép vì Nabi (saw) đã nói:


قَالَ سَمِعْتُ رَسُولَ اللَّهِ  يَقُولُ: ((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى)) متفق عليه.


"Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm và mỗi việc làm của con người được tính toán bằng sự định tâm của y." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại. (trích từ Fatawa Al-Lajnah Al-Da-i-mah (Hội đồng thường trực) q11/tr 401)


"Và hy vọng rằng bạn được cả hai ân phước, ân phước nhịn chay trả của tháng Ramadan và của ngày hôm đó." (trích từ Fatawa Manar Al-Islam của Cheikh Muhammad bin Uthaimeen q2/tr 358).


Hỏi: Tôi có được phép chỉ nhịn chay vào ngày Ashuro mà không cần phải nhịn chay vào mùng 9 trước nó hoặc ngày 11 sau nó hay không ?


Đáp: Cheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Nhịn chay ngày Ashuro để được xóa đi tội của năm vừa qua, cho nên đối với ai chỉ nhịn chay ngày Ashuro thì không có vấn đề gì." (trích từ Al-Fatawa Al-Kubro q5).


Trong quyển Tuhfah Al-Muhtaaj của Ibnu Hajar Al-Haitamy ghi: "Và không có vấn đề gì nếu chỉ nhịn chay vào ngày Ashuro." (trích q3 chương sự nhịn chay tự nguyện).


Với câu hỏi này Al-Lajnah Al-Daimah (Hội đồng thường trực) trả lời như sau: "Được phép chỉ nhịn chay vào ngày Ashuro mà thôi, nhưng tốt nhất là nhịn thêm một ngày trước đó hay một ngày sau đó, vì đây là Sunnah mà Nabi (saw) có nói qua Hadith:


قَالَ : ((لَئِنْ بَقَيْتُ إِلَى قَابِلِ لأَصُوْمَنَّ التَّاسِعَ)) رواه مسلم (1134).


Nabi (saw) nói: "Nếu Ta còn sống đến sang năm chắc chắn là Ta nhịn chay vào ngày mùng chín." Hadith do Muslim ghi lại số 1134.


Ông Ibnu Abbaas (R) nói: "Tức nhịn chung với ngày Ashuro."Trích từ Hội đồng thường trực nghiên cứu và hỏi đáp kiến thức Islam.


Hỏi: Tôi muốn nhịn ngày Ashuro trong năm nay, và có một số người nói với tôi rằng theo Sunnah là nhịn chay trước ngày Ashuro một ngày tức ngày mùng 9. Vậy theo Sunnah của Nabi (saw) có hướng dẫn như vậy không?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah.


Ông Abdullah bin Abbaas (R) thuật lại: Khi Nabi (saw) nhịn chay ngày Ashuro và ra lệnh mọi người nhịn theo ngày hôm đó, mọi người nói: Thưa Rosul của Allah! Quả thật, đấy là ngày mà người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo rất tôn trọng. Nabi (saw) nói: "Nhất định năm tới chúng ta sẽ nhịn chay thêm ngày mùng chín, Insha Allah." Ông Abdullah (R) kể tiếp: Nhưng chưa kịp đến năm mới thì Nabi (saw) đã qua đời. Hadith do Muslim ghi lại số 1916.


Imam Al-Shafi’y và bạn bè của ông cùng với Imam Ahmad, Ishaaq và những người khác nói: "Khuyến khích nhịn chay vào cả hai ngày ngày mùng chín và ngày mùng mười Ashuro, vì Nabi (saw) đã nhịn chay vào ngày mùng mười Ashuro và đã định tâm nhịn chay ngày mùng chín."


Dựa vào những gì ở trên thì nhịn chay ngày Ashuro có cấp bậc thấp nhất là chỉ nhịn một ngày Ashuro, cao hơn nữa là nhịn thêm ngày mùng chín và cứ nếu nhịn chay thật nhiều trong tháng Al-Muharram thì sự nhịn chay đó tốt đẹp và hoàn hảo hơn.


Hỏi : Sự nhịn chay ngày mùng 9 và mùng 10 Ashuro mang ý nghĩa gì ?


Đáp : Imam Al-Nawawy nói: Những học giả Ulama trong nhóm bạn bè của tôi và những người khác nói về ý nghĩa của sự nhịn chay Ashuro như sau:


Thứ nhất: Cố ý làm khác với việc làm của nhóm Do Thái giáo trong khi họ chỉ nhịn chay ngày Ashuro như đã được nhắc trong Hadith của Abdullah bin Abbaas (R)  trên.


Thứ hai: Liên kết nhịn chay ngày Ashuro cùng với ngày khác, giống như đã bị cấm không được nhịn chay vào ngày thứ sáu duy nhất.


Thứ ba: Ngừa khỏi phải sợ rằng tháng vừa rồi là tháng đủ hay tháng thiếu, nếu có thực sự tính sai thì ngày mùng chín sẽ trở thành ngày mùng mười Ashuro. Đến đây là hết lời của Imam Al-Nawawy.


Ý nghĩa quan trọng nhất trong ba ý nghĩa nói trên là cố ý làm khác với nhóm Do Thái giáo. Qua đó, Cheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Nabi (saw) đã cấm làm giống theo thị dân Kinh Sách (người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo) như đã được nhắc rất nhiều qua các Hadith...


Tiêu biểu như trong vấn đề AshuroNabi (saw) đã nói: "Nếu Ta còn sống đến năm tới là chắc chắn Ta sẽ nhịn chay thêm ngày mùng chín." Trích từ Al-Fatawa Al-Kubro q6.


Ông Ibnu Hajar giải thích thêm về câu nói của Nabi (saw)là Người dự định nhịn chay vào ngày mùng chín không phải mang ý nghĩa chỉ nhịn chay ngày mùng chín không mà ngược lại người nhịn thêm ngày mùng chín với ý định phòng ngừa sai lệch trong việc tính lịch và cố ý làm khác với nhóm Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Câu nói này là thiết thực nhất được rút ra từ các đường truyền của Muslim. Trích từ Fath Al-Bary q4/tr 245.


Tác giả Cheikh Ibn Qoiyim, Cheikh Abdul Aziz bin Baz, Cheikh Muhammad Al-Uthaimeen và Cheikh Soleh bin Al-Fawzaan cùng với lời giải đáp câu hỏi của Cheikh Muhammad Soleh bin Al-Munjid


Do Abu Hisaan Ibnu Ysa dịch thuật từ trang web hỏi và đáp về Islam http://www.islam-qa.com


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 147 Tổng lượt truy cập 2981101