CHÂU PHONG, VÙNG ĐẤT TÂM LINH… Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

CHÂU PHONG, VÙNG ĐẤT TÂM LINH…

08.04.2009 03:53 - đã xem : 7507

Alhamdulillah, nhân dịp chuyến đi về đồng bằng sông Cửu Long để thăm viếng, chúng tôi có dịp ghé qua làng Chăm Islam đã tập trung sinh sống tại đây qua nhiều thế kỷ, có thể nói nơi đây là « Quê cha đất tổ» của những người Chăm Islam Vietnam đang sinh sống rải rác khắp nơi, hay nói một cách khác dể hiểu hơn «Châu Phong, vùng đất tâm linh của dân tộc Chăm, cái nôi của những người Chăm xa xứ».

Để đến làng Chăm Châu Phong ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu (An Giang). Chúng ta có thể đi bằng hai đường: Một là qua phà Năng Gù, qua Phú Tân rồi lên Tân Châu để đến Phũm Soài; hai là theo hướng từ Châu Đốc qua phà Châu Giang là đã đặt chân lên đến làng Chăm Châu Giang và đi thêm vài cây số sẽ đến làng Chăm Châu Phong. Chỉ vừa bước chân lên cầu để vào làng thì chúng ta cảm thấy có một không khí gì đó mà không cảm nhận được, một ánh nắng chan hòa xen lẫn những luồng gió ngược từ hướng sông thổi vào mà chúng tôi đang dáo dát nhìn những người mẹ già đội khăn đứng bên vệ đường hay những em nhỏ ngây thơ đang nô đùa dưới những tàn cây rậm rạp...  


Masjid Mubarak ChauGiangĐến ngã ba quẹo trái, cái đập vào mắt đầu tiên là «Thánh đường Mubarak» ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân (An Giang). Đây là công trình có kiến trúc rất giống với các Thánh đường tại các nước Hồi giáo với những mái vòm, có bốn ngọn tháp ở bốn góc. Được biết, công trình này do kiến trúc sư người Ấn ‘Mohamed Amin’ thiết kế và xây dựng, đây được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở An Giang vào thời đó. Tại Châu Giang và những vùng lân cận còn nhiều Thánh đường (Masjid) hay tiểu thánh đường (Surao) khác nằm dọc hai bên đường hướng về Tân Châu. Hoặc con đường khác từ Châu Đốc đi qua cầu Cồn Tiên về huyện cửa khẩu Khánh Bình thì cũng sẽ nhìn thấy nhiều Thánh đường Hồi giáo, mỗi Thánh đường mỗi vẻ, nhưng Thánh đường nào cũng nguy nga, tráng lệ theo kiểu kiến trúc Trung Đông. Đặc biệt, bên trong Thánh đường lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng và thoáng mát dù không chiếu sáng đèn, có lẽ nhờ dãy hành lang rộng xung quanh, hay mái vòm cao và nhiều cửa sổ lớn...


Nhưng cái bất ngờ đầu tiên là tôi thấy một người đang ngồi bên cạnh ngôi mộ tay cầm quyển Qur’an mở ra, mắt chăm chú nhìn vào và miệng thì lẩm bẩm (nghĩa là đang chăm chú đọc kinh Qur’an để gửi đến người chết), tôi chỉ biết lắc đầu rồi trở ra cổng Masjid, bụng nghĩ thầm chẳng lẽ họ không biết là người chết thì đâu còn nghe được gì nữa hay sao?  


Sau khi thăm viếng Thánh đường Mubarak thì chúng tôi rời làng Châu Giang để qua làng Châu Phong bằng xe lôi đạp chỉ vài cây số, nhìn hai bên đường khỏi nói thì cũng biết sự cách biệt giữa hai lối sống của người Kinh và người Chăm, một bên thì ồn ào buông thả, một bên thì khép kín và tôn nghiêm, nhưng hai văn hóa này hòa lẫn trong một con thuyền hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.


Masjid Niekmak ChauPhongĐến ấp Phũm Soài – Châu Phong thì có hơi khác biệt ở Châu giang một chút xíu, đó là hầu như nơi đây chỉ có người Chăm mà thôi, cho nên mọi nơi hay mỗi khu vực đều có những Masjid hay Surao để người dân làm nơi hành lễ. Đầu tiên, mà chúng tôi nhìn thấy là  Masjid «Niekmak», đây cũng là nơi đặt văn phòng ban đại diện Hồi giáo tỉnh An-Giang. Thánh đường này có lối kiến trúc theo kiểu những ngôi nhà xưa cổ kính của thời Pháp thuộc, thoạt nhìn thì cũng rất đẹp và trông sáng, nhưng nếu không có tháp đài (minaret) thì nó có một cái gì đó mà chưa thể để lại cho khách viếng thăm một cảm giác của một nơi tâm linh thờ phượng theo truyền thống của đạo Hồi…


Masjid Muhamadiyah ChauPhongQua cầu quẹo phải vài trăm thước, thì tiếp theo là một ngôi thánh đường khác, đó là Masjid «Muhamadiyah». Tại sao chỉ cách nhau vài trăm thước lại có hai Thánh đường nhỉ ? Đó là câu hỏi chắc chắn rằng ai ai cũng đặt vấn đề… Nhưng sau khi tìm hiểu thì cái lịch sử mà hai Thánh đường này đang tồn tại có một cái gì đó không thống nhất với nhau trong vấn đề giáo lý (Shari’a). Với tư cách là một trong những người anh em Muslim, chúng tôi xin những người có trách nhiệm hãy ngồi lại để bàn thảo và giải quyết vấn đề hầu mang lại sự đoàn kết mà Qur’an (Lời Phán truyền của Allah) và Sunnah (những việc làm của Vị Thiên sứ Kính yêu (saw)) đã dạy bảo. Nếu chúng ta không đoàn kết thì chính chúng ta tự hủy diệt đi tính sinh tồn của cộng đồng Muslim Việt nam nói riêng trong thế hệ mai sau. Cầu xin Allah ban cho anh chị em có một tầm nhìn bao quát để ý thức được những sự sai lầm từ đời này qua đời nọ, con cháu chúng ta đang cần «sự thức tỉnh» của những bậc phụ huynh để cùng nhau dạy dỗ con em theo những gì Thiên kinh Qur’an và Sunnah của Nabi (saw) đã để lại, amin.


Vì Allah có phán rằng: «Và hãy cùng nhau nắm vững sợi dây (Islam) mà Allah đã giăng ra cho các người và đừng chia rẽ nhau, và hãy nhớ Ân huệ của Allah đã ban cho các người khi các người hãy còn là kẻ thù của nhau, nhưng Ngài đã kết hợp trái tim (tấm lòng) của các người trở lại… - Và hãy để cho một tập thể từ các người vùng lên đi mời gọi thiên hạ đến với điều tốt và bảo họ làm điều thiện và cản họ làm điều ác. Và đó là những người sẽ thành đạt. – Và đừng trở thành như những ai đã chia rẽ (tôn giáo) và tranh chấp lẫn nhau sau khi đã tiếp thu các bằng chứng rõ rệt ; và họ là những kẻ sẽ nhận một sự trừng phạt vô cùng to lớn» S.3 / 103-104-105


Trở lại vấn đề, cuộc sống của người Chăm An Giang thường sống chan hòa với thiên nhiên. Có lẽ cũng do ảnh hưởng của vùng ven sông luôn bị nước lũ hàng năm tràn ngập nên nhà của người Chăm thường là nhà “cao cẳng” (nhà sàn). Nhà được cất trên những hàng cột cao đến 2-3 mét. Mùa khô, dưới sàn nhà được sử dụng làm nơi đặt khung dệt, hay để sinh hoạt gia đình... Chẳng hạn, chúng tôi đã dừng chân tạm trú nơi khu nhà mới xây dựng do nhà nước triển khai, tất cả ngôi nhà ở đây đều có dáng kiểu giống nhau, và điều đặc biệt nhất đó là vẫn giữ truyền thống theo kiểu xây dựng của dân tộc Chăm là « Nhà sàn » dù vật liệu là bê tông cốt sắt. Đối diện với khu nhà mới này là trường học phổ thông cấp một và cấp hai, kế bên là trường mầm non và khu văn hóa của cộng đồng người Chăm do sự tài trợ của nước ngoài qua giấy phép của chính quyền địa phương. Alhamdulillah, đây là bước tiến triển về mặt văn hóa phổ thông cho con em, vì đó là một trong những phương tiện tối thiểu cần có để tạo điều kiện tìm hiểu kiến thức về đời lẫn đạo.    


Người Chăm ở đây rất phát triển nghề dệt thổ cẩm và chăn nuôi dê, cừu, bò… hay làm nghề nông. Hiện nay, bà con người Chăm An Giang đã bỏ bớt một số hủ tục không còn phù hợp nhưng làng Chăm vẫn giữ được nét độc đáo riêng cho mình. Như con gái Chăm thướt tha, duyên dáng trong trang phục xà-rông, có khi được cách điệu thành bộ váy cùng tông màu rất đẹp và các thiếu nữ lúc nào cũng có chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc với những họa tiết, hoa văn rất trang nhã và thanh lịch. Nhưng rất tiếc là cách đội khăn của chị em chưa hoàn toàn đúng theo Thiên kinh Qur’an đã dạy, mong rằng những chị em hay những nhà dạy giáo lý xem lại vấn đề này.


Dù thời gian có hạn, nhưng chúng tôi được sự hướng dẫn tận tình của anh em tại đây nên cũng được tham quan khá nhiều những ngôi Masjid hay Surao trong làng. Dù xã Châu Phong không lớn lắm, nhưng chỗ nào có người dân Chăm Islam cư ngụ là chỗ đó có ít nhất một Surao để làm nơi lễ nguyện hằng ngày. Thật thú vị khi đến giờ lễ nguyện (Solah), trong làng mọi nơi đều nghe văng vẳng tiếng Azan (báo giờ lễ nguyện) và trên đường đi đã thấy mọi người thanh niên cho đến già cả đều đã sẵn sàng đến Masjid hay Surao gần nhất để làm tròn bổn phận của mình. 


Trước khi rời mảnh đất thân yêu này, chúng tôi có đến tham quan nhà trưng bày văn hóa của dân tộc Chăm ở trên chiếc thuyền nổi trên sông, dù không lớn lắm nhưng nó đã thể hiện tính cách quảng bá một sự văn minh văn hóa của một dân tộc mà xưa nay ít người biết đến. Và hiện nay, ngành du lịch An Giang đang phát triển những “tour du lịch” để đưa du khách đến tham quan của làng theo hình thức “home stay” Chăm. Làng Chăm ở xã Châu Phong là một trong hai điểm được chọn thực hiện xây dựng và phát triển chương trình du lịch cộng đồng do Ngân hàng Á Châu - ACB tài trợ với tổng kinh phí 360.000 USD. Các hoạt động thờ phụng, dệt thổ cẩm hay văn hóa của cộng đồng người Chăm sẽ là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Cộng đồng người Chăm tham gia dự án được tập huấn cách tiếp xúc để phục vụ khách du lịch...


Xe lăn bánh mà lòng nuối tiếc, hi vọng một ngày nào đó được trở lại tham gia những hoạt động với những người dân trong làng, một làng bé nhỏ nhưng tôi cảm thấy nơi đây đầy ấm cúng và dễ gần gũi với cuộc sống tâm linh.


Cầu xin Allah ban nhiều phước lành đến cộng đồng bé nhỏ, cầu xin Ngài ban ánh sáng cho những bề tôi của Ngài chọn đường chính đạo, cầu xin Ngài ban cho chúng tôi vững chắc niềm tin để không sa ngã vào sự cám dỗ của vật chất và quên đi mối hận thù, amin.   


Abu Azizah 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

 


Surau Xom Giua


Masjid Xóm giữa Châu Phong


Surau Xom trong


 


Surau xóm trong Châu Phong


Surau Vam Kinh


 


Surau Vàm Kinh Châu Phong



Surau Hàng Soài trên



Surau Hàng Soài dưới


Surau Puk Tuon


 


Surau Puk Tuon



Surau Mubarokiyah


Surau Nurul


Surau Nurul


Surau Sariful islamiyah


Surau Sariful Islamiyah



 


Trường Mầm non dân tộc Chăm


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

Với sự hào phóng của mình, Quý tín hữu sẽ cung cấp Iftar cho những người ghé thăm ngân hàng thực phẩm của chúng tôi để tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của họ. Lòng tốt của Quý tín hữu sẽ mang lại niềm hy vọng cho các góa phụ, bà mẹ đơn thân, trẻ mồ côi, trẻ nhỏ, người già và người bệnh đang phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng.

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO SUPPORT MUSLIM  ORPHANS IN VIETNAM

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO...

Ngôi nhà tốt nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi được đối xử tốt, và ngôi nhà tồi tệ nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi bị đối xử tệ bạc.

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC ĐỒNG NAI

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC...

Hôm nay Nối Vòng Tay Chân lý xin gửi đến những nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một trường hợp em Chàm Mo ha mách Ka riêm 17 tuôi, cư ngụ tại Xuân lộc tỉnh Đồng nai rất đáng thương tâm vì mang chứng bịnh tim cần phải mổ khẩn cấp,

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP ĐỠ XÂY NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP...

Lời cảm tạ đến những nhà hảo tâm đã giúp đỡ xây ngôi nhà tình thương cho vợ chồng anh MU TA PHA và chị PHATIMAH cư ngụ tại tổ 6 ấp Châu Giang xã Châu Phong Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang đã nhờ Chanlyislam đăng ngày 25 tháng 7 năm 2023.

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

Chanlyislam xin chia sẻ với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một cặp vợ chồng có ba con nhỏ sống trong gia cảnh nghèo khổ tại Tổ 6 - Ấp Châu Giang, Xã Châu Phong, Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang.

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM TỪ 6 ĐẾN 15 TUỔI

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM...

Nhân dịp “Eid Al-Adha của đồng bào Chăm Muslim An giang”. Nhóm Thiện Nguyện Nhân Ái (Al-Barr ch@rity Group) kết hợp với nhóm Bác sĩ Muslim Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú xây dựng kế hoạch tổ chức cắt da bao qui đầu cho trẻ Muslim từ 06 tuổi đến 15 tuổi.

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG MẶT TIỀN NGÔI NHÀ CỦA ALLAH

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG...

Như quí anh chị cô bác đã biết, Jama’ah Muslim Al-Mubarak tọa lạc tại thôn Bình Minh - xã Phan Hòa - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận có nguồn gốc là dân tộc Chăm theo tôn giáo Bàni của ông bà tổ tiên truyền lại từ bao đời…

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC ISLAM TRONG VẤN...

Ngày nay, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, người Muslim cũng tiếp xúc với những cuộc tranh luận nhiều hơn. Có những cuộc tranh luận văn minh, nhưng cũng có những cuộc tranh luận thì không như vậy. Liệu chúng ta có cần thiết phải tranh luận đến cùng để phân định đúng sai cho bằng được trong mọi trường hợp?