BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẢN CHẤT CỦA VIỆC NHỊN CHAY TRONG THÁNG RAMADAN" Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẢN CHẤT CỦA VIỆC NHỊN CHAY TRONG THÁNG RAMADAN"

07.08.2011 16:16 - đã xem : 4565

Thắm thoát một tuần đầu của tháng Ramadan 1432H cũng đã trôi qua, một tuần quyết tâm loại bỏ những thói hư tật xấu của con người, một tuần nhịn nhục tất cả những sự quyến rũ ở trên đời, một tuần toàn tâm thành kính chu đáo trong những việc làm hàng ngày để mong mõi được ghi vào danh sách của những người tin tưởng... 

Vì sao? Chúng ta hãy xem bài "Phân tích" này của của Tiến sĩ Jamal Badawa (Canada) được Cộng tác viên Hasan Ahmad phỏng dịch như sau: Cũng giống như những giáo huấn khác của Islam, lợi ích của tháng Ramadan không giới hạn trong “Tôn giáo” hay “Trần tục” ở bản chất của sự sống, mà trong Islam vấn đề tinh thần, kinh tế, xã hội, chính trị  và tâm sinh học phải hòa lẫn tạo thành một khối nhất hoán và gắn kết.

Việc trình bày về ý nghĩa việc nhịn chay được diễn giải đơn giản qua bốn tiêu đề: “Tinh thần và đức tin, Tâm lý, Xã hội, Thể chất và y tế.”

Các yếu tố về  tinh thần và đức tin.

1/. Trên tất cả, việc nhịn chay là một hành động tuân theo và phục tùng Allah Đấng Toàn Năng. Quy phục và tiền định dựa trên tình yêu đối với Allah Đấng Toàn Năng và nghiêm chỉnh nỗ lực để làm Ngài hài lòng và tránh làm những điều mà Ngài không hài lòng. Nếu đây là lý do duy nhất cho việc nhịn chay thì chắc chắn cũng đủ.

2/. Nhịn chay là một hành động thừa nhận Allah Đấng Toàn Năng là Chủ Nhân duy nhất và Bảo dưỡng Vũ trụ. Nhờ sự phóng khoán của ngài mà chúng ta được sinh tồn và nuôi dưỡng.

3/. Nhịn chay là một hành động để chuộc lỗi cho những điều thiếu xót và những sự lỗi lầm của chúng ta, như Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói: “Ai nhịn chay (Tháng) Ramadan trên cơ sở đức tin và tiềm kiếm (Sự hài lòng của Allah), tội lỗi quá khứ của anh ta sẽ được Ngài  tha thứ ” (Ahmad).

4/. Nhịn chay rèn luyện tín hữu Taqwa (thành kính và sợ hãi Allah). Nếu một người tự kiềm chế việc ăn uống và quan hệ, họ sẽ có được một lập trường cứng rắn hơn để tránh xa những điều bất hợp pháp và hành động.

5/. Nhịn chay dạy cho các tín hữu tính thật thà, không giống như các hình thức tôn thờ khác, nhịn chay hoàn toàn dựa trên sự tự kiềm chế. Những người khác có thể không bao giờ biết được một ai đó có nhịn chay hay không? Sự tự kiềm chế đòi hỏi một mức độ rất cao tính chân thành và sự trung thực.

6/. Nhịn chay dạy cho chúng ta có tính đức hạnh, nhịn chay không có nghĩa là chỉ riêng  cố nhịn thức ăn và nước uống. Về cơ bản nó cũng có nghĩa là kiềm chế tất cả thói hư tật xấu và điều ác. Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói: “Nếu không từ bỏ sự dối trá trong lời nói và việc làm, Allah không cần tới sự nhịn chay của họ” (Al-Bukhari).

7/. Sự hăng hái trong tháng Ramadan bằng sự tự giác cầu nguyện hằng đêm (được gọi là salat Al-Qiyam hoặc cầu nguyện Taraweh), kiên trì tụng niệm thường xuyên và nghiên cứu  thiên kinh Qur’an sẽ mang đến cho chúng ta sự hồi phục về tinh thần (một mẫu tinh thần được tu dưỡng hàng năm).

8/. Nhịn chay cũng là một hình thức Jihad (Phấn đấu vì Allah). Nó dạy chúng ta sự tự kỷ luật và tăng cường khả năng của mỗi người để tự làm chủ nhu cầu và dục vọng của mình chứ không phải lệ thuộc hay làm nô lệ cho chúng.

Các yếu về tố tâm lý

a)     Nó tăng cường cảm xúc nội tâm, sự bình lặng và tính lạc quan. Những cảm xúc này minh chứng rõ nhất cho sự hài lòng của Allah.

b)    Nó dạy chúng ta sự kiên nhẫn, tính kiên trì và tăng cường cảm xúc trọn vẹn trong đạo đức.

c)     Việc tự kiềm chế những ham muốn chính đáng của mình là tiêu chí quan trọng để hiểu rõ giá trị sự phóng khoán của Allah Đấng toàn năng mà luôn được coi là một ân huệ.

d)    Trọn một tháng hằng năm, những người Muslim phải trải qua sự khác nhau và thú vị những thói quen bình thường trong cuộc sống của mình. Điều này không những làm chúng ta thích thú, mà nó cũng dạy cho con người thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống của mình.

Các yếu tố về xã hội

a)     Nhịn chay phát huy tinh thần đoàn kết và bổn phận của Muslim trong cộng đồng. Hàng triệu Muslim trên khắp thế giới cùng nhịn chay trong một tháng, cùng theo một quy tắc và cùng một lòng cung kính.

b)    Nhịn chay thúc đẩy tinh thần bình đẳng giữa con người với nhau trước Allah Đấng Toàn Năng. Những người Muslim nam hay nữ, giàu hay nghèo, mọi tầng lớp sắc tộc cùng trải qua sự chịu đựng chứ không phải đặc quyền hay dành riêng cho một nhóm, gia cấp nào.

c)     Nhịn chay thúc đẩy tinh thần bác ái, sự cảm thông với người nghèo và người túng thiếu. Một người giàu có thể “hình dung” về sự cùng cưc của người nghèo hay “cảm nghĩ” về sự đói khát. Tuy nhiên, chúng không thể hoàn toàn đánh giá hết được sự mệt nhọc và thiếu thốn cho đến khi tự mình “nếm mùi”“cảm nhận” nó. Điều này có thể lý giải một phần, tại sao tháng Ramadan lại được biết đến như tháng của từ thiện và rộng lượng.

d)    Nhịn chay thúc đẩy tính chan hòa của xã hội Islam. Người Muslim được khuyến khích để mời những người khác xả chay với họ vào hoàng hôn và để cùng nhau xướng kinh Qur’an, cầu nguyện và thăm hỏi. Điều này mang đến một cơ hội tốt để xã hội hóa trong bầu không khí tinh thần huynh đệ và tôn giáo. Thiên sứ (saw) chỉ ra rằng hành động mời một người xả chay cùng mình là một hành động được Allah Đấng Toàn Năng hài lòng.

Các yếu tốt về Thể chất và Y tế

·        Phần lớn ý kiến công nhận về những lợi ích y học và sức khỏe của việc nhịn chay từ cả hai nhà khoa học Muslim và không phải Muslim. Những lợi ích này bao gồm việc loại bỏ các chất béo gây hại ra khỏi máu, giúp chữa một số loại bệnh đường ruột và dạ dày, tái tạo các mô cơ thể.

·        Không cần phải nói, rằng một số căn bệnh có thể trầm trọng hơn do việc nhịn chay nhưng trong trường hợp này người bệnh được phép hoãn việc nhịn chay của mình.

·        Đối với những ai bị mắc phải những thói quen không mong muốn như “ham ăn” hay “hút thuốc” thì sự tự chủ và luyện tập được thực hiện trong tháng Ramadan mang đến phương thức tuyệt vời nhất để “loại bỏ” những thói quen tật xấu ấy. Theo một nghĩa nào đó, nhịn chay là một cuộc đại tu thể chất hàng năm cho cơ thể của mình.

Tuy nhiên, cuối cùng cũng cần phải cân nhắc lại rằng, động cơ chính đằng sau việc nhịn chay là để tuân lệnh Allah Đấng Toàn Năng và tìm kiếm sự hài lòng ở Ngài.

BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO 29 PHÚT

DO ABU ZAYTUNE USMAN IBRAHIM SOẠN THẢO

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.