2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHỮNG TRƯỜNG PHÁI VỀ MÔN GIÁO LUẬT ISLAM (FIGK) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHỮNG TRƯỜNG PHÁI VỀ MÔN GIÁO LUẬT ISLAM (FIGK)

10.06.2013 02:38 - đã xem : 2581

Tất cả những trường phái nói về giáo luật học (Figk) Islam đều là những trường phái đã có công cố gắng học hỏi, tìm kiếm sự đúng thật những giáo luật Islam để hướng dẩn đồng đạo trở về nguồn gốc của mình, hay dù đã có những sự khác biệt hoặc bất đồng ý kiến của những học giả về những chi nhánh nhưng chung qui họ cũng đều muốn hướng dẩn hành đạo đúng theo giáo lý của Islam để không đi sai sự nguyên thủy của giáo lý Islam đã có từ xưa.


من المذاهب الفقهية في الإسلام



 


Lời giới thiệu tổng quát:



Thật ra, trên thực tế thì Islam không có chia ra trường phái nào cả, nhưng vào mỗi thời kỳ hay những hoàn cảnh trong cuộc sống có những việc xảy ra mà những tín hửu không biết cách giải quyết hay bất đồng quan điểm giáo lý thực hành thì những nhà học giả bắt buộc phải tìm tòi nghiên cứu giáo lý đúng thật của sự nguyên thủy rồi đưa ra những giải pháp dể dàng nhưng chắc chắn không đi sai với đường lối Islam mà Allah đã đưa ra để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người Muslim.



Vì những lý do trên nên sau này mới xuất hiện những vị Đại Imam mỡ những trường học chuyên nghiệp về giáo lý và giáo luật Islam nào đó để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của tín đồ mà xử lý cho thích hợp với hoàn cảnh hay môi trường mới của cuộc sống. Sự nhu cầu cần thiết về giáo lý xác thực này đòi hỏi ở mọi thời gian hay hoàn cảnh để đáp ứng với sự giao tế trong cuộc sống chung đụng trong xã hội rộng lớn của nhân loại, nhứt là vấn đề quyền hạn của con người trong cuộc sống mới với nền văn minh tiến bộ hàng ngày bị du nhập bởi những tư tưởng xấu xa đồi trị, cho nên những Đại Imam hoặc những nhà trí thức Islam phải mỡ trường dạy chuyên môn giáo lý đúng thật Islam hầu chận đứng những tư tưởng ngoại nhập đem vào Islam, và chính những ngôi trường đó đã bị người dân ép đặt cho một cái tên là “Trường phái...”



Đầu tiên, trường đào tạo về luật học Islam (Figk) được xuất hiện đầu tiên ở Al-Medinah Al Munawwarah, nơi ánh sáng và nguồn gốc giáo dục giáo lý Islam xuất phát từ thời đại bạn hữu của Rosul (saw), môn luật học Islam đã được bảy người bạn hữu của Rosul (saw) truyền thụ rồi chuyển đạt lại là: ông Umar ibnu Al Khottob (R), ông Aly ibnu Abi Talib (R), ông Ibnu Masoud (R), bà Ayshah (Mẹ của những người tin tưởng), ông Zaid ibnu Thabit (R), ông Abdulloh ibnu Umar (R) và ông Abdulloh ibnu Abbas (R).



Từ đó, những ngôi trường về luật học Islam được mọc lên khắp nơi do bảy vị bạn hữu của Rosul (saw) đứng ra truyền đạt lại từ sự hiểu biết về kiến thức giáo lý bát ngát uyên thâm của họ... Cho nên, những luật học Islam được những học trò tiếp thu nhiều nhứt ở Medinah là từ ông Ibnu Umar (R) và ông Zaid ibnu Thabit (R), những học trò ở Makkah tiếp thu được từ ông Ibnu Abbas (R), còn đa số những học trò ở Iraq tiếp thu được từ sự truyền đạt của ông Abudulloh ibnu Masoud (R) vì ông Masoud được ông Umar ibnu Al Khottob (R) gởi ông đi dạy học ở Iraq... sau này có những học trò của ông Ibnu Masoud (R) thành danh và nổi tiếng như là ông Alqomah ibnu Masoud , ông Ibrahim An Nakho-y, Shiekh Hamad ibnu Abi Sulaiman, Shiekh Abu Hanifah.



Nhờ vậy mà kiến thức của ông Ibnu Masoud (R) được truyền đạt đến ông Abu Hanifah (r), cũng như ông Imam Malik (r) đã tiếp thu kiến thức từ những bạn hữu của Rosul (saw) sống sót ở Medinah, còn ông Imam As Shafiy (r), trước tiên ông đã theo học với ông Imam Malik (r), ông đã học qua cuốn Kitab hadith Al Muwatta với Imam Malik (r), sau đó ông đến học với ông Muhammad ibnu Al Hassan (r) học trò nổi tiếng nhứt của ông Imam Abu Hanifah (r) và ông Imam As Shafiy (r) đã học những cuốn sách mà ông Imam Abu Hanifah (r) để lại, đối với ông Imam Ahmad Hanbal (r), ông đã theo học về hadith và figk với ông Imam As Shafiy (r), sau đó ông tìm đến Yemen, Al Kufah, Al Basro, Al Jajiroh, Makkah, Medinah và Sham (Syria) để học hỏi và thu thập những hadith và kiến thức từ những Ulama (học giả) ở những nơi nói trên.    



Từ thế kỷ thứ nhì của niên lịch Hidry cho đến thế kỷ thứ tư, là thời đại vàng son của những học giả đã cố gắng hy sinh cuộc đời của họ để cố gắng sưu tầm nghiên cứu, tranh luận độc lập về giáo lý Islam trong suốt cuộc đời của họ, trong những vị cao thâm này được biết đến mười ba vị đã đưa ra lý thuyết hay trường phái mà họ đã cố gắng học hỏi thu thập được, và sau đó được những thế hệ sau bắt chước noi theo họ, đó là những vị học giả sau đây: Ông Sufyan ibnu Uyainah (r) ở Makkah, ông Imam Malik (r) ở Medinah, ông Al Hassan Al Bassary (r) ở Al Bashro, ông Abu Hanifah (r) và ông Sufiyan As Thawry (r) ở Kufah, ông Al Awzaa-y (r) ở Sham, ông Imam As Shafiy (r) và ông Al Laithy ibnu Sad (r) ở Ai Cập, ông Dawud Az Zohiry (r), ông Ibnu Jarir At Tgobry (r) và Abu Thawro (r) và Imam Ahmad Hanbal (r) ở Bagdad, ông Ishak ibnu Rohawiyah (r) ở Nisabury... nhưng rất tiếc đa số những vị Imam dẫn đầu của những trường phái về giáo lý hay kiến thức của họ không được phổ biến rộng rãi, mà bị đóng thành những cuốn sách trong những thư viện để những người sưu tầm nghiên cứu học hỏi mà thôi, vì những đệ tử hay học trò của họ không phát huy những tinh hoa của ông thầy mà mình đã học hỏi được như những học trò của những trường phái khác...



Thực tế! thì toàn thể những vị đứng đầu của những trường phái đó gồm hơn hai chục trường phái về luật học Islam được biết đến trong thời gian đó... nhưng tiếc thay đối với những kiến thức bác học đó không được những học trò phát huy, phổ biết rộng rãi những gì mà ông thầy truyền đạt và để lại nên không được biết đến nhiều, công lao của những vị cao thâm đó, đã hy sinh cuộc đời của họ mà không được người Muslim biết đến danh nổi bật nhứt trên thế gian như bốn vị trường phái mà ai cũng biết, nên ông Imam As Shafiy (r) đã khen thưởng về kiến thức cao thâm của ông Al Laithu ibnu Sad (r) như sau: “Thực tế thì ông Al Laithu hiểu biết về giáo lý  thực hành hơn ông Imam Malik (r), nhưng tại vì học trò của ông không phát huy nên tiếng tâm của ông Al Laithu không ai biết đến.”  



Cuối cùng ngày hôm nay, chúng ta chỉ biết đến bốn trường phái đi theo đường lối Sunnah và trường phái Al Jaafary As Shiah mà thôi. Người ta thường đặt câu hỏi: Tại sao những trường phái này lại thường hay bất đồng ý kiến với nhau?



Có rất nhiều Ulama (học giả) Islam đã giải thích về sự bất đồng quan điểm này... trong những cuốn Kitab hay Kinh sách giải thích về đề tài này có một cuốn kinh nổi tiếng nhứt của Shiekh Islam Ibnu Taimiyah (r) đã viết trong cuốn: “Rof-ul Malam annil Aimmatil Aalam” -  رفع الملام عن الأئمة الأعلام đã viết như sau: “Sau đó, bắt buộc cho mọi người Muslim sau khi tin tưởng và đề cao Allah và thiên sứ của Ngài, phải đề cao và đồng minh với tất cả anh em huynh đệ Muslim như trong thiên kinh Qur’an đã đề cập, đặc biệt hơn hết là tôn trọng và đề cao những vị Ulama chân chánh của Islam, vì họ là những người đã thừa hưởng gia tài kiến thức của những sứ giả của Allah để lại... Phải biết chắc rằng, không một ai trong cộng đồng Muslim lại chấp nhận những gì khác biệt với sunnah của Rosul (saw) đã truyền dạy dù nhỏ đến đâu, mọi người Muslim trong chúng ta, ai cũng nhứt thiết chấp nhận hoàn toàn noi theo tất cả những gì Rosul (saw) truyền giảng. Tuy nhiên, mọi người có quyền chọn lấy ý kiến riêng tư của mình ngoại trừ Rosul (saw), vì tất cả những gì của Rosul (saw) để lại đều được truyền xuống từ Allah. Vì vậy, khi một người nào đó trong chúng ta nhận thấy những gì mình nói ra hay ý kiến riêng mà nó đi ngược lại với Hadith soheh từ Rosul (saw) thì bắt buộc phải xem xét và rút lại lời nói đó hay ý kiến riêng của mình.



Sau đó, ông Ibnu Taimiyah (r) lại giải thích: “Những vị học giả về giáo lý thực hành của Islam, họ là những người chất phát trung trực đã cố gắng hết mình để học hỏi nghiên cứu, suy luận để mong đem lại sự đúng thật tốt lành cho cộng đồng, chớ họ không phải là những người đem cái mới vào Islam, nếu họ làm đúng thì Allah sẽ ban thưởng cho họ hai cái phước, nếu họ vô tình mà hướng dẩn sai, thì họ cũng được một cái phước, bởi sự định tâm của họ là muốn hướng dẩn đúng theo đường lối sunnsh của Rosul (saw) mà thôi.”



Vì vậy mà chúng ta được biết sự bất đồng về những chi nhánh trong luật học Islam được chấp nhận giữa những bạn hữu của Rosul (saw) thời xưa, vì họ cũng bất đồng với nhau trên nhiều khía cạnh về luật học Islam nào đó, bởi vì những giáo lý nào được triển khai một cách rõ ràng thì họ đồng chấp nhận tức khắc, còn giáo lý nào không được triển khai một cách rõ ràng về ý nghĩa của nó, thì lúc đó họ tìm giải pháp với bằng chứng cụ thể nên mới có sự bất đồng với nhau, vì mọi người có thể hiểu những giáo luật đó theo sự hiểu biết học hỏi của mình, nhưng họ không bất đồng về giáo lý đã đưa ra, chỉ bất đồng về sự tham khảo và hiểu biết suy nghĩ của họ mà thôi.



Trên Thực tế, thì người Muslim không bị bắt buộc hay nhứt thiết phải đi theo một trường phái nào đó duy nhứt, nếu trường phái nào không dẫn chứng rõ ràng với bằng chứng từ thiên kinh Qur’an và sunnah của Rosul (saw) thì chúng ta có quyền từ chối không nên noi theo, bởi vì họ cũng có thể sai lầm như bao người khác chớ không chưa hẳn hoàn toàn đúng.



Những vị Ulama thời xưa họ luôn áp dụng và thực thi theo những hadith soheh một cách thật nghiêm khắc, và ông Hashiyah ibnu Abidine (r) là người đầu tiên dựa vào những fatwa của trường phái Hanafy với sự xác minh là: Trong bất cứ trường hợp nào mà trường phái của Hanafy thấy được những hadith soheh mâu thuẩn với những gì mà trường phái này đưa ra, họ chấp nhận và thực hành theo hadith mà bỏ qua lời hay ý kiến của họ, vì họ luôn cho rằng hadith soheh là nguồn gốc của giáo lý.



Ngày hôm nay, chúng ta nằm giữa sự ngờ vực rồi tranh cải bất đồng mà không có lối thoát rõ ràng... một số người bắt buộc cho rằng: Người Muslim phải theo một trong bốn trường phái chớ không được thoát ly khỏi trường phái đó, thực tế thì sự kêu gọi bắt buộc này không có bằng chứng xác định nào để dựa vào... và một số người khác lại muốn đòi hỏi ở tất cả người Muslim dù biết đọc hay không biết đọc, hiểu biết hay không hiểu biết nên dựa thẳng vào thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw) mà thôi, đó cũng là một quan niệm thật khá phức tạp và nên xét lại dù cho đó là sự đúng thật, bởi vì không phải bất cứ người Muslim nào cũng có thể hiểu biết hết được, hay cố gắng nghiên cứu tham khảo rồi suy luận để đạt đến sự hiểu biết như những vị học giả xưa kia, vì sự Al Idtihad  الاجتهاد (tranh luận độc lập) này cần phải hội đủ điều kiện của nó chớ không phải là điều bình thường dể dàng mà ai ai cũng đều có thể làm được.



Nếu một ai cố chấp có ý nghĩ chỉ đi theo một trường phái duy nhứt nào đó trong vấn đề liên quan đến luật học thì họ là những người bị cho là cố chấp, bảo thủ và kỳ thị. Thật đáng tiếc cho những người cố chấp bảo thủ ở một trường phái nào đó, đã đưa đến sự bất đồng chia rẻ trầm trọng trong hàng ngũ của người Muslim vào những thời đại trước đây, họ chỉ gây ra sự rạng nức và chia rẻ trầm trọng giữa trường phái ở khắp mọi nơi.



Alhamdulillah, Xin khen thưởng ca ngợi và tạ ơn Allah, dù rằng ngày nay đã không còn chia rẻ trường phái một cách trầm trọng cố chấp như xưa, ngoại trừ ở một số vùng nào đó còn xích mích tranh chấp bất đồng với nhau, nhứt là những nơi mà những người Muslim sống trong quốc gia không phải nói tiếng Arab, bởi sự hiểu biết của họ không rõ ràng là lý do chánh yếu. Từ đó, họ bị mất đi linh hồn tinh khiết của Islam qua sự không thấu hiểu rõ ràng về ngôn ngữ Arab để tìm hiểu rõ giáo lý, sự xuất xứ và bằng chứng cụ thể của tôn giáo, vì ngôn ngữ Arab là ngôn ngữ chính thức để hiểu biết trực tiếp về giáo lý mà nó trở thành điều rất quan trọng và cần thiết để hiểu rõ về giáo lý Islam. Cũng thế, sự cố chấp về trường phái cũng được biết đến bởi sự thiếu giao lưu, học hỏi văn minh tiến bộ của thời đại, nên họ còn lưu luyến với thời xưa mà không theo kịp và học hỏi hiểu được tình hình mới mẻ của cộng đồng Muslim trên thế giới nói chung.



Hy vọng và mong ước của chúng tôi là, toàn thể anh em Muslim trên toàn cầu đồng thống nhứt lại với nhau mà hành đạo theo một lý thuyết duy nhứt, không có đặt nặng vấn đề tự cao hay kỳ thị trường phái hoặc cũng như xa lánh khỏi những lý thuyết đưa đến sự đồi trị, thêm vào những tư tưởng mới mẻ để làm giảm đi nguyên thủy của đường lối sunnah, và người Muslim nhứt trí thống nhứt với nhau trên mọi khía cạnh cả tinh thần lẫn thể chất mà noi theo đúng thật con đường của Nabi Muhammad (saw) để lại, và không phải vì lý do bất đồng trường phái hay luật học Islam nào đó mà chia rẻ lẫn nhau...Ngược lại, người Muslim phải cố gắng hết mình để học hỏi thu thập những tinh hoa kiến thức như những gia tài quí báu khổng lồ mà tiền nhân đã để lại, đó là những kho tàng của học thức đã được những vị Ulama học giả trước kia đã hy sinh cả cuộc đời và thời gian cả mấy thế kỷ để sưu tầm học hỏi để lại cho chúng ta ngày hôm nay,  họ đã bỏ công hy sinh thật lớn lao để tìm hiểu phương hướng cho đúng thật với giáo lý mà Allah đã truyền thụ từ thiên kinh Qur’an và sunnah của Rosul (saw) để lại.



Chúng tôi là những người đang làm việc với cơ quan chuyên lo và quan tâm về thanh thiếu niên trên thế giới Islam, tuy chúng tôi đã viết và đưa lên đây những trường phái của luật học Islam không ngoài mục đích nghiên cứu về quá trình lịch sử đã xảy ra ở quá khứ và những gì của hiện tại, với hy vọng lớn nhứt của chúng tôi là những vị học giả Ulama hiện thời, nên cố gắng tìm mọi cách để thống nhứt lại những trường phái luật học Islam, làm sao cho vẹn toàn và thích hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện thực của người Muslim trên hoàn cầu, để đáp ứng với nhu cầu cần thiết và đúng thật của Islam, vì Islam chỉ có một đường lối duy nhứt dành cho mọi người Muslim để noi theo và tạo sự thống nhứt đoàn kết trên tinh thần hợp tác, hiểu biết đúng thật về giáo lý và tư cách vẹn toàn như ý nghĩa thiên kinh Qur’an đã phán về người Muslim là người tốt lành nhứt, luôn kêu gọi con người vào con đường đúng thật hoàn mỹ. Và mong rằng tất cả chúng ta đều hiểu là khi chúng ta cố chấp bảo thủ vào một việc nào đó, chúng ta sẽ thất thiệt và mất đi sự đoàn kết, yếu mòn đi cộng đồng Muslim, nên hãy vì cộng đồng mà sống.



Những bài kỳ tới chúng tôi sẽ nói về luật học Islam thể theo quá trình của lịch sử qua bốn trường phái, bên cạnh đó chúng tôi trình bày thêm một trường phái không lệ thuộc vào con đường sunnah đó là trường phái Al Jaafary As Shiah. Sau đó chúng tôi xin kết thúc với những quá trình thành hình của những trường phái khác nhau đã được phổ biến trong cộng đồng Muslim trên thế giới mà người Muslim không nên dựa vào đó mà cố chấp và kỳ thị ở trường phái này hay trường phái nọ mà gây bất hòa khí với trường phái khác và nhứt là đối với những người đi theo.



Wallohhhu walyyud Tawfigk.



Đón xem phần 3: “Trường phái Ahlussunnah wal Jama’ah”




Do Ibnu Hosen chuyển ngữ từ sách: “Al Mousuaat Al Maysar fi Al Addap wa Al Mazzahib”, quyển 1 trang 107-110, do cơ quan WAMY phát hành lần thứ năm nhân kỷ niệm 25 năm thành hình, năm 2002 AD 1424H, Riyadh, Saudi Arabia.       



Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐẠI HỒNG ÂN ISLAM DÀNH CHO NHỮNG...

Khi một người được hướng dẫn đến với tôn giáo Islam, đó là dấu hiệu của lòng thương xót vô bờ bến từ Allah. Họ như người lữ hành trong đêm tối tìm thấy ngọn đuốc soi sáng, dẫn lối về bờ bến an lành. Việc bước vào Islam không chỉ là sự thay đổi trong niềm tin, mà là sự tái sinh của tâm hồn, nơi mọi lỗi lầm được xóa bỏ và một khởi đầu mới được ban tặng.

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

Người Muslim cần giữ vững đức tin và kiên định với Islam cho đến hơi thở cuối cùng. Bất kỳ ai đã bị thay đổi bởi hoàn cảnh của cuộc sống, hoặc bị lay chuyển bởi những bất hạnh và bão tố, hoặc bởi ham muốn hoặc sợ hãi, và sau đó trượt chân trong đức tin của họ sau khi đã kiên định, họ thực sự là người cẩu thả và mất mát.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG & HỎA NGỤC

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG...

Imam Al-Bukhari đã ghi trong bộ Hadith của ‘Abdullah bin Mas’ud (R) là Thiên sứ Muhammad (saw) có nói rằng Thiên Đàng không ở xa bất cứ ai trong chúng ta, mà rất gần như thể khoảng cách của hai chiếc dép mà ta mang dưới chân vậy; và Hoả Ngục cũng gần chúng ta tương tự.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BỐN DẤU HIỆU CỦA MỘT NGƯỜI...

Tôn giáo Islam là phải phục tùng Allah một cách hoàn toàn. Vì vậy, một tín đồ Muslim muốn được sự cứu rỗi nơi Allah thì phải hoàn toàn vâng lời và phục tùng Ngài. Nhưng làm sao một người có thể biết mình đã hoàn toàn phục tùng và vâng lời Allah?  Có bốn dấu hiệu cho thấy một người thực sự phục tùng và vâng lời Allah một cách hoàn toàn:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN"

Mỗi ngày khi chúng ta mở mắt ra, điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết ơn Allah vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà Allah đã ban cho. Chúng ta hãy biết ơn Allah vì Ngài ban cho chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "5 YẾU TỐ THIẾT YẾU CỦA MỖI...

1/ Tôn giáo. 2/ Sinh mạng. 3/ Giống nòi. 4/ Tài sản. 5/ Trí tuệ đây là 5 yếu tố thiết yếu của nười Muslim trong sự bảo vệ của Islam...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH TẠO RA THẾ GIỚI VÀ NGÀI CHĂM...

Những người Muslim không hề nghi ngờ về sự tồn tại của Allah, họ tin Ngài thực sự là Đấng Tạo Hóa và là Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật trong đó có con người. Tuy nhiên ngoài những người Muslim, có rất nhiều người còn nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thậm chí là  phủ nhận sự thật này, đó là những người vô đức tin, đặc biệt là những người đi theo chủ nghĩa vô thần.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "SÁM HỐI & NHẪN NẠI CẦU XIN ALLAH"

Ông Al Agro Al Musny (R) nói: “Mỗi lần Thiên sứ (saw) cảm thấy không thoải mái trong lòng là Người thường cầu xin sự sám hối hay Istagfar từ Allah đến hơn một trăm lần trong một ngày”, mặc dù Thiên sứ (saw) của chúng ta đã được Allah hứa tha thứ cho Người rồi vậy mà Người vẫn luôn sám hối cầu xin sự tha thứ của Allah.