20 ĐIỀU KHUYẾN CÁO TRONG THÁNG RAMADAN... Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

20 ĐIỀU KHUYẾN CÁO TRONG THÁNG RAMADAN...

01.09.2010 01:13 - đã xem : 6129

Tháng Ramadan là tháng linh thiêng mà Thiên sứ Muhammad (saw) đã cảnh báo cho cộng đồng Muslim hãy cố gắng gìn giữ để không mắc phải sai lầm trong việc hành đạo, bởi vì tháng Ramadan là tháng có rất nhiều điều để hành đạo, trong đó làm việc từ thiện là một trong những việc làm sẽ gom góp nhiều phước lộc của Allah, dù làm ít nhưng sự ân thưởng sẽ được Allah tăng lên rất nhiều, cho nên tháng này đòi hỏi chúng ta không nên bỏ lỡ hoặc cẩu thả trong việc hành đạo của mình…

ijk


 


HAI MƯƠI ĐIỀU KHUYẾN CÁO


TRONG THÁNG RAMADAN…


  


الحمد لله رب العالمين والصلاة والسلام على أشرف الأنبياء والمرسلين نبينا محمد وعلى آله وصحبه أجمعين...


 


Mọi lời ca ngợi, tạ ơn đều kính dâng Allah, Đấng Chúa Tể của vũ trụ, cầu xin Ngài ban bình an và phúc lành đến vị Thiên Sứ cao quí nhất trong tất cả các vị Thiên Sứ, đó là vị Thiên Sứ Muhammad (saw) và cho dòng họ của Người, cũng như tất cả bằng hữu của Người, amin.


 


Sau khi quan sát và tìm hiểu bối cảnh hành đạo trong tháng Ramadan hằng năm của một số người Muslim trên thế giới, một số vị Ulama đã thống nhất đưa ra những lời khuyên bảo trong khuôn khổ hành đạo của tháng Ramadan, nhằm chỉnh đốn lại sự hành đạo của mình để không uổng công tốn sức mà chẳng gặt hái được gì. Sau đây là « Hai mươi điều khuyến cáo trong tháng Ramadan của Sheikh Abdullah bin Abdul Rohman Al-Jibreen soạn thảo như sau».  


 


1- Không cần xác định sự định tâm để nhịn chay bắt buộc vào mỗi đêm hay trước rạng đông, mà chỉ cần định tâm nhịn chay trọn tháng Ramadan một lần vào đêm đầu tiên của tháng Ramadan là đủ.


2- Khi nghe tiếng gọi Azan Al-Fajr (rạng đông) thì ngưng lập tức tất cả việc ăn uống, cho dù đó là lời kêu gọi (Azan) trước để trừ hao.


3- Không nên ăn cơm khuya để vào chay trước hàng giờ rồi mới đến giờ Solah Fajar (giờ ngưng ăn), trong khi Nabi (saw) khuyến khích chúng ta nên tranh thủ ăn liền khi đến giờ xã chay và ăn cơm sáng để nhịn chay hơi trễ một chút (nghĩa là gần đến giờ solah fajar) thì tốt hơn.


4- Không được phung phí trong việc ăn uống, nó sẽ làm trái ngược với giáo luật Islam.


5- Không nên xao lãng việc dâng lễ Solah tập thể như Solah Al-Juhur và Al-Asr.


6- Cố gắng nên kềm chế không được nói xấu người khác, hay nói dối, nói tục... vào ban ngày cũng như ban đêm của tháng Ramadon.


7- Không nên sử dụng những thời gian quý báo trong tháng Ramadan cho việc nô đùa, xem bóng đá, xem phim, làm những việc khó hiểu hay đi rong ngoài đường.


8- Hãy cố gắng gom góp những việc làm cho phần thưởng nhân lên gấp bội như: ‘cầu xin, tụng niệm, đọc Qur'an và dâng thêm những lễ Solah khuyến khích’.


9- Không nên bỏ dâng lễ Solah Taraweh, vì đây là việc hành đạo khuyến khích thực hiện nó cùng với Imam cho đến xong việc hành lễ mỗi đêm.


10- Không nên chỉ cố gắng dâng lễ tập thể và đọc Qur'an vào những ngày đầu tháng Ramadan, rồi sau đó lười biếng xao lãng vào những ngày cuối tháng (đặc biệt là vào mười ngày cuối). Trong khi mười ngày cuối có giá trị rất lớn so với những ngày đầu của tháng.


11- Không nên bỏ dâng lễ ban đêm (Taraweh…), nhất là vào mười ngày cuối cùng của tháng Ramadan, bởi vì nhân dịp này Nabi (saw) thường đánh thức những người thân thức dậy để cùng nhau dâng lễ tập thể ban đêm, việc làm này Người không bao giờ bỏ qua. 


12- Không nên thức quá khuya cho đến gần sáng mới đi ngủ, để rồi dâng lễ Solah Fajr sau khi mặt trời lên cả sào, đấy là điều vô cùng tồi tệ.


13- Không nên keo kiệt về tiền bạc, không chịu giúp đỡ những người túng thiếu, gặp khó khăn. Đây là phần thưởng được tăng lên gấp bội phần cho việc bố thí trong thời gian quí báo này.


14- Có rất nhiều người không chú trọng đến việc xuất tiền bố thí một cách hoàn hảo trong tháng Ramadan, mà chỉ chú trọng về việc dâng lễ Solah cũng như nhịn chay trong tháng Ramadan mà thôi.


15- Không nên lơ là trong việc cầu xin trong lúc nhịn chay, nhất là trong khoảng thời gian gần đến giờ xả chay, không nên chỉ lo đến việc ăn uống mà bỏ đu’a (lời cầu xin) một bên, bởi vì có một hadith nói rằng : Lời cầu xin trước lúc xã chay sẽ không bị Allah khước từ.


16- Không nên đánh mất đi Sunnah É'tikaf (ở trong thánh đường một thời gian nhất định với định tâm tôn thờ Allah) trong tháng Ramadan, đặc biệt là trong mười ngày cuối nên đọc thật nhiều Qur'an cũng như làm theo những gì Rosul (saw) khuyến khích thực hiện.


17- Những phụ nữ nên tránh đến Masjid với quần áo lộng lẫy và thơm phức mùi dầu thơm, đó là một trong những lý do làm quyến rũ người khác.


18- Không được dễ dãi cho phụ nữ ra chợ cùng với người tài xế mà không có người thân đi bên cạnh, kể cả trong những trường hợp không cần thiết.


19- Sunnah Takbir (nói Allah-Akbar) trong đêm và ngày tết (trước giờ dâng lễ Solah và trong những ngày tết Odha) là hầu như Rosul (saw) không bỏ qua, vì Allah phán bảo nên làm.


20- Không được trể nảy trong việc xuất Zakat (bố thí) trong tháng Ramadan, trong khi Nabi (saw) ra lệnh phải xuất trước giờ dâng lễ tết và được phép xuất trước đó một hoặc hai ngày.


Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho vị Nabi Muhammad (saw) của chúng ta, cho dòng dõi của Người và tất cả bằng hữu của Người, amin.


  


*Giải Đáp Việc Tổ Chức Tiệc Đêm Isro & Méroj


 


Hỏi: Tại Sudan nơi tôi đang sinh sống và đôi khi tôi thấy nhiều quốc gia khác nữa, mỗi năm vào đêm Isro và Méroj (tức đi đường trong đêm và thăng thiên), người ta thường hay tổ chức làm tiệc chiêu đãi rất hoành tráng để ăn mừng kỉ niệm của hai đêm này. Xin hỏi việc tổ chức đãi tiệc ăn mừng này có nguồn gốc từ Thiên Kinh Qur'an hay Sunnah (Islam) bảo làm hay không?


 


Đáp: Vấn đề một số người Muslim tổ chức đãi tiệc ăn mừng đêm Isro và Méroj thì hoàn toàn không có trong nguồn gốc của Islam, bởi vì từ Thiên Kinh Qur'an đến Sunnah của Nabi (saw) không có đề cập đến, hơn nữa đến thời của các vị Khulafah Roshideen cũng không ai làm cả. Ngược lại, việc làm này bị Qur'an và Sunnah cho là việc làm Bidah (mới mẽ), bởi Allah đã cấm tạo ra giới luật khác không do Allah qui định và Ngài đã phán lệnh rằng đó là tội Shirk (tức tổ hợp) như sau:


 


أَمْ لَهُمْ شُرَكَاءُ شَرَعُوا لَهُمْ مِنَ الدِّينِ مَا لَمْ يَأْذَنْ بِهِ اللَّهُ (21)


(Hoặc phải chăng bọn chúng có những (Thần Linh) được chúng tôn thờ đã thiết lập cho chúng một tôn giáo trong khi Allah không cho phép) Ash-Shuro: 21, và Rosul (saw) cũng đã nói:


قَالَ: ((مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ)) رواه مسلم.


"Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y." Hadith đo Muslim ghi lại.


 


Việc tổ chức tiệc tùng vào đêm Isro và Méroj hoàn toàn không có lệnh của Allah cũng như Rosul (saw) không bao giờ dạy bảo. Ngược lại, Rosul (saw) còn khuyến cáo cộng đồng Mình trong bài Khutbah thứ sáu có đoạn như sau:


قَالَ: ((أَمَّا بَعْدُ إِنَّ أَصْدَقَ الْحَدِيثِ كِتَابُ اللهِ وَخَيْرَ الْهَدْيِ هَدْيُ مُحَمَّدٍ  وَشَرُّ الْأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا وَكُلُّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلُّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ))


"Amma ba’d: Thực sự, lời nói chân lý chính là Kinh Sách của Allah và sự hướng dẫn tốt nhất chính là sự hướng dẫn của Muhammad. Còn điều tồi tệ nhất chính là điều mới mẽ (trong tôn giáo), mọi điều mới (trong tôn giáo) là Bid‘ah và tất cả điều Bid’ah là sự lầm đường lạc lối."


 


"Tất cả điều Bid’ah là sự lầm đường lạc lối", có nghĩa Rosul (saw) không phân biệt bất cứ việc làm Bid’ah nào, vì Người chưa bao giờ động viên hay khuyến khích cộng đồng của Người làm những việc mà Người không bao giờ dạy bảo, tất cả việc làm Bid’ah là s lầm đường lạc lối.


Tóm lại, việc tổ chức đãi tiệc để ăn mừng vào những đêm Isro và Méroj thì chưa bao giờ được Nabi (saw) chỉ bảo, và tất cả những người Muslim trong thời đại của Người (saw) cũng như trong thời đại của các vị Khulafah Roshideen chưa ai có ý nghĩ dám làm cả Mỗi người Muslim phải luôn cảnh giác để tránh xa những việc làm không do Nabi (saw) chỉ dạy, nếu chúng ta thật sự muốn tôn trọng Rosul (saw) thì chỉ noi theo những gì được Người truyền dạy, và hãy tôn trọng lời nói của Người. Trong những cách tôn trọng và thương yêu Nabi (saw) chỉ hoàn hảo nhất là tin tưởng những gì Người truyền dạy rồi đem áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.


Xin nhắc lại một điều là không ai biết chính xác đêm Isro và Méroj là đêm nào cả, chỉ có câu nói gần đúng đó là vào tháng Robe Âuwal (tức tháng 3 theo lịch Islam) chứ không phải vào tháng Rojab (tức tháng 7 theo lịch Islam) như bao người đã khẳng định.


Sau cùng, đêm Isro và Méroj không phải là đêm 27 tháng Rojab (tức tháng 7 theo lịch Islam) như mọi người đã nói, không đúng theo lịch sử và không đúng theo giáo lý Islam, là người Muslim nếu có đức tin thật sự là người biết kính sợ Allah, sợ phải đối diện những gì đã gởi đi trước, sợ phải đối chứng những hành động điên rồ đã làm thì hãy xây dựng việc làm của mình theo cơ sở đúng thật không chút nghi ngờ hay sai trái.

Tác giả:


Sheikh Abdullah bin Abdul Rohman Al-Jibreen.


Sheikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimeen.


do Abu Hisaan Ibnu Ysa chuyễn ngữ


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.