AĐAP : SỰ LỊCH THIỆP TRONG VIỆC HỌC HỎI VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ (2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

AĐAP : SỰ LỊCH THIỆP TRONG VIỆC HỌC HỎI VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ (2)

29.05.2009 11:55 - đã xem : 2600

Ngày xưa, người Arab muốn tìm hiểu kiến thức thì thường thường họ phải bỏ xứ đi xa cả ngàn cây số để tìm thầy học hỏi, cứ thế từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác và kéo dài như thế qua nhiều thế kỷ liên tiếp.

Dù cuộc hành trình có xa xôi và vất vả, đầy gian nan và thử thách, thì đó cũng là sự rèn luyện ý chí có một sức chịu đựng và biết nhẫn nại, họ nghĩ rằng dù có hy sinh cuộc đời của họ đi nữa thì sự ra đi tìm thầy để học hỏi kiến thức của họ thật sự mới có giá trị cao quí.


III. Phương tiện chuyển đạt sự hiểu biết cho người khác


Ngày xưa, người Arab muốn tìm hiểu kiến thức thì thường thường họ phải bỏ xứ đi xa cả ngàn cây số để tìm thầy học hỏi, cứ thế từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác và kéo dài như thế qua nhiều thế kỷ liên tiếp. Dù cuộc hành trình có xa xôi và vất vả, đầy gian nan và thử thách, thì đó cũng là sự rèn luyện ý chí có một sức chịu đựng và biết nhẫn nại, họ nghĩ rằng dù có hy sinh cuộc đời của họ đi nữa thì sự ra đi tìm thầy để học hỏi kiến thức của họ thật sự mới có giá trị cao quí.


Ông Nickelsion là nhà nghiên cứu về các xứ Arab xưa kia có ghi lại như sau: « Ngày xưa, những học trò hay những nhà nghiên cứu Arab thường du hành tứ xứ trên khắp ba châu bốn bể để tìm tòi học hỏi, chủ yếu là muốn thu thập những kiến thức tinh hoa của những người khác, sau đó họ trở về quê quán giống như những đàn ong mang những túi mật bay về nhả ra trong tổ của nó ».


Đối với Islam thì những nhà học giả (Ulama) đảm nhận hadith là những người đã tiên phong mở đường cho công việc thu thập kiến thức này, vì họ là những người đã tiếp thu những kiến thức tôn giáo từ các vị sohabah ® đã đảm nhận hadith từ Rosul (saw), bởi vì các vị sobahah của Rosul (saw) là những người được nhận nhiệm vụ phân tán khắp nơi vào đầu thế kỷ thứ I của Islam. Những vị Sohabah là những người vừa đi truyền bá đạo giáo hay chuyển đạt kiến thức của Islam và vừa đi chinh chiến để bảo vệ sự phát triển hay sinh tồn của Islam. Mỗi khi họ đến nơi nào tạm trú thì họ cũng truyền đạt tất cả kiến thức của họ cho mọi người, cho nên họ đến đâu thì những người dân khắp nơi đổ xô đến để học hỏi kiến thức từ họ, và bắt đầu từ đó mới có môn học mới này để nêu cao vấn đề sự lịch thiệp và nhu cầu học hỏi văn chương Arab cho mọi người hiểu biết về Islam, và cũng bắt đầu từ đó nó (môn học văn chương Arab) đã phát triển cho thế hệ sau này.



Cần hiểu thêm: Islam xuất xứ từ Arab, cho nên Thiên kinh Qur’an và hadith của Rosul (saw) được ghi chép lại bằng ngôn ngữ Arab, bởi thế việc học hỏi về văn chương của ngôn ngữ Arab là điều rất cần thiết. Hiện nay, nhiều trường Đại học Islam trên thế giới (trong đó có trường Đại học Al Azhar tại Ai Cập), điều kiện để nhận thí sinh vào học là bắt buộc thí sinh đó phải học thuộc lòng nguyên cuốn kinh Qur’an, vì vậy những người sau khi tốt nghiệp ở trường đó ra thì đã trở thành thầy dạy Qur’an vì họ đã học thuộc lòng kinh Qur’an từ lúc 6 hay 7 tuổi. Còn những trường đại học Islam khác thì bắt buộc cũng phải thuộc lòng ít nhất từ hai đến ba ‘Juz’ kinh Qur’an mỗi năm (kinh Qur’an có 30 Juz).



Theo ý kiến của các vị Ulama về môn hadith, trước tiên học trò nên tìm một người thầy gần nhất để học hỏi, sau khi có căn bản rồi thì đi xa hơn một chút, và sau đó nếu cần thì dù có bỏ xứ ra đi tìm thầy thì cũng là một điều đáng làm, vì khi xưa những vị tiền nhân lỗi lạc của Islam mà chúng ta đã nghe qua cũng đã học hỏi kiến thức theo đường lối này.


Ngày xưa, nếu ai muốn học về môn hadith thì đầu tiên phải đến Al-Hijaz hay đến Mecca và Al-Medinah, vì đây là hai nơi mà hình như hầu hết các vị ashabah của Rosul (saw) hay những vị đại Ulama trong hàng ngũ sohabah đều xuất thân từ hai nơi này, sau đó đến các vị đại Ulama của hàng ngũ At-Tabi’y (những người đã gặp được sohabah của Rosul (saw)). Sau khi ra trường thì họ phải băng núi vượt đèo để đến Al-Kufah và Al-Basro (Iraq), vì nơi đây là nơi tụ tập của những vị đại Ulama để trao đổi hay học hỏi thêm kiến thức lẫn nhau.


Chính nhờ vào cuộc hành trình vất vả khổ công của các vị Ulama xưa kia,  đôi lúc chỉ vì muốn biết một hadith mà họ phải đi cả ngàn dặm đường để học hỏi rồi chuyển đạt lại cho thế hệ kế tiếp, bằng chứng là ngày nay chúng ta mới có biết bao ngàn trang giấy ghi lại sự kiến thức của Islam để chúng ta học hỏi. Ông Said ibnu Al Musaiyib là một đại Ulama của hàng ngũ At-Tabi’y đã nói: ‘Chỉ vì một hadith mà tôi bị giam cầm ba lần’.


Theo sử ghi lại: Ông Masrouk và ông Aba Said đã bỏ công đi cả ngàn dặm đường chỉ vì muốn xác thực một chữ một xem có đúng hay không. Và ông Ibnu Shibahbu muốn xác thực câu chuyện mà phải bỏ xứ đến Sham để gặp ông Atoa ibnu Yazid, ông Ibnu Mahzur và ông Ibnu Huyawah để tìm bằng chứng, còn ông Muhammad ibnu Siria phải đi đến Al-Kufah tìm các ông Ubaiđah, ông Al Komah và ông Abi Laily để xác nhận một hadith...


Imam Al-Bukhory là một đại Ulama mà ai ai cũng đều biết, ông rời bỏ quê hương lúc mới 16 tuổi để đi tìm kiến thức. Chuyến đi đầu tiên của ông là cùng đi với người mẹ vào dịp làm Hadj năm 210H, sau khi làm Hadj xong thì mẹ của ông trở về quê quán, còn ông thì ở lại Mecca để tiếp thu sự học hỏi hay đi thu thập kiến thức từ những người khác, và bắt đầu từ đó ông trở thành nhà ghi chép hadith để chuyển đạt cho hậu thế. Nhờ Allah đã ban cho ông một sự thông minh tuyệt đỉnh nên học đâu nhớ đó, ông rất có chí và có sức chịu đựng mọi gian khổ, để xác nhận một hadith cho rõ ràng đúng thật dù có di chuyển đoạn đường cả ngàn cây số thì ông cũng không ngần ngại bỏ công. Ông thuật lại: ‘Tôi đã đi Sham, Ai Cập và bán đảo Arab hai lần, đi đến Al Basoroh bốn lần, tôi lưu lại ở Al-Hijaz sáu năm, và tôi không nhớ rõ là đến Al-Kufah và Bagdad bao nhiêu lần để gặp những nhà đảm nhận và chuyển đạt hadith (Al Muhađith)’.


Vào thế kỷ thứ IV của niên lịch Islam, sự thu thập hadith được những vị Ulama cải cách hóa theo phương thức mới, đó là các vị Ulama sau khi kiểm tra và chấp nhận một hadith đúng rồi mới truyền ra ngoài, phương thức này được gọi là « Al Wajaađu » (الوجاد) có nghĩa là: (Hadith đã được thanh lọc và xác thực, nên được phép đảm nhận mà không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp ông thầy hay người đảm nhận và chuyển đạt lại hadith).


Từ đó, những học trò học ngành chuyên môn về hadith chỉ cần học hỏi rồi chuyển đạt lại cho nhau mà không cần phải đi xa hay trực tiếp đi gặp người truyền đạt. Sau này, ông Abu Abdulloh Muhammad Ishak (mất năm 355H) đã soạn ra hai quyển hadith để lưu truyền lại cho thế hệ tương lai, cho nên ngày hôm nay chúng ta chỉ cần mở cuốn kinh hadith ra để đọc, thì chúng ta đã biết được rõ ràng, chân thật hadith đó thuộc về trình độ đúng thật như thế nào, Alhamdulillah!!! Đó là những vị Ulama tiền phong đã thanh lọc và tóm tắt lại cho gọn gàng để hậu bối dể hiểu, đây là một ân sủng lớn lao mà Allah đã ban cho chúng ta, vấn đề là chúng ta có ý thức và chấp nhận học hỏi hay không mà thôi.


Đối với những vị Ulama nghiên cứu về môn ngôn ngữ hay văn chương Arab thì hơi khác biệt một chút, họ thường đi về những làng mạc thôn quê hẻo lánh để sưu tầm hay nghiên cứu về bộ môn ngôn ngữ, văn chương, thơ phú xưa kia của dân tộc họ, bởi vì nền văn minh của thành thị đã xóa bỏ những bản chất thuần túy, nguyên thủy của ngôn ngữ Arab chính thống mà chỉ những vùng thôn quê hẻo lánh mới còn tồn tại những dư âm của dân tộc họ. Những vị Ulama ngôn ngữ học như ông Abu Amru ibnu Al A’la mất năm (154 H) đã lưu lại vùng thôn quê Tihama thuộc Al Hijaz cả chục năm để xác nhận về ngôn ngữ Arab nguyên thủy của nó. Ngoài ra như ông Al Kholil ibnu Ahmad ông An Nađor ibnu Shumail mất năm (203 H) đã lưu lại 40 năm ở thôn quê để học hỏi ngôn ngữ chính thống của người Arab vùng Al Hijaz và ông Abu Amru AS Shaiba’ny mất năm (206 H) đã về thôn quê mà học ngôn ngữ Arab không biết bao nhiêu năm để viết lại những cuốn sách về văn phạm, thơ phú, văn chương Arab chính thống, đây là một tài liệu rất có giá trị mà họ để lại cho hậu thế… Ngoài các vị kể trên không biết bao nhiêu học giả (Ulama) khác nữa đã bỏ xứ ra đi tìm thầy học hỏi về môn ngôn ngữ học ở Basoroh, Al Kufahh, Bagdad, Andalus (Espagne) và khắp nơi trên đất nước Islam xưa kia vào những thế kỷ thứ IV của Islam.


IV. Sự gian nan khổ cực của những tiền nhân


Sự rời bỏ quê hương hay bỏ gia đình để đi theo tiếng gọi tâm linh là một điều khó khăn nhất trong tinh thần của con người, họ sống cô đơn một mình không thân nhân bên cạnh, họ phải tự lo cho bản thân về tinh thần cũng như vật chất để mong có ngày được tiến thân… Cũng như ngày mà Rosul (saw) bị quân Qurayish bắt buộc phải rời khỏi Mecca thì Người đứng nhìn về nơi đó có nói rằng:


قال صلى الله عليه وسلمك ( وَالله إِنّكَ لَخَيْرَ البَقَاع إِلى الله ، وَلَوْلاَ أَنَّ  قَوْمَكَ أَخْرَجُوْنِي مَا خَرَجْتُ).


« Thề có Allah làm chứng, ngươi (Mecca) là vùng đất tốt lành cao quí nhất đối với Allah. Nếu rằng quần chúng của ngươi không trục xuất Ta ra khỏi đó, thì Ta sẽ không bao giờ rời nó đi đâu cả. »


Câu chuyện của ông Imam Ahmad Hanbal® trước khi đi đến Yemen kiếm người thầy Abdurrazak để học hỏi thì ông có định tâm là đi bộ, thế là ông khởi hành đi bộ từ xứ Iraq, khi đi ngang qua Mecca là lúc nhằm tháng làm Hadj nên ông Abdurrazak cũng có mặt tại đó và đang giảng đạo trong Masjid. Những bạn hữu của ông Imam Ahmad cũng có mặt tại đây và có đến tìm ông báo tin mừng này. Ông Imam Ahmad trả lời: - Cám ơn ông bạn, tôi định tâm sẽ đi bộ đến Yemen để học với ông Abdurrazak, cho nên tôi không thể ở lại đây để học dù ông Abdurrazak đang ở đây... Thế là ông tiếp tục lên đường để đến Yemen, thì trên đoạn đường đi có rất nhiều phương tiện chở khách qua đường có ý chở ông nhưng ông không chịu mà ông chỉ muốn đi bộ mà thôi (bởi vì ông đã định tâm đi bộ). Một hôm trên đường đi ông đã cạn lộ phí, thế là ông phải đi xin làm nghề khuân vác để có tiền chi tiêu trong vấn đề ăn uống, trong lúc mà bạn bè của ông ngỏ ý giúp đỡ thì ông không nhận. (Mana’na Qip Al Imam Ahmad của Ibnu Al Jawzy trang 226). Và lúc theo học ở Yemen, đôi khi ông không có gì để ăn nên phải đem đôi giày đi cầm và đi làm thuê để đổi lấy miếng ăn, đến khi ông học xong và muốn trở về xứ sở thì lúc đó ông mới đi chuộc lại đôi giày. (Mana’na Qip Al Imam Ahmad trang 226 và Al Halaliyah quyển 8 trang 170-174).


Ông Al Hafis ibnu Khathir ® thuật lại về sự khó khăn của ông Imam Ahmad khi ông đi học ở Yemen về hadith như sau: ‘Ông bị người ta ăn cắp quần áo, nên ông không đi ra đường đến lớp học được, không thấy ông nên những bạn bè của ông đến gõ cửa để hỏi thăm ông, khi biết được sự thể họ biếu cho ông một đồng vàng, ông không nhận mà chỉ viết tờ giấy mượn nợ một dinar mà thôi, với điều kiện là ông làm công cho họ để trả tiền mượn này, thật là một điều mà ít ai tưởng tượng được sự chính trực của ông Imam Ahmad’. (Al Biđayah và An Nihayah quyển 10 trang 329.


Đối với ông Imam Al-Bukhory cũng không có gì khả quan hơn, ông cũng gặp rất nhiều điều khó khăn khổ cực khi đi tìm thầy học hỏi. Ông Al Khotib Al Bagdady diển tả về cuộc đời của ông Imam Al-Bukhory như sau: “Ông Umar ibnu Hafso Al Ashqory thụât lại: -Tôi không gặp Imam Al Bukhory trong vài ngày khi cùng nhau tìm hiểu ghi nhận hadith ở Al Bosro, chúng tôi hỏi thăm và tìm đến nhà thì gặp ông đang ở trong nhà trần truồng không quần áo để mặc (vì bị trộm), không gì để ăn, chúng tôi liền họp nhau và gom góp được vài Dirham để mua quần áo và nhu cầu cần thiết cho ông, sau đó chúng tôi cùng nhau kéo ông ta đến nơi thu thập học hỏi hadith với nhau”.


Theo sử ghi lại: Trong những ngày gian nan khổ cực đó, ông Imam Al Bukhory không có gì để ăn nên ông tìm thấy được những gì trên mặt đất có thể ăn được là ăn để sống qua ngày. (Tarikh Bagdad quyển 2 trang 13)


Ông Imam Al-Bukhory đã thuật lại như sau: ‘Tôi đến tìm ông Adam ibnu Abi Iyas ở As Qolan để học hỏi, nhưng tiền cước phí của tôi đến trể nên tôi phải tìm những lá cây hay bất cứ gì có thể ăn được là ăn để sống qua ngày mà không dám xin ai cả, đến ngày thứ ba có một người đàn ông mà tôi không biết tìm đến gặp tôi có đưa cho tôi một vài dinar và nói: ‘Hãy tiêu dùng cho bản thân ông’. (Tgobaqot As Shafi-y Al Kubro quyển 10 trang 227)


Ông Abu Hatim thuật lại về cuộc hành trình đi học thường gặp sự gian nan khó khăn như sau: “Tôi đến Al Basro để học, trong tâm tôi định sẽ ở lại đó một năm, nhưng chỉ được bốn năm tháng gì đó thì bị cạn tiền ăn uống, nên tôi bắt đầu đem quần áo đi bán dần, nhưng cho đến khi hết cạn luôn mà không tìm được việc gì để sống qua ngày, trong lúc đó tôi cùng với những bạn hữu của tôi cùng nhau đến tìm học với ông thầy này rồi ông thầy kia cho đến tối mới trở về nhà. Khi chia tay với bạn xong, tôi liền trở về nhà để uống nước lã cho đỡ đói, ngày nào cũng vậy, chúng tôi cùng nhau đi học và nghe hadith từ thầy, nhưng lúc nào tôi cũng cảm thấy đói. Vào một hôm, những người bạn tôi đến tìm tôi và nói: - Hãy theo chúng tôi đến gặp ông thầy nọ để học… Tôi trả lời: - Tôi cảm thấy mệt mỏi quá không đi được! Những người bạn liền hỏi: -Bạn bị bệnh gì mà thấy yếu quá đến nỗi không đi được? Tôi trả lời: - Không dấu gì các bạn, đã mấy ngày nay rồi tôi không có gì để ăn uống cả! Người bạn nói: Tôi còn được vài dinar, tôi cho bạn mượn phân nửa, tôi giữ lại phân nửa, tôi đành chấp nhận và rồi chúng tôi cùng ra khỏi Basro mà tôi vẫn còn nợ anh bạn ấy nửa dinar”. (Siroh A’lam An Nabla’u quyển 13 trang 256).


V. Tôn trọng thầy cô (Ulama)


Những vị Ulama là những ngọn đuốc soi sáng cho con đường hành đạo, là nền tảng căn bản để xây dựng xã hội lành mạnh, và là những kiến trúc sư để xây dựng đất nước tiến bộ. Ông Salman Al Farisy ® nói: ‘Ông thầy tựa như ngọn đuốc soi sáng dẫn đường cho người ta đi khỏi từ bóng tối mù tịch’.


Những ai tôn vinh giáo lý và tôn giáo thì họ tôn vinh kính trọng những vị Ulama, bởi vì những vị Ulama là những người tiền nhiệm của những vị sứ giả của Allah trên con đường truyền bá tôn giáo, như Rosul (saw) đã nói:


قال صلى الله عليه وسلم: ( العُلَمَاءُ وَرَثَةُ الأَنْبِيَاء ). احمد.


« Những vị Ulama là những người thừa hưởng gia tài từ những vị sứ giả của Allah ». Imam Ahmad ghi lại.


Ông Ar Rabiau ibnu Sulayman nói: ‘Tôi đưa ly nước đang cầm trong tay lên uống, khi đó ông Imam As Shafi-y nhìn tôi, tôi không dám uống nữa mà chờ đến khi ông nhìn chỗ khác tôi mới dám uống’.


Khi không biết điều gì thì nên học hỏi với họ (Ulama), ngồi nghe buổi trao đổi của họ sẽ đem lại sự thảnh thơi hạnh phúc trong lòng, giao thiệp chung đụng với họ sẽ tạo thêm nguồn lực và sự thanh cao của đức hạnh, đi chung với họ sẽ được học hỏi và bất chấp thay đổi cuộc sống, không lo xa và hoang mang của cuộc đời trẻ trung mà có được hướng đi và bản tính tốt lành…


Ông Abu Ađ Đarđa ® nói: « Muốn có được sự hiểu biết là phải tháp tùng, chung sống ngày đêm với các vị Ulama ».


Cho nên sự gần gũi với các vị Ulama không phải chỉ để thu thập kiến thức, mà ở đó còn học hỏi từ bản tính, cách cư xử giao tế của họ để đem lại sự ích lợi cho đời và đạo. Ông Maynuon ibnu Mahron nói: ‘Khi tôi ngồi nghe những vị Ulama thuyết giảng thì tôi cảm thấy nhẹ nhàng và rất thoải mái trong lòng’.


Một khi, người Muslim sống xa cách với các vị Ulama, thì họ cũng mất đi sự hiểu biết chân thật, trái tim của họ sẽ héo lại, khô khan không có chí hướng đúng thật mà đi, từ đó họ sẽ xa dần việc hành đạo và rồi Allah cũng xa họ... Ông As Shaby ® nói: « Hãy tìm cách đến gần và ngồi nghe sự giáo huấn của các vị Ulama, khi các bạn học được gì thì hãy cảm tạ Allah đã ban bố cho, nếu chưa hiểu được thì hãy cố gắng ngồi nghe thêm nữa với tất cả lòng mong muốn học hỏi, nếu các bạn đã nghe và biết mình đã sai lầm thì hãy cố gắng chỉnh đốn lại, nếu không chịu chấp nhận sự đúng thật thì các bạn sẽ lún thêm vào hố sâu, nếu các bạn không chấp nhận chịu khó học hỏi thì những gì ở quá khứ sẽ chôn vùi ở ngày hôm nay. »


Cho nên khi đến ngồi nghe các vị Ulama, hay nghe thầy cô giảng dạy, chúng ta phải hết sức chú tâm mà nghe với sự lịch thiệp của nó, luôn luôn khiêm tốn nhã nhặn, lịch thiệp khi hỏi thầy cô, ngay cả lời nói của mình cũng không được cao giọng, lớn tiếng hơn thầy cô. Có kính trọng thầy cô, Allah và Thiên thần của Ngài mới chúc phúc và Allah mới ban sự hiểu biết ích lợi cho mình.


Hy vọng với bài khảo cứu này sẽ giúp quí đọc giả hiểu biết về giá trị của kiến thức và sự thu thập như thế nào. Sự hiểu biết không thể tự nhiên đến với chúng ta, như Rosul (saw) đã nói với ý nghĩa: (Muốn hiểu biết học hỏi, dù đến Trung Hoa, chúng ta cũng phải lặn lội mà đi). Ibnu Majah.


 


 


 

Do Abu Rozy trích dịch từ sách « Khutwah ila As Saađah » của tiến sĩ Abdumohsen Ibnu Muhammad Al Qosim, Imam masjid Al Madinah và là chánh án tại Medinah (Trang 40-47) và « Mustgolah hadith » của tiến sĩ Sharfuddine Aly Ar Rojihy.


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VAI TRÒ CỦA QUR'AN & SUNNAH LÀ GÌ...

Trong Islam có hai bộ nguồn giáo luật chính đó là Qur’an và Sunnah. Ngoài ra, còn hai bộ nguồn khác là Ijma’ (sự thống nhất) và Qiyas (so sánh, suy luận).  Trong tất cả vấn đề của tôn giáo đều ưu tiên tìm kiếm bằng chứng trong Qur’an và Sunnah, đến khi hoàn toàn không tìm thấy, giới ‘Ulama mới hướng đến bằng chứng thứ ba là Ijma’; khi không có trong Ijma’ họ sẽ đến bộ nguồn thứ tư là Qiyas.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ CỦA YSA...

Ysa (Giê-su), khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều nghe nhắc đến tên Người. Có người gọi Người là Thượng Đế, là Chúa, cũng có người đánh giá thấp về Người và xúc phạm Người. Vậy đâu là sự thật về Masih Ysa (Giê-su) con trai của bà Maryam (tức bà Maria)? Và có thật sự Ysa là con trai của (Allah) hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "THIÊN CHÚA TRONG TÔN GIÁO ISLAM"

Trong lời chứng ngôn đức tin của Islam, hay còn gọi là Shahadah, “La ilaha illa Allah” – “Không có chúa hay thượng đế nào ngoài Allah”. Người Muslim tin rằng Allah là Đấng đã tạo ra thế giới và gửi các Sứ Giả đến hướng dẫn nhân loại.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO: "NHỮNG HIỆN TƯỢNG BÁO TRƯỚC...

Ngày Phán Xét Cuối Cùng, hay Ngày Phục Sinh hoặc Ngày Tận Thế đều là tên gọi của một Ngày mà thế giới này sẽ kết thúc để chuyển sang một thế giới vĩnh hằng. Và đó là Ngày chắc chắc sẽ diễn ra theo mệnh lệnh của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH VẪN LUÔN MONG ĐỢI CHÚNG TA...

Nhiều người không thể vượt qua được ham muốn của bản thân, nên mắc phải những sai lầm, phạm phải những tội lỗi, nhưng đó không phải là rơi vào bước đường cùng, không còn lối đi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH SẼ ĐÁP LẠI LỜI CẦU XIN...

Lời cầu xin Du’a là công cụ mạnh mẽ nhất mà tín đồ Muslim có được, nhưng nó lại là một trong những hành vi thờ phượng bị hiểu lầm nhiều nhất. Đôi khi chúng ta trở nên khao khát một câu trả lời và không thể biết được câu trả lời sẽ đến như thế nào và khi nào sau khi chúng ta đã Du’a cầu xin Allah.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY LÀ CHÌA KHÓA CỦA ĐIỀU TỐT ĐẸP"

Thiên sứ của Allah (saw) nói: {Trong thiên hạ có người là chìa khóa của điều tốt đẹp và là ổ khóa điều xấu xa, và có người là chìa khóa của điều xấu xa và là ổ khóa của điều tốt đẹp. Vì vậy, xin chúc phúc cho những ai được Allah biến mình thành những chìa khóa của điều tốt đẹp, và thật khốn khổ cho những kẻ bị Allah biến hắn mình thành chìa khóa của điều xấu xa.} (Ibnu Mãjah ghi lại).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY TUÂN LỆNH ALLAH VÀ THIÊN SỨ...

Tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài là một nền tảng trong các nền tảng giáo lý của tôn giáo Islam. Một người bề tôi sẽ không thể là người Muslim cho tới khi nào y tuân thủ và chấp hành các mệnh lệnh của Allah và Thiên sứ của Ngài.