AL-EHSAN (HOÀN MỸ, TỐT ĐẸP) (Phần 1) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

AL-EHSAN (HOÀN MỸ, TỐT ĐẸP) (Phần 1)

16.11.2009 03:48 - đã xem : 2537

Al-Ehsan có nghĩa là những việc làm thiện tốt hay hòan mỹ tốt đẹp nhứt mà con người phải thi hành trong sự cố gắng tối đa có thể, hay những việc làm đem lại những kết quả tốt đẹp để lương tâm luôn luôn vui vẻ và thoải mái... Cho nên, Al-Ehsan là một phần tử cao cấp trong tôn giáo Islam, người Muslim đúng nghĩa thì không thể thiếu điều này.

Al Ehsan gồm có hai phần như sau:

a)- Sự hành đạo (Ibađath) phải thành tâm và trung trực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, mà muốn có kết quả tốt đẹp đó thì phải noi gương hành đạo theo những gì Rosul (saw) đã thi hành (Sunnah), không được làm theo ý nghĩ của mình dù rằng mình cho đó là đúng (vì đó là sự thêm bớt vào giáo lý Islam).

b)- Trong cuộc sống phải làm những việc thiện tốt, hòan thành tốt đẹp đối với những công việc của nhân tạo, và hành động tốt lành trong công tác hay việc làm mà mình có trách nhiệm phải hòan tất một cách tốt đẹp, không miễn cưỡng khi làm việc, không phàn nàn trách móc hay đòi hỏi công lao quá đáng (vì nó không lệ thuộc vào công việc mình làm), và không được chủ tâm là làm để được người đời khen thưởng hay muốn để tiếng với đời… Bởi vì, Allah đã phán như sau :

قال تعالى: (( وَمَن أَحْسَنُ دِيْنًا مِمَّنْ أَسْلَمَ وَجْهَهُ لِلهِ وَهُوَ مُحْسِنٌ وَاتَّبَعَ مِلَّةَ إِبْرَاهِيْمَ حَنِيْفًا ..)). النساء :125.

Về tôn giáo, ai tốt hơn người dâng trọn bản thân mình cho Allah đồng thời là một người làm tốt và theo tín ngưỡng của Ibrahim, Hanif (tôn thờ chỉ riêng Allah)”. Suroh 4 : 125.

قال تعالى: (( ِإّنَّ اللهَ يَأْمُرُ بِاْلعَدْلِ وَالإِحْسَانِ وَإِيْتَاءِ ذِي القُرْبَى )). النحل: 90.

« Allah truyền lệnh thi hành nền công lý và làm điều thiện và bố thí (giúp đỡ) người ruột thịt…». Suroh 16 : 90.

قال تعالى: (( وَبِالْوَالِدَيْنِ إِحْسَانًا )). الإسراء: 23.

«…và ăn ở tử tế với cha mẹ…» Suroh 17 : 23

قال تعالى: (( وَإنَّ اللهَ لَمَعَ الْمُحْسِنِيْنَ )). العنكبوت : 69.

«...Và chắc chắn, Allah đang sát cánh với những người làm tốt ». Suroh 29 : 69.

قال تعالى: (( لِلَّذِيْنَ أَحْسَنُوا الْحُسْنَى وَزِيَادَةٌ )). يونس : 26

« Những ai làm tốt sẽ nhận phần thửơng tốt về việc họ làm, và có lẽ nhiều hơn (công lao của họ) nữa…». Suroh 10 : 26.

قال تعالى: (( وَلاَ تَسْتَوِي الْحَسَنَةُ وَلاَ السَّيِّئَةُ اِدْفَعْ بِالَتِي هِيَ أَحْسَنُ فِإِذَا الذِي بَيْنَكَ وَبَيْنَهُ عَدَاوَةٌ كَاّنَّهُ وَلِيُ حَمِيْمٌ )). فصلت: 34.

« Và điều thiện và điều ác không thể ngang bằng nhau. Hãy dùng điều thiện mà đẩy lùi điều ác. Rồi (Ngươi sẽ thấy) kẻ ôm lòng hận thù Ngươi sẽ trở thành người bạn thân tình của Ngươi ». Suroh 41 : 34.

Qua lời phán và ý nghĩa cao quí của những những dòng kinh Qur’an trên, tôi nhớ đến một câu chuyện mà tôi tình cờ đã nghe được từ đài « Iqraah.tv » (ngôn ngữ Arab), chương trình này có cả triệu người Muslim trên khắp thế giới theo dõi để học hỏi mỗi ngày, đề tài « Ehsan » hay đối xử tốt đẹp với nhân loại mà tôi nghe câu chuyện như sau :

Trong lịch sử thì hai dân tộc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có những chuyện mâu thuẩn lẫn nhau không biết khởi đầu từ đâu, cho nên hai dân tộc này không mấy thiện cảm với nhau cho lắm… Nhưng không vì thế mà dân tộc hai bên không muốn giao thiệp hay tiếp xúc với nhau, trái lại họ vẫn thường xuyên du lịch qua lại để tìm hiểu văn hóa đất nước hai bên…

Vào một ngày, có một công dân Hy Lạp đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để du lịch, nhưng chẳng may khi đến Istanbul thì những khách sạn không còn chổ để ông nghỉ qua đêm, ông đi từ khách sạn lớn cho đến khách sạn nhỏ, tất cả đều « Khóa sổ không nhận khách ». Vừa mệt, vừa bất mãn và lo lắng không biết tối nay sẽ ngũ ở đâu ? Bổng nhiên, ông khách Hy Lạp quyết định đi gõ cửa từng nhà để xin ngủ trọ qua đêm…

« Toc, toc, toc », chủ nhân nhà này là một người Thổ Nhĩ Kỳ nghe tiếng gõ cửa thì ông ra mỡ cửa, sau khi dặn hỏi vài câu thì biết được người khách cầm hành lý trên tay là người Hy Lạp đến đất nước mình để du lịch, nhưng vì những khách sạn không còn chổ nên muốn xin vào nhà ngủ đỡ một đêm… Nghe xong, ông chủ nhà liền mời người khách vào và bảo người vợ đem thức ăn có sẳn trong nhà ra để mời khách dùng đở buổi, rồi ông chủ nhà tâm sự với khách như sau:

-         Chắc tối nay ông bạn không có nơi để nghỉ ngơi phải không ?

-         Người khách liền trả lời : Không dấu gì ông, tôi đã gõ cửa không biết bao nhiêu khách sạn lớn và nhỏ mà không khách sạn nào còn chổ cả, cho nên tôi mạo muội gõ cửa nhà ông để xin tạm trú một đêm.

-         Ông chủ nhà miễm cười nói : Ông bạn thấy rồi đó, nhà tôi thì hơi chật chội nhưng nếu ông bạn không chê thì cứ ngủ lại đây đêm nay đi, còn vợ chồng con cái của tôi sẽ dời đi ngũ ở nơi khác…

-         Người khách nghe qua mừng rỡ mà không còn khách sáo nữa: Cám ơn ông bà, nếu tôi không làm phiền gia đình ông bà !!!

-         Chủ nhà nói : Ông bạn cứ tự nhiên coi như nhà của ông bạn, (và dẩn đi giới thiệu) đây là nhà tắm, đây là phòng ngũ, đây là nhà bếp có đủ thức ăn thức uống, nếu ông bạn có đói thì cứ tự nhiên mà dùng như nhà của ông bạn vậy...

Sau khi chỉ dẩn xong thì ông chủ nhà cùng vợ con mỡ cửa đi ra mà không quên cầm theo chăn gối… Người khách tiển chủ nhà rồi đóng cửa lại, sau đó tắm rửa rồi lên giường ngũ một giấc ngon lành cho đến sáng.

Trời hừng sáng, người khách làm vệ sinh xong thì ngồi trông chờ ông bà chủ nhà về để cám ơn rồi sẽ ra đi… Trong lúc ngồi chờ thì ông nhìn thoáng qua cửa sổ thấy ông chủ nhà đang ngồi bên gốc cây cạnh vợ con đang ngon giấc ngoài vườn. Thấy vậy ông khách mỡ cửa đi ra, ông chủ nhà miễm cười chào hỏi rồi hai người bước trở vào nhà cùng uống trà ăn điểm tâm như không có chuyện gì xảy ra… Tiếp đến vợ con của ông chủ nhà cũng tươi cười bước vào nhà chào khách rồi dọn dẹp đồ cho ngăn nắp, sau đó đứa con trải thảm ra để hành lễ solah buổi sáng.

-         Ông chủ nhà nói : Con tôi còn trẻ nên tôi không muốn đánh thức nó, còn vợ chồng tôi thì đã hành lễ lúc bầu trời chưa sáng, sau đó có ngũ thêm một giấc…

-         Ông khách Hy Lạp nghe vậy liền hỏi huyên thuyên về tôn giáo Islam, sau khi được chủ nhà giải thích cặn kẻ thì ông khách liền tuyên bố xin chấp nhận tôn giáo Islam và chính ông chủ nhà là người hướng dẫn để ông khách Hy lạp đọc câu tuyên thệ (Shahadah).

Từ đó, hai công dân của hai dân tộc này đã trở thành hai anh em tri kỷ, và là láng giềng trong tình huynh đệ Islam. Như câu chuyện trên đã cho chúng ta biết, chỉ vì cách cư xử tốt đẹp của người Thổ nhĩ Kỳ mà người khách Hy Lạp phương xa đến trọ qua đêm đã theo Islam... Cho nên, đây là một bài học dạy chúng ta dẹp bỏ lòng hận thù mà luôn luôn dùng điều thiện để đối xử với mọi người, đó là hành động tốt đẹp để đẩy lùi điều ác mà không còn hận thù với nhau nữa, đây cũng là một bài học để cho những ai muốn đi truyền giáo (đawah), vì đó cũng là nguyên tắc căn bản trong giáo lý Islam để đạt được sự thành công vì tôn giáo…

Một hadith khác do ông Abu Hurairoh ® thuật lại về câu chuyện của thiên thần Jibriel (A) đến hỏi Rosul (saw) về Islam, Iman (niềm tin) và Ehsan. Khi Thiên thần hỏi về Al-Ehsan thì Nabi (saw) trả lời như sau :

قال: ( أَنْ تَعْبُدُ الله كَأَنَّكَ تَرَاهُ فَإِنْ لَمْ تَكُنْ تَرَاهُ فَإِنَّهُ يَرَاكَ ) . البخاري: 50.

« Hãy thờ phượng Allah tựa như các người thấy Ngài trước mặt. Nếu không, hãy luôn luôn nghĩ rằng Ngài đang giám sát các người ». Al Bukhory : 50.

Trong lúc solah mình phải luôn cố gắng tập trung tư tưởng chú ý vào sự hành lễ, luôn luôn nghĩ là chúng ta đang trình diện và đang đàm luận với Allah. Hãy luôn biết rằng Ngài luôn chứng kiến và giám sát hành động của chúng ta, không riêng gì lúc solah mà bất cứ trong những việc làm nào… Nếu như chúng ta luôn lo sợ Allah sẽ trừng phạt thì chúng ta sẽ không dám nhúng tay vào những điều phạm tội, dù những tội đó nghĩ rằng không ai biết, nhưng thật ra lúc nào Allah cũng thấy và biết tất cả hành động tốt xấu của mình.

عن عائشة رض الله عنها قالت: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( إٍنَّ اللهَ يُحِبُّ مِنْ أَحْدِكُمْ إِذا عَمَلَ عَمَلًا أنْ يِتْقَنَهُ ). رواه أبو يعلى : 4386.

Bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) thuật lại lời của Rosul (saw):  « Thật vậy, Allah rất mến thích những ai làm việc (gì đó) hoàn tất một cách hoàn thiện và tốt đẹp ». Do Abu Yaala ghi lại số 4386.

Ngày xưa, vào thời của Kholifah (lãnh tụ Islam) Harun Rohsid ®, khi người Arab (Muslim) làm một công việc gì đó thì ai ai cũng khen thưởng là tốt đẹp, hòan thiện đến nổi người Âu Châu phải kính phục. Nhưng rất tiếc cho ngày hôm nay nếu người Âu Châu nói rằng: « Làm việc như người Arab !!! » (Có nghĩa là họ chê cười người Arab làm việc để cho có chứ không hoàn thành tốt đẹp, làm để cho có lệ mà thôi). Đây là một điều đáng buồn cho những người Arab mà phần đông họ mang danh nghĩa là người Muslim. Cho nên, chúng ta là người Muslim thì lúc nào cũng phải nắm lấy hadith trên mà áp dụng vào cuộc sống ở đời cũng như việc đạo cho có ý nghĩa, giống như Rosul (saw), những bạn hữu của Người và những vị tiền nhiệm trước kia đã áp dụng mà thời vàng son, thịnh vượng ấy đã đi qua…

عن عثمان قال: سمعت رسول الله صلى الله عليه وسلم يقول: ( مَا مِن أِمْرَئ مُسْلِم تَحْضُرُهُ صَلَاةَ مُكْتُوْبَة  فَيُسْحِنُ وُضُوءُهَا وَخُشُوعُهَا وَرُكُوعُها إِلا كَفَارَةٌ لِمَا قَبْلَهَا مِنَ الذُنُوب، مَا لَمْ يَؤْتِ كَبِيْرَة وَذَلِكَ الدَهَّر كُلَّه ). مسلم: 228.

Ông Usman ® thuật lại là ông có nghe Rosul (saw) nói: “Bất cứ một người muslim nào đến solah (bắt buộc) với sự hoàn mỹ khi lấy nước solah, rồi solah một cách khúm núm lễ độ trong lúc ‘rukua’ và ‘sujud’, thì Allah sẽ tha thứ những tội lỗi của họ trước kia, nếu họ không vấp phải những điều trọng tội trong suốt cả năm” Muslim số 228.

عن شداد بن أوس قال: ثِنْتَانِ حَفَظْتُهُمَا عن رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( إِنَّ اللهَ كَتَبَ الِإحْسَان عَلى كُلِّ شَيءٍ ، فَإِذا قَتَلْتُمْ فَأَحْسِنُوا القَتْلَة، وَإِذَا ذَبِحتُم فَأَحْسِنُوا الذَبْح، وَلَيُحَدَّ أَحْدَكُم شفرتَهُ فَلْيُرِح ذَبِيحَتَهُ ). مسلم : 195

Ông Shaddaddu ibnu Awsy ® thuật lại: Hai điều mà tôi học thuộc lòng được từ Rosul (saw) là : « Quả vậy, Allah đã ghi những điều tốt lành hòan thiện ở tất cả những công việc, một khi có xử trảm ai thì hãy xử trảm một cách lẹ làng và tốt đẹp (đừng gây nhiều đau đớn), một khi có cắt cổ thú vật để làm thịt, hãy chuẩn bị con dao thật bén để cắt cổ nó ». Muslim số 195.

Đây là một hadith cao quí mà người muslim phải dựa vào đó mà áp dụng vào cuộc sống ở đời, bởi rằng Allah đã ra lệnh cho con người phải luôn luôn cư xử hay đối đãi với nhau một cách hoàn thiện, tốt lành trong bất cứ công việc gì, ngay cả trong lúc chiến tranh, không được giết hại nhau một cách dã man, không được tàn phá nơi thờ phượng (chùa chiền) của họ, không được giết đàn bà, người già cả, trẻ nít và những người không tham gia chiến tranh, đối với tù binh thì phải đối xử tử tế tốt lành với họ, và cũng không được giết những kẻ đã buông vũ khí đầu hàng… Những điều ngăn cấm nầy Rosul (saw) và những vị Kholifah đã ra lệnh từ hơn 1400 năm nay, chớ không phải mới đây, chỉ có những người không hiểu về Islam mới cho rằng Islam là tôn giáo tàn nhẫn, muốn dùng vũ lực để truyền bá tôn giáo…

Có lần Rosul (saw) đã khiển trách một người bạn hữu đã giết lầm một phụ nữ trong lúc giao chiến, vì trong lúc giao chiến thì người này thấy một người che mạng nhưng trên tay thì vẫn lâm lâm cầm vũ khí (con dao), ông ta tưởng đâu là đàn ông giả dạng nên đã giết lầm vì người tử vong đó là đàn bà thật sự.

Một câu chuyện khác, thiên thần nhận lệnh xuống trần để giúp đỡ Rosul (saw) giao chiến, lúc giao chiến thì quá hổn độn nên họ không biết giao tranh như thế nào ? Lúc đó, Allah mới ra lệnh là một khi muốn giết kẻ thù thì hãy ra tay cho nhanh chóng, nghĩa là khi đầu của kẻ thù rơi xuống mà người đứng bên cạnh không hay biết… Nếu muốn cho quân địch chỉ bị thương mà thôi thì thiên thần chỉ cần chém nhanh vào tay để họ không còn cầm kiếm được nữa… Cho nên, luật Islam dùng biện pháp « xử trảm » những kẻ tử tội bằng cách chém đầu để họ chết tức khắc mà không có cảm giác đau đớn như những phương cách khác. Tuy nhiên, dù bằng cách nào đi nữa thì đối với con người đều cảm thấy dã man, nhưng đối với những kẻ tử tội thì Rosul (saw) đã giáo huấn là Allah bảo dùng cách này để họ chết mau và không đau đớn, vì tất cả các đường gân máu của con người đều thông ra. Phương cách này cũng áp dụng khi chúng ta làm thịt một con vật, khi cắt cổ con vật phải dùng dao thật bén để nó chết mau lẹ và giãm đi sự đau đớn, hơn nữa những vi khuẩn trong máu đều tuôn ra ngoài mà không còn đọng lại trong xương thịt của nó…

Islam cũng bắt buộc mọi người Muslim phải đối xử tốt lành với thú vật, cây cối, sông ngòi núi non, và tất cả cảnh vật thiên nhiên mà Allah đã tạo ra, vì mỗi thứ đều có sự ích lợi riêng của nó mà con người không thể nào hiểu hết được. Vậy mà đôi khi con người lợi dụng thiên nhiên để làm những việc không đúng nên mới gây ra thiệt hại như ngày nay, đó là tánh tình con người chỉ biết đến tư lợi nên bất cần đến sự thiệt hại của thiên nhiên mà Allah đã ban cho. Nhất là dùng thiên nhiên để sáng tạo ra bom hóa học để đi tiêu diệt loài người, giết hại những kẻ vô tội, phá hủy những nhà thờ, chùa chiền, nhà thương, trường học, ruộng nương, sông ngòi... Ngay cả những người mang sứ mạng nhân đạo đi cứu thương cũng không tránh khỏi, vậy thử hỏi công bằng và chính nghĩa ở đâu ? Đó là những tội lỗi mà Islam hoàn toàn dạy bảo không nên làm những điều dã man đó, dù là dã thú cũng không được phép giết hại vô cớ chứ nói chi đến mạng sống của con người.

Qua hadith khác do ông Abdulloh Ibnu Amru ® thuật lại lời của Rosul (saw) nói với ý nghĩa như sau: « Những ai muốn tránh khỏi lửa địa ngục để được lên thiên đàng thì phải tin tưởng ở Allah và Ngày Sau. Nếu muốn người khác đối xử tốt lành với mình, thì trước tiên mình phải đối xử tử tế tốt lành với họ ». Muslim  số 1844.

Có nghĩa là : « Có đi có lại mới toại lòng nhau », mình không đối xử tử tế với người ta thì làm sao người ta đối xử tử tế tốt lành với mình được. Đó là lẽ sống đương nhiên của cuộc đời, cho nên Islam rất chú trọng đến tình người, tình láng giềng, và rất đề cao tư cách sống của con người, chính vì thế Islam đã bài bác chủ nghĩa nô lệ , kỳ thị màu da sắc tộc hay kỳ thị cả tôn giáo nữa (không được chê bai tôn giáo khác cũng như không bắt buộc ai vào tôn giáo Islam nếu họ không đồng ý).

(Còn tiếp phần hai)

Do Ibnu Hosen trích dịch từ sách “Dalil Al Maođu-at” trang 11-15.

Tháng Shawal năm 2009.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NĂM MỤC TIÊU BẢO VỆ HÀNG ĐẦU...

Nhìn một cách tổng thể, hệ thống giáo luật Islam mang mục đích cải thiện mọi hoàn cảnh và điều kiện sống của con người trên đời sống trần tục, để con người đạt được hạnh phúc ở cõi Đời Sau, dựa trên cơ sở loại bỏ những điều xấu và tai hại và củng cố những điều phúc lành và tốt đẹp.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "MỘT SỐ GIÁO LÝ ISLAM LIÊN QUAN...

Một số tín đồ Muslim, theo tập tục của môi trường tại nơi đang sinh sống hoặc theo truyền thống của một nhóm người nào đó, sau khi hoàn thành việc xây cất ngôi nhà mới hoặc dọn đến một căn nhà mới mua hoặc thuê, thì họ thường tổ chức bữa tiệc cho người thân, bạn bè nhân dịp có được nhà mới hoặc nhân dịp chuyển đến ngôi nhà mới, như một sự ăn mừng và tạ ơn Allah.