BÀI THUYẾT GIẢNG DÀNH CHO NGÀY THỨ SÁU "AID AL ADHA" Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

BÀI THUYẾT GIẢNG DÀNH CHO NGÀY THỨ SÁU "AID AL ADHA"

21.11.2009 03:07 - đã xem : 3441

Để đón chào ngày đại lễ Roya Adha sắp đến, trong bài thuyết giảng ‘Jum’at’ này, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại nghi thức giết tế Adhiyah hay còn gọi là Qurb’an theo tiếng quen gọi của người Chăm và một số điều luật liên quan đến nghi thức Qurb’an. Hy vọng nó sẽ giúp chúng ta nhớ lại rõ hơn và hiểu đúng hơn về nghi thức Qurb’an để chúng ta có thể đón mừng ngày Roya Adha một cách tốt đẹp theo đúng đường lối của Nabi Muhammad (saw).

Mọi lời ca tụng kính dâng lên Allah-Đấng Rất Mực ĐLượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung. Xin đa tạ Ngài đã soi sáng chúng ta với Chân lý Islam - Ánh hào quang tỏa sáng soi lối mọi nẻo đường trong cuộc sống của chúng ta. Xin đa tạ Ngài đã lựa chọn và c phái Mohammad - một con người bằng xương bằng thịt có trái tim nhân hậu, tấm lòng hiền đức và bản chất thật thà ngay thng Al-Amin làm vị Rasul, vị Nabi để hướng dẫn và chỉ dạy chúng ta về con đường Islam chân lý.

Xin chứng nhận rằng thật sự không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Allah mà duy nhất chỉ có Ngài và xin chứng nhận Muhammad thật sự là vị sứ giả của Ngài mang thông điệp Qur'an dẫn dắt nhân loại.

Quý đồng đạo thân hữu!

Thời gian quả thật trôi nhanh, mới ngày nào chúng ta vừa đón mừng ngày đại lễ Roya Fitri thì nay chúng ta lại háo hức chuẩn bị đón mừng ngày đại lễ Roya Adha trong vài ngày tới. Như chúng ta đã biết, người Muslim có hai ngày đại lễ trong năm: Đại lễ Roya Fitri và Đại lễ Roya Adha.

Roya Fitri là ngày lễ ăn mừng sau khi kết thúc tháng nhịn chay Ramadan và nó vừa mới đi qua; còn Roya Adha là ngày lễ giết tế thú nuôi phân phát cho mọi người để cùng ăn mừng chia vui theo gương Nabi Muhammad (saw) vào ngày mùng mười tháng Hadji Zul-Hajjah, tức tháng mười hai theo niên lịch Islam, và nó sắp đến trong vài hôm nữa, Insha-Allah!

Quý đồng đạo thân hữu!

Để đón chào ngày đại lễ Roya Adha sắp đến, trong bài thuyết giảng ‘Jum’at’ này, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại nghi thức giết tế Adhiyah hay còn gọi là Qurb’an theo tiếng quen gọi của người Chăm và một số điều luật liên quan đến nghi thức Qurb’an. Hy vọng nó sẽ giúp chúng ta nhớ lại rõ hơn và hiểu đúng hơn về nghi thức Qurb’an để chúng ta có thể đón mừng ngày Roya Adha một cách tốt đẹp theo đúng đường lối của Nabi Muhammad (saw).

Quý đồng đạo thân hữu!

- Adhiyah tức Qurb’an trong tiếng Ả rập có nghĩa là giết tế con vật vào lúc ban sáng (dhuha), còn theo thuật ngữ trong giáo luật thì Adhiyah có nghĩa là sự giết tế lạc đà, bò, cừu hoặc dê trong ngày Lễ Roya mục đích tìm ân phước từ Allah.

- Nghi thức Adhiyah hay Qurb’an« Sunnah Muakkadah ».

Allah phán:                                        فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَانْحَرْ

(Hãy dâng lễ Salah và giết tế dâng lên Allah)

Theo Hadith do ông Anas ® thuật lại trong bộ ghi chép của Al Bukhari và Muslim rằng Nabi (saw) đã làm Qurb’an hai con cừu lan đen trắng có sừng, chính Người đã cắt cổ chúng và đã nhân danh Allah cùng với lời Takbir khi cắt...

- Việc giết tế thú nuôi làm Qurb’an còn là một sự tưởng nhớ đến Nabi Ibrahim (A)-một vị Nabi (Thiên sứ) được Allah yêu thương và sủng ái, vị Khaleel của Allah. Allah đã qui định cho những người Muslim dâng tế Qurb’an vào ngày Roya Adha nhằm để tưởng nhớ đến việc làm cao cả của Nabi Ibrahim (A) khi Người sẵn lòng hy sinh đứa con yêu thương của mình Ismael (A) trong nghĩa vụ phụng mệnh và kính sợ Allah.

- Làm Qurb’an theo qui định chỉ được phép đối với ba loại vật nuôi nhất định: Lạc đà hoặc bò hoặc dê cừu, bởi Allah có phán:

وَلِكُلِّ أُمَّةٍ جَعَلْنَا مَنسَكاً لِّيَذْكُرُواْ اسْمَ اللَّهِ عَلَى مَا رَزَقَهُمْ مِّن بَهِيمَةِ الأَنْعَامِ

« Và Ta ban cho mỗi cộng đồng một số nghi lễ cúng tế để họ có thể niệm tên của Allah trên những con thú nuôi mà Ngài đã ban cấp cho họ dùng làm thực phẩm. » (S. Al Haj-34).

Thú nuôi mà Allah nói ở đây không gì khác ngoài ba loại lạc đà, bò, hay dê cừu bởi vì Nabi (saw) không bao giờ giết tế Qurb’an ngoài ba loại thú nuôi này, và tất cả các vị Sahabah không ai làm khác hơn.

- Một con cừu có thể làm Qurb’an cho một người và cho người thân của y trong gia đình bởi theo lời thuật của Abu Âyyub ® thì trong thời của Nabi (saw) có người đã làm Qurb’an một con cừu cho y và cả người thân của y trong gia đình, họ đã ăn và phân phát cho mọi người. (Ibn Majah, Tirmizhi, Albani đính chính)

- Và từ một con lạc đà hay một con bò có thể làm Qurb’an cho cả bảy người bởi theo lời của ông Jabir ® nói rằng: "Chúng tôi đã làm Qurb’an cùng với Rasul (saw)  năm Hudaybiyah một con lạc đà cho cả bảy người, và một con bò cho cả bảy người" (Muslim)

- Thú nuôi làm Qurb’an phải đảm bảo hai yếu tố đó là độ tuổi và sự lành lặn của con vật.

+ Về độ tuổi thì đối với lạc đà phải đủ 5 năm tuổi, bò phải đủ 2 năm tuổi còn cừu hay dê thì phải là một năm tuổi. Theo hadith của ông Jabir rằng Rasul (saw) đã nói: "Không được giết tế trừ phi con vật đã vào tuổi Musinnah,... hãy giết tế con cừu khi nó đã là Jiz-ah". (Muslim).

Tại sao gọi là Musinnah?

Con lạc đà được gọi là Musinnah khi nào nó tròn 5 năm tuổi, còn con bò Musinnah khi nào nó tròn 2 năm tuổi và dê Musinnah khi nào nó đã là một năm tuổi. Riêng cừu được qui định khi nó đã là Jiz-ah, Jiz-ah là con cừu đã tròn một năm tuổi và có người  bảo là sáu tháng tuổi.

+ Về sự lành lặn của con vật là con vật không bệnh hoạn hay bị dị tật. Nabi (saw) có nói: "Bốn điều khiến con vật không được dùng làm Qurb’an đó là: mù một mắt, đau bệnh, què và gầy yếu" (Malik, Ahmad, Al-Tirmizhi).

- Giờ giấc giết tế Qurb’an tốt nhất là sau Salah Roya. Nabi (saw) nói: "Việc đầu tiên mà chúng ta bắt đầu cho ngày của chúng ta hôm nay (tức Roya Adha) là dâng lễ Salah sau đó chúng ta trở về để giết tế Qurb’an. Do đó, nếu ai làm như thế thì quả thật y đã làm đúng theo sunnah của chúng ta còn ai giết tế con vật trước đó thì quả thật đó chỉ là phần thịt biếu cho người nhà của y mà thôi không phải là hình thức Qurb’an" (Bukhari, Muslim).

Giờ giết tế Qurb’an có thể kéo dài đến khi mặt trời lặn vào ngày cuối của những ngày Tashreeq 11, 12, và 13 (niên lịch Hidry), bởi Nabi (saw) nói: "Tất cả những ngày Tashreeq là thời gian để giết tế" (Ahmad, Albayhaqi).

- Theo sunnah, người làm Qurb’an sẽ lấy một phần thịt Qurb’an để cho gia đình ăn và những phần còn lại mang biếu cho người thân, hàng xóm, bạn bè và bố thí cho người nghèo. Allah phán:

فَكُلُواْ مِنْهَا وَأَطْعِمُواْ الْبَآئِسَ الْفَقِيرَ

« Hãy ăn thịt của chúng  và hãy phân phối bố thí cho người nghèo đói ». (28, Al Hajj)

- Thịt Qurb’an theo sunnah chúng ta nên chia ra làm ba phần, một phần dành cho người thân trong gia đình, một phần để biếu cho người nghèo và người hàng xóm và một phần dành biếu cho những người ăn xin. Ông Ibn Abbas thuật lại cách thức phân phối thịt Qurb’an của Nabi (saw) như sau: "Người lấy một phần ba cho người thân trong gia đình của Người, một phần ba Người mang biếu cho người nghèo và hàng xóm và một phần ba còn lại người bố thí cho những người ăn xin".

- Thịt Qurb’an được phép dự trữ trên ba ngày không có vấn đề gì bởi Nabi (saw) nói: "Ta đã từng cấm các người để dành thịt Qurb’an trên ba ngày nhưng giờ hãy dự trữ nó đến bao lâu các người muốn" (Muslim).

- Một điều quan trọng là khi vào ngày mùng mười tháng Zul Hajjah tức ngày Roya Adha thì người làm Qurb’an không được phép nhổ, cắt lông tóc, móng tay móng chân cho đến khi đã giết tế Qurb’an xong, bởi có Hadith nói: "Khi nào vào ngày mùng mười, người nào có vật nuôi muốn làm Qurb’an thì không được cắt nhổ lông tóc và móng tay móng chân" (Muslim).

Đây là nội dung về những qui định trong nghi thức làm Adhiyah hay Qurb’an được trích dịch dựa theo sách « Alfiqh Almuyassir » do nhiều Ulama soạn thảo.

Cầu xin Allah soi sáng và dẫn dắt chúng ta. Cầu xin Allah tha thứ những lỗi lầm của chúng ta, amin.

Quý đồng đạo thân hữu!

Trong Islam mọi hành vi của những người Muslim đều được ban thưởng ân phước nếu như hành vi đó luôn hướng về Allah. Allah quả thật là Đấng tràn đầy tình thương với những người tin tưởng và phụng mệnh Ngài, trong mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh của cuộc sống, mỗi người Muslim đều có thể tìm thấy ân phước của Allah nếu như y thật sự hướng về Allah.

Vào ngày thiêng liêng mùng 9 Hidri, những người hành hương tập trung lại tại Arafah để tụng niệm, cầu xin hồng ân và sự tha thứ của Allah. Bởi ngày đó, Allah có phán Ngài sẽ xuống tầng trời hạ giới để thu nhận lời cầu xin khấn vái của bề tôi thành tâm của Ngài.

Như vậy, thật may mắn cho ai có cơ hội và điều kiện đi hành hương, tuy nhiên không phải những ai không có cơ hội và điều kiện đi hành hương là không may mắn, bởi lẽ hồng ân và tình thương của Allah rất bao la, chẳng phải những ai không thể đi hành hương thì cũng có một ngày nhịn chay đầy ân phước đó sao, chẳng phải ngày nhịn chay đầy ân phước đó là vào ngày Arafah đó sao. Nabi (saw) nói: "Nhịn chay ngày Arafah, Allah sẽ tha thứ tội lỗi của một năm vừa qua và một năm săp tới" (Muslim). Một hadith khác theo lời thuật của Abu Qata-dah, khi được hỏi về ân phước của việc nhịn chay ngày Arafah thì Nabi (saw) bảo: "Allah sẽ tha thứ tội lỗi của năm trước và năm sau đó" (Muslim)

Quý đồng đạo thân hữu!

Trước ngày Roya Adha là ngày tất cả những ai đi hành hương đều bắt buộc phải đến vùng đất Arafah, đó là ngày sẽ mang lại ân phước lớn lao cho những ai thật sự mong mỏi hồng ân của Allah. Còn những người ở nhà chỉ cần chịu khó nhịn chay có một ngày duy nhất thì Allah sẽ tha thứ tội lỗi của chúng ta trong hai năm. Có ân phước nào lớn hơn ân phước này, có lòng vị tha nào bao la hơn lòng vị tha của Allah! Đây là cơ hội một năm chỉ có một lần, mong rằng chúng ta sẽ quí trọng giữ lấy nó đừng để nó ra đi một cách uổng phí.

Nói đến nhịn chay Arafah thì có một thắc mắc cần phải làm rõ, đó là liệu người còn nợ nhịn chay của tháng Ramadan có được phép nhịn chay vào ngày Arafah hay không và nếu họ nhịn chay thì có được ân phước hay không?

Để trả lời cho thắc mắc này thì chúng ta hãy cùng nghe lời Fatawa của ông Ibn Jibreen khi được hỏi rằng: Người nhịn chay có được phép định tâm gộp chung nhịn chay sunnah ngày Ashura và nhịn chay trả nợ hay không? Ông Jibreen trả lời như sau: Bắt buộc người có nợ phải sớm trả nợ khi có thể vì sợ rằng thời gian qui định sẽ qua nhưng nếu như có thể trì hoãn một ngày nợ của Ramadan để nhịn chay vào ngày Ashura hay ngày Arafah với định tâm gộp chung thì người nhịn chay sẽ được hai ân phước, ân phước của việc trả nợ và ân phước của ngày nhịn chay đó.

Như vậy, Insha-Allah, người thiếu nợ có thể nhịn chay ngày Arafah, một là trả nợ, hai là được ân phước của ngày Arafah. Alhamdulillahi Rabil Alamin.

Abu Zaytune Usman Ibrahim

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

Người Muslim cần giữ vững đức tin và kiên định với Islam cho đến hơi thở cuối cùng. Bất kỳ ai đã bị thay đổi bởi hoàn cảnh của cuộc sống, hoặc bị lay chuyển bởi những bất hạnh và bão tố, hoặc bởi ham muốn hoặc sợ hãi, và sau đó trượt chân trong đức tin của họ sau khi đã kiên định, họ thực sự là người cẩu thả và mất mát.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG & HỎA NGỤC

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG...

Imam Al-Bukhari đã ghi trong bộ Hadith của ‘Abdullah bin Mas’ud (R) là Thiên sứ Muhammad (saw) có nói rằng Thiên Đàng không ở xa bất cứ ai trong chúng ta, mà rất gần như thể khoảng cách của hai chiếc dép mà ta mang dưới chân vậy; và Hoả Ngục cũng gần chúng ta tương tự.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BỐN DẤU HIỆU CỦA MỘT NGƯỜI...

Tôn giáo Islam là phải phục tùng Allah một cách hoàn toàn. Vì vậy, một tín đồ Muslim muốn được sự cứu rỗi nơi Allah thì phải hoàn toàn vâng lời và phục tùng Ngài. Nhưng làm sao một người có thể biết mình đã hoàn toàn phục tùng và vâng lời Allah?  Có bốn dấu hiệu cho thấy một người thực sự phục tùng và vâng lời Allah một cách hoàn toàn:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN"

Mỗi ngày khi chúng ta mở mắt ra, điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết ơn Allah vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà Allah đã ban cho. Chúng ta hãy biết ơn Allah vì Ngài ban cho chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "5 YẾU TỐ THIẾT YẾU CỦA MỖI...

1/ Tôn giáo. 2/ Sinh mạng. 3/ Giống nòi. 4/ Tài sản. 5/ Trí tuệ đây là 5 yếu tố thiết yếu của nười Muslim trong sự bảo vệ của Islam...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH TẠO RA THẾ GIỚI VÀ NGÀI CHĂM...

Những người Muslim không hề nghi ngờ về sự tồn tại của Allah, họ tin Ngài thực sự là Đấng Tạo Hóa và là Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật trong đó có con người. Tuy nhiên ngoài những người Muslim, có rất nhiều người còn nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thậm chí là  phủ nhận sự thật này, đó là những người vô đức tin, đặc biệt là những người đi theo chủ nghĩa vô thần.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "SÁM HỐI & NHẪN NẠI CẦU XIN ALLAH"

Ông Al Agro Al Musny (R) nói: “Mỗi lần Thiên sứ (saw) cảm thấy không thoải mái trong lòng là Người thường cầu xin sự sám hối hay Istagfar từ Allah đến hơn một trăm lần trong một ngày”, mặc dù Thiên sứ (saw) của chúng ta đã được Allah hứa tha thứ cho Người rồi vậy mà Người vẫn luôn sám hối cầu xin sự tha thứ của Allah. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "QURAN CÓ PHẢI LÀ LỜI PHÁN CỦA...

Nếu ai đó nói: Điều gì khẳng định cho tôi biết rằng đó là lời phán của Allah chứ không phải lời của con người? Câu trả lời cho việc này gồm năm bằng chứng mà đối với một người khách quan và lí trí lành mạnh không thể nào phủ nhận rằng Kinh Qur’an là lời phán của Allah Tối Cao...