BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: SỰ DIỂN GIẢI (TAFSIR) CHƯƠNG KINH AL- FATIHAH (CHƯƠNG MỠ ĐẦU THIÊN KINH QUR'AN)!!! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: SỰ DIỂN GIẢI (TAFSIR) CHƯƠNG KINH AL- FATIHAH (CHƯƠNG MỠ ĐẦU THIÊN KINH QUR'AN)!!!

02.11.2012 03:48 - đã xem : 5936

Thiên kinh Qur’an là sự thiên khải của Lời phán của Allah nhằm để hướng dẫn cho các tạo vật của Ngài. Thiên kinh Qur’an là nguồn tài liệu quan trọng bậc nhất đối với nền giáo dục Islam; vì thế sự hiểu biết chính xác về Thiên kinh Qur’an là một việc vô cùng cần thiết đối với mỗi người Muslim. Nhất là mỗi ngày ít nhất 5 lần chúng ta phải dâng lễ nguyện mà trong đó Chương đầu tiên Fatiha lập đi lập lại nhiều lần, vậy ý nghĩa của nó như thế nào?

LỜI MỞ ĐẦU

 

Mọi sự tán dương tốt đẹp nhất đều hướng đến Allah, Đấng Chủ Tể của muôn loài và vũ trụ; Đấng Oai Nghiêm và Siêu Phàm; Đấng soi sáng và ban Hồng phúc cho nô lệ của Ngài; Đấng không có bất cứ đối tác nào có thể sánh bằng được. Ngài là Đấng Duy nhất mà tôi tin tưởng, phó thác, cầu xin và thờ phụng.

Tôi chứng nhận rằng không có thượng đế nào khác mà tôi tôn thờ ngoài Đấng Allah duy nhất. Và tôi chứng nhận rằng Muhammad (saw) là Thiên sứ của Ngài; là Người (saw) đã mang Hồng Phúc của Allah đến cho toàn nhân loại. Người (saw) là Tạo Hóa tốt đẹp nhất của Allah; Người (saw) là Vị Imam đáng kính của những người sùng đạo và kính sợ Allah nhất; Người (saw) là Vị Nhân Chứng đáng tin nhất cho toàn thể nhân loại. Cầu xin Allah ban Hồng Phúc đến Người (saw), gia quyến của Người (saw) và những người noi theo Người (saw) cho đến Ngày Sau. Amin!

Thiên kinh Qur’an là sự thiên khải của Lời phán của Allah nhằm để hướng dẫn cho các tạo vật của Ngài (saw). Thiên kinh Qur’an là nguồn tài liệu quan trọng bậc nhất đối với nền giáo dục Islam; vì thế sự hiểu biết chính xác về Thiên kinh Qur’an là một việc vô cùng cần thiết đối với mỗi người Muslim. Tafsir Ibn Khathir là một sự giải thích và diễn giải Thiên kinh Qur’an nổi tiếng bậc nhất và được chấp thuận trên toàn thế giới. Trong Tafsir Ibn Khathir, chúng ta dễ dàng tìm thấy sự dẫn chứng từ các Hadith, lịch sử, lời diễn giải và chú thích của các Học giả Muslim nổi tiếng.

Ngoài ra, Tafsir Ibn Khathir cũng là một sự giải thích bao hàm và hoàn chỉnh nhất của Thiên kinh Qur’an. Ý nghĩa của Thiên kinh Qur’an đã được diễn nghĩa bởi chính bản thân Thiên kinh Qur’an, Hadith của Thiên sứ Muhammad (saw), và cũng được làm sáng tỏ bởi những vị Salaf Saliheen (Salaf (سلف): Là người Muslim tiền nhiệm thuộc thế hệ thứ nhất cho đến thế hệ thứ ba. (1) Thế hệ thứ nhất: Những vị Shahabah. (2) Thế hệ thứ hai: Imam Abu Hanifa,  ông Abd Rahman bin Abdullah, ông Qatadah, Ali bin Abu Talha, ông Ata Ibn Abi Rabah, ông Salim Ibn Abdullah Ibn Umar Ibn Al-Khattab (R), v.v... (3) Thế hệ thứ ba: Imam Malik Ibn Anas, Imam Ash-Shafi’i, Imam Ahmad bin Hanbal (R), v.v...)

Bởi vì thế, Tafsir Ibn Khathir là một sự diễn giải Thiên kinh Qur’an nổi tiếng và được ưu chuộng nhất trong việc nắm hiểu Thiên kinh Qur’an.

Imam Ibn Khathir (r) tên đầy đủ là `Imad Ad-Din Ismail bin `Umar Ibn Khathir Al-Basri Ad-Dimashqi. Imam Ibn Khathir (r) sinh vào năm 700 H (Hijri (H): Niên lịch Islam) tại thành phố Busra. Cha của Imam Ibn Khathir (r) là một người thuyết giảng ngày Thứ sáu của ngôi làng, nhưng cha của Imam qua đời khi Imam chỉ mới được bốn tuổi. Người anh trai của Imam là Sheikh Abdul Wahhab (r) đã cưu mang, nuôi dưỡng và dạy cho Imam học cho đến khi Imam di cư đến Damascus vào năm 706 H.

Trong suốt quá trình học và tôi luyện kiến thức, Imam Ibn Khathir (r) đã theo học với rất nhiều vị Ulama nổi tiếng của Islam như: - Imam học Fiqh (Luật học Islam) với Sheikh Burhan Ad-Din; Sheikh Ibrahim bin Abdur-Rahman Al-Firazi, được biết như Ibn Al-Firkah (qua đời năm 729 H). - Imam học và nghe Hadith từ Sheikh Isa bin Al-Mutim; Sheikh Ahmad bin Abi Talib (qua đời năm 730 H); Sheikh Ibn Hajjar (qua đời năm 730 H). - Imam cũng đã theo học với Sheikh Taqi Ad-Din Ahmad bin Abdul-Halim bin Abdus-Salam bin Taymiyah (qua đời năm 728 H).

Imam Ibn Khathir (r) nổi tiếng với công trình học vấn siêu phàm. Hầu hết các Học giả Muslim đương thời lúc đó đều khẳng định rằng Imam là người có kiến thức uyên thâm về các lãnh vực như: sự diễn giải và giải thích ý nghĩa của Thiên kinh Qur’an, Hadith và Lịch sử. Sheikh Ibn Habeed (r) miêu tả Imam như: “Imam Ibn Khathir (r) là một vị lãnh đạo của những vị Ulama thuộc lĩnh vực diễn giải và giải thích ý nghĩa của Thiên kinh Qur’an”.

Imam Ibn Khathir (r) tích lũy và phân loại những kiến thức nào mà Imam được học hoặc được nghe. Sheikh Ibn Hijji (r) là một trong những người học trò của Imam đã nói như sau: “Trong tất cả những vị Ulama cùng thời thì Imam là người học thuộc Hadith Sahih tốt nhất, và là người có kiến thức uyên thâm nhất trong việc xếp loại Hadith xác thực hay không xác thực và thẩm tra độ tin cậy của những người thuật lại Hadith”.

Những ai đã từng nghe các Fatwa (Fatwa: Ý kiến nhận định của các vị Ulama Islam về các khía cạnh hay lĩnh vực thuộc Giáo luật Islam) của Imam thì đều cảm thấy sự tuyệt diệu và lợi ích to lớn của nó như thế nào. Ngoài những Fatwa nổi tiếng, Imam còn viết nhiều quyển sách nổi tiếng như: - Tafsir Al-Qur’an là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất của Imam. Đây là quyển Tafsir tốt nhất dựa vào Hadith của Thiên sứ Muhammad (saw) và sự diễn giải của các vị Shahabah. - Al-Biddyah wan Nihayah (Sự khởi đầu và Sự kết thúc). - Al-Fitan (Các dấu hiệu của Ngày tận thế). - Al-Sirah An-Nabawiyah - Imam cũng đã tóm tắt Quyển sách `Ulum Al-Hadith (Khoa học Hadith) của Sheikh Abu `Amr bin As-Salah, và gọi nó là Mukhatasar `Ulum Al-Hadith. Sheikh Ahmad Sakir, Nhà nghiên cứu Hadith Ai-cập, đã in quyển sách này kèm với lời bình luận của Sheikh với tiêu đề là Al-Ba’th Al-Hadith fi Sharh Mukhtasar `Ulum Al-Hadith. - Imam Ibn Khathir (r) cũng đã viết một Quyển sách về sự giải thích của Sahih Al-Bukhary. Nhưng Imam đã không kịp hoàn chỉnh quyển sách này. Ngoài những quyển sách được đề cập ở trên, Imam còn viết hay tóm tắt rất nhiều quyển sách khác như: Sự tham chiếu cho Al-Ahadith của Adillat At-Tanbih từ Fiqh của Mazhap Shafi’i; Al-Ahkam (Các Giáo luật); Al-Ijtihad fi Al-Jihad (Một sự nghiên cứu về Jihad), v.v…

Imam Ibn Khathir (r) bị mù cả hai mắt trong một thời gian ngắn trước khi Imam từ trần vào năm 774 H. Imam được chôn cất tại nghĩa trang Sufi cùng với người thấy của Imam là Sheikh Ibn Taymiyah (r). Cầu xin Allah  hài lòng với Imam và ban cho Imam thiên đàng vĩnh cửu.

Khâm phục với các công trình nghiên cứu vĩ đại và những kiệt tác của Imam Ibn Khathir (r), và đặc biệt là Quyển Tafsir Al-Qur’an hay còn được gọi là Tafsir Ibn Khathir. Để giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về kiệt tác này và cũng như để hiểu rõ và chính xác hơn ý nghĩa của Thiên kinh Qur’an, tôi mạn phép chuyển ngữ từ nguyên tác Tiếng Anh Quyển Tóm Lược Tafsir Ibn Khathir, và giới thiệu đến Quý vị độc giả.

Nhằm đảm bảo tính thống nhất chung về ý nghĩa và nội dung của Thiên kinh Qur’an bằng Việt Ngữ. Tôi đã tham chiếu phần ý nghĩa và nội dung của Thiên kinh Qur’an từ bản dịch ‘Thiên kinh Qur’an: Ý nghĩa và Nội dung bằng Việt Ngữ’ do Sheikh Hassan Bin Abdul Karim chuyển ngữ mà đã không xin phép trước tác giả. Vì thế, tôi thành tâm mong Sheikh thông cảm và lượng thứ.

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Sheikh Hosen Mohammad, Ustaz Amir Yousof đã dành nhiều công sức và thời gian quý báu để cộng tác và hiệu đính lại nội dung chuyển ngữ từ ngày đầu cho đến ngày hoàn thành công việc chuyển ngữ này. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ông nội của tôi: Haji Ismail F. Saleh; hai người mẹ của tôi: Hajjah Doryah bint Haji Hôsên và Hajjah Zây Nấp bint Haji Hôsên; nhạc gia và người vợ yêu quý của tôi đã luôn sát cánh, ủng hộ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện công việc chuyển ngữ này. Cầu xin Allah hài lòng và ban Thiên đàng vĩnh cửu cho họ.

Tôi luôn tâm niệm rằng với kiến thức hiểu biết hạn hẹp của tôi chắc chắn còn có nhiều điều thiếu sót cần phải điều chỉnh, bổ sung cho tốt hơn. Vì thế, rất mong Quý vị độc giả mạnh dạn đóng góp và điều chỉnh khi phát hiện ra sai sót để chúng ta có thể phục vụ Allah tốt hơn, Insha Allah! Nếu như sự chuyển ngữ của tôi đúng và phù hợp thì đó là từ Allah, còn nếu có sai sót thì đó là từ Shaytan. Cầu xin Allah che chở và giúp tôi tránh khỏi sự hãm hại và sai khiến của Shaytan.

Tôi hy vọng nơi Allah qua việc làm nhỏ bé này sẽ đem lại sự hữu ích, tốt lành cho tôi, gia đình tôi, và những người đã ủng hộ, cộng tác và trợ giúp tôi trong suốt quá trình chuyển ngữ Quyển Tóm Lược Tasfir Ibn Khathir, và cũng như cho Quý vị đọc giả trong cuộc sống trên trần gian này và sau khi chúng ta qua đời. Allah duy nhất là Đấng ban bố và thông lãm; ở Ngài duy nhất mà tôi cầu xin và phó thác. Wabillahi taufik wal hidayah!

Wassalam,

 

Rohman Ibrahim Cựu sinh viên UIA, Malaysia

 

LỜI DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH AL FATIHA THỜI LƯỢNG 50 PHÚT

DO ABU ZAYTUNE USMAN IBRAHIM SOẠN THẢO

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 63 - SURAH AL - MUNAFIQUN - NHỮNG NGƯỜI ĐẠO ĐỨC GIẢ

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 63 - SURAH AL - MUNAFIQUN - NHỮNG...

Allah phán rằng những kẻ đạo đức giả đã giả vờ là những người Muslim khi chúng đến gặp Thiên sứ Muhammad (saw). Trên thực tế, chúng không phải là những người Muslim mà là ngược lại. Cho nên, Allah phán: Khi đến gặp Ngươi (Muhammad) những người đạo-đức-giả bảo: “Chúng tôi xác nhận ngài là Sứ giả của Allah”

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 64 - SURAH AT-TAGABUN

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 64 - SURAH AT-TAGABUN

Khen Ngợi Allah Và Đề Cập Đến Sự Tạo Hóa Và Kiến Thức Của Ngài: Đây là Surah cuối cùng trong số Al-Musabbihat. Như chúng ta đã được biết rằng tất cả các loài tạo vật đều phải khen ngợi sự vinh quang của Allah, Đấng Tạo Hóa, Đấng Chủ Nhân của chúng.    

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 65 - SURAH AT-TALAQ (SỰ LY DỊ)

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 65 - SURAH AT-TALAQ (SỰ LY DỊ)

Ông Abdullah ibn 'Umar (R) kể lại việc ông ly dị vợ trong thời gian bà vợ đang có kinh nguyệt. Ông 'Umar ibn Khattab (R) hỏi về việc đó thì Thiên sứ Muhammad (saw) đáp: “Hãy bảo y ('Abdullah) giữ vợ của y lại cho đến khi bà ấy dứt kinh và chờ cho đến lúc người vợ có kinh trở lại và dứt kinh thì lúc đó nếu muốn ở lại với vợ thì y ở, còn không thì ly dị vợ trước khi ăn nằm với vợ. Đó là 'Iddah do Allah qui định cho các phụ nữ ly dị.” [Sahih Al-Bukhari, Tập 7, Hadith số 178]

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 66 - SURAH AT TAHRIM

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 66 - SURAH AT TAHRIM

Allah khiển trách Vị Thiên Sứ của Ngài vì đã tự cấm bản thân mình từ những điều mà Ngài đã cho phép Người trong kinh sách. / Thiên sứ dạy gia đình của Người về tôn giáo và cách cư xử tốt. / Chất đốt của Hỏa Ngục và sự mô tả về các Vị Thiên Thần Canh Gác Hỏa Ngục...

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 67 - SURAH AL-MULK

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 67 - SURAH AL-MULK

Imam Ahmad bin Hanbal ghi chép lại từ ông Abu Hurayrah (R) rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói như sau: Quả thật, có một Surah (Chương) trong Thiên kinh Qur’an chứa ba mươi Ayat (câu kinh) sẽ cầu xin thay cho người xướng đọc nó cho đến khi y được tha thứ. Đó là: ﴾Phúc thay Đấng đang nắm quyền thống trị trong Tay Ngài﴿

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 68 - SURAH AL-QALAM

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 68 - SURAH AL-QALAM

Thiên sứ của Allah (saw) nói: "Quả thật, thứ đầu tiên mà Allah tạo ra là Cây bút, và Ngài phán bảo nó: "Hãy viết." Cây bút nói: "Lạy Thượng đế của bề tôi, bề tôi sẽ viết gì đây?" Ngài phán: "Hãy viết sắc lệnh và bất cứ điều gì sẽ xảy đến trong cõi đời." «

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 69 - SURAH AL-HAQQAH

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 69 - SURAH AL-HAQQAH

LỜI CẢNH BÁO VỀ SỰ VĨ ĐẠI CỦA NGÀY PHÁN XÉT: Chương kinh Al-Haqqah là một trong những tên gọi của Ngày Phán xét, bởi vì trong thời gian đó lời hứa và sự đe dọa chắc chắn sẽ xảy đến. Allah phán bảo về tầm quan trọng của vấn đề này ở câu số 3- Và điều gì cho Ngươi (Muhammad) biết Thực-tại là gì?

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 70 - SURAH AL-MA'ARIJ

(TAFSIR) DIỂN GIẢI CHƯƠNG KINH QURAN SỐ 70 - SURAH AL-MA'ARIJ

Ông 'Ali bin Abi Talhah (R) thuật lại rằng ông Ibn 'Abbas (t) đã diễn giải về Lời phán ﴾Chủ Nhân của những con đường thăng lên trời﴿ như sau: “Có nghĩa là sự cao cả và phong phú.” Còn ông Mujahid (R) nói về Lời phán ﴾Chủ Nhân của những con đường thăng lên trời﴿ là: Có nghĩa là những con đường đi lên các tầng trời.”