BRUNEI - HÒN NGỌC XANH CỦA ĐÔNG NAM Á Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

BRUNEI - HÒN NGỌC XANH CỦA ĐÔNG NAM Á

14.01.2009 02:31 - đã xem : 7525

Brunei là một tiểu vương quốc Hồi giáo nằm bên bờ Tây Bắc đảo Borneom, vốn nổi tiếng với trữ lượng dầu mỏ phong phú và những công trình kiến trúc Hồi giáo đầy ấn tượng. Brunei Darussalam là một quốc gia nhỏ bé nằm khiêm tốn ở phía Tây Bắc của thiên đường xinh đẹp Borneo, hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới với 3 mặt xung quanh là nước láng giềng Malaysia.

Không chỉ giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí, vương quốc này còn là điểm đến thú vị đối với khách du lịch nhờ những cung điện, đền đài và bản sắc văn hóa độc đáo. Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên trước sự lộng lẫy của những thánh đường trải thảm Ả Rập, tường bằng gạch châu Âu, vàng dát khắp chốn, hòa mình với những chùm đèn pha lê lung linh sắc màu.

Đất nước của những thánh đường

 

Diện tích của Brunei chỉ khoảng 6.000 km2, trong đó rừng nhiệt đới chiếm 75% diện tích, và dân số rất khiêm tốn với 400.000 người. Đây cũng là nước có số thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới nên người dân không những không phải đóng thuế mà còn được hưởng rất nhiều khoản trợ cấp. Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ khác nhau, Brunei được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo tại Đông Nam Á, trong đó thánh đường Omar Ali Saifuddin được bao bọc bởi khu làng nổi trên sông Kampong Ayer là một điển hình của sự giàu có và sung túc của Vương quốc Brunei. Mái vòm hình và những nóc tháp mạ vàng rực rỡ. Trong khi những bức tường, cột, vòm cung và tháp đều được làm bằng đá cẩm thạch có xuất xứ từ Italia, kính nhập từ Anh, thảm lót sàn từ Ả Rập Saudi... Riêng thánh đường Hồi giáo Jame Asr với đỉnh mái vòm dát vàng, được xem là nơi linh thiêng nhất thành phố với ngàn người đến cầu nguyện ngày đêm, hay như thánh đường Sir Omar Ai Saifuddien nổi bật với chóp mái nạm bằng năm tấn vàng nguyên chất. Có thể nhận thấy tất cả trang trí nội thấy đều được chăm chút đến từng chi tiết trong đó chất lượng và nghệ thuật luôn được đặt lên hàng đầu.

 

 

 

Thanh duong Sir Omar Ai Saifuddien

 

 

 

 

 

 

 

Thủ phủ của Brunei là thành phố Bandar Seri Begawan, nơi giao thoa kiến trúc theo hai trường phái Đông - Tây với một bên là những thánh đường hồi giáo nguy nga tráng lệ và ngôi làng nổi lớn nhất châu Á, một bên là những khu cửa hàng, khách sạn sang trọng. Công trình kiến trúc độc đáo nhất thủ đô là Hoàng cung Istana Nurul Iman được xây dựng vào năm 1984 với chi phí gần 400 triệu đôla Mỹ, có 1.788 phòng, 257 phòng tắm, 5 hồ bơi, một chuồng ngựa có điều hòa nhiệt độ cho 200 chú ngựa Pony dành cho nhà vua chơi bộ môn polo, một gara chứa 110 chiếc xe, một phòng ăn có thể mở rộng cho 5.000 khách, một thánh đường có sức chứa 1.500 người. Mái vòm do kiến trúc sư Leandro V. Locsin thiết kế theo môtip kiến trúc Hồi giáo và Malaysia được làm bằng vàng, trong khi sàn nhà cung điện được lát bằng đá cẩm thạch nhập từ 38 nước trên thế giới.

 

Làng nổi lớn nhất châu Á

 

Ngoài các thánh đường Hồi giáo, thành phố Bandar Seri Begawan còn sở hữu các viện bảo tàng rất đồ sộ như viện bảo tàng lịch sử, viện bảo tàng Hồi giáo, bảo tàng Malay Technology và đặc biệt là khu làng nổi Kampong lớn nhất châu Á nằm dọc theo bờ sông. Được thành lập cách đây khoảng 1.500 năm, ngôi làng hiện đang có khoảng 30.000 người sinh sống trong những ngôi nhà gỗ bồng bềnh trên mặt nước. Đến đây chúng tôi thật sự cảm nhận sự mến khách của cư dân làng nổi này. Mỗi khi bước vào nhà, gia chủ luôn bày sẵn bánh trái, trà nước nhưng tuyệt nhiên không cùng ăn với khách thể hiện đúng phép lịch sự của người Brunei: chủ nhà không dùng thức ăn khi đang đãi khách.

 

Hòn ngọc xanh của Đông Nam Á 

 

Không có những tòa nhà chọc trời, không có các thiên đường mua sắm phù phiếm hay những hoạt động náo nhiệt về đêm, cũng chẳng thấy bóng dáng của một chiếc xe máy, xe đạp… Brunei Darussalam yên bình như đúng tên gọi của nó (Brunei – nơi ở của hòa bình). Nhiều thập kỷ qua, vương quốc xinh đẹp này sống nhờ vào nguồn dầu mỏ vô tận mà họ khai thác được. Nhưng hiện nay, Brunei đang bắt đầu một hành trình mới, lạ lẫm hơn, đó là thúc đẩy và phát triển ngành du lịch. Hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Brunei bằng việc ghé thăm Hoàng cung Sultan, nơi cư ngụ của Quốc vương và hoàng tộc Brunei. Đây là một trong những cung điện lớn nhất thế giới với 1.778 phòng, được bảo tồn đầy đủ những nét xa hoa, nhiều chi tiết được dát bằng vàng, bạc hoặc cẩn đá quý. Để phục vụ cho gia đình hoàng gia khoảng 60 người, phải cần đến 1.000 người. Những anh lính ở đây tạo cho du khách cảm giác thoải mái khi ghé thăm và chụp ảnh bởi sự thân thiện, mến khách. Cùng với đó là phòng trưng bày các tặng vật của Quốc vương với vô số đồ vật được chế tác từ các chất liệu quý mà vàng 24k là nguyên liệu chính. Tại đây còn trưng bày tặng phẩm của Việt Nam, được chế tác bằng phương pháp thủ công. Đó là bức tứ bình sơn mài "mai, lan, cúc, trúc" do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và phu nhân gửi tặng Quốc vương. 

 

Khu resort cao cấp “6 sao”, tiêu chuẩn hoàng gia The Empire nổi tiếng nhất Brunei cũng là điểm dừng chân thú vị. Nơi này sở hữu 443 phòng nghỉ có cơ sở hạ tầng tiện nghi và nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí đa dạng, phục vụ từ người lớn đến trẻ em. Đặc biệt là phòng Đế Vương, diện tích trên 600m2, với giá hơn 10.000 USD cho một đêm trải nghiệm cảm giác làm vua. Nơi đây từng tiếp đón các nguyên thủ quốc gia như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Bill Clinton… Với diện tích khoảng 6.000 km2, trong đó, rừng nhiệt đới chiếm khoảng 75%, dân số chỉ xấp xỉ 400.000 người, Brunei xứng đáng là hòn ngọc xanh của Đông Nam Á. Và cũng vì lẽ đó mà hầu hết những tour du lịch tới đây đều có những chuyến “đi rừng”. 

 

Đến với Ulu Temburong, công viên quốc gia lớn nhất Brunei, du khách sẽ có chuyến thám hiểm thú vị trên những con thuyền dài, tha hồ chiêm ngưỡng toàn cảnh khu rừng nguyên sinh. Vạt đước và những chú khỉ tinh nghịch tạo nên nét nhấn nhá thú vị trong suốt hành trình. Đặc biệt, sau khi vượt qua 1.262 bậc thang để đến đỉnh đồi Pukit Patoi, toàn cảnh phía dưới như được thu gọn trong tầm mắt. Chắc chắn đây là những khoảnh khắc khó quên với du khách. Bên cạnh những cánh rừng xanh bạt ngàn, hơn 161km bờ biển với nhiều bãi “trinh nguyên”, do cư dân bản địa không hề tắm biển, cũng khiến du khách nao lòng. Nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ với những thánh đường Hồi giáo lộng lẫy.

 

Nơi của những thánh đường 

 

Đạo Hồi là quốc giáo, được thể hiện qua hơn 100 thánh đường lớn, nhỏ ở Brunei. Tiêu biểu nhất là thánh đường hồi giáo Jame's Asr, thánh đường vĩ đại nhất Brunei. Với đỉnh mái vòm hình chóp, dát vàng, Jame's Asr được xem là nơi linh thiêng nhất thủ đô Bandar Seri Begawan. Mỗi ngày, có hơn hàng ngàn người đến đây làm lễ cầu nguyện. Năm 1992, để kỷ niệm 25 năm trị vì, Quốc vương Brunei cho xây dựng thánh đường này. Đây là thánh đường Hồi giáo đẹp nhất châu Á với kiến trúc cực kỳ tinh xảo. Nội thất hoàn toàn được nhập ngoại, từ thảm cỏ Ả Rập, đá ốp lát Ý, hoa văn trang trí của xứ sở chuột túi đến những chùm đèn pha lê lấp lánh nặng đến vài tấn, hệ thống điều hòa nhiệt độ hiện đại… Ước tính có đến 5 tấn vàng ròng đượng sử dụng, vì vậy, ánh vàng dường như phủ khắp thánh đường. Những quy định nghiêm ngặt của đạo Hồi ở Brunei cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ so với các điểm du lịch khác trên thế giới. Ăn mặc lịch sự là điều đầu tiên du khách cần nhớ khi đặt chân đến Brunei. Không nên mặc áo sát nách hay váy ngắn quá đầu gối, đặc biệt là khi ghé thăm nơi tôn nghiêm. Khi tiếp xúc với dân bản địa, không nên bắt tay quá chặt, không dùng ngón trỏ để chỉ mà phải dùng ngón cái và 4 ngón còn lại được nắm chặt. Và một điều quan trọng là không bao giờ được hành xử khiếm nhã với phụ nữ. Nghe có vẻ quá nguyên tắc, nhưng khi tôn trọng những quy định đó, du khách sẽ có được một chuyến du lịch trọn vẹn, tận hưởng cảm giác bình yên và thanh thản nhất.

 

Đất nước nghiêm khắc lạ lùng

 

Tên đầy đủ của Brunei là Negara Brunei Darussalam. Theo tiếng Malay nghĩa là "nơi ở hòa bình".

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng đẹp nhất để vào Brunei là tháng Ramadan (vào khoảng tháng 9 Hồi lịch hàng năm) - tháng mà người theo đạo Hồi thường nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Nếu đến đây vào dịp này, điều kiêng kị đầu tiên với du khách là tránh ăn uống tại chốn đông người hoặc trước mặt những người đạo Hồi.  Điều cần lưu ý tiếp theo là trang phục và cách giao tiếp. Khi tiếp xúc với dân bản địa, tránh bắt tay quá chặt; không được dùng ngón trỏ để chỉ mà phải dùng ngón cái với 4 ngón còn lại được nắm chặt; ăn mặc lịch sự (hạn chế để tay trần hoặc mặc váy ngắn trên đầu gối).  Tại các khu rừng, công viên, luôn có một người đi theo đoàn thăm quan của bạn. Họ chính là người bảo vệ môi trường. Nếu bạn xả rác, vặt cây, bẻ cành, thì có thể bị phạt tù 2 năm hoặc nộp phạt 10.000 đô-la Brunei (tương đương với 100 triệu VND).  Còn nữa, những đôi tình nhân, vợ chồng cùng đi du lịch hãy kiềm chế "bộc lộ cảm xúc" nơi đông người nếu không muốn bị cảnh sát hỏi thăm. Kinh doanh mại dâm ở đất nước này có thể bị tử hình, do vậy, những du khách ham "của lạ" nên canh chừng. Ra đường, nếu bất ngờ bắt gặp một thiếu nữ bản địa xinh đẹp mà bạn nhìn họ chằm chằm là... phạm luật và có thể bị kiện chứ đừng nói đến chuyện đi theo tán tỉnh cho dù bạn gặp tình yêu sét đánh.  Mọi hành xử "khiếm nhã" đối với phụ nữ đều có thể là tội danh trước tòa. Chưa hết, tất cả các dịch vụ giải trí công cộng sẽ phải đóng cửa trước 22h.

 

 

 

Với ngần ấy những điều kiêng kỵ và cấm đoán, chắc hẳn rất nhiều du khách thốt lên tự hỏi, đi du lịch xả stress mà sao phải khổ thế? Tuy nhiên theo lời của các chuyên gia, tuy gò ép, bó buộc, song Brunei lại là quốc gia có bản sắc văn hóa rất độc đáo, bạn sẽ khám phá được nhiều điều lạ lùng và thú vị khi đến đây.  Nhờ vào nguồn thu lớn từ dầu lửa, người dân Brunei hầu như không phải đóng một khoản thuế nào. Cả đất nước xinh đẹp này chỉ có khoảng 50 chiếc taxi (tính tiền theo điểm đến chứ không theo km như Việt Nam). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân Brunei cũng được miễn visa nhập cảnh vào Hoa Kì, đây là một ưu đãi tuyệt vời bởi chuyện nhập cảnh vào Hoa Kỳ chưa từng dễ dàng với bất kỳ công dân nước nào chứ đừng nói tới các công dân các nước Hồi Giáo.

 

Sự độc đáo trong nếp sinh hoạt, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng... của đất nước nhỏ nhắn nhưng giàu có và xinh đẹp này không thể bỏ qua với những lữ khách ưa khám phá.

 

 

Xứ sở xa hoa

 

Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ, Brunei được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo. Nét kiến trúc đặc trưng của các thánh đường là có mái hình chóp với hai màu trắng - vàng.  Du khách sẽ kinh ngạc vì sự lộng lẫy của những thánh đường có trải thảm Ả Rập, tường bằng gạch châu Âu, vàng dát khắp chốn và những chùm đèn pha lê nặng tới vài ba tấn.  Đó là ngôi thánh đường Hồi giáo Jame Asr - ngôi thánh đường vĩ đại nhất Brunei - có đỉnh mái vòm dát vàng, được xem là nơi linh thiêng nhất thành phố, có cả ngàn người đến đây cầu nguyện hàng ngày và hàng đêm; thánh đường Hassanil Bolkiah, hoàn thành vào năm 1994, kinh phí lên tới 200 triệu USD. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì thế, cảnh sắc của đất nước này rất nên thơ và xinh đẹp. Hầu hết các tour du lịch tới Brunei đều có lịch trình "đi rừng". Tham quan công viên quốc gia Ulu Temburong có lẽ là hành trình thú vị nhất đối với du khách.

 

Chuyến thám hiểm thú vị trên những con thuyền dài (temuai - tiếng địa phương) đi xuyên qua rừng đước này mất hơn nửa giờ. Vạt đước và những chú khỉ tinh nghịch trên lộ trình sẽ tạo dấu ấn đặc biệt với du khách Việt Nam bởi nó gợi lên hình ảnh về những chuyến đi thăm rừng Cát Tiên và Cần Giờ.

 

Sau khi chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh hùng vĩ này, du khách sẽ phải vượt qua hơn 1.000 bậc thang để lên đỉnh cao nhất của Brunei và chiêm ngưỡng toàn cảnh phía dưới.

 

Cảnh quang độc đáo nhất ở Brunei có lẽ là khu làng nổi với hơn 30.000 cư dân sinh sống trong các biệt thự nổi đầy đủ tiện nghi cao cấp. Trường học, thánh đường, bệnh viện, cơ quan hành chính đều là những nhà nổi bề thế. Trước mỗi căn nhà đều có cầu tầu để thuyền cập bờ.

 

Hấp dẫn làng nổi Kampong Ayer-Brunei

 

Làng nổi Kampong Ayer là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Người ta thường nói, đến Brunei mà chưa đến thăm Kampong Ayer thì coi như chưa đến Brunei. Kampong Ayer theo tiếng Mã Lai nghĩa là "Làng Nước", tức là Làng nổi trên mặt nước. Với diện tích hơn 10 km2 và khoảng 30 nghìn cư dân sinh sống trong 42 làng nằm dọc theo bờ sông Brunei, Kampong Ayer là làng nổi lớn nhất trên thế giới. Với bề dầy lịch sử gần 1.500 năm, Kampong Ayer là niềm tự hào của người dân Brunei. Theo Cố vấn đặc biệt của Quốc vương kiêm Bộ trưởng Nội vụ Isa Ibrahim, trong thời kỳ cường thịnh nhất (1485 - 1524), Kampong Ayer là trung tâm hành chính và là kinh đô của Đế chế Brunei. Thời đó, Brunei bao gồm toàn bộ đảo Borneo và phần lớn các quần đảo mà giờ đây là Philipinne. Hồi đó, Kampong Ayer là một cảng quan trọng trong khu vực; cư dân ở đây kiểm soát phần lớn các giao dịch thương mại tại cảng này, buôn bán các hàng hóa địa phương như long não, quế, ngọc trai, tảng ong, kim cương, vàng, nước hoa, chanh và thực phẩm. Sự nổi tiếng của Kampong Ayer được biết đến là do chính các du khách Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã viết về sự tráng lệ của Kampong Ayer, nơi tụ họp của những nhà buôn từ phương Tây cũng như từ Trung Quốc, Campuchia, Giam, Pa tam, Maluku, Phang, Jawa, Batak, Acheh, Mindanao và các nước làng giềng khác. Ngày nay, Kampong Ayer là địa điểm thu hút khách du lịch, là một di sản sống động, một biểu tượng của tự do, thống nhất, phát triển của người dân Brunei. Du khách châu Âu đến thăm Brunei thường miêu tả Kampong Ayer như "Venice của phương Đông''. Đến đây, các du khách bị quyến rũ bởi những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu truyền thống độc đáo, trải dài trên sông Brunei. Có thể đến nơi đây bằng thuyền hoặc các cây cầu gỗ gần thủ đô Bandar Se ri Begawan. Các ngôi nhà ở Làng nổi đều được kết nối với nhau bằng nhiều đường bộ bằng gỗ đan xen nhau. Chính phủ Brunei đã chu cấp các phương tiện hiện đại cho cư dân ở đây, bao gồm các trường học, trạm xá, đồn cảnh sát và nhà thờ. Đến với Làng nổi, nơi có những thợ thủ công nổi tiếng về sự khéo léo và tài hoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, tinh xảo của họ như các đồ làm bằng bạc, bằng đồng, đồ mộc, khăn thêu và đồ đan lát. Đến với họ, du khách sẽ thấy tại sao bánh quy truyền thống và những quả trứng nghi thức lại là những biểu trưng quan trọng của văn hóa Brunei; du khách cũng sẽ được biết về các hoạt động kinh tế truyền thống ở đây, chủ yếu là buôn bán trên sông nước và đánh cá. Ngoài ra, người đến thăm dân Làng nổi còn có thể thưởng thức những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống vui vẻ của những người dân rất hiền hòa và mến khách.

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

Vào sáng nay, ngày 2/3/2024 tại trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180 – 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hoan tổ chức lễ khai trương TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL.

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

Nền tảng ITQAN xin thông báo tổ chức khoá học dạy cách đọc Kinh Qur’an dành cho người nói tiếng Việt. ITQAN là một nền tảng trực tuyến toàn cầu được thiết kế trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người Hồi giáo không nói tiếng Ả Rập trên khắp thế giới  để học cách đọc Kinh Qur'an và hỗ trợ việc đọc Quran một cách dễ dàng thông qua các lớp học cá nhân hoặc theo nhóm trực tiếp qua clip âm thanh và video.

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

Lễ hành hương về Thánh địa Mecca từng thu hút hơn 2,5 triệu tín đồ khắp thế giới, nhưng vẫn tránh được tình huống “siêu lây nhiễm” giữa Covid-19. Mecca, thành phố linh thiêng nhất của người Hồi giáo, thuộc Arab Saudi, là địa điểm diễn ra lễ hành hương lớn hàng năm có tên Hajj.

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

Giữa đại dịch, người Pakistan đang đoàn kết để giúp những cảnh đời kém may mắn hơn theo một cách độc đáo và bất ngờ. Trong khi nhiều người trên khắp thế giới chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh thân thể giữa đại dịch, Tiến sĩ Imtiaz Ahmed Khan, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Hamdard ở Karachi, ví zakat như một nghi lễ thanh tẩy tâm hồn.  Ông nói: "Nếu bất kỳ người hàng xóm nào của tôi phải đi ngủ với cái bụng đói, làm sao tôi có thể tích trữ thừa thãi thức ăn?"

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

Maymunah, hay còn gọi là Mây, cô gái Việt sinh ra ở Huế, kể cho tôi nghe về cuộc sống như một người Hồi giáo của cô hơn ba năm qua ở London.

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI VIỆT"

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI...

Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO SANG ISLAM - HÀNH HƯƠNG Ở THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO...

Đại sứ Anh tại Ả Rập Xê Út Simon Collis đã cải đạo sang Hồi giáo sau thời gian dài làm công tác ngoại giao ở các nước theo tôn giáo này và được tin là đại sứ Anh đầu tiên tham dự lễ hành hương đến thánh địa Mecca.

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO (MUSLIM)"

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO...

Sadiq Khan, con trai của một người lái xe bus, đã trở thành vị thị trưởng theo đạo Islam đầu tiên của thành phố London. Theo hãng tin Reuters, trong cuộc bầu cử được công bố kết quả ngày 6/5, ông Sadiq Khan đã giành chiến thắng trước một đối thủ luôn tìm cách cáo buộc ông với chủ nghĩa cực đoan.