CÁCH THỨC VÀ QUY LUẬT NHỊN CHAY THÁNG RAMADAN Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

CÁCH THỨC VÀ QUY LUẬT NHỊN CHAY THÁNG RAMADAN

18.08.2009 02:27 - đã xem : 5828

Nhân dịp tháng Ramadan năm nay, chanlyislam xin giới thiệu một cây bút trẻ (MIÊU HaNiph), đang theo học tại trường Đại học Islamic Madinah, anh muốn chúng ta cùng nhau ôn lại những giáo điều có liên quan đến tháng « làm ít phước nhiều », hi vọng sự đóng góp kiến thức tôn giáo của anh sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về giáo luật của tháng Ramadan, Insha-Allah.


Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.    

 

Tháng Ramadan là tháng mà Allah (swt) cho con người chúng ta nhiều ân huệ, phước đức trong việc làm Ibadad. Khác với những tháng khác, vì tháng Ramadan mỗi một việc làm Ibadah thì Allah (swt) sẽ cho chúng ta phần thưởng từ mười cho đến một trăm lần. Tháng Ramadan cũng là tháng mà Allah mặc khải Qur’an xuống cho Nabi Muhamad (saw) và trong tháng này có một đêm thiên mệnh được gọi là đêm « Laylatun Quadri ».

 

Những ai dâng hiến việc hành lễ hay các việc làm Ibadad khác trong đêm này thì việc làm của họ có  giá trị bằng một ngàn tháng so với những tháng thông thường. Thiên kinh Qur’an, Allah (swt) có phán như sau: "Tháng Ramadan là tháng trong đó (kinh) Qur’an được ban xuống làm chỉ đạo cho nhân loại và bằng chứng rõ rệt về chỉ đạo và tiêu chuẩn (phân biệt phúc và tội). Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (hoặc có mặt tại nhà) tháng đó thì phải nhịn chay (siyam) trọn tháng".) Suroh 2-azad 185(.

 

"Quả thật, Ta đã ban Nó (Qur’an) xuống vào một đêm Định mệnh. Và điều gì cho Ngươi biết đêm Định mệnh là gì?  Đêm Định mệnh tốt hơn một ngàn tháng bình thường". (Surah 97- azad 1-3).

 

Trong quyển Hadis Qudsi, Allah có phán như sau: "Tất cả việc làm của con cháu Adam đều được nhận ra, ngoại trừ việc nhịn chay là của TA và TA sẽ ban phần thưởng cho những người đó ..."

 

*Ý nghĩa và quy luật của việc nhịn chay.

 

1/Ý nghĩa: Theo giáo luật Islam, nhịn chay là cấm đưa các thức ăn, nước uống từ (môi trường) ở bên ngoài  vào (môi trường) của cơ thể và kềm chế mọi (dục vọng) trong thời gian từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn cùng với sự định tâm. Sự nhịn chay sẽ giúp cho bản thân họ tẩy sạch hay đào thải những chất dơ bẩn trong cơ thể, sự nhịn chay là biết kính sợ Allah (swt) một cách triệt để và từ đó sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những điều trụy lạc mà bản thân thường hay mắc phải, hoặc hạn chế sự xúi giục của Shaitan, bởi vì Shaitan thường hoạt động trong máu của cơ thể, vì khi ăn hoặc uống máu sẽ được tuần hoàn trong thân thể, chính điều này làm cho con người chúng ta sẽ dễ bị đưa đến lầm đường lạc lối, và sự ham muốn dục vọng sẽ hạn chế mọi mặt trong việc làm thờ phụng Đấng Allah (swt), trong đó có việc nhịn chay cũng bị lơ là hủy bỏ, không còn tôn trọng giá trị của nó.

 

Sự nhịn chay sẽ làm cho mỗi bản thân chúng ta cảm giác được điều đói khát, từ đó chúng ta liên tưởng đến tình yêu thương anh em ruột thịt nói riêng và cộng đồng Muslim nói chung. Hằng ngày, họ đang đối mặt với những khó khăn, đói khát và những việc làm bần cùng để kiếm được đồng tiền ít ỏi nuôi sống bản thân và gia đình cho qua ngày.

 

2/Quy luật nhịn chay: Nhịn chay là một trong năm trụ cột của Islam, là điều bắt buộc đối với mỗi người Muslim từ những bằng chứng trong Qur’an và Sunah Nabi (saw).

 

Thiên kinh Qur’an, Allah có phán: "Hỡi những ai có niềm tin! Nhịn chay theo chế độ (siyam) được truyền xuống cho các ngươi như đã được truyền xuống cho những người trước các ngươi để các ngươi rèn luyện sự khắc kỷ và trở thành người ngay chính sợ Allah".( Surah 2- azad 183).

 

Theo Hadis thì ông Ibnu Umar ® có nghe Rosul (saw) đề cặp như sau: "Nền tảng của Islam được dựng trên năm trụ cột chính..." và Rosul (saw) có nêu ra một trong số đó "nhịn chay tháng Ramadan". (Hadis Al Bukhari và Muslim).

 

Theo sự thống nhất của Umad Islam cùng các vị Ulama thì việc nhịn chay trong tháng Ramadan là điều bắt buộc cần thiết phải làm đối với mỗi người Muslim.Vì vậy, những ai phủ nhận việc làm này thì họ là những người tự động từ bỏ tôn giáo, hay nói một cách khác họ là những người ngoại đạo.

 

*Làm thế nào để nhận biết được ngày đầu tiên vào tháng Ramadan?.

 

Để nhận biết được ngày đầu tiên vào tháng Ramadan, người ta có thể dựa theo niên lịch 30 ngày cuối vào tháng Saban, hoặc bằng cách nhìn « Mặt trăng », nếu thấy trăng lưỡi liềm xuất hiện sau 30 ngày cuối của tháng Saban thì đó là ngày đầu tiên vào tháng Ramadan. Theo Hadis ghi lại thì ông Abu Hurayrah ® có nghe Rosul (saw) nói rằng: "Các ngươi hãy nhịn chay khi thấy trăng lưỡi liềm xuất hiện...".(Hadis Al Bukhari và Muslim).

 

*Những vấn đề cơ bản trong việc nhịn chay:

 

1-Nhịn ăn, nhịn uống và kềm chế mọi (dục vọng) trong thời gian từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn.

 

Allah (swt) đã phán trong Qur’an như sau: "Và hãy ăn và uống (ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách khỏi sợi chỉ đen của nó, rồi hoàn tất việc nhịn chay (theo chế độ siyam) cho đến lúc đêm xuống". (Surah 2-azad 187). (Ý nghĩa của sợi chỉ đen và sợi chỉ trắng là ban ngày và ban đêm).

 

2- Định tâm:

 

 Allah có phán như sau: "Và họ được lệnh chỉ được thờ phụng riêng Allah, triệt-để thần phục Ngài một cách chính trực". (Surah 98-azad 5).

 

Trong hadis, Rosul (saw) có nói: "Quả thật, tất cả mọi việc làm đều phải định tâm.... ". (Hadith Bukhari và Muslim).

 

Thời gian định tâm: Bắt buộc những người nhịn chay tháng Ramadan đều phải định tâm trước khi rạng đông (giờ vô chay). Ở đây có hai cách, một là chỉ cần định tâm một lần ở đêm đầu tiên để vào tháng Ramadan (tôi định tâm nhịn chay trọn tháng Ramadan vì Alllah), hoặc cách thứ hai là định tâm mỗi đêm (tôi định tâm ngày mai nhịn chay tháng Ramadan vì Allah), cách nào cũng đúng. 

 

Trong hadith Hafsah thì bà Aysha ® có nghe Rasul (saw) nói rằng: "Những ai nhịn chay mà không có định tâm trước khi rạng đông thì việc nhịn chay đó sẽ không có giá trị". (hadith Ahmad & ibnu khuzaymah & ibnu hiban).

 

*Chú ý: Theo Sunnah khi định tâm, bản thân người đó chỉ cần nói thầm trong thâm tâm, không cần thiết phải nói ra lời nói bên ngoài nghe được mới cho điều đó là đúng.

 

*Những người nào mới bắt buộc được cho là nhịn chay tháng Ramadan?

 

-Bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan đối với tất cả những người Muslim đến tuổi trưởng thành (có khả năng nhịn chay).

 

-Đối với những người ngoại đạo thì việc nhịn chay và những việc làm khác  của họ sẽ không có giá trị đối với Allah cho đến khi nào bản thân họ vào Islam (đọc câu Kalimah).

 

-Đối với trẻ em không bắt buộc phải nhịn chay nhưng khuyến khích làm để sau này khi trưởng thành sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.

 

- Đối với những người mất trí nhớ thì sẽ không bị mất tội với Allah. Có một hadith ghi lại là bà Aishah ® kể lại có nghe Rasul (saw) nói rằng: "Ba thành phần sau đây sẽ không mắc tội với Allah (swt): Người ngủ quên đến khi thức dậy, trẻ em cho đến khi tới tuổi trưởng thành, người mất trí nhớ đến khi trí nhớ được hồi phục". (hadith Ahmad).

 

-Đối với những người không có khả năng nhịn chay:

 

Những người già yếu lớn tuổi (nam hay nữ), những người bị bệnh kinh niên không có chút hy vọng bệnh sẽ lành trong thời gian sớm nhất, nhưng bắt buộc họ phải nuôi ăn hằng ngày một người thiếu thốn. Bằng chứng là trong Qur’an Allah đã phán như sau: "Nhưng đối với những ai có khả năng kiên cữ (nhưng rất chật vật trong việc nhịn chay vì già yếu), thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn (từng ngày) một người thiếu thốn ". (Surah 2 - azad 184).

 

-Luật lệ đối với những người mẹ đang mang thai và cho con bú:

 

Người mẹ đang mang thai hay cho con bú có thể sợ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng hoặc đứa con đang bú khi mà bản thân họ tiếp tục nhịn chay. Theo giáo lý thì trong hai trường hợp trên được phép xả chay, nhưng phải nhịn chay bù lại vào những ngày mà họ bỏ nhịn chay.

 

-Những người có chuyến đi xa nhà hay bệnh nặng thì cho phép xả chay, nhưng phải nhịn chay bù lại vào những ngày mà lúc trước họ không có khả năng nhịn chay.  

 

Allah phán về vấn đề này như sau: "Và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì  phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu về sau". (Surah 2-azad 185).

 

-Luật lệ đối với những đàn bà có kinh nguyệt và sinh đẻ:

 

Cấm những đàn bà có kinh nguyệt và sinh đẻ nhịn chay, khi những người này đang nhịn chay mà gặp hai trường hợp trên thì họ phải xả chay ngay lập tức và nhịn chay bù lại vào những số ngày đã thiếu trong trường hợp bản thân họ phải sạch sẽ.

 

Bà Aysha (R) kể lại như sau: "Một trong số chúng tôi có kinh nguyệt vào thời điểm nhịn chay thì Rosul (saw) chỉ bảo chúng tôi nhịn chay bù lại mà không bảo chúng tôi phải bù lại việc hành lễ". (Hadith Bukhari & Muslim).

 

*Những điều khuyến khích làm đối với những người nhịn chay:

 

-Ăn uống trước lúc rạng đông. Trong hadith ông Anas có nghe Rosul (saw) nói: "Các ngươi hãy ăn uống trước lúc rạng đông. Quả thật, sẽ có nhiều ân huệ ". (Hadith Al Bukhari & Muslim).

 

-Xả chay ngay khi mặt trời lặn hoặc khi nghe cất tiếng hành lễ (Azan giờ Margrib)... Theo Hadith, ông Sahâl bin Sa'id ® có nghe Rosul (saw) nói rằng: "Mọi người vẫn còn hưởng những điều tốt khi họ mau lẹ xả chay".(Hadith Al Bukhari & Muslim).

 

-Xả chay với trái chà là tươi hoặc khô. Ông Anas ® cho biết: "Trước khi hành lễ Magrib thì Rosul (saw) đã xả chay bằng trái chà là tươi, nếu không có chà là tươi thì Người dùng chà là khô, nếu không thì Người bụm một ngụm nước để uống". (Hadith Abudawud & Tirmizi).

 

-Cầu xin (Du'ah) khi xả chay, hay trong suốt thời gian nhịn chay.

 

Cách đọc Du'ah như sau: "Allahuma laka sumtu, wa ala rizkika aftartu ".

 

Ý nghĩa: « Hỡi Allah,vì Ngài mà bề tôi nhịn chay, và chỉ có lợi lộc của Ngài ban cho, bề tôi xã chay ».

 

-Nếu trong khi nhịn chay mà có người chửi mắng thì hãy nói: "Quả thật tôi đang nhịn chay". Hadith do ông Abu Hurayrah (cầu xin Allah ban bình an cho Người) có nghe Rasul (saw) nói:  "Nếu trong những ngày mà các ngươi đang nhịn chay thì không được quan hệ (vợ, chồng) trong những ngày đó và cũng không được nóng giận hay lớn tiếng với nhau, và nếu các ngươi bị chửi mắng hay bị xúc phạm thì hãy nói: ‘Quả thật tôi đang nhịn chay’ ". (Hadith Al Bukhari và Muslim).

 

-Đọc Qru’an càng nhiều càng tốt.

 

-Cố gắng làm Ibadad trong mười ngày cuối cùng của tháng Ramadan. Trong hadith Al Bukhari và Muslim ghi lại rằng bà Ayshah (cầu xin Allah ban bình an cho bà) kể lại: "Trong mười ngày cuối cùng của tháng Ramadan, vào ban đêm Rosul (saw) không ngủ và Người thường đánh thức gia đình Người dậy để làm Ibadad".

 

-Đãi thức ăn, nước uống cho những người ăn chay. Hadith do ông Zaid bin kholid al-jahni ® có nghe Rosul (saw) nói: "Những ai đãi thức ăn, nước uống cho những người nhịn chay thì ân thưởng của họ cũng giống như ân thưởng người nhịn chay ".(Hadith Ibnu Majah & Ahmad).

 

*Những điều làm hủy bỏ việc nhịn chay.

 

*Những điều sau đây sẽ làm hủy bỏ việc nhịn chay và bắt buộc phải nhịn chay bù lại vào những số ngày này:

 

-Ăn uống một cách có chủ tâm. Nếu quên thì việc nhịn chay vẫn đúng, không bắt buộc phải nhịn chay bù lại. Hadith do ông Abu Hurayrah (cầu xin Allah ban bình an cho Người) có nghe Rasul (saw) nói: "Những ai đang nhịn chay mà họ ăn hay uống do quên (không cố ý) thì hãy tiếp tục việc nhịn chay. Quả thật, việc ăn uống đó chỉ do Allah (swt) là Người đã làm cho (họ) quên ". (Hadith Jamaah).

 

-Nôn mửa một cách cố ý:

 

Những ai buồn nôn không có chủ tâm thì việc nhịn chay vẫn còn giá trị và không có nhịn chay bù lại. Trong hadith, ông Abu Hurayrah ® có nghe Rosul (saw) nói rằng: "Người nào tự nhiên bị nôn mửa thì không bắt buộc phải nhịn chay bù, còn những ai làm cho nôn mửa ra một cách cố ý thì phải nhịn chay bù lại ".(Hadith Abu Dawud & Tarmizi).

 

-Phụ nữ có kinh nguyệt và máu sinh đẻ:

 

Hai trường hợp này cấm  nhịn chay như đã trình bày ở phần trên, dù chỉ còn vài phút trước khi mặt trời lặn là đến giờ xả chay nhưng có hiện tượng kinh nguyệt thì xem như việc nhịn chay hôm đó sẽ hủy bỏ, không còn giá trị. Đây là ý kiến thống nhất của những vị học giả Ulama.

 

-Xuất tinh:

 

Nguyên nhân do chủ tâm hay đụng (chạm) hoặc thủ dâm, xem (nhìn) một cách có dục vọng... Những việc nhịn chay ngày hôm đó sẽ hủy bỏ, bắt buộc phải nhịn chay bù lại vào những ngày khác trong năm đó.

 

Nếu trong trường hợp chiêm bao bị xuất tinh thì việc nhịn chay vẫn có giá trị, bởi vì điều xảy ra không có chủ tâm nhưng bắt buộc phải tắm rửa sạch sẽ.

 

-Quan hệ vợ, chồng:

 

Những ai đang nhịn chay có ý định quan hệ vợ chồng một cách chủ tâm thì việc nhịn chay ngày đó sẽ hủy bỏ sẽ không được tính. Bắt buộc những người này phải nhịn chay bù lại vào những ngày này và phải giải phóng tự do cho một người nô lệ, nếu không có khả năng thì nhịn chay trong vòng hai tháng, nếu không có khả năng nữa thì phải nhịn chay trong vòng hai tháng hoặc nuôi ăn cho 60 người nghèo khó. Theo sự thống nhất của những vị học giả Ulama, những người được cho nuôi ăn là những người nghèo khó, già yếu, trẻ em mồ côi.

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.