Ở đây, một lần nữa, không phải tất cả người đàn ông đều có thể chịu đựng hoặc có thể tự chế, kềm hảm bản thân hoặc có một nền nếp phong cách thiên thần. Một số người đàn ông thực sự bị rơi vào hố sa đọa, gian dối, đạo đức giả và ngoại tình. Thực tế có những trường hợp người chồng sa ngã, dang díu vụng trộm với các vú em, em vợ, người làm thuê trong nhà đến giúp chăm sóc gia đình trong thời gian vợ bệnh hoặc sinh đẻ. Hậu quả trong nhiều trường hợp đỗ vỡ làm tan nát gia đình. Tất cả những điều vụng trộm tội lỗi kể trên diển ra trước pháp luật hàng ngày mà không có sự can thiệp nào hửu hiệu cả.
Tưởng cần ghi nhận rõ, Islam cấm ngặt việc giao hợp sinh lý ngoài vòng hôn nhân và coi đó là việc ‘Haram’ mà không có người Muslim nào được phép làm, và nếu ai vi phạm thì được xem là tội ‘Zinah’ (gian dâm), chẳng những bị xã hội lên án mà còn chịu hậu quả vào Ngày Phán Xử Sau Cùng.
Islam không thể dung hòa về các tiêu chuẩn đạo đức hoặc dung túng đạo đức giả và để cho nạn ngoại tình hoành hành. Islam cũng không thể phủ nhận hoặc che đậy sự hiện có của vấn đề hoặc bằng lòng đơn giản với việc lên án hoặc cấm đoán suông, bởi lẻ làm như vậy cũng không thể ngay cả giảm thiểu tai hại. Để cứu vớt người đàn ông từ chính bản ngả của mình, để bảo vệ người phụ nữ có liên quan, dù nàng là người vợ hoặc người tình vụng trộm, chống mọi rắc rối không cần thiết, để duy trì tính toàn vẹn đạo đức của xã hội ; và giảm thiểu tội ác. Islam đã cho phép nhờ đến chế độ nhiều vợ với những khoản dè dặt và các điều kiện ghi trên. Đây là điều phải được áp dụng như là biện pháp khẩn cấp và chắc chắn sẽ có tính lành mạnh hơn chế độ một vợ một chồng trên danh nghĩa và các quan hệ vô trách nhiệm giữa người nam và người nữ. Người nam và người nữ tự thấy mình ở trong tình trạng vô vọng hoặc bị kẹt trong một tình cảnh khó xử, có thể nhờ vài giải pháp này. Tuy nhiên, nếu có mối e sợ bất công hoặc tai hại cho bất cứ bên nào, thì lúc đó chế độ một vợ một chồng là quy lệ, tức chỉ nên có một vợ một chồng mà thôi.
4. Chính sự thiên nhiên cũng đòi hỏi các sự vật và các hành động của người đàn ông. Người đàn ông thường đi làm ăn xa hoặc ở xa gia đình lâu hay ngắn hạn tùy theo chuyến đi, trong nước hoặc nước ngoài. Không ai có thể gánh lấy trách nhiệm đoan chắc rằng tất cả người đàn ông trong những trường hợp như thế vẩn trung thành và thanh khiết. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn đàn ông đều sa ngã và dang díu với những người phụ nữ xa lạ trong thời gian xa nhà, có thể nhiều năm, nhiều tháng. Một số người hèn yếuvaf không thể kháng cự được ngay với những cám dổ có thể dể dàng chống đở được. Kết quả là họ phải xa vào vòng tội lỗi, gây tan nát gia đình. Đây cũng là thảm cảnh của chế độ một vợ một chồng.
Như vậy, người đàn ông thuộc loại này tốt hơn là nên có một ngôi nhà thứ hai với một người vợ hợp pháp thứ hai, để đừng rơi phạm vào tội lỗi và những vướng mắc vô trách nhiệm. Điều này còn tốt hơn ngay cả cho người vợ ; một khi người vợ biết rõ ông chồng mình bị ràng buộc bởi các quy lệ pháp lý và các nguyên lý đạo đức trong việc chung chăn gối với người phụ nữ khác, thì nàng sẽ bớt khó chịu hơn. Hiển nhiên là nàng không thích người chồng bị ai khác chia xẻ, nhưng khi nàng bị đối mặt với một tình huống mà người đàn ông có sự lựa chọn hoặc chịu trách nhiệm pháp lý và bị ràng buộc về đạo lý, hoặc kết hợp bất hợp pháp và vô đạo đức với người phụ nữ khác, thì chắc chắn nàng sẽ chọn giải pháp thứ nhất và chấp nhận tình trạng. Tuy nhiên, nếu nàng bị thiệt hại hoặc các quyền hạn của nàng bị chà đạp, thì nàng luôn luôn dựa vào luật pháp hoặc được cho ly dị nếu do quyền lợi trên hết của nàng.
Bằng cách áp dụng chế độ nhiều vợ vào trường hợp này, tính liêm chánh của người đàn ông, phẩm cách của người vợ thứ hai và các giá trị đạo đức của xã hội sẽ được bảo toàn. Những người Muslim có nhiều vợ trong các xã hội Muslim thì thật ra hiếm có hơn những ông chồng không chung thủy và những người vợ sống trong các xã hội một vợ một chồng.
Mặc dầu có tính mạo hiễm và còn phải tùy thuộc vào nhiều điều tiên khởi, như đã nói trên, chế độ nhiều vợ tốt đẹp hơn sự phóng túng và không chung thủy, đạo đức giả và tính bất ổn, sự đồi bại và không đứng đắn. Nó giúp cả người đàn ông và người phụ nữ giải quyết các vấn đề của họ trên căn bản thiết thực và có trách nhiệm. Nó giảm hạ xuống đến mức tối thiểu những rắc rối tâm lý, thiên nhiên và xúc cảm của cuộc sống con người. Nó là một biện pháp cẩn trọng cần được áp dụng vì quyền lợi trên hết của các bên có liên quan.
Tuy vậy, cần xác định rõ rằng chế độ nhiều vợ không phải là một điều khoản của Đức Tin trong Islam và cũng không phải là một mệnh lệnh phải thực hiện. Thực sự nó là một sự cho phép của Thượng Đế, mang đến một giải pháp tích cực của một số vấn đề khó khăn nhất trong các quan hệ của con người, nó là một giải pháp khống chế những quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để có một mái ấm gia đình và có bổn phận và trách nhiệm hơn. Lập trường của người Muslim là : Trong tình hình bình thường, chế độ một vợ một chồng chẳng những đáng ưa thích mà còn là một quy lệ đáng yêu quí. Trong các trường hợp khác, chế đọ nhiều vợ có thể được xem xét và áp dụng khi cần thiết. Xác định và nắm vững lý luận trên căn bản đó, các cộng đồng người Muslim là thiểu số trong xã hội mà luật pháp nhà nước áp dụng chế độ một vợ một chồng như tại Việt Nam chẳng hạn, không gặp khó khăn trở ngại, do bởi trên thực tế không thể nào thực hiện được nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các người vợ nên không hội được đủ điều kiện quy định để cưới hơn một vợ.
Để cuộc thảo luận trên được đầy đủ, chúng ta sẽ xem qua các cuộc hôn nhân của Nabi Muhammad (saw) là đề tài không tạo nên vấn đề đối với người Muslim thấu hiểu tính lý tưởng của Vị Rasullulloh và những tình huống đưa đến các cuộc hôn nhân này. Chúng tôi xin đưa ra dưới đây một số sự kiện để soi sáng thêm hiểu biết từ bên ngoài xã hội Islam :
4.1/ Định chế hôn nhân như trên được hưởng một thân trạng cao quý trong Islam, được ca ngợi nhiều và có tính thiết yếu cho sự trường tồn của xã hội.
4.2/ Nabi Muhammad (saw) không bao giờ nói và tự cho Người là bất tử hoặc thánh thiện. Nabi (saw) nhấn mạnh ‘Ông chỉ là một con người’ (có sống và có chết như những con người khác trên đời) đã được Thượng Đế chọn lựa để truyền chuyển Thông Điệp cho nhân loại. Mặc dầu duy nhất và xuất sắc trong sự nghiệp, Nabi (saw) đã sống như là một con người và đã qua đời bình thường như những con người khác. Do đó, hôn nhân có tính tự nhiên đối với Nabi (saw), và không phải là một dị giáo hoặc một cái gì đáng nguyền rủa.
4.3/ Nabi Muhammad (saw) đã sống tại một môi trường khí hậu vô cùng nóng bức của xứ Arab, nơi mà các thèm muốn vật chất đè nặng thúc ép lên con người, nơi mà người dân phát triển trưởng thành (phát dục) vào độ tuổi rất trẻ, và nơi mà sự thỏa mãn dể dàng là một sự việc thông thường trong người dân mọi giai cấp. Tuy nhiên, Nabi Muhammad (saw) đã không bao giờ đụng chạm đến phụ nữ cho mãi đến năm hai mươi lăm tuổi, khi Nabi (saw) lần đầu tiên lấy vợ. Trên toàn cỏi xứ Arab, Nabi (saw) đã nổi danh với đức tính không bao giờ có thể bị gièm pha và đã được gọi là ‘al-Amin’, một danh vị có ý nghĩa tiêu chuẩn cao nhất của cuộc sống đạo đức.
4.4/ Trong cuộc hôn nhân thứ nhất xảy ra vào mức tuổi được xem là khá trể so với thông lệ của vùng, Nabi Muhammad (saw) đã cưới bà Khadijah (R), một phụ nữ đã hai lần góa chồng và lớn hơn Nabi (saw) đến mười lăm tuổi. Chính bà Khadijah (R) đã ngỏ ý và Nabi (saw) đã chấp nhận cuộc hôn nhân này, mặc dầu có sự chênh lệch tuổi tác khá cao và người phụ nữ đã hai lần góa chồng. Vào thời đó, Nabi (saw) hoàn toàn có thể tìm được người con gái xinh xắn hơn nếu Nabi (saw) là người đam mê về sắc đẹp và thể xác ?
4.5/ Nabi Muhammad (saw) đã chung sống với Bà Khadijah (R) cho đến tuổi trên năm mươi và đã có các đứa con với Bà. Bà đã sống với Nabi (saw) cho đến tuổi sáu mươi lăm, và trong thời gian bà còn sống thì Nabi (saw) đã không bao giờ có cuộc hôn nhân nào khác hoặc sống chung với một phụ nữ nào khác ngoài người vợ duy nhất của Người.
4.6/ Khi công bố Thông Điệp của Allah, nabi Muhammad (saw) đã trên năm mươi tuổi và bà Khadijah (R) thì trên sáu mươi lăm tuổi. Các cuộc khủng bố ngược đãi, các hiểm họa đã liên tục giáng lên mình Nabi (saw) và các môn đệ. Giữa các hổn loạn này thì bà Khadijah đã qua đời. Sau khi vợ chết, Nabi (saw) đã ở vậy một thời gian và sau đó mới cưới bà Sawdah (Bà Sawdah là một phụ nữ bình thường đã theo chồng di tản sang Abyssinia vào những năm đầu tiên của người Muslim bị ngược đãi. Khi quay trở lại Mecca thì người chồng của bà qua đời và bà phải đi tìm chổ nương thân. Duyên số Trời định, tự nhiên bà Sawdah gặp được Nabi và sau đó Người biết rõ tình cảnh của bà qua câu chuyện người chồng hi sinh vì sứ mạng thiêng liêng của Người. Chính vì thế, Nabi (saw) đã nới rộng vòng tay và xin cưới bà làm vợ, lúc đó bà Sawdah đâu còn trẻ hay còn duyên dáng, bà chỉ là một góa phụ bình thường và tánh tình hay giận dổi).
Theo sử ghi lại, sau đó cùng năm thì một người bạn đạo thân thương của Người tên là AbuBakar (R) đã gả con gái của ông là bà Aysha (R) lúc đó vừa mới bảy tuổi cho Người, nhưng phải chờ đến khi nàng đến tuổi dậy thì mới được động phòng. Các động lực thúc đẩy đưa đến cuộc hôn nhân này có thể được hiểu là không phải do đam mê hoặc hấp dẩn về thể xác, vì Nabi (saw) đã cùng chung sống với hai bà vợ này trong vòng năm hay sáu năm mà Người không có cưới thêm người vợ nào khác.
4.7/ Từ khi năm mươi lăm đến sáu chục tuổi, Nabi liên tiếp có thêm chín cuộc hôn nhân, phần lớn xảy ra trong những giai đoạn khó khăn và thử thách nhất trong sứ mạng của Người. Chính trong giai đoạn này, người Muslim đã bị lôi cuốn vào các cuộc chiến khốc liệt và bị kẹt trong một vòng tròn không chấm dứt loạn lạc từ bên trong cũng như bên ngoài, và cũng chính trong giai đoạn này ‘Giáo Luật của Islam’ được hình thành và các nền tảng của một xã hội Islam đã được xây dựng.
Nabi Muhammad (saw) là hình ảnh chế ngự trên hết và là trung tâm của các diển biến lịch sử trọng đại này, và phần lớn các cuộc hôn nhân đạt thành trong khoảng thời gian này là một hiện tượng vô cùng quan trọng, đã được các sử gia, các nhà xã hội học, các nhà tâm lý học… nghiên cứu tường tận và cho thấy các diển biến không thể nào diển dịch đơn giản theo hướng đam mê hoặc hấp dẩn về thể xác tầm thường của con người.
4.8/ Nabi Muhammad (saw) đã sống một cuộc sống rất đơn giản, khắc khổ và khiêm tốn. Suốt ngày, Nabi (saw) là người bận rộn nhất của kỷ nguyên, gánh vác các trọng trách từ vị thế đứng đầu nhà Nước, đứng đầu ngành Tư Pháp, Tổng Chỉ Huy Quân Đội… đến người Chỉ Dạy và Hướng Dẩn người dân. Đêm đêm, Nabi (saw) thường thức đến nửa khuya để cầu nguyện và suy tưởng. Mặc dầu là một vị đứng đầu cả nước nhưng những vật dụng của Nabi (saw) rất đơn giản, chỉ có tấm thảm trải cho việc Lễ nguyện, các bình nước, chăn mền… Cuộc sống của Nabi (saw) nghiêm trang và khắc khổ cho đến các bà vợ có lần thúc ép Nabi (saw) về các tiện nghi trần tục, nhưng Người không bao giờ có những tiện nghi đó. Hiển nhiên, đó không phải là cuộc sống của một con người phù phiếm và đam mê.
4.9/ Những người vợ mà Nabi (saw) cưới tất cả đều là những người phụ nữ góa chồng hoặc đã li dị, chỉ ngoại trừ một cô gái mới lớn là Aysha (R). Không có người vợ góa bụa và li dị nào được đặc biệt nổi danh vì sắc diện cả. Một vài người lại lớn tuổi hơn Nabi (saw), và thực tế họ đã tìm nơi Nabi (saw) để nương thân hoặc đã được giới thiệu với Nabi (saw) như là các món quà, nhưng Người đã cưới họ như là những người vợ hợp pháp. Các cuộc hôn nhân kể trên, chứng tỏ không phải là những cuộc hôn nhân do nhu cầu thể xác hoặc các áp lực sinh lý. Thực tế, bên trong các cuộc hôn nhân này, người ta có thể nhận ra các lý do được xếp loại như sau :
a)- Nabi Muhammad (saw) đã đến với cỏi đời như là một mẩu hình lý tưởng của nhân loại và Nabi (saw) đã như thế trong tất cả trạng thái của cuộc sống. Đặc biệt về hôn nhân, Nabi (saw) là một minh họa nổi bật, Nabi (saw) là mmojt người chồng tốt nhất, người phối ngẩu yêu chiều và thân thương nhất mực, Người đã phải trải qua các giai đoạn của kinh nghiệm và thử thách đạo lý của con người. Nabi (saw) đã sống với một bà vợ, với nhiều bà vợ khác, với người vợ già, người vợ trẻ, với góa phụ, với người li dị, với người dịu dàng, người nóng nảy, với người nổi danh và người khiêm tốn. Nabi (saw) đã được chỉ định sống qua tất cả trạng thái khác nhau của phong cách con người. Đối với Nabi (saw), điều này thực sự không phải là một thú vui vật chất ; nó là một sự thử thách ; một trách vụ của con người và là một trách vụ nặng nề.
b)- Nabi (saw) đến để xây dựng đạo đức và đảm bảo cho mỗi người Muslim được an toàn, sự bảo vệ, sự liêm chính đạo đức và một cuộc sống đứng đắn. Sứ mạng của Nabi (saw) là đưa thử nghiệm vào cuộc sống và không ngừng nghĩ ở dạng thức ngưng đọng của lý thuyết. Như thường lệ, Nabi (saw) đã nhận lấy phần gay khổ nhất và đã đảm trách chia phần của mình trong một nền nếp bất thuận lợi nhất. Chiến tranh và các cuộc ngược đãi tạo gánh nặng cho người Muslim với nhiều quả phụ, con côi và phụ nữ li dị. Họ phải được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi những người Muslim sống sót. Nabi (saw) đã tạo ra cách giải quyết những người phụ nữ không may này bằng cách kết hợp hôn nhân với các bạn đạo. Một vài phụ nữ đã bị các bạn đạo bác bỏ và một số khác đã tìm kiếm sự che chở của bản thân Nabi (saw).
Hoàn toàn nhận thấy rõ tình trạng và mức hi sinh của họ cho đạo nghĩa Islam, Nabi (saw) đã phải làm một cái gì để cứu giúp họ. Một cách cứu giúp của Nabi (saw) là nhận họ làm vợ của chính Nabi (saw) và chấp nhận thách thức của các trách nhiệm nặng nề. Do đó, Nabi (saw) đã làm và đã có nhiều hơn một vợ, điều mà bình thường không dể gì làm. Nabi (saw) đã phải tham dự vào việc khôi phục cuộc sống của các quả phụ, các con côi và các phụ nữ li dị này. Những người phụ nữ này là các mối tin cậy của Người và phải được giữ lại với nhau. Vì vậy, những vì Nabi (saw) đã làm chính phần trách nhiệm mà Nabi (saw) phải gánh vác và cũng như thường lệ, phần trách nhiệm của Nabi (saw) bao giờ cũng gay khổ nhất, đó là lý do vì sao Nabi (saw) đã có hơn một vợ, và có nhiều vợ hơn tất cả các bạn đạo của Người.
c)- Đã có nhiều tù binh bị người Muslim bắt sống và có quyền được che chở an toàn. Họ đã không bị giết hoặc bị khước từ các quyền của con người. Trái lại, họ đã được trợ giúp làm lại cuộc đời thông qua các cuộc hôn nhân hợp pháp với người Muslim thay vì bị làm vợ lẽ hoặc các bạn tình chung. Đó cũng còn là một gánh nặng đạo lý khác mà người Muslim phải cũng nai lưng ra gánh vác với tinh thần trách nhiệm chung. Ở đây, một lần nữa, Nabi Muhammad (saw) lại nhận phần của bản thân mình và đã cưới về hai phụ nữ bị bắt sống trong trận chiến.
d)- Nabi (saw) còn nhận phụ nữ làm vợ bởi các lí do chánh trị xã hội. Mối quan tâm của Nabi (saw) là tương lai của Islam. Nabi (saw) đã chú ý nhất trong việc tăng cường người Muslim bằng mọi mối dây ràng buộc. Đó là lí do tại sao Nabi (saw) đã cưới bà Aysha (R), con gái còn trong tuổi vị thành niên của ông AbuBakar (R), người kế nhiệm thứ nhất của Nabi (saw), và con gái của Umar (R), người kế nhiệm thứ hai của Nabi (saw). Chính nhờ kết hôn với Juwairiah mà Nabi (saw) đã nhận được sự yểm trợ của toàn phe cánh Bani al-Mustaliq và các bộ tộc đồng minh của phe cánh này đối với Islam. Qua cuộc hôn nhân với Safiyah, Nabi (saw) đã trung hòa được một mảng lớn người Do Thái thù địch tại Arab. Bằng cách chấp nhận Mariyah Qibtiyah từ Ai-Cập làm vợ, Nabi (saw) đã tạo được liên minh chánh trị với một vị vua có thanh thế lớn trong vùng thời đó. Ngoài ra, chính để bày tỏ tình thân thiện với nhà vua Negus nước láng giềng Abyssinia mà Nabi (saw) đã cưới Zaynab nguyên đã được Vị này tiến cử. (Cần nhớ rõ, người Muslim bị ngược đãi tại Mecca ở buổi ban sơ đã tìm được đất lành ẩn trú an toàn tại Abyssinia).
e)- Bằng phần lớn các cuộc hôn nhân này, Nabi (saw) đã ngụ ý tiêu hủy hệ thống đẳng cấp xã hội, các mối kiêu hảnh chủng tộc và dân tộc, và các nạn kỳ thị tôn giáo. Nabi (saw) đã cưới người con gái Ai-Cập, người Do-Thái khác chủng tộc và tôn giáo, một người con gái da đen nước Abyssinia. Nabi (saw) không chỉ chỉ dạy tình huynh đệ và bình đẳng, Nabi (saw) còn qua hành động thiết thực nói lên những lời chỉ dạy và mang ra thực hành.
f)- Một vài cuộc hôn nhân của Nabi (saw) là nhằm thiết lập luật lệ và tiêu hủy hủ tục sa đọa. Đó là cuộc hôn nhân với bà Zaynab, người vợ li dị của Zaid, một người nô lệ đã được giải thoát. Trước thời Islam, người Arab đã không cho phép người phụ nữ li dị được tái giá. Zaid đã được Nabi (saw) nhận làm con nuôi và được gọi là con theo tập tục của người Arab trước Islam. Nhưng islam đã hủy bỏ tục này và không chấp nhận cách đó. Muhammad (saw) đã là người đầu tiên biểu lộ việc không chấp nhận đó theo một lề lối thực tế. Do đó, Nabi (saw) đã cưới người vợ li dị của đứa con nuôi của mình để cho thấy việc lập con nuôi thực sự không làm cho đứa con nuôi thành một đứa con thật sự của người cha nuôi và cũng để chứng tỏ cuộc hôn nhân với người phụ nữ li dị , hợp pháp.
Trong ngẫu nhiên, chính nàng Zaynab này đã là cô em họ của Nabi (saw) và đã được tiến cử cho Nabi (saw) cưới trước khi thành vợ của Zaid. Lúc đó, Nabi (saw) đã từ chối, nhưng sau khi nàng li dị thì Nabi (saw) đã chấp nhận nàng với hai mục tiêu thành đạt quy lệ Islam : Cuộc hôn nhân hợp pháp của người phụ nữ li dị và thân trạng thực sự của các đứa trẻ được nhận làm con nuôi.
Trích từ quyển « Islam, Đức tin và Ứng dụng »
Của nguyên tác : Hammudah Abdalati
Do Dohamide Abu Talib biên dịch.