CHỦ ĐỀ 3 BIS: MASJID (THÁNH ĐƯỜNG) LÀ NƠI ĐỂ TỤNG NIỆM! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

CHỦ ĐỀ 3 BIS: MASJID (THÁNH ĐƯỜNG) LÀ NƠI ĐỂ TỤNG NIỆM!

29.02.2008 04:20 - đã xem : 2199

Khi đến Masjid (Nhà của Allah), phải ăn mặc cho nghiêm trang, chỉnh tề và sạch sẽ, khi hành lễ (solah) phải đúng hướng về Qiblat với lòng chân thành chỉ dành riêng cho Allah, đó là chỉ thị của Rosul (saw). Masjid là Nhà của Allah nên chúng ta phải luôn cảnh tỉnh và tôn nghiêm, không được làm ô nhiễm và tổ chức những lễ lộc không có liên quan đến tôn giáo.

 


 


 


 


 


 


Có rất nhiều ayat Qur’an liên quan về đề tài này, như Allah đã phán : « Quả thật, tất cả Masjid (Thánh đường) đều lệ thuộc vào Allah ». Có nghĩa là thuộc về Allah duy nhất mà chúng ta được hồng phúc để cai quản và quản lý nó theo ý muốn của Allah, là phải luôn tạo sự tôn nghiêm, thanh tịnh, và giữ gìn sạch sẽ, và nơi đó (Masjid) chỉ được phép thờ phượng và tụng niệm Allah duy nhất mà thôi.


Ông Ibnu Abbas (R) giải thích ý nghĩa  của câu (ayat): « ...Và trong đó tên của Ngài được tụng niệm » là đọc kinh Qur’an, tụng niệm danh của Allah, học hỏi về giáo lý Islam... Và câu: « Họ tán

dương Ngài trong đó vào buổi sáng và buổi tối »: Theo văn tự Arab  chữ « Al Aasol » có nghĩa là vào giờ cuối của ban ngày. Buổi sáng và buổi chiều là hai giờ giấc đầu tiên mà Rosul (saw) và những người Muslim lúc ban đầu hành lễ ở Mecca trước khi Người nhận lãnh sự solah năm lần trong một ngày đêm. Nhưng sau khi Người nhận lãnh Wahy thì bắt buộc những người Muslim phải hành lễ năm lần như chúng ta thi hành ngày hôm nay.


Vào những giờ solah (hành lễ), người Muslim phải tụng niệm Allah thật nhiều, ngoài những gì bắt buộc phải đọc và tụng niệm trong lúc solah thì chúng ta cũng phải tụng niệm thường xuyên (không có giờ giấc nhất định) và tưởng nhớ đến Allah Đấng Tạo Hóa đã tạo ra tất cả. Sự tụng niệm (zikir) là sợi dây ràng buộc giữa nô lệ với Đấng Tạo Hóa, một khi chúng ta nhớ đến Ngài thì Ngài luôn bên cạnh chúng ta. Đó cũng là một phương cách hành đạo để chúng ta gặt hái thêm hành trang cho Ngày Sau.


Theo sự giải thích của ông Aly ibnu Abi Talha (R) thuật lại từ

ông Ibnu Abbas (R). Tụng niệm ở đây có nghĩa là solah (hành lễ). Vì Allah phán :


قال تعالى: ( رجَالٌ لا تُلهِيهمِ تِجارَةٌ ولاَ بَيعٌ عن ذِكر ِالله وَإقامِ  الصلواةِ وإيتَا ء الزكواةِ يَخَافُونَ يَوماً تَتقلَّبُ فيهِ القُلوبُ والأبْصارُ ) . 37.


« Những người mà việc mua bán đổi chác cũng như việc làm ăn kinh doanh không làm xao lãng việc tưởng nhớ Allah, xao lãng việc dâng lễ ‘Salah’ và trả Zakah. Họ lo sợ Ngày mà trái tim và cặp mắt của họ sẽ đảo lộn (về việc Allah sẽ xét họ ». S. 24 : 37


Theo sự giải thích của những nhà phân giải thiên kinh Qur’an như sau: « Đàn ông là rường cột của căn nhà và cũng là người có đủ điều kiện để xây dựng lên căn nhà của Allah hoặc Masjid, vì Allah ban cho những người đàn ông có một thân thể cường tráng và mạnh khỏe hơn đàn bà, nên bổn phận và trách nhiệm của người đàn ông phải gánh vác nhiều hơn đàn bà, họ có bổn phận phải xây dựng lên Masjid và lo chăm sóc nó, họ phải quản lý tốt và giữ gìn sạch sẽ để hành đạo và thờ phượng Allah. Masjid là nơi để tạ ơn và cầu xin Allah tha thứ; nơi để ẩn thân vào những ngày đêm linh thiêng của tháng Ramadan; và là nơi để được gần gũi và mong được Allah hài lòng; nơi để biểu trương sự Duy Nhất (Độc Tôn) của Allah mà không ai hay vật khác được biết đến ở đó.


Những người phụ nữ muslimate tuy không tham gia vào việc bảo quản và xây dựng Masjid, nhưng người phụ nữ có trách nhiệm khác như đóng góp tiền bạc để cho họ xây dựng và bảo quản Masjid và người phụ nữ cũng được quyền đến Masjid để solah như nam giới, nhưng theo giáo lý thì phụ nữ nên ‘solah’ ở nhà thì tốt hơn ‘solah’ tại Masjid (năm lần một ngày).


Allah phán ở chương khác:


قال تعالى: ( من المؤمنين رِجَال صَدَقُوا مَا عَاهَدُوا الله عليه ) . الأحزاب: 23.


« Và trong số người tin tưởng, có những người giữ đúng lời giao-ước của mình với Allah. Bởi thế trong họ, có người đã hoàn tất lời thề (bằng sự tử đạo) và có người còn chờ (đến phiên của họ) và họ đã không thay đổi (lời giao ước) một chút nào. » . S. 33 : 23.


Do đó, theo giáo lý Islam thì có sự khác biệt nhỏ giữa đàn ông và đàn bà trong vấn đề Solah. Khi đến giờ Solah (khi nghe được tiếng Azan đến từ Masjid) thì bắt buộc người đàn ông phải đến Masjid để Solah tập thể chứ Solah ở nhà sẽ không có giá trị, và sự solah tập thể chỉ bắt buộc cho phái nam chứ không bắt buộc cho phái nữ. Phụ nữ cũng có thể được phép đến Masjid để solah (khi có phép của chồng và một vài điều kiện), nhưng nếu soly ở nhà thì tốt hơn.


Imam Al Bukhory ghi lại trong Kitab Nikah (Kinh Lễ cưới) như sau: Ông Aly ibnu Abdulloh thuật lại từ ông Suffiyan, thuật lại từ

ông Az Zuhry thuật lại từ ba của ông ta, thuật lại từ Nabi (Saw) :


عن النبي صلى الله عليه وسلم قال: ( إذا استأذنت امرأة أحدكم إلى المسجِدِ فَلاَ يَمْنَعُهَا ) . البخاري.


Rosul (Saw) nói: « Một khi vợ của các ngươi xin phép đi solah ở masjid thì đừng ngăn cản họ. » Hadith do Al Bukhory ghi lại.


Imam Al Bukhory gi lại trong Kitab As Solah (Kinh về sự xin phép chồng đi hành lễ ở Masjid) như sau: Ông Musađađa thuật lại từ ông Yazid ibnu Zariau, thuật lại từ ông Muaammar thuật lại từ

ông Az Zuhry thuật lại từ ông Salim ibnu Abdulloh thuật lại từ ba của ông ta, thuật lại từ Nabi (saw) như sau:


عن النبي صلى الله عليه وسلم : ( إذا استأذنت امرأة أْحْدَكم فَلاَ يَمْنَعُها ) . البخاري .


Rosul (saw) nói: « Một khi vợ của các ngươi xin phép đi sola (ở masjid), đừng ngăn cản họ. » Hadith do Al Bukhory ghi lại.


Imam Al Bukhory cũng ghi lại hadith, thuật lại từ ông Abdulloh ibnu Umar (R) thuật lại từ Nabi (saw):


عن النبي صلى الله عليه وسلم قال: ( إذا استأذَنُكمُ نِسَاؤكُم بِالليْلِ إلى المَسجد فَأذَنُوا لَهُنَّ ) . البخاري.


Rosul (saw) nói: « Nếu vợ của các ngươi có xin phép đi solah ban đêm ở masjid, hãy cho phép họ đi. » Al Bukhory ghi lại.


Imam Muslim ghi lại  hadith từ ông Salim nghe được từ ba của ông ta, thuật lại từ Nabi (saw) như sau :


قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( إذا استأذنت أحدكمُ اَمرَأتَهُ إِلى المَسجِد فَلاَ يَمْنَعُها ) . مسلم .


Rosul (saw) nói: « Một khi vợ của các ngươi có xin phép đi solah ở masjid, đừng ngăn cản họ. » Hadith do Muslim ghi lại.


Ông Ibnu Umar (R) thuật lại là có nghe Rosul (saw) nói :


قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( لا تَمْنَعوُا نِسَاءكم المَساجِد إذا استأْذَنًكم إليها ) . مسلم


« Đừng ngăn cản vợ của các ngươi đi solah ở masjid một khi họ xin phép các ngươi. » Hadith do Muslim ghi lại.


Qua hadith khác cũng do Ibnu Umar (R) thuật lại từ Rosul (saw) như sau:


قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( لاَ تَمنَعوُا إِماءُ الله مسَاجد الله ) . مسلم .


« Đừng ngăn cản nữ nô lệ của Allah đến solah ở masjid của Allah. » Do Muslim ghi lại.


Theo sự giải thích của đa số Ulama như

ông Ibnu Hajar trong cuốn kinh Fathul Ba’ry (giải thích Soheh Al Bukhory) và

ông An Nawawy (Giải thích kinh Sharhul Muhazzab giáo lý thực hành) như sau: « Sự xin phép hay thông báo của vợ để được đi solah ở masjid và sự cho phép hay bằng lòng của chồng ở đây không có nghĩa là tuyệt đối. Có nghĩa là: phụ nữ được quyền đi solah ở masjid nếu có hỏi ý kiến chồng, thì người chồng không thể từ chối được, với điều kiện là: Phải ăn mặc chỉnh tề kín đáo, không gây sự chú ý, gây tiếng ồn ào, không xuất ra mùi dầu thơm mà người phụ nữ thường dùng hay trang điểm. »


Như dòng kinh ở trên đã giải thích, phải đoan trang chỉnh tề, khi solah xong ra về mà không gây sự chú ý của người khác, nhất là trên đường về bảo toàn được sự an ninh cho bản thân. Vào thời xưa, phụ nữ cũng tham gia solah tập thể, cũng ngồi nghe giảng thuyết trong masjid, họ im lặng học hỏi. Sau khi solah xong, thì phụ nữ gấp rút ra về trước khi những người đàn ông ra masjid, trong lúc phụ nữ đi ra trước thì người đàn ông ngồi lại để tụng niệm Allah, chứ họ không ra cùng lúc.


Để hiểu rõ hơn vấn đề giá trị về nghĩa vụ và trách nhiệm của người muslim, chúng ta hãy ngẫm nghĩ về ayat sau đây. Allah phán :


قال تعالى: (( فَليَحْذَر ِالذينَ يُخَالِفونَ عن أَمرِهِ أن تُصَيبَهُم فِتْنَةٌ أو يُصيبَهُم عَذابٌ ألِيْمٌ )). النور:63.


« ... Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Người ‘Sứ giả Muhammad’ nên biết, nếu làm thế, chúng sẽ gặp phải hoạn nạn hay gặp phải một hình phạt đau đớn. » Suroh 24:63.


قال صلى الله عليه وسلم : ( إذا أمِرتُكم بِشًيءٍ فَاْتُوا مِنه ما استَطَعْتُم وإذا نَهِتُكم عن شَيءٍ فَاجْتَنِبُوه).


Rosul (saw) nói : « Một khi Ta ra lệnh cho các ngươi thi hành việc gì, hãy cố gắng thi hành trong khả năng tối đa của các ngươi, cũng vậy, khi Ta ra lệnh cấm những gì, các ngươi hãy cố gắng tránh xa nó trong khả năng tối đa của các ngươi. » Hadith soheh.


Trên đây là những điều căn bản mà chúng ta phải lấy đó làm chuẩn, hay tôn chỉ mà cố gắng thi hành trong khả năng tối đa của chúng ta, còn lại thì phó thác cho Allah.


Sau đây chúng tôi xin dẫn chứng những hadith liên quan đến điều kiện mà người phụ nữ Muslimate ra đường đi solah ở Masjid.


قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( إِذا شَهِدتْ أحْدَاكُنَّ العِشاء، فَلاَ تَطَيب تِلكَ اللَيْلَة ). مسلم


Rosul (saw) nói : « Một khi các chị em đến soly Isha, thì lúc đó (đêm đó) không được sức dầu thơm. » Hadith do Muslim ghi lại.


عن زينب امرأة عبد الله قالت: قال لنا رسول الله صلى الله عليه وسلم :  ( إذا شَهِدتْ إحدَاكُنَّ المَسجِد فَلاَ تَمَسُ طِيْبًا ) .


Bà Zainob vợ của ông Abdulloh (R) thuật là Rosul (saw) có nói với chúng tôi: « Một khi các chị em đi masjid, đừng có sức dầu thơm. »


عن أبي هريرة رضي الله عنه قال: قال صلى الله عليه وسلم : ( أَيُّمَا امرأةٌ أَصَابَتْ بُخُورا فلا تَشْهَدَنّ معَنَا العِشَاء الآخِرة ) .مسلم .


Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) nói : « Phụ nữ nào đã thổi hơi thơm vào mình, thì không được tham gia vào sự solah Isha với chúng tôi. » Hadith do Muslim ghi lại.


Hơi thơm ở đây là theo phong tục của người Arab, họ đốt loại cây thơm như trầm hương trong nhà, hay loại thơm khác mà họ hơ vào quần áo cho thơm, xong mặc vào, nên có mùi thơm bốc ra từ quần áo hay thân thể của họ. Không riêng gì đi solah, ngay cả khi phụ nữ đi ra đường mà mùi thơm bốc ra, mà người khác đánh hơi đuợc cũng là điều cấm trong Islam, đó là tội gây chú ý và gợi cảm cho người khác.


عن أبي هريرة رضي الله عنه أن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: ( لاَ تَمنعُوا إِماء الله مساجِد الله ولَكن ليَخْرَجَنَّ وهُنَّ تَفْلاَت ).


Ông Abu Hurairroh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : Đừng ngăn cản phụ nữ đi solah ở masjid, nhưng với điều kiện là họ không được sức dầu thơm.” Do Abu Dawud ghi lại, với điều kiện đúng thật mà Imam Al Bukhory và Muslim xác minh.


Qua những dẫn chứng từ hadith trên, chị em nên chú ý, nếu hội đủ những điều kiện trên mới được đi đến solah ở masjid, nếu không sẽ vấp phải tội bất tuân Sứ giả của Allah.


Biết rằng sự solah của phụ nữ ở nhà tốt lành và có nhiều phước hơn đi solah ở masjid, dù ngay cả masjid của Rosul (saw); qua những hadith sau:


عن أبي هريرة رضي الله عنه قال: قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( صلاةُ في مسجِدي هذا، خَيرً من ألفِ صلاةُ فِيمَا سِواه المسجد الحرام ). البخاري .. ومسلم .


Ông Abu Hurairroh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) nói : « Solah ở masjid của Ta, phước lành hơn solah ở masjid khác một ngàn lần ngoại trừ masjid Al Haram (Mecca. » Al Bukhory ghi lại trong mục At Tatgawi-u, hadith số: 1190 và Muslim trong mục haj hadith mang số 505.


Qua hadith trên được hiểu rõ là : Hadith có giá trị đặc biệt đối với đàn ông, còn phụ nữ thì solah ở nhà của họ phước hơn đi solah tập thể và ở trong masjid.


عن أبن عمر رضي الله عنها قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم: ( لاَ تَمْنَعُوا نِسَاءُكم المسَاجد وبُيوتهُنَّ خَيْرٌ لَهُنَّ ) .  أبو داود .


Ông Ibnu Umar (R)  thuật lại lời của Rosul (saw): Đừng cấm phụ nữ đi solah ở masjid, nhưng nếu họ solah ở nhà thì tốt hơn cho họ.” Do Abu Dawud ghi lại trong mục As Solah số : 567.


عن عبد الله عن النبي صلى الله عليه وسلم قال : ( صلاةُ المَرأةُ في بَيِّتها أَفضَل من صلاتِها في حِجَّرتِها وصلاتُها في مُخدِعَها أفضَل من صلاتها في بيتها ) . أبو داود.


Ông Abdulloh (R) thuật lại từ Rosul (saw) : Sự hành lễ (solah) của phụ nữ ở nhà của họ tốt hơn solah ở phòng (đông người), và solah của họ trong phòng riêng của họ tốt hơn solah trong nhà (rộng lớn) của họ.” Hadith do Abu Dawud ghi lại trong kitab As Solah số : 570.


عن أم سلمة عنه صلى الله عليه وسلم قال: ( خَيرُ مسِاجَد النِساء قَعرَ بيوُتُهُنَّ ) . المسند الأمام أحمد.


Bà Ummul Salam (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : « Nơi (solah) tốt lành và có phước nhiều nhất của phụ nữ là ở nhà của họ. » As Musnad của Imam Ahmad số 6 trang 297.


Qua những hadith trên được hiểu rõ là: Căn nhà là nơi tốt lành, an bình, thanh tịnh, phước đức, thoải mái là do người vợ tạo dựng ra, và cũng là nơi tốt lành để họ hành đạo hơn bất cứ nơi nào khác, vì sự phục vụ của người vợ trong nhà là những nguồn phước đức mà họ tạo ra được coi như sađakoh. Và là mái trường để đào tạo những đứa con tốt lành, hữu ích cho cộng đồng và xã hội.


قال تعالى: (( رِجالٌ لاَ تُلهِيهِم تِجارةٌ ولا بَيعٌ عن ذِّكر الله وإِقامِ الصلاة وإيتاءِ الزكاة يَخافونَ يَوماً تَتقلبُ القُلُوبُ والأبصَارُ )) .


Allah phán: « Những người mà việc mua bán đổi chác cũng như việc làm ăn kinh doanh không làm xao lãng việc tưởng nhớ Allah, xao lãng việc dâng lễ ‘Salah’ và Zakah. Họ lo sợ Ngày mà trái tim  và cặp mắt của họ sẽ đảo lộn (về việc Allah sẽ phán xét họ). » S. 24 : 37


Allah phán ở chương khác :


قال تعالى: (( يآيها الذينَ ءَامنوا لاَ تُلْهِكمْ أَموَالُكُمْ ولاَ أولاَدُكُمْ عن ذِكرِ الله.. )) . المنافقون : 9


« Hỡi những ai có niềm tin! Chớ để cho tài sản và con cái của các người làm xao lãng việc tưởng nhớ Allah» Suroh 63 : 9


Ý nghĩa của dòng kinh Qur’an cao quí trên, cảnh cáo chúng ta đừng vì lợi ích ở trên đời như danh vọng, tiền bạc, địa vị, kinh doanh, mua bán mà quên đi trách nhiệm của một người tin tưởng, xao lãng việc hành đạo, tụng niệm đến Allah, bởi vì những gì nơi Allah mới là sự vĩnh cửu và hạnh phúc mãi mãi, còn những gì trên trần gian chỉ là vật tạm bợ trong thời gian nhất định nào đó. Tiền bạc, gia sản, con cái là niềm vui hạnh phúc ở trên đời, nhưng không vì tiền của con cái mà làm mất đi sự tuân phục và thờ phụng Allah.


Người Muslim luôn đặt vấn đề thờ phượng (Ibađah) trên và trước tất cả những gì mà con người yêu chuộng trên trần gian nầy. Tiền bạc, con cái, danh vọng đôi khi làm cho con người mờ đi đôi mắt và trái tim, nên từ đó vật chất tạo sự thất bại, rắc rối và lầm than cho con người. Đức tin (Imam) sẽ củng cố và lèo lái trái tim của con người vào con đường chân chánh và điều khiển được tiền tài, gia sản của mình. Nếu không có đức tin, tiền bạc sẽ bị tiêu xài vào những gì không lợi ích và gây tội lỗi cho người bảo trì nó.


Cho nên khi nghe tiếng gọi hay đến giờ solah, người Muslim phải gác bỏ tất cả việc làm ăn buôn bán, mà nhanh chóng đến Masjid hay nơi nào có thể để solah, vì lợi ích của sự solah không sao kể cho hết.


Ông Amru ibnu Đinar thuật lại: « Ông Ibnu Umar (R) ở trong chợ (buôn bán ở chợ), khi nghe tiếng azan đến giờ solah, ông vội vã đóng cửa tiệm mà đến solah ». Cho nên ý nghĩa ayat trên được Allah truyền xuống để nói về những người đầy đức tin, không bị xao lãng khi đến giờ hành lễ.


Ông Abi Hatim thuật lại từ

ông Abu Đarđa (R): « Tôi có một sạp bán hàng gần Masjid, mỗi ngày tôi thu nhập khoảng ba trăm Dinar, và tôi cũng tham gia solah mỗi ngày trong Masjid, không phải tôi nói sự buôn bán như vậy không phải là halal, nhưng tôi muốn được liệt vào danh sách của những người mà Allah đã nêu trên nên tôi không màng đến việc buôn bán nữa. »


Ông Amru ibnu Dinar Al A’waro nói: « Có lần tôi cùng ông Salim ibnu Abdulloh trên đường đi đến masjid mà chúng tôi đi ngang qua chợ ở Medinah, lúc đó từ masjid đã lên tiếng azan, nên chúng tôi không thấy một ai ở chợ cả, hàng hóa của họ để đó mà không ai trông nom. Ông Salim nhìn những hàng hóa đó mà đọc lên câu kinh trên : (Những người mà việc mua bán..). »


As Solah ở đây được giải thích là: Những giờ solah bắt buộc hay solah tập thể chung ở masjid. Tóm lại: Một khi đến giờ solah, người Muslim bỏ hết tất cả những công việc trên đời mà vội vàng đến Masjid để solah hay solah tâp thể trong masjid đối với đàn ông. Còn đàn bà, thì phải solah trong giờ giấc của nó ở tại nhà họ chứ không được trể nải. (Dù đang nấu ăn hay làm lụng trong nhà cũng gác qua một bên để solah trước, xong tiếp tục công việc. Tưởng cũng nên nhắc lại, khi đang solah, không được ngưng giữa chừng, ngoại trừ hư nước solah mà thôi).


Sách sử ghi lại: « Ngày xưa,

ông Zainal Abidine (cháu của


ông Aly Ibnu Abi Talib) đang soly thì nhà của ông bị cháy, dù lửa cháy nhưng ông vẫn tiếp tục solah cho xong, tất cả đều bị cháy nhưng lửa không cháy nơi ông đang soly. Sau khi ông soly xong thì có người hỏi: ‘Ông không sợ lửa cháy ông hay sao?’ Ông mỉm cười trả lời: ‘Sợ lửa ở trần gian này hay lửa của địa ngục?’ ». Subhanallah, ai có đức tin như ông ấy?


(( يَخافونَ يَوما تتقلبُ القلوب والأبصار )).


Allah phán: « Họ lo sợ Ngày mà trái tim và cặp mắt của họ sẽ đảo lộn (về việc Allah sẽ phán xét họ. »


Họ là những người tụng niệm trong Masjid, lo sợ vào Ngày tận thế hay Ngày Sau mà trái tim, cặp mắt của họ đảo lộn vì quá kinh ngạc và sợ hãi của Ngày khủng khiếp ghê gớm đó, như Allah đã phán ở dòng kinh khác.


قال تعالى: (( قُلُبُهم يومئِذٍ واجفةٌ. أبصَارُها خأشِعَةٌ )) . النازعات: 8ـ9.


« Ngày đó, quả tim sẽ đạp mạnh. Cặp mắt của chúng gục xuống » .Suroh 79 : 8-9.


Allah phán ở chương khác :


قال تعالى: (( إِنمَا يُؤَخِرُهُم لِيومٍ تَشْخَصُ الأبصارُ )). إبراهيم : 42.


« ... Ngài chỉ triển hạn cho họ sống đến Ngày mà cặp mắt của họ sẽ nhìn trân tráo ». Suroh 14 :42


Allah phán ở chương khác: « Và hãy cảnh cáo họ về Ngày (Phục sinh) đang tiến đến gần, Ngày mà những quả tim sẽ nhảy thót lên cổ họng, làm nghẹt thở. Những kẻ làm điều sai quấy sẽ không có bạn bè hoặc người can thiệp nào để nhờ cậy ». Suroh 40 :18.


Allah phán ở chương khác với ý nghĩa : «(Và bảo) ‘Chúng tôi chu cấp quí vị là vì Sắc Diện (Hài Lòng) của Allah thôi. Chúng tôi không mong quí vị tưởng thưởng hoặc đền ơn. Chúng tôi sợ một Ngày cau mặt nhăn nhó và buồn thảm từ Rabb của chúng tôi ». Suroh 76 :9-10.


Trên đây là ý nghĩa về sự sợ hãi, ngày mà không một ai lo giúp ai khác được, (hồn ai nấy lo). Và nó sẽ xảy ra một ngày gần đây, thế mà con người vẫn say mê trong cuộc sống tạm bợ nhất thời, hơn thua và tranh dành để rồi cũng tiêu tan mà không có được gì vào Ngày Sau.


قال تعالى: (( ليجزيهم الله أحسن ما عملوا ويزيدهم من فضله والله يرزق من يشاء بغير حساب )). 38.


« (Với hy vọng) Allah sẽ ân thưởng họ phần thưởng tốt nhất về những việc thiện mà họ đã làm và sẽ gia ân thêm cho họ bởi vì Allah cung dưỡng một cách vô kể người nào Ngài muốn với Thiên lộc của Ngài  ». Suroh 24 :38.


Họ hy vọng và lo âu ngày mà Allah ban thưởng cho những gì mà họ đã làm việc thiện, và mong sẽ được Ngài ban ân cho họ để họ an tâm được hưởng nhàn trong thiên đàng vĩnh cửu của Ngài. Ân lộc của Allah thật dồi dào, Ngài ban thưởng cho ai Ngài muốn, nhưng Ngài không bao giờ bất công với một ai, ngược lại Ngài ban gấp ngàn lần hơn nô lệ cầu xin. Như Ngài đã phán:


قال تعالى: (( مَن جَآءَ بالحَسنَةِ فَلَهُ عَشَرَ أمْثَالِها )) . الأنعام : 160.


« Ai đến (trình diện Allah) với một điều phúc lành thì sẽ được hưởng mười điều lành tương tự.» Suroh 6 :160.


Allah phán ở chương khác: «Quả thật, Allah không hề làm một điều bất công nào dù có nhỏ bằng hạt cải đi nữa. Và nếu có một điều phúc lành nào, Ngài sẽ nhân nó lên gấp đôi (cho họ) và ban cho từ Ngài một phần thưởng rất lớn  ». Suroh 4 : 40


Vâng, ân lộc phần thưởng của Allah kể không sao cho hết, quan trọng là chúng ta có thi hành những điều thiện lành để được Ngài ban ân hay không. Hãy dùng thời giờ quí báu mà phục tùng Allah, đừng để bị xao lãng bởi cuộc đời và tiền tài danh vọng con cái. Hy vọng nơi Allah sẽ ban ân cho tất cả và được vào thiên đàng của Ngài.


Do Abu Rozy trích dịch từ kinh Tafsir của Ibnu Khathir, quyển 2 trang 609-611. Và Tafsir Ađwa’ul Bayan của cố shiekh Muhammad Amin As Shankity, quyển 6 trang 155-164.


 


 


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO:

BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ THẾ GIỚI...

Barzakh là một thế giới mà mỗi con người đều phải trải qua. Đó là thế giới sau cái chết, và cũng được gọi là cõi mộ vì khi chết đi hầu hết con người đều được chôn cất trong các ngôi mộ. Mỗi con người đều sẽ chuyển đến thế giới Barzakh trước khi được phục sinh để có cuộc sống vĩnh viễn trong Thiên Đàng hay Hỏa Ngục. Barzakh có thể là một nơi yên nghỉ thanh bình hoặc có thể là một nơi của sự trừng phạt, dày vò và tra tấn.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO;

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO; "PHƯỚC LÀNH CỦA THÍNH GIÁC - THỊ...

Những phước lành của Allah – Đấng Tối Cao – là vô số và không thể liệt kê hết. Trong số đó có những phước lành liên tục mà mọi người thường quên mất vì quá quen thuộc với chúng. Và có những phước lành mà mọi người thậm chí có thể không cảm nhận được. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL QADR KHÔNG PHẢI LÀ LÝ DO KHÔNG...

Người Muslim cần biết rằng đức tin vào sự Tiền Định không phải là lý do để không thực hiện nghĩa vụ bắt buộc, không phải là cái cớ để hành động sai trái với mệnh lệnh của Allah, không phải là lý do chính đáng cho việc phạm vào điều cấm của Ngài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM KHÔNG COI CUỘC ĐỜI LÀ BỂ...

Nhiều tôn giáo dù có niềm tin nhưng vẫn có sự liên kết mạnh mẽ với thuyết vô thần duy vật, đó là phủ nhận Đấng Tạo Hóa, điều vô hình, các lời mặc khải của Thượng Đế, linh hồn và cuộc sống Đời Sau. Một số tôn giáo cho rằng cách thoát khỏi đau khổ là hợp nhất với thế giới siêu hình tuyệt đối, nơi con người thoát khỏi vòng luân hồi và siêu thoát trọn vẹn...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHIẾC CÂN VÀ CẦU SIRAT"

Ông Salman (r) nói: “Cái cân sẽ được thiết lập vào Ngày Phục Sinh, và nếu trời và đất được cân, nó sẽ giãn ra, và các Thiên Thần sẽ nói: Lạy Allah, cái cân này sẽ được cân cho ai? Allah phán: ‘Với bất cứ ai TA muốn trong số những tạo vật của TA.’

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ MÊ HOẶC CỦA TRẦN TỤC"

Biện luận cho sự yếu kém đức tin của những kẻ bất tin thường sử dụng lô-gíc sai trái bằng cách nói rằng: “Chỉ có thế giới trần tục này sẽ hiện hữu mãi mãi mà không có Ngày Sau.” Họ nghĩ rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ yêu thích trong cuộc sống này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH Ở TRÊN NGAI VƯƠNG CỦA NGÀI...

Nhiều người Muslim khi được hỏi Allah ở đâu, thay vì nhanh nhẹn trả lời một cách dứt khoát và không do dự theo những gì được khẳng định trong Qur’an cũng như trong Sunnah của Thiên Sứ, đó là “Allah ở trên Arsh (Ngai Vương) của Ngài bên trên các tầng trời”. 

BÀI VIẾT:

BÀI VIẾT: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI ISLAM?" & BÀI...

Với gần hai tỷ tín đồ và đang tăng lên từng ngày, Islam ngày nay là tôn giáo phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Trên khía cạnh sự đơn giản khi gia nhập cho tín đồ mới, Islam đứng ở vị trí khá đặc biệt trong thế giới tôn giáo khi chỉ yêu cầu một tuyên bố đức tin chân thành và đơn giản để trở thành người  Islam.