CHỦ ĐỀ 6: GIÁO LÝ TẨY RỬA ĐỂ SOLAH VÀ NHỊN CHAY DÀNH CHO BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI CAO TUỔI! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

CHỦ ĐỀ 6: GIÁO LÝ TẨY RỬA ĐỂ SOLAH VÀ NHỊN CHAY DÀNH CHO BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI CAO TUỔI!

31.05.2008 12:10 - đã xem : 2487

Sự khác biệt của tôn giáo Islam với tôn giáo khác đó là « Hành đạo », một trong những sự hành đạo hàng ngày là « nền tảng thứ hai trong Islam » đó là « Solah » (hành lễ cầu nguyện) bắt buộc năm lần mỗi ngày, cũng như « nhịn chay tháng Ramadan » là nền tảng thứ tư mà tín đồ Islam phải thực hiện hằng năm.

Nếu là người tin tưởng thì dù trong hoàn cảnh nào cũng không thể tự ý không chấp hành mệnh lệnh của Đấng Tối Cao (Allah), nhất là khi con người còn lý trí nhưng tuổi đã về « chiều » hoặc đang trong thời gian « bệnh hoạn » thì việc hành giáo rất gây sự khó khăn đến với họ, do đó dể nẩy sinh lười biếng rồi bỏ cuộc.


Tôn giáo Islam lúc nào cũng có « chìa khóa » để mở những « bí quyết » hướng dẩn những người tin tưởng đi đến thành công trên đời này cũng như Ngày Sau. Sau đây là những phương cách hành đạo của hai giáo điều bắt buộc đã kể trên dành cho những người bệnh hoạn và già yếu, mà những giáo điều này nằm trong khuôn khổ cho phép của giáo luật Islam do « Sheikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimin » hướng dẩn.



I- Bệnh nhân tự tẩy rửa như thế nào ?



Wudua1- Bắt buộc bệnh nhân tự tẩy rửa bằng nước tức lấy nước Wuđụa (nước dâng lễ Solah) đối với ai tiểu tiện, trung tiện hoặc đại tiện .v.v. và bắt buộc phải tắm đối với người xuất tinh (bằng mọi cách).


2- Nếu không có khả năng tẩy rửa bằng nước vì già yếu cũng như không có khả năng di chuyển hoặc sợ làm cho bệnh thêm trầm trọng hoặc kéo dài thêm thời gian chữa trị lúc đó được phép Tayammum.


Tayyamum3- Tayammum bằng cách vỗ hai bàn tay xuống đất sạch một lần rồi dùng hai bàn tay chùi đều lên mặt sau đó dùng tay trái chùi lên mu lưng bàn tay trái và ngược lại dùng tay phải chùi lên mu lưng bàn tay trái.


4- Nếu không có khả năng tự tẩy rửa thì người khác được phép giúp lấy nước Wuđụa hoặc giúp Tayammum tức vỗ hai bàn tay xuống đất sạch rồi dùng hai bàn tay chùi lên mặt người bệnh kế tiếp chùi lên hai bàn tay.


Tayyamum5- Những phần của cơ thể liên quan đến Wuđụa (như: tay, mặt, chân ...) bị thương, khi lấy Wuđụa bắt buộc phải rửa bằng nước trừ khi rửa bằng nước làm ảnh hưởng đến vết thương khi đó được phép dùng tay thắm nước rồi vuốt lên vết thương, còn nếu vuốt như thế vẫn làm ảnh hưởng đến vết thương thì được phép Tayammum cho vết thương (còn các phần khác thì rửa bình thường).


6- Những phần của cơ thể liên quan đến Wuđụa bị gãy và được băng bó bằng vải băng hoặc bằng thạch cao bắt buộc phải dùng tay thấm nước vuốt lên đó thay thế cho việc rửa và không cần đến Tayammum, bởi việc vuốt bằng nước được thay thế bằng sự rửa.


Tayyamum7- Được phép Tayammum trên tường hoặc trên bất cứ vật gì sạch sẽ với điều kiện phải có bụi trên đó, còn nếu như tường được sơn bởi nước sơn thì không được phép Tayammum trên nó trừ khi trên nó có bụi.


8- Nếu không có khả năng Tayammum trực tiếp trên đất hoặc trên tường có bụi khi đó được phép để đất vào thau hoặc khăn rồi Tayammum từ đó.


Tayammum9- Còn nếu không có khả năng tẩy rửa bằng nước cũng như không có khả năng Tayammum khi đó được phép dâng lễ Solah mà không cần tẩy rửa hay Tayammum gì cả, nên nhớ không được phép làm trể nảy giờ Solah.


10- Sau khi Tayammum và dâng lễ Solah xong khi đến giờ Solah kế tiếp vẫn còn trên tình trạng sạch sẽ cứ tiếp tục dâng lễ Solah mà không cần phải Tayammum lại, bởi vì vẫn còn trên tình trạng sạch sẽ và cũng không có gì làm hư sự sạch sẽ đó (tức không có tiểu tiện hay đại tiện .v.v.)


11- Bắt buộc bệnh nhân phải tẩy rửa cơ thể sạch sự ô uế trước khi dâng lễ Solah còn không có khả năng thì được phép dâng lễ Solah trong tình trạng đó, lễ Solah đúng không bắt buộc dâng lễ lại.


12- Bắt buộc bệnh nhân phải mặc quần áo sạch sẽ khi dâng lễ Solah, nếu quần áo bị bẩn thì phải giặt giủ sạch sẽ hoặc thay quần áo khác còn không có khả năng thì được phép dâng lễ Solah trong tình trạng đó, lễ Solah đúng không bắt buộc dâng lễ lại.


Tapis13- Bắt buộc bệnh nhân phải dâng lễ Solah ở nơi sạch sẽ, nếu bị dơ thì bắt buộc phải rửa sạch nơi đó hoặc thay chỗ khác hoặc trải gì đó (như: khăn, chiếu ...) lên đấy còn không có khả năng thì được phép dâng lễ Solah trên đó, lễ Solah đúng không bắt buộc dâng lễ lại.


14- Bệnh nhân không được phép làm trể việc dâng lễ Solah ra ngoài giờ của nó vì không có khả năng lấy Wuđụa, ngược lại bắt buộc phải tự lấy Wuđụa (hoặc tự tẩy rửa) với mọi khả năng có thể rồi dâng lễ Solah trong giờ của nó cho dù trên cơ thể hay quần áo hay chỗ dâng lễ bị dơ trong khi không có khả năng tự làm sạch.



II- Bệnh nhân dâng lễ Solah ra sao ?



1- Bắt buộc bệnh nhân phải đứng dâng những lễ Solah bắt buộc cho dù đứng khom người hoặc dựa vào tường hoặc chống gậy nếu cần.


Solah2- Nếu không có khả năng đứng thì được phép ngồi dâng lễ Solah, tốt nhất nên ngồi kiểu xếp bằng trong phần đứng và phần Rukúa (tức cuối người 90 độ về phía trước trong lễ Solah).


3- Nếu không có khả năng ngồi thì được phép nằm nghiêng, mặt bắt buộc phải hướng về Qiblah và tốt nhất nên nằm nghiêng bên phải, nếu không có khả năng hướng về Qiblah thì được phép dâng lễ Solah theo hướng bệnh nhân nằm, lễ Solah đúng không bắt buộc dâng lễ lại.


Kabah4- Nếu không có khả năng nằm nghiêng thì được phép nằm thẳng hai chân về Qiblah để dâng lễ Solah và tốt nhất nên kê đầu hơi cao để mặt hướng về Qiblah, còn không có khả năng thì được phép để hai chân theo kiểu người bệnh nằm, lễ Solah đúng không bắt buộc dâng lễ lại.


5- Bắt buộc bệnh nhân phải cúi người Rukúa và quỳ lạy trong lễ Solah, nếu không có khả năng thì được phép ra dấu bằng đầu nên nhớ cúi đầu trong phần quỳ lạy phải thấp hơn lúc Rukúa, và ai có khả năng Rukúa nhưng lại không có khả năng quỳ lạy thì bắt buộc phải Rukúa khi đến phần Rukúa và được phép ra dấu thay thế cho quỳ lạy và ngược lại có khả năng quỳ lại nhưng không có khả năng Rukúa thì được phép ra dấu khi Rukúa và bắt buộc phải quỳ lạy khi đến phần quỳ lạy.


6- Nếu không có khả năng ra dấu bằng đầu khi đến phần Rukúa và quỳ lạy thì được phép miễn những cử chỉ đó trong lúc dâng lễ Solah, khi đó được phép dâng lễ Solah bằng con tim tức nói Allahu Akbar, đọc bài Fatihah, Rukúa, quỳ lạy, đứng và ngồi bằng sự định tâm của con tim bởi mọi việc làm bắt nguồn bằng sự định tâm. Còn về việc chỉ bằng ngón tay giống như một số bệnh nhân đang làm điều đó quả thật không đúng, và tôi không biết việc làm đó dựa vào đâu không có trong thiên kinh Qur'an, không có trong Sunnah và cũng không có một học giả nào nhắc đến.


7- Bắt buộc bệnh nhân phải dâng lễ Solah theo giờ đã được qui định với mọi khả năng có thể làm được. Nếu rất khó khăn cho việc dâng lễ Solah theo mỗi giờ riêng của nó thì được phép gom các lễ Solah lại tức dâng lễ Solah Zuhur và Solah Asr trong giờ Solah Zuhur hoặc trong giờ Solah Asr, tương tự thế dâng lễ Solah Magrib và Solah I-sa trong giờ Solah Magrib hoặc trong giờ Solah Isa. Đối với người đang chữa bệnh tại địa phương không được phép rút ngắn các lễ Solah có bốn Rak’ah lại thành hai, còn Solah Fajr thì không được phép gom chung với các lễ Solah khác (tức dâng lễ Solah Fajr trong giờ của nó.)


8- Đối với bệnh nhân đang chữa trị xa nhà thì được phép rút ngắn các lễ Solah có bốn Rak-ah lại thành hai tức dâng lễ Solah Zuhur, Asr, Isa mỗi lễ hai Rak’ah cho đến khi trở về nhà cho dù thời gian chữa trị ngắn hay dài cũng vậy.



III- Bệnh nhân nhịn chay như thế nào ?



1- Đối với bệnh nhân có khả năng nhịn chay mà không gặp khó khăn thì bắt buộc phải nhịn chay trong tháng Romadon ngoại trừ đang chữa trị xa nhà.


2- Đối với bệnh nhân gặp khó khăn khi nhịn chay hoặc khi nhịn chay sẽ  làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hoặc làm cho thời gian chữa trị dài thêm thì được phép không nhịn chay nhưng phải nhịn bù lại sau khi khỏi bệnh.


3- Đối với bệnh nhân không có khả năng nhịn chay trong hiện tại cũng như trong tương lai thì được phép miễn nhưng phải xuất mỗi ngày một phần thức ăn bố thí cho người nghèo.


4- Khi bệnh nhân nghỉ rằng khi nhịn chay sẽ không gặp khó khăn hay trở ngại gì nhưng sau đó lại gặp khó khăn thì được phép ăn trở lại và bắt buộc phải nhịn bù lại ngày hôm đó.


5- Bệnh nhân được phép tiêm thuốc trong khi đang nhịn chay với điều kiện không phải là thuốc cung cấp dinh dưỡng.



Tác giả: Al-Shaikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimin





Do Ibn Ysa (Sinh viên University Islamic Madinah) chuyển ngữ.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO:

BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ THẾ GIỚI...

Barzakh là một thế giới mà mỗi con người đều phải trải qua. Đó là thế giới sau cái chết, và cũng được gọi là cõi mộ vì khi chết đi hầu hết con người đều được chôn cất trong các ngôi mộ. Mỗi con người đều sẽ chuyển đến thế giới Barzakh trước khi được phục sinh để có cuộc sống vĩnh viễn trong Thiên Đàng hay Hỏa Ngục. Barzakh có thể là một nơi yên nghỉ thanh bình hoặc có thể là một nơi của sự trừng phạt, dày vò và tra tấn.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO;

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO; "PHƯỚC LÀNH CỦA THÍNH GIÁC - THỊ...

Những phước lành của Allah – Đấng Tối Cao – là vô số và không thể liệt kê hết. Trong số đó có những phước lành liên tục mà mọi người thường quên mất vì quá quen thuộc với chúng. Và có những phước lành mà mọi người thậm chí có thể không cảm nhận được. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL QADR KHÔNG PHẢI LÀ LÝ DO KHÔNG...

Người Muslim cần biết rằng đức tin vào sự Tiền Định không phải là lý do để không thực hiện nghĩa vụ bắt buộc, không phải là cái cớ để hành động sai trái với mệnh lệnh của Allah, không phải là lý do chính đáng cho việc phạm vào điều cấm của Ngài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM KHÔNG COI CUỘC ĐỜI LÀ BỂ...

Nhiều tôn giáo dù có niềm tin nhưng vẫn có sự liên kết mạnh mẽ với thuyết vô thần duy vật, đó là phủ nhận Đấng Tạo Hóa, điều vô hình, các lời mặc khải của Thượng Đế, linh hồn và cuộc sống Đời Sau. Một số tôn giáo cho rằng cách thoát khỏi đau khổ là hợp nhất với thế giới siêu hình tuyệt đối, nơi con người thoát khỏi vòng luân hồi và siêu thoát trọn vẹn...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHIẾC CÂN VÀ CẦU SIRAT"

Ông Salman (r) nói: “Cái cân sẽ được thiết lập vào Ngày Phục Sinh, và nếu trời và đất được cân, nó sẽ giãn ra, và các Thiên Thần sẽ nói: Lạy Allah, cái cân này sẽ được cân cho ai? Allah phán: ‘Với bất cứ ai TA muốn trong số những tạo vật của TA.’

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ MÊ HOẶC CỦA TRẦN TỤC"

Biện luận cho sự yếu kém đức tin của những kẻ bất tin thường sử dụng lô-gíc sai trái bằng cách nói rằng: “Chỉ có thế giới trần tục này sẽ hiện hữu mãi mãi mà không có Ngày Sau.” Họ nghĩ rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ yêu thích trong cuộc sống này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH Ở TRÊN NGAI VƯƠNG CỦA NGÀI...

Nhiều người Muslim khi được hỏi Allah ở đâu, thay vì nhanh nhẹn trả lời một cách dứt khoát và không do dự theo những gì được khẳng định trong Qur’an cũng như trong Sunnah của Thiên Sứ, đó là “Allah ở trên Arsh (Ngai Vương) của Ngài bên trên các tầng trời”. 

BÀI VIẾT:

BÀI VIẾT: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI ISLAM?" & BÀI...

Với gần hai tỷ tín đồ và đang tăng lên từng ngày, Islam ngày nay là tôn giáo phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Trên khía cạnh sự đơn giản khi gia nhập cho tín đồ mới, Islam đứng ở vị trí khá đặc biệt trong thế giới tôn giáo khi chỉ yêu cầu một tuyên bố đức tin chân thành và đơn giản để trở thành người  Islam.