CHỦ ĐỀ 7: DOANH NGHIỆP Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

CHỦ ĐỀ 7: DOANH NGHIỆP

26.06.2008 12:37 - đã xem : 2376

Allah đã tạo ra con người trong tình trạng lệ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân không làm chủ được tất cả mọi sự vật y cần. Một người sở hữu một cái gì có thể thải ra, nhưng đồng thời y có thể cần một cái gì khác mà người khác có hoặc có thể thải ra. Nghĩa là, Allah đã khiến con người trao đổi hàng hóa và tiện ích thông qua sự mua bán do bởi các nghiệp vụ, như thế làm cho cuộc sống xã hội và kinh tế điều hòa êm thắm…

Vào thời kỳ ban sơ mà Rosul Muhammad (saw) nhận sứ mạng, Người đã chấp thuận và xác nhận các loại nghiệp vụ không mâu thuẫn với các nguyên lý của Shari’ah (giáo luật Islam), Người cũng bác bỏ và nghiêm cấm các loại giao dịch doanh thương chống lại các mục đích và các mục tiêu của giáo luật Islam. Các việc nghiêm cấm đã bắt nguồn từ các nguyên nhân riêng biệt, chẳng hạn như buôn bán các hàng hóa ‘haram’, các nghiệp vụ có tính chất lường gạt, giả mạo hay trục lợi, hoặc bất công với đối tác.


1)- Nghiêm cấm mua bán các hàng hóa có tính chất ‘Haram’.


Islam nghiêm cấm mua bán hàng hóa có tính cách ‘Haram’ như : Thịt heo, các loại rượu, những loại hàng hóa mang tính chất quốc cấm và ‘haram’. Nếu cho phép mua bán các món hàng như thế thì hậu quả sẽ lan rộng và phổ biến rộng rãi trong quần chúng, như thế chẳng khác nào khuyến khích làm những điều haram, cho nên việc nghiêm cấm buôn bán chúng sẽ có tác dụng tiêu trừ và lơ là chúng, nhờ đó sẽ ngăn trở người dân tiếp cận với chúng.


Rosul (saw) đã nói : « Chắc chắn, Allah và Rosul của Allah, đã có nghiêm cấm bán rượu, thịt thú vật chết, thịt heo và các bụt tượng ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Một hadith khác : « Khi Allah nghiêm cấm một việc gì, thì Allah cũng nghiêm cấm (cho và nhận) nó ». Hadith do Ahmad và Abu Dawud ghi lại.


2)- Nghiêm cấm buôn bán không có chi tiết rõ ràng.


Rosul (saw) nghiêm cấm mọi nghiệp vụ có thể đưa đến tranh cãi hoặc tranh chấp do một cái gì không rõ ràng hoặc cái gì được trao đổi hoặc giao không có số lượng rõ rệt. Điều này bao gồm cả loại nghiệp vụ không đảm bảo người bán có thể giao hàng mà y đã nhận thanh toán. Nghĩa là, Rosul (saw) đã nghiêm cấm nhận tiền khách hàng mà những kết quả chưa được rõ ràng, thí dụ nhận tiền trước hứa bán một con ngựa đực giống mà nó còn nằm trong bụng mẹ chưa ra đời, hoặc hứa bán cá trong khi nó còn nằm trong nước hoặc chim trên không mà người ta chưa bắt được… Bởi lẽ có yếu tố bất định trong đó và không rõ kết quả chắc chắn sẽ ra sao.


Rosul (saw) cũng nhắc nhỡ người dân đã bán trái cây chưa chín, vẫn còn trên đồng hoặc trên giàn, nếu hoa màu bị thiên tai hủy diệt thì người mua và người bán sẽ cãi vã nhau về khoản lỗ lã phải gánh chịu. Tuy nhiên, không phải mọi việc buôn bán liên quan đến cái gì không được rõ ràng hoặc bất định thì cũng đều haram, chẳng hạn một người có thể mua một ngôi nhà không được rõ điều kiện của nền móng hoặc những gì bên trong các bức tường. Nhưng haram buôn bán một cái gì mà rõ ràng có một yếu tố bất định có thể đưa đến cãi vã và mâu thuẫn, hoặc có hậu quả hưởng lợi bất công gây thiệt hại cho người khác.


3)- Nghiêm cấm làm giá và đầu cơ tích trử.


Trong Islam, thị trường phải tự do và được phép để đáp ứng các luật cung cầu tự nhiên. Vào thời Rosul (saw), người dân đã xin Người ấn định giá cho họ khi vật giá tăng cao, Người trả lời : « Allah là Đấng Duy Nhất ấn định các giá, Đấng giữ lại, Đấng ban cấp rộng rãi và Đấng Cung ứng, và Ta hi vọng khi Ta gặp Allah, không người nào trong các ngươi than phiền về Ta bất công về máu hoặc tài sản ». Hadith do Ahmad, Abu Dawud, Al Tirmizy, ibn Majah, al Dary và Abu Yala tường thuật.


Với những lời lẽ kể trên, Rosul (saw) muốn nói, can thiệp không cần thiết vào tự do cá nhân là bất công và người ta phải diện kiến Allah trong tình trạng không bị quở trách về việc này. Tuy nhiên, nếu các lực giả tạo như đầu cơ tích trữ và làm giá bởi các nhà thương buôn, can thiệp vào thị trường tự do, thì quyền lợi công cộng sẽ bị chế ngự tự do của những cá nhân như thế. Trong tình hình như vậy, việc kiểm soát giá cả trở thành ‘halal’ để đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ nó thoát khỏi bọn đầu cơ bằng cách làm lệch các ý đồ của chúng.


Các nhà nghiên cứu trong số các học giả Islam đã kết luận rằng, tùy tính chất các tình huống, việc kiểm soát giá cả có thể bất công và bị nghiêm cấm, nhưng ở một số trường hợp khác có thể là đúng và halal.


Nếu việc kiểm soát giá cả ép buộc người dân bán các món hàng của mình với một giá họ không thể chấp nhận được hoặc không cho họ hưởng những lợi nhuận vừa phải được Allah cho phép thì ‘haram’. Mặt khác, nếu việc kiểm soát giá cả thiết lập công bằng giữa người dân, chẳng hạn như buộc người bán chấp nhận mức giá ngang bằng với giá của món hàng tương ứng và ngăn chặn họ hưởng lợi hơn nữa, thì không những được phép mà đó là cần thiết.


Islam đảm bảo tự do cho cá nhân và sự cạnh tranh tự nhiên trên thị trường. Tuy nhiên, Islam nghiêm khắc lên án những ai, do tham lam, tích lũy tài sản gây thiệt hại cho người khác và làm giàu bằng cách làm giá thực phẩm và các món thiết dụng khác. Rosul (saw) đã tố cáo bọn tích trữ bằng những lời lẽ mạnh bạo như sau: “ Nếu người nào giữ thóc lúa lại bốn mươi ngày không có ý muốn bán ra để đầu cơ tích trữ thì Allah sẽ không thừa nhận người đó”. Hadith do Ahmad, al-Hakim, ibn abu Shaybah và al-Bazzar ghi lại.


Rosul (saw) cũng đã nói: “Nếu người nào cố ý giữ hàng hóa lại cho đến khi giá tăng mới bán ra, thì người đó chắc chắn sẽ là người mang tội”. Hadith do Muslim ghi lại.


Từ ngữ ‘người mang tội’ ở đây không nên xem nhẹ. Nó cùng tính ngữ mà Allah đã áp dụng cho vài nhà chuyên chế độc tài nhất trong lịch sử, chẳng hạn như: “…Chắc chắn Pharaon và Haman và dân chúng của họ đều là bọn phạm tội”. S.28/8


Rosul (saw) cũng đã phô bày tâm trạng ích kỷ và tham lam của đầu cơ tích trữ như sau: “Người tích trữ hàng hóa là tội ác. Nếu giá cả giảm hạ thì y đau buồn và nếu giá tăng thì y sung sướng”. Razy đã ghi hadith này trong quyển Jami’ah.


Người cũng đã nói: “Người nào mang hàng hóa đến thị trường thì được ban ân phước, nhưng người nào giữ lại thì bị nguyền rủa”. Hadith do Ibn Majah và al-Hakim ghi lại.


Có một hadith rất quan trọng về tích trữ và làm giá đã được tường thuật bởi Maqal bin Yassar (một Sahabah của Rosul) như sau: “Thống Đốc Ummayyad là Ubaidullah bin Ziyad đã đến thăm Maqal khi ông này nằm liệt giường vì bệnh nặng. Sau khi hỏi thăm bệnh tình, Ubaidullah đã hỏi: “Ngươi có biết trường hợp ta đã sai trái làm đổ máu người khác hay không?” Maqal nói: “không biết”. Ubaidullah nói tiếp: “Ngươi có biết trường hợp ta đã can thiệp vào giá cả của người Muslim hay không?”. Một lần nữa Maqal trả lời không biết. Lúc đó, Ubaidullah đã bảo mọi người đỡ ông Maqal ngồi dậy, và ông ta nói: “Hãy nghe đây, ta sẽ kể chuyện cho ngươi nghe, vì ta đã nghe Rosul (saw) nói: “Những ai can thiệp vào giá cả hàng hóa người Muslim để tự nuôi sống thì đáng để Allah cho vào lữa vào Ngày Phục Sinh”. Rồi ông hỏi Maqal: “Ngươi có nghe Rosul (saw) nói như vậy hay không?”. Maqal đáp: “một hoặc hai lần”.


Trên cơ sở các văn bản và nội dung các ahadith kể trên, các học giả đã suy luận rằng đầu cơ tích trữ bị nghiêm cấm dưới hai điều kiện:


a.     Tích trữ hàng vào một thời điểm nhất định gây hại đến người dân của nước đó.


b.     Mục tiêu của người tích trữ là thúc ép giá tăng cao để hưởng lợi.


4)- Bóc lột và lừa gạt.


Để ngăn ngừa nạn vận dụng thao túng thị trường, Rosul (saw) cũng đã nghiêm cấm cái gọi là ‘najash’. Ibnu Umar đã giải thích ‘najash’ có nghĩa là giả đò trả giá một mức giá cao nhất định cho một món hàng, không có ý định mua nó, nhưng thực sự là để dẩn dụ những người khác trả giá cao hơn nữa. Nhiều lần việc này đã được giàn xếp trước nhằm mục tiêu lừa dối những người khác.


Một trong số các biện pháp Rosul (saw) đã áp dụng để giữ các nghiệp vụ doanh thương cách xa mọi thứ bóc lột và lừa gạt, là nghiêm cấm người dân đi xa khỏi nơi cư trú của mình mua chặn hàng đang trên đường chở đến chợ. Rosul (saw) bảo họ nên chờ cho đến khi món hàng này được mang đến chợ rồi hẵng mua. (Do Muslim, Ahmad và ibn Majah tường thuật).


Lý do của việc nghiêm cấm này là tại chợ, nơi các lực cung và cầu xác định giá cả, là chổ tốt nhất cho các nghiệp vụ mậu dịch. Nếu có người đi ra khỏi thị xã mua hàng từ một nhà mậu dịch đang mang hàng đến, thì có thể là người bán do không biết rõ giá hàng hiện hành, có thể bị lừa gạt. Nếu có người mua chặn hàng của ông ta theo cách này, thì sau khi đến chợ, người bán có quyền hủy bỏ nghiệp vụ, không bán cho người mua trước nữa. (Do Muslim thuật lại).


5)- Dối trá lường gạt.


Islam nghiêm cấm mọi loại giả mạo và gian trá lường gạt dù là trong việc mua hay bán hoặc trong việc khác giữa người dân với nhau. Trong mọi tình huống, người Muslim phải lương thiện và ngay thẳng, giữ gìn đức tin hơn bất cứ mối lợi trần tục nào. Rosul (saw) nói: “Cả hai bên trong nghiệp vụ doanh thương đều có quyền hủy bỏ khi mà họ không chia cách. Nếu họ nói sự thật và làm cho mọi việc được rõ rang, thì họ sẽ được ban Ân Phước trong nghiệp vụ của họ, nhưng nếu họ nói láo và giấu diếm điều gì (về các tì vết của món hàng) thì việc ban ân phước sẽ xóa đi”. Hadith do Al Bukhary ghi lại.


Rosul (saw) cũng đã nói: “Không thể được phép bán một món hàng mà không làm cho mọi việc đều rõ rang, và cũng không thể được phép biết (về các tì vết của món hàng) mà lại cố ý tự chế không đá động gì về chúng.” Hadith do Al Bukhary và Al Hakim ghi lại.


Có một lần, khi đi ngang qua một người bán ngũ cốc, Rosul (saw) đã tò mò thử thọc tay vào đống ngũ cốc và thấy ướt, Người bèn hỏi “Hỡi người bán hàng, cái gì đây?”. Y trả lời: “Đó là do trời mưa”. Rosul (saw) liền nói với y: “Tại sao ngươi không để bên lớp trên cho mọi người đều thấy? Ai mà lừa dối chúng ta thì không phải là người của chúng ta”. Do Muslim ghi lại.


Tại một lời thuật khác, Rosul (saw) đã đi ngang qua một đống ngũ cốc do người bán hàng bày ra có vẻ tốt, khi Người thọc tay vào thì thấy xấu, Rosul (saw) bền nói với người bán hàng: “Hãy bán thứ tốt và thứ xấu riêng ra. Ai mà lừa dối chúng ta thì không phải là người của chúng ta”. Do Ahmad ghi lại.


Người Muslim thời ban sơ đã triệt để thực hiện cách làm phô bày ra các tì vết của món hàng bán ra, nói thật và cho lời khuyên tốt. Khi bán một con trừu, Ibn Sirin đã bảo người mua: “Tôi xin nói cho ông biết về cái không tốt của nó…”. Khi al-Hassan bin Salih bán người con gái nô lệ, ông đã bảo người mua: “Có lần cô ta đã khạc ra máu”. Mặc dầu cô ta chỉ khạc máu có một lần, nhưng vì lương tâm của người Muslim, al-Hassan vẫn nói ra cho rõ, ngay cả nếu việc nói ra có khiến cho món hàng bị giãm giá trị.


6)- Thói tật hay thề thốt.


Tội lừa gạt sẽ nặng hơn khi người bán còn bày đặt thề thốt giả dối (Có nghĩa là chứng minh sự thật nhân danh Allah). Rosul (saw) đã bảo người bán hàng, một cách tổng quát, nên tránh thề thốt, nhất là để yểm trợ một lời nói láo: “Sự thề thốt tạo ra một mối hàng bán ra, nhưng lại xóa sạch ân phước”. Do Al Bukhary ghi lại.


Rosul (saw) đã bài bác việc thề thốt thường xuyên trong các nghiệp vụ doanh thương, bỡi lẽ trước hết, chắc chắn nó dối gạt người dân, và thứ hai là nó giảm sự tôn kính đối với danh xưng của Allah.


 


 


 


 

Trích từ quyển “HALAL và HARAM” của Tiến sỉ Yusuf al-Qaradawi do Musa Isa Porome biên dịch


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHIẾC CÂN VÀ CẦU SIRAT"

Ông Salman (r) nói: “Cái cân sẽ được thiết lập vào Ngày Phục Sinh, và nếu trời và đất được cân, nó sẽ giãn ra, và các Thiên Thần sẽ nói: Lạy Allah, cái cân này sẽ được cân cho ai? Allah phán: ‘Với bất cứ ai TA muốn trong số những tạo vật của TA.’

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ MÊ HOẶC CỦA TRẦN TỤC"

Biện luận cho sự yếu kém đức tin của những kẻ bất tin thường sử dụng lô-gíc sai trái bằng cách nói rằng: “Chỉ có thế giới trần tục này sẽ hiện hữu mãi mãi mà không có Ngày Sau.” Họ nghĩ rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ yêu thích trong cuộc sống này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH Ở TRÊN NGAI VƯƠNG CỦA NGÀI...

Nhiều người Muslim khi được hỏi Allah ở đâu, thay vì nhanh nhẹn trả lời một cách dứt khoát và không do dự theo những gì được khẳng định trong Qur’an cũng như trong Sunnah của Thiên Sứ, đó là “Allah ở trên Arsh (Ngai Vương) của Ngài bên trên các tầng trời”. 

BÀI VIẾT:

BÀI VIẾT: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI ISLAM?" & BÀI...

Với gần hai tỷ tín đồ và đang tăng lên từng ngày, Islam ngày nay là tôn giáo phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Trên khía cạnh sự đơn giản khi gia nhập cho tín đồ mới, Islam đứng ở vị trí khá đặc biệt trong thế giới tôn giáo khi chỉ yêu cầu một tuyên bố đức tin chân thành và đơn giản để trở thành người  Islam.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG ĐIỀU NGHIÊM CẤM TRONG TÔN...

Allah đã ra lệnh cho tất cả Thiên Sứ của Ngài phải giải thích rõ ràng cho con người hiểu biết về những thiên lệnh mà trong đó có những điều khoản bị cấm triệt để.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN...

Zakah đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những người nghèo nhất trong cộng đồng, thông qua việc cung cấp cho họ những viện trợ thiết yếu cũng như giúp họ thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.

HỎI ĐÁP - TAWHID SƠ CẤP DÀNH CHO TRẺ EM

HỎI ĐÁP - TAWHID SƠ CẤP DÀNH CHO TRẺ EM

Đây là bài luận văn dành cho các bậc cha mẹ phải giáo dục con cái trước khi bắt đầu dạy chúng Qur’an để chúng trở thành một người hoàn mỹ đi đúng tôn giáo Fitrah Islam, nhận thức đúng con đường niềm tin Iman được diễn giải theo cấu trúc Hỏi Đáp.

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO VÀ VIDEO:

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO VÀ VIDEO: "NỀN CÔNG LÝ CỦA ALLAH -...

Là con người thì bất kỳ ai cũng đều không muốn người khác bất công với mình dù ít hay nhiều, lớn hay nhỏ. Con người muốn được công bằng nhưng thế giới trần tục này không phải lúc nào cũng được công bằng như ý muốn.