1)- Hồng phúc của Allah ban cho.
قال تعالى: (( يَمْحَقَ اللهُ الرِّبَوا وَيُرْبِي الصَّدَقَات ..)). البقرة :276.
Allah phán : « Allah xóa bỏ (định chế) Riba (cho vay ăn lời) và làm phát đạt việc bố thí (Sođaqoh)» Suroh 2 : 276. (Ý nghĩa của đoạn kinh trên cho biết là sự cho vay ăn lời là haram (cấm) trong Islam).
Hỡi anh chị em thân mến ! Hãy cảnh giác trong việc làm ăn có tính chất lường gạt (bất chính hay không quang minh). Sự cho vay ăn lời, hối lộ, hay gian dối… thì những đồng tiền làm ăn đó không được Allah ban sự hồng phúc tốt lành cho người đó. Còn những ai buôn bán có tính cách lường gạt, chẳng hạn hàng hóa xấu mà nói tốt hay che đậy những hàng hóa xấu (hoa quả xấu) để người mua không nhìn thấy lúc bán, hay cân đo thiếu hụt, thì những đồng tiền thu vô đó không có quang minh chính đại, nghĩa là không nằm vào sự hồng phúc của Allah ban cho và đồng tiền đó sẽ bị hao hụt dần qua những tai nạn, bệnh tật mà họ sẽ gánh lấy để chuộc lại tội gian dối của họ trên trần gian, và họ sẽ bị trừng phạt khủng khiếp vào ngày Sau...
Ngược lại người buôn bán chân thật, giải thích rõ ràng món hàng hóa đó cho người mua, dù có lời ít, nhưng rồi với sự thật thà trung trực của họ thì Allah sẽ ban hồng phúc qua đồng tiền mà họ kiếm được.
Hôm nay, chúng ta thường thấy rất nhiều người giàu có, tiền bạc đầy đủ nhưng họ vẫn than van, lo âu buồn rầu, và trong gia đình thường hay có những chuyện bất lành, chẳng qua đồng tiền mà họ kiếm được thì không có quang minh chính đại.
قال صلى الله عليه وسلم : (الحَلْفُ مُنْفَقَة للِسِلْعَة مَمْحَقَة للِبَرَكَة). البخاري.
Rosul (saw) có nói với ý nghĩa như sau: (Sự thề thốt trong việc mua bán không đem lại phúc lộc ở đó). Al Bukhory.
Sự thề thốt trong việc mua bán đối với Islam là không được phép. Thí dụ như thề hàng hóa nầy tốt mà thật ra nó không tốt gì cả, thề để lấy lòng tin của người mua, nhưng thật tế hàng hóa đó không tốt, nhưng qua sự thề đó để bán được giá cao, nhưng trong cái nhìn của Islam thì nó không có một chút hồng phúc và giá trị nào cả.
Chúng ta cũng đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu nhà kinh doanh giàu có, đột nhiên bị phá sản vì nợ nần chồng chất không lối thóat. Đó cũng là một trong những lý do làm ăn bất chánh, xảo trá, lường gạt, cho vay ăn lời mà ra, những gì Allah đã ngăn cấm đều có gì lý do chính đáng của nó và những điều cấm đó chỉ đem lại sự tốt lành cho con người mà thôi.
2)ـ عدم إجابة الدعوة :
2)- Allah không chấp nhận lời nguyện cầu...
قال صلى الله عليه وسلم لسعد بن أبي وقاص رضي الله عنه : ( يَأ سَعْدُ، أَطَّبُ مَطْعِمُكَ تَسْتَجِبُ دَعْوَتُكَ ). التطبراني.
Rosul (saw) đã nói với ông Sad ibnu Abi Waqos ® như sau : (Hỡi Sad, hãy ăn uống từ những thức ăn thức uống tốt lành (chân chính, trong sạch), Allah mới chấp nhận sự nguyện cầu của ông). At Tobrony.
(Có nghĩa là ăn uống từ những đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi nước mắt hay từ halal mà ra, được như vậy Allah mới chấp nhận lời thỉnh cầu của chúng ta, ngược lại thì Ngài không chấp nhận sự làm ăn bất chánh này).
قوله صلى الله عليه وسلم : ( وَقَدْ ذَكَرَ الرَجُلُ يُطِيْلُ السَفَر أَشْعَث أَغْبَرَ يَمُدُّ يَدِيْهِ إلى السَمَاء : يَارَبْ، يَارَب، وَمَطْعِمُه حَرَام، وَمَشْرَبَه حَرَام، وَمَلْبَسَه حَرَام، وَغُذِّي بِالحَرَام، فَأَنَّى يُسْتَجَابَ لِذَلِك ؟). مسلم .
Rosul (saw) có nói: (Nhắc về một người đàn ông nọ đang trên đường du hành xa xôi gặp nạn, ông ta đưa hai bàn tay lên trời thỉnh cầu : « Ôi Thượng Đế của tôi, ôi Chủ Nhân của tôi… Nhưng lương thực, quần áo, những gì ông đang có đều thu hoạch được từ haram (không chính thức), như thế làm sao Allah đáp lại lời thỉnh cầu của ông ta được). Do Muslim ghi lại.
Hỡi anh chị em thân mến, qua ý nghĩa cao quí của hadith trên thì Rosul (saw) cho chúng ta biết, một trong những lý do chánh đáng mà Allah khước từ lời thỉnh nguyện của con ngừơi là làm ăn bất chính, tiền của có được không trong sạch. Còn đâu là sự cứu rổi, hạnh phúc, an lành, khi đã bị cắt đứt quan hệ với Đấng Cao Cả, Đấng Ban Bố. Họ đưa hai bàn tay lên thỉnh cầu Đấng Cao Cả khi gặp hoạn nạn, bệnh tật, khó khăn, rắc rối, với hy vọng và mong được Đấng Tối Cao chiếu cố để giúp đở… Nhưng than ôi! Họ đã lừa gạt người khác trong sự làm ăn bất chánh, làm sao Allah có thể đáp lời nguyện cầu của họ? Nếu Allah không cấm và cắt đứt quan hệ với kẻ làm ăn bất chánh, làm giàu trên xương máu của người khác, thì thế gian không còn gì gọi là trong sạch, nghiêm chỉnh, ngay chánh nữa, xã hội sẽ tiêu tan, lương tâm và danh dự của con người không còn coi trọng nữa.
Cho nên việt nam có câu « Đói cho sạch rách cho thơm », dù nghèo khổ đến đâu mà người có đức tin thì luôn tin tưởng nơi Allah, làm ăn một cách lương thiện thành thật, trung trực và luôn sợ Allah, Insha Allah, ngày nào đó Ngài sẽ mỡ đường tạo lối thóat cho họ, hãy làm ăn lương thiện, thật thà, thì Allah mới chấp nhận sự hành đạo và những lời thỉnh cầu của chúng ta, đừng bao giờ tự mình đóng lại cánh cửa quan hệ với Đấng Tạo Hóa, vì chúng ta là nô lệ do Ngài tạo ra, lúc nào chúng ta cũng cần đến sự chiếu cố, hài lòng và ban bố của Ngài. Ngài là Đấng Giàu Có trên tất cả, chúng ta mới là kẻ nghèo nàn, yếu đuối luôn cần đến sự bảo hộ thương xót của Ngài.
3)ـ مانع من قبول الصدقة والحج والعمرة وكل ما فيه مال حرام :
3)- Không được chấp nhận đồng tiền « Haram khi bố thí, Hadj, Umroh và bất cứ làm việc thiện nào khác…
قال صلى الله عليه وسلم : ( إِنَّ اللهَ طَيِّب لاَ يَقْبَلُ إِلا طَيِّبًا.. ) . مسلم .
Rosul (saw) nói : (Allah là Đấng Tốt Lành, Ngài chỉ chấp nhận những gì lành mạnh mà thôi). Muslim ghi lại.
Qua hadith dài mà Rosul (saw) đã nói với ý nghĩa : (Một khi nô lệ nào đó ra đi để làm Hadj, khi họ đặt chân đến nơi mà họ định tâm, họ nói : ‘ Ôi Allah, tôi đã nghe và chấp chánh lời kêu gọi của Ngài’, có tiếng trả lời trên trời cao : ‘TA đã nghe và chứng kiến cuộc hành trình của ngươi, ngươi đến trình diện TA với tất cả đồng tiền của cải trong sạch, nên Hadj của ngươi sẽ được chấp nhận mà không mất mát điều gì. Ngược lại nếu ai đó ra đi với đồng tiền bất chánh không trong sạch, có tiếng vọng trên trời cao phán : ‘TA không nghe và cũng không chấp nhận Hadj của ngươi, vì ngươi đến với đồng tiền không trong sạch, nên Hadj của người không có ích lợi gì). At Tobbary ghi lại.
وفي المسند: ( لَا يَكْتَسِبُ عَبْدً مَالاً مِن حَرَامِ فَيُنْفِقُ مِنْهُ فَيُبَارَكَ لَهُ فِيْهِ، ولاَ يَتَصَدَّقَ بِهِ فَيَتَقَبَّلَ مِنْهُ، وَلاَ يَتْرُكُه خَلْفَ ظَهْرِهِ إِلا كاَنَ زَادَهُ إلى النَّار ، إِنَّ اللهَ لاَ يَمْحُو السَّيِئَ بِالسَّيِّئَ وَلَكِن يَمْحُوا السَّيِّئَ بِالْحَسَن، إِنَّ الخَبِيْثَ لاَ يَمْحُوالخَبِيْث ) . أحمد .
Trong kinh Al Musnad của Imam Ahmad ghi lại hadith như sau : (Đừng nghĩ rằng những ai kiếm tiền không trong sạch, rồi chi tiêu, bố thí và tưởng rằng sự tiêu dùng đó sẽ được hồng phúc và Allah chấp nhận, không đâu, những gì họ làm đó, chỉ để lại đằng sau lưng của họ những vết dơ và nó chỉ tăng thêm trọng lượng trong hỏa ngục mà thôi. Bởi rằng Allah không xóa bỏ những điều không trong sạch để chuộc lấy sự trong sạch mà gốc nguồn của nó không trong sạch, ngược lại Ngài sẽ xóa bỏ việc làm xấu (như không solah, khi biết mình có tội, xám hối lại) bằng việc làm tốt lành (solah và cầu xin với Allah tha thứ), những điều xấu không thể xóa bỏ do cái xấu được). Ahmad ghi lại.
Hiện nay vẫn còn có biết bao nhiêu người làm ăn không trong sạch, lường gạt hay những điều Islam cấm, rồi họ lại xuất tiền ra để bố thí, thi công xây dựng Masjid, làm những việc từ thiện, họ nghĩ rằng đồng tiền của họ xuất ra đó sẽ được Allah chấp nhận, và rửa sạch tội lỗi của họ đã làm. Thật tội cho những người nghèo khó đó, họ không hiểu rõ tiền xuất xứ đó do việc làm không trong sạch của những vị mạnh thường quân xuất ra, đó là đồng tiền haram mà kẻ đưa ra đã nghĩ rằng sẽ rửa sạch nó, sự sođaqoh hay bố thí đó, Allah không hề chấp nhận, bởi vì nó không trong sạch, Allah chỉ chấp nhận những gì trong sạch mà thôi, vì Ngài là Đấng Tốt Lành chỉ chấp nhận những gì lành mạnh.
Ông Abdulloh ibnu Umar ® nói với ý nghĩa : ‘Hòan trả (tránh làm việc không trong sạch) lại những gì haram còn tốt hơn bỏ ra một trăm ngàn đồng để tiêu dùng trên con đường phục vụ Allah’.
Ông Abdulloh ibnu Al Mubarak ® nói với ý nghĩa : ‘Một đồng mà tôi không nhận từ những sự buôn bán (làm ăn) không rõ ràng (halal hay haram), nó thích hơn cho tôi để khước từ nó, hơn là bố thí một trăm ngàn đồng’. (Ja’miul ulum, Al Hakim và Ibnu Rajab).
(Có nghĩa là với sự chính trực của ông, nếu ông có bỏ ra một trăm ngàn đồng để bố thí, nó không quí và giá trị bằng khi ông khước từ không nhận một đồng không rõ ràng về sự xuất xứ của nó là halal hay haram). Ngày hôm nay, còn nhiều người muslim không chịu phân biệt rõ ràng giữa hai sự thể halal hay haram, họ tự ý phân giải theo ý của mình rồi áp dụng điều cấm (haram) là cho phép (halal), đây là điều tai hại lớn lao khi con người áp dụng nó một cách vô ý thức.
4)ـ فساد القلب :
4)- Hủ hóa trái tim…
قال صلى الله عليه وسلم : ( أَلاَ إِنَّ فِي الجَسَد مُضْغَةً إِذا صَلَحَتْ صَلَحَ الجَسَد كُلُّهُ ، وَإِذَا فَسَدَتْ فَسَدَ الجَسَد كُلَّهُ، أَلَا وَهِي القَلَب ) . متفق عليه .
Rosul (saw) nói : (Có phải trong cơ thể con người có một cục thịt nhỏ, nếu nó được tốt lành, thì tòan cơ thể được lành mạnh. Ngược lại, nếu nó bị hư hại thì tòan cơ thể bị hủ hóa, đó là trái tim vậy). Muttafiqun Alaihy.
Ông Ibnu Hajar ® giải thích : ‘Đó là sự cảnh cáo về sự quan trọng của trái tim, nó bị ảnh hưởng bởi hành động bên ngoài như ăn mặc và thức ăn mà con người dùng nó, nên trái tim tốt hay xấu do sự ảnh hưởng của sự thu hoạch mà ra’. (Fathul Al Ba’ry).
سُئل الإمام أحمد رحمه الله: بِمَ تلين القلوب ؟ قال: بِأَكْلِ الحَلَال . مناقب الإمام أحمد ص: 255.
Có người hỏi ông Imam Ahmad ® : ‘Thưa ông, làm sao biết được trái tim có rung động? Ông Imam Ahmad trả lời: ‘Bởi do thức ăn trong sạch (halal) mà ra’. (Manaqib Imam Ahmad trang 255).
Con người bị ảnh hưởng bởi hòan cảnh, môi trường, bạn bè tốt xấu, thức ăn thức uống, ăn mặc… Cho nên hãy thận trọng đừng để trái tim bị hủ hóa mà trở thành chai đá không có tình cảm và biết rung động sợ Allah. Con người có đức tin thì luôn biết sợ Allah và sống trong sự ngay thẳng chính trực.
5)ـ العيش ذليلا قلقا مضطربا:
5)- Sống trong sự sợ sệt lo âu.
Con người khi gây ra chuyện bất lành, không chính trực, và những điều tội lỗi thì luôn sống trong sự sợ sệt lo âu, sáng chiều tối không lúc nào thoải mái trong lòng, bởi vì quần áo họ đang mặc, nhà cửa họ đang ở, lương thực họ đang ăn, tiền bạc của cải họ đang tích trử, xe cộ họ đang dùng... tất cả đều do đồng tiền không trong sạch, bất chánh mà họ kiếm ra, đó là những điều haram trong Islam, nên họ luôn lo sợ không biết chừng nào người ta sẽ khám phá và vạch trần ra sự thật những gì họ đã tạo ra để thâu hoạch bất chánh. Cho nên làm sao họ có được cuộc sống thoải mái dù họ có dấu diếm vợ con đi nữa, họ luôn sống trong sự hồi hộp, lo lắng, không biết giờ phút nào chính quyền sẽ đến gỏ cửa nhà tìm họ, họăc những người đã bị họ lừa gạt sẽ đến tìm họ mà trả thù...
Ban ngày thì lo lắng trốn tránh đầu nầy đầu nọ, sợ người ta khám phá ra chân dung giả dối lừa gạt của mình. Ban đêm không dám ngũ một chỗ phải di chuyển chỗ nầy chỗ kia sợ người ta ám hại, trả thù, họ luôn sống trong sự lo âu khi nghe tiếng đông người đi ngang qua nhà họ hay khi ai đó đến gỏ cửa... họ sống trong sự lo âu chờ đợi những hậu quả của họ đã làm ra mà không biết giờ phút nào đó nó sẽ bị lộ tẩy ra, như Allah đã phán:
قال تعالى: (( يَحْسَبُونَ كُلَّ صَيْحَةٍ عَلَيْهِمْ )). المافقون: 4.
(…Chúng nghĩ rằng mỗi tiếng thét đều nhằm chỉ trích chúng…) Suroh 63 : 4.
Đó là hình phạt trước mắt mà họ thấy được ở trên trần gian nầy, nhưng không vì thế mà họ sợ sệt, ngược lại họ nghĩ rằng sau thời gian nào đó họ sẽ lướt qua được, nhưng thật đáng tiết, họ không nghĩ đến hình phạt ở ngày Sau còn ghê gớm thê thảm hơn nhiều, như Allah đã phán :
قال تعالى: (( وَلَعَذَابُ الأَخِرَةِ أَشَدَّ وَأَبْقَى )) . طه:127.
(...Và chắc chắn sự trừng phạt ở Đời sau sẽ khắc nghiệt và dai dẳng hơn). Suroh 20 : 127.
Đúng vậy ! Allah sẽ không bao giờ ban sự hồng phúc, ân lộc qua đồng tiền không trong sạch đó, sự kinh doanh lừa gạt và đồng tiền bất chánh kiếm được đó sẽ không bao giờ tồn tại dù họ có xuất ra để làm việc nghĩa vì Allah, vì Allah không chấp nhận đồng tiền không trong sạch.
6)ـ الوعيد بالعذاب الشديد يوم القيامة:
6)- Allah hứa sẽ trừng phạt khắc nghiệt vào ngày Sau.
Quả thật, đối với những người làm ăn không trong sạch, lương thiện, bất chánh luôn sống trong tội lỗi, trái tim của họ bị hủ hóa, không còn biết rung động sợ sệt ở Allah, họ bị cắt đứt sợi dây liện hệ, ràng buộc với Allah, trong bụng họ luôn có những ngọn lửa bùng cháy mà không biết ngày nào đó nó sẽ bộc phát ra để thiêu thân. Một ngày nào đó khi Allah cho họ mang bệnh, lúc đó họ sẽ cảm thấy sự đau khổ sẽ đến với họ từ lương tâm đến thể xác, lúc đó không ai cứu chữa họ đựơc vì Allah đã hòan tòan bỏ rơi họ, cô đơn một mình, rồi họ sẽ chết đi trong tội lỗi.
قال تعالى: ((إنَّ الذِيْنَ يَأْكُلُونَ أَمْوَالَ اليَتَامَى ظُلْمًا إِنَّمَا يَأْكُلُونَ فِي بُطُونِهِمْ نَارًا وَسَيَصْلَوْنَ سَعِيْرًا) . النساء: 10.
(Bởi vì quả thật, những ai ăn bớt tài sản của trẻ mồ côi một cách bất chánh thì chẳng khác nào nuốt lửa vào bụng. Và họ sẽ sớm bị nướng trong lửa ngọn (của Hỏa ngục). Suroh 4 : 10.
Allah phán ở chương khác :
قال تعالى: (( الذِينَ يَأْكٌلٌونَ الرِّبَوا لاَ يَقُومُونَ إِلَّا كَمَا يَقُومُ الَّذِي يَتَخَبَّطُهُ الشَّيْطَانُ مِنَ الْمَسِّ ذَلِكَ بَأّنَّهُم قَالُوا إِنَّمَا البَيْعُ مِثْلُ الرِّبَوا وَأَحَلَّ اللهُ البَيْعَ وَحَرَّمَ الرِبَوا فَمَنْ جَاءَهُ مَوْعِظَةٌ مِن رَبِّهِ فِانْتَهَى فَلَهُ مَا سَلَفَ وَأَمْرُهُ إِلى اللهِ وَمَن عَادَ فَأُلئِكَ أَصْحَابُ النَّارِ هُم فِيْهَا خَالِدُون )). البقرة : 257.
« Những ai ăn (lấy) tiền lời cho vay sẽ không đứng vững trừ phi đứng như một kẻ đã bị shaiton sờ mó và làm cho điên cuồng. Sở dĩ như thế là vị họ nói : ‘ Thương mại có khác gì với việc cho vay lấy lãi đâu ’. Nhưng Allah cho phép buôn bán và cấm cho vay lấy lãi. Bởi thế, ai đã nhận được lệnh cảnh cáo của Allah và ngưng (cho vay lấy lãi) thì sẽ được (Allah) tha thứ về quá khứ của y, và công việc của y sẽ được trình lên cho Allah quyết định. Ngược lại, ai tái phạm thì sẽ là Bạn của Lửa (Hỏa Ngục) trong đó, họ sẽ vào ở đời đời. ». Suroh 2 : 275.
Qua hadith của Rosul (saw) đã nói với ý nghĩa:
قال صلى الله عليه وسلم : ( أَيُّمَا لَحْم نَبَّتْ من سُحْت فالنَّارُ أَوْلَى به ) . الطبراني .
(Bất cứ những gì trong con người của chúng ta được rạo ra từ những gì gọi là thừa thải (haram), lửa địa ngục tốt hơn cho họ). At Tobrony.
Có nghĩa là xương máu, da thịt của con người được nuôi sống và lớn lên qua những thức ăn không trong sạch, lường gạt, ăn hối lộ, tiền cho vay ăn lời hay bất cứ những đồng tiền không trong sạch nào mà họ dùng nó, không khác gì họ đang tự mình thiêu thân bằng cách gom góp những khúc củi hay cục than để chuẩn bị để tự thiêu thân họ.
Hỡi những anh chị em thân mến, Allah ban cho chúng ta đầu óc khôn ngoan, hiểu biết tại sao chúng ta không suy nghĩ đến những gì sẽ xảy đến cho chúng ta dù sớm hay muộn mà thôi !!! Chỉ vì đồng tiền hay gia tài nào đó trên thế gian nầy mà từ chối những gì Allah hứa sẽ cho vào thiên đàng, bề ngang của nó rộng mệnh mông như giữa bầu trời và trái đất, ngược lại tại sao chúng ta lại tự hủy hoại thân mình bằng cách đi tự tìm những khúc củi hay những cục than để tự thiêu thân, đó là một sự trừng phạt kinh khủng và ghê gớm mà Allah sẽ dành cho sau nầy. Hãy mau mau thức tỉnh và tránh xa nó.
Nhưng tiết thay ! Những người ham sống và bị cuộc đời luôi cuốn, họ đã bị mờ đi hai con mắt và lỗ tai, chỉ biết tham vọng mà chạy đua theo dục vọng không đái của cuộc sống trần tục và trở thành nô lệ của đồng tiền lúc nào không hay, đồng tiền đã xui khiến con người làm bất cứ chuyện gì mà con người không hay biết. Họ đã trở thành nô lệ của đồng tiền, và rồi sau nầy khi đứng trước sự phán xét của Đấng Tối Cao, họ lại hối tiết và ân hận rằng, nếu được thay thế bằng tất cả những vật chất mà họ có trứơc kia thì hay biết mấy, nhưng của cải vật chất đó có đi theo mình hay không? Nó đã thuộc về tay của người khác khi chúng ta vừa nhắm mắt lìa đời.
قال تعالى: ((.. يَوَدُّ الْمُجْرِمُ لَوْ يَفْتَدِى مِن عَذَابِ يَوْمِئِذٍ بِبَنِيهِ * وصَاحِبَتِهِ وِأَخَيهِ * وَفَضِيلَتِهِ التِي تُئْوِيهِ * وَمَن فِي الأِرْضِ جَمِيْعًا ثُمَّ يُنْجِيهِ )). المعارج : 11ـ14.
« ...Kẻ tội lỗi mong muốn nếu y có thể dâng các đứa con để thế mạng hầu khỏi bị trừng phạt vào ngày đó, (Dâng) cả vợ và anh em của y. (Dâng) bà con ruột thịt đã chứa chấp y. Và tất cả những gì trên quả đất ; rồi để nó (sự dâng cúng) sẽ giải cứu y» Suroh 70 : 11-14.
Allah chứng dám, quả thật nếu một người muslim có đức tin trung trực, thà họ sống trong sự khó khăn khổ cực, gian nan, nghèo khó, bửa no bửa đói, nhà cửa đơn sơ, che nắng giải mưa, ăn mặc đủ che thân để được Allah hài lòng và chấp nhận những lời thỉnh cầu, ban cho sự thỏai mái, thanh tỉnh, trong sạch trong tâm hồn còn hơn những người cao sang phú quí, ở trong cung điện, người hầu kẻ hạ, ăn uống những đồ cao lương mỹ vị, ăn mặc sang trọng, xe cộ hào nhoáng, người đưa kẻ rướt… Nhưng lúc nào họ cũng hồi hộp, lo sợ không biết ai thương ai ghét, ai ganh tỵ, ai sẽ đòi lại những sự bất công mà mình đã gây ra, luôn sống trong sự đề phòng tính toán, không chút an tâm, không được Allah chiếu cố chấp nhận sự cầu nguyện của họ, không được Allah chấp nhận sự hành đạo dù họ có xuất ra tiền để bố thí lo cho người nghèo, trong bụng của họ lúc nào cũng ám ảnh có ngọn lửa đang đun nóng chờ đợi ngày tàn của họ.
Với sự thông minh mà Allah ban cho, tại sao con người không nhìn và nghĩ đến quá khứ đã bị Allah trừng phạt như thế nào, bao danh nhân tỉ phú, bao nhà lãnh đạo thét ra lửa có tồn tại hay không ? Sao không nghỉ đến những sự an nhàn phú quí hồng ân mà Allah sẽ ban cho vĩnh viển ở ngày Sau, thay vì chạy đua theo dục vọng tạm bợ trên trần gian ngắn ngủi nầy?
Trích từ sách (Ngọn lửa tốt hơn cho họ - Dấu vết của những kẻ làm ăn không trong sạch) của Cheikh Abdulloh ibnu Sad ibnu Ibrohim Al Faaleh (trang 3-16). Do Ibnu Hosen chuyển ngữ (tháng 4 năm 2009).