ĐỌC QUR'A'N TRÊN MỘ HAY CHO NGƯỜI CHẾT ? Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

ĐỌC QUR'A'N TRÊN MỘ HAY CHO NGƯỜI CHẾT ?

01.05.2009 13:41 - đã xem : 3713

Tác giả bài "Châu Phong Vùng đất tâm linh" xin trả lời cho bạn A.S đã phản ảnh một đoạn văn mà bạn có nhiều nghi vấn... Bài giải thích này mang tính cách cá nhân của riêng tôi trong sự học hỏi giáo lý Islam, tôi nghĩ rằng nếu ai đi theo Qur'an và sunnah cũng đều lập luận như dưới đây. Như tôi đã nói chỉ mang tính cách cá nhân, cho nên nếu bài này có lỡ đụng chạm thì đó là ngoài ý muốn vì tôi chỉ giải thích theo sự hiểu biết trong quá trình học hỏi của tôi, mong bạn đọc thông cảm và cầu xin Allah tha thứ cho tôi.

Trích một đoạn từ bài « Châu Phong vùng đất tâm linh... »

"Nhưng cái bất ngờ đầu tiên là tôi thấy một người đang ngồi bên cạnh ngôi mộ tay cầm quyển Qur’an mở ra, mắt chăm chú nhìn vào và miệng thì lẩm bẩm (nghĩa là đang chăm chú đọc kinh Qur’an để gửi đến người chết), tôi chỉ biết lắc đầu rồi trở ra cổng Masjid, bụng nghĩ thầm chẳng lẽ họ không biết là người chết thì đâu còn nghe được gì nữa hay sao?"

Ý kiến bạn A.S: Theo em hiểu rằng việc đọc Qur'an cũng rất tốt cho người chết, thực ra người đó không chết mà chỉ chờ ngày Allah phán xét, một người khi chết họ cũng thấy được người thân của họ vậy sao nói lại chết được, em nghĩ đó là tấm lòng của người con đối với cha mẹ hay là tấm lòng vợ chồng muốn gửi đến người thân của mình, nếu có nói gì sai xin cô chú giải thích thêm, cầu xin Allah tha thứ tất cả tội lỗi vì Allah Rất mực Khoan dung và Độ lượng. (Abdul Sukur)

Abu Azizah trả lời : Thiên kinh Qur’an là kinh điển thần thánh duy nhất của tôn giáo Islam, là nguồn gốc chế độ tín ngưỡng của tôn giáo Islam, là nguyên tắc căn bản của pháp lý tôn giáo Islam, và lập pháp nhà nước Islam, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội Muslim, cũng là xuất phát điểm của các loại học thuyết và trào lưu tư tưởng cùng với cơ sở lý luận của thế giới Islam. Thiên kinh Qur’an là ngôn ngữ của Chân Chủ, có địa vị cao cả, vô cùng quí giá. Qur’an là âm dịch của từ ngữ Arab, nguyên ý là «Tụng đọc». Thiên kinh Qur’an là một món quà vĩ đại nhất của Thượng Đế (Allah) dành cho nhân loại và Đức Thông Suốt của Thiên Kinh có tính duy nhất thuộc loại này. Nói một cách vắn tắt, mục tiêu của Thiên Kinh là bảo tồn các huyền khải (wahy) đã có trước và khôi phục chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế, để dẩn dắt nhân loại đi đến con Đường Ngay Chính và làm sống lại linh hồn để đánh thức lương tri và soi sáng tâm trí con người.

Chiếu theo những dòng chữ đỏ trên thì rõ ràng thiên kinh Qur’an mà Allah gởi xuống cho nhân loại là chỉ dành cho những người còn sống, những người còn hơi thở để đọc, để nghe rồi áp dụng. Nhưng khi đến giây phút tắt thở thì tất cả giác quan của người chết đều ngưng hoạt động, lúc đó không còn biết nghe, biết đọc hay muốn làm một việc gì đó để hành đạo thì cũng không thể cử động được. Bằng chứng, Allah đã phán như sau : « Và TA đã không dạy Người (Muhammad) thơ phú, và điều đó không thích hợp với Người. Thật ra, nó chỉ là Lời Nhắc nhở và là một Qur’an minh bạch. – Mục đích để Người dùng cảnh cáo những ai đang sống và để chứng minh Lời (xử phạt) đối với những kẻ không tin đúng sự thật ». Qur’an, chương 36 / 69-70

Thiên kinh Qur’an có tổng cộng 114 chương, mà không có chương nào Thiên lệnh phán truyền bảo rằng người sống phải đọc Qur’an để nhắc nhở cho người chết, hoặc đọc Qur’an để gởi đến người chết sẽ được cứu rổi??? Nếu nói rằng đọc Qur’an trên ngôi mộ hay cho người chết để cầu mong đem lại sự hồng phúc đến người chết, thì đó là một điều hoang tưởng. Bởi vì, Nabi Muhammad (saw) đã truyền lại tất cả sự hành đạo tốt đẹp cho những vị Sohabah, Người (saw) không còn giấu diếm điều gì và Người đã hoàn tất sứ mạng cao cả một cách hoàn hảo nhất. Trong thời gian Rosul (saw) còn tại thế, chưa một ai thấy rằng Vị Thiên sứ kính yêu đã đọc kinh Qur’an trên những ngôi mộ hoặc đọc kinh Qur’an trong mỗi lúc có người chết (giống như những tôn giáo khác thường đọc kinh của họ mỗi khi có người chết). Và ngay cả sau này, những vị Sohabah là những người bạn đồng hành, cùng gian nan khổ cực chung với Người trong việc phát triển tôn giáo Islam, họ cũng không bao giờ dám tự sáng tác những việc mà Rosul (saw) chưa từng làm bao giờ, thật ra họ hiểu được những gì mà Thiên sứ Muhammad (saw) không làm mà ai nghĩ rằng làm việc đó là điều tốt thì cũng là tội BID’AH (đưa cái mới lạ vào Islam, vô tình khép tội là Rosul (saw) chưa hoàn hảo trong nhiệm vụ (sứ giả) của mình ?).     

Trong giáo lý Islam: « Tất cả mọi sự hành đạo (phước, tội) của một con người sẽ được những Thiên thần ghi sổ bắt đầu từ thời điểm có trí khôn cho đến khi hơi thở cuối cùng của người đó ra đi. Sau khi chết, thân xác thì nằm dưới ngôi mộ nhưng linh hồn sẽ được đưa về ‘thế giới chờ đợi Ngày Phán Xử’… (Al-Barzak)». Vậy thử hỏi, người sống đọc kinh Qur’an cho người chết nhằm mục đích gì ?  Trong khi Allah đã cảnh báo những người có niềm tin rằng : « Và hãy sợ một Ngày mà không một linh hồn nào có thể giúp ích được cho một linh hồn nào khác ; Và sẽ không có một sự can thiệp nào được chấp nhận giùm cho nó và sẽ không có một sự bồi thường nào được chấp nhận từ nó và họ sẽ không được (ai) giúp đỡ ». (Qur’an, chương 2 / 48)

Mới nhìn, những lý lẽ mà con người đưa ra xem có tính hợp lý, vì nó mang tính cách của sự thương yêu nhân loại nói chung và tình thương máu mũ ruột thịt nói riêng. Nhưng đối với Islam, Allah đã phân chia rõ ràng thời gian sống của con người là để hành đạo, Ngài đã truyền xuống nhân loại quyển thiên kinh Qur’an làm nền tảng cho cuộc sống, Ngài truyền lệnh cho những người tin tưởng (còn sống) hãy chấp hành mệnh lệnh của Ngài và hãy vâng lời sứ giả của Ngài.

Vậy thì, Thiên kinh Qur’an (Lời phán của Đấng Tối Cao) không bảo nhân loại đọc Qur’an cho những người chết, và Rosul (saw) cũng không chỉ dạy cộng đồng của Người làm việc đó, và chính Người cũng chưa bao giờ làm, thì tại sao chúng ta phải làm, chẳng lẽ khi Người còn sống đã quên một điều gì chưa truyền lại cho những Ummah của Người ? Không thể nào, nếu việc làm đó đem lại kết quả tốt đẹp và nhiều hồng phúc cho người Muslim thì Người không bao giờ quên được.

Allah đã phán : « Và rằng : con người chỉ lãnh phần mà hắn cố gắng làm ra ». (Qur’an, chương 53/39)

Đối với tôn giáo Islam, phước và tội rất công minh, phước và tội đã vạch ra một ranh giới rõ rệt, và chỉ có người còn sống mới hiểu được đâu là phước và đâu là tội để hành đạo. Cho nên, phước ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, đó là định luật của Đấng Thưởng Phạt đã công bố cho nhân loại hãy nhận xét để thi hành. Và khi con người ngừng đập trái tim thì lúc đó phước và tội đã khóa sổ không còn hiện hửu nữa, kể từ đó thân xác thì bị chất vấn trong mộ còn linh hồn thì đến nơi an nghĩ dành riêng cho họ (tùy theo sự hành đạo của họ), và chờ Ngày ra Tòa (Ngày Phục sinh) để Allah Phán Xét (Ngày Phán Xử cuối cùng)*.

*Xin nói thêm một hadith nói về phần linh hồn để giải đáp trọn vẹn câu hỏi của độc giả : Ông Kotadah ® thuật lại là ông Anas ® có nghe Rosul (saw) nói rằng : « Một khi nô lệ của Allah vừa được chôn xong, trong lúc thân nhân của họ ra về thì người quá cố ấy dù nằm trong lòng đất nhưng vẫn nghe rõ bước chân đi, và lúc đó có hai vị thiên thần đến dựng đứng thân xác dậy rồi hỏi : ‘Ngươi có biết ai là Thiên sứ của ngươi hay không ?’ Nếu là người tin tưởng thì họ sẽ trả lời : - Tôi xin chấp nhận rằng Muhammad là thiên sứ của Allah. Hai vị thiên thần sẽ nói : - Nơi ở của ngươi là địa ngục, nhưng nay đã được Allah cho vào thiên đàng (họ đều nhìn thấy trước mặt họ). Còn những ai bất tín (kafir) hay đạo đức giả (Munafik) thì sau khi hai vị thiên thần hỏi họ về thiên sứ của họ, thì họ sẽ trả lời là : - Tôi không biết, tôi chỉ nghe người ta nói sao thì tôi bắt chước nói vậy. Hai vị thiên thần nói : - Vì ngươi không muốn tìm hiểu. Thế là hai vị thiên thần lấy cây sắt đánh họ một cái rất mạnh và họ kêu la đau đớn rất là khủng khiếp (tất cả tạo vật của Allah đều nghe tiếng kêu la ấy, ngoại trừ loài ma quỉ và con người mà thôi) ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.   

Theo dẩn chứng Qur’an và Sunnah thì hoàn toàn không có giáo luật đọc kinh Qur’an tại nghĩa trang hay đọc Qur’an để gởi phần phước đó cho người chết như đã nói phần trên. Nhưng ngược lại, Hadith chỉ ghi lại nhiều sự xác nhận của các vị Ulama là việc làm đó sẽ vướng vào tội Bid’ah như sau :

Rosul (saw) có nói : « Đừng biến nhà cửa của các người thành một nghĩa trang, hãy đọc Surate (chương) Al-Bakaroh tại nhà của các người, khi Shaiton nghe tiếng Qur’an thì nó sẽ tránh xa ». Do Muslim ghi lại.

Một hadith khác thuật lại là Rosul (saw) có nói : « Các người hãy hành lễ nguyện tại nhà, đừng bao giờ để nhà các người trở thành một nghĩa trang ». Do At-Tirmizy và An Nasha-y ghi lại.

Trên đây cũng là hai bằng chứng cho thấy Rosul (saw) cũng đã từng nhắc nhở cộng đồng của Người là ngôi nhà là nơi để hành lễ (solah), đừng để nó trở thành nghĩa trang, bởi vì nơi hành lễ là nơi có đọc Qur’an, vậy thì nghĩa trang không phải là nơi để đọc Qur’an.

-         Có lần Imam Ahmad thấy một người đọc Qur’an tại ngôi mộ, thì ông hỏi người đó rằng : « Hỡi ông bạn ! ông bạn có biết rằng đọc Qur’an trên mộ là điều Bid’ah không ? Ông nói thêm : - Những vị tiền nhân (Sohabah) không bao giờ soly tự nguyện, nhịn chay tự nguyện, đi làm Hajj hay đọc Qur’an xong rồi gởi biếu phước lộc này cho người chết, cho nên đừng bao giờ làm khác hơn với những người đi trước ». (Theo Fatawa của Mashab Imam Ahmad Hambal).

-         Theo Sheik Ibnu Abi Jauroh cói rằng : « Đọc Qur’an tại ngôi mộ là việc làm Bid’ah, đây không phải là đường lối theo Sunnah »

-         Theo Sheik Ad Darria viết trong quyển As Sharhu As Sogiar (quyển 1, trang 180) cho rằng : « Makrouh đọc Qur’an cho người chết, dù trước khi chôn hay trên mộ, vì đây không phải là những hành động của những vị tiền nhân trước kia đã làm, họ chỉ cầu nguyện (đu-a) cho người chết mà thôi ».

-         Imam Shafi’y cho rằng : « Phước lộc của người đọc Qur’an gởi đến người chết thì không có giá trị » (Qua sự dẩn chứng Qur’an chương 53/39)

-         Ông Al Izzu ibnu Abdurrohman có nói : « Phước của việc đọc Qur’an chỉ dành cho người đọc mà thôi… »

Tóm lại : Vấn đề đọc kinh Qur’an cho người chết nghe hay lấy phước đọc kinh Qur’an để gởi tặng cho người chết thì hoàn toàn không có một bằng chứng nào cho phép, và hầu như tất cả những Ulama cho việc làm đó là Bid’ah. Nhưng ngược lại, thân nhân muốn làm một việc gì để tỏ tình thương yêu người thân đã qua đời thì có nhiều cách, chẳng hạn làm bố thí (Sodakoh) nhân danh cho người chết, và sự hữu hiệu nhất mà Rosul (saw) thường nhắc nhở nhất là sự cầu xin (đu-a) thật nhiều trong lúc đem chôn, lúc thăm mộ và sau mỗi lần solah năm lần một ngày, đó mới thật sự là sự cần thiết của người thân qua đời. (Cầu xin Allah chấp nhận những sự đu-a của người thân, amin)

Allah phán : « Ngươi (Muhammad) chỉ có thể cảnh cáo người nào tuân theo Lời Nhắc nhở (Qur’an) và kính sợ Đấng Ar-Rahman Vô hình. Do đó, hãy báo tin mừng cho y về sự tha thứ và phần thưởng rộng rãi (nơi Thiên đàng). TA sẽ thực sự làm cho người chết sống lại và ghi chép những điều mà họ đã gởi đi trước và những dấu chân (di tích) mà họ đã lưu lại. TA cho ghi tất cả mọi điều trong quyển Sổ minh bạch ». (Qur’an, chương 36/11-12).

Trên đây là những kiến thức mà tôi đã học hỏi được, tôi chỉ trả lời trong khả năng có thể cho bạn, nếu có gì sai đó chỉ là kiến thức hạn hẹp của tôi, cầu xin Allah tha thứ cho tôi. Ngược lại, nếu đúng đó là sự Chỉ dẩn Soi sáng của Allah đến những bề tôi của Ngài, cầu xin Allah thương xót và hướng dẩn chúng ta đi đúng đường THIÊN LỆNH, amin.

Abu Azizah

(Tham khảo từ tài liệu « Tang Lễ trong Islam » của tác giả: Sheik Ibn Abdullah)

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?