ĐỨC TÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI MUSLIM Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

ĐỨC TÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI MUSLIM

26.04.2008 03:15 - đã xem : 2413

Các mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội Islam được đặt trên cơ sở hai nguyên lý căn bản : Thứ nhất, nhận thức mối dây liên quan huynh đệ gắn bó một cá nhân này với một cá nhân khác, và thứ hai là sự bảo vệ các quyền hạn của cá nhân và tính bất khả xâm phạm của cuộc sống, danh dự, và tài sản như đã được bảo đảm bởi giáo luật của Islam. Hành vi hoặc tác phong nào vi phạm hay đe dọa hai nguyên lý này đều bị Islam nghiêm cấm, mức độ nghiêm cấm tùy thuộc vào tầm mức tổn thương vật chất hoặc tinh thần có thể do điều đó mang lại.

Không nên ganh tỵ.

Trong ayat thiên kinh Qur’an sau đây, chúng ta tìm thấy một vài thí dụ của các hành động gây hại cho tình huynh đệ và tính bất khả xâm phạm của con người. Allah phán : « Chỉ những người có đức tin mới là anh em với nhau. Do đó, hãy giải hòa giữa hai anh em của các người. Hãy sợ Allah để may ra các người được khoan dung. _ Hỡi những ai có niềm tin ! Một đám người này chớ nên cười chê một đám người nọ. Biết đâu đám người này tốt hơn đám người nọ (và ngược lại). Và một số phụ nữ này không nên cười chê một số phụ nữ nọ. Biết đâu nhóm phụ nữ này tốt hơn nhóm phụ nữ nọ (và ngược lại). Chớ nói xấu lẫn nhau và chớ mắng nhiếc nhau bằng cách bêu tên tục (của nhau ra trước công chúng). Bêu tên xấu của một người sau khi y đã tin tưởng là một việc xấu xa. Và ai không chừa bỏ (thói xấu đó) thì là những người làm điều sai quấy. » S. 49 :10-11.

Theo đoạn kinh trên, Allah đã phán rằng, tất cả những người tin tưởng đều là anh em với nhau, hãy thương yêu nhau trong tình huynh đệ Islam và đi xa hơn nữa là tình nhân loại. Trong cuộc sống phải có sự quan hệ mật thiết với nhau, đừng nên lẩn tránh ;  phải thiết lập các mối dây ràng buộc gắn bó với nhau, đừng cắt đứt chúng ; phải thương yêu lẫn nhau, đừng nên oán ghét; phải chân thật với nhau, đừng nên lừa dối và có lòng ganh tỵ. Vì Rosul (saw) có nói như sau : « Đừng ganh tỵ với nhau, đừng trả đũa nhau và cũng đừng oán ghét nhau, nhưng hãy trở thành anh em với nhau trong tinh thần phục vụ Allah. »

Không nên cắt đứt sự liên hệ anh chị em Muslim.

Trong giáo luật của Islam, nếu hai người Muslim mà có sự cãi vã hay bất đồng ý kiến rồi quay lưng nghoảnh mặt với nhau là một điều cấm kỵ (haram), dù thế nào đi nữa thì trong thời hạn ba ngày hai người hãy tìm cách hòa giải và làm lành, khắc phục tính kiêu ngạo, lòng ích kỷ và tính tự cao tự đại. Một trong những đặc tính của những người có niềm tin được Rosul (saw) chỉ dẩn như sau : « Người Muslim không thể được phép sống cách xa người anh em của mình hơn ba ngày. Nếu ba ngày trôi qua, thì phải đến gặp và chào hỏi người kia, và nếu người kia đáp ứng, thì cả hai sẽ cùng chia xẻ phần ân thưởng ; ngược lại nếu người kia không đáp ứng thì y sẽ hứng chịu những tội lỗi, còn bản thân người tự nguyện đến chào hỏi sẽ thoát khỏi trọng tội chia cách. » Do Al Bukhary ghi lại.

Nối liền các mối dây quan hệ không có nghĩa là trả lễ từng cuộc viếng thăm hoặc trả lễ mỗi cử chỉ với nhau, mà thay vào đó là một sự kiên trì trong các mối quan hệ thân hữu, ngay cả với các thân thuộc tránh né mình. Sự ngăn cách và lòng oán hận giữa những người Muslim không bao giờ là do lý do trần tục, bởi lẽ dưới cái nhìn của Allah và người Muslim thì toàn bộ thế giới có giá trị bé nhỏ như thế thì không đáng để từ bỏ và làm hỏng mối quan hệ với một người Muslim anh em.

Rosul (saw) đã nói : « Cánh cổng Thiên Đàng được mở vào những ngày thứ hai và thứ năm, và Allah tha thứ cho mỗi người không nhập nhằng kết hợp bất cứ cái gì với Allah, ngoại trừ một người mà giữa y và người anh em của y có một sự oán hận. Trong ba lần, lời răn bảo đã được ban ra : ‘Hãy bỏ mặc hai người cho đến khi họ tự giải hòa’ ». Hadith do Muslim ghi lại.

Và Rosul (saw) cũng đã cảnh báo về vấn đề một người anh em đến xin lỗi để giải hòa mà người kia không chấp nhận lời xin lỗi đó như sau : « Nếu người nào không chấp nhận lời xin lỗi của người anh em mình thì người đó sẽ không gặp Ta ở tại suối nước trong Thiên Đàng vào Ngày Phục Sinh ». Hadith do Al-Tabarany ghi lại.

Không nên chế giễu người khác.

Trong cuộc sống của những người Muslim, sự việc đầu tiên là cấm chế giễu, cười nhạo để đùa giỡn người khác. Người có niềm tin sợ Allah và ước vọng đạt đến Thiên Đàng vào đời Sau thì không nên nhạo báng hay chửi rủa bất cứ người nào, hoặc làm cho người khác trở thành đối tượng các trò đùa, chửi bới, mỉa mai đắng cay hoặc chế giễu, bởi lẽ điều này không gì khác hơn là kiêu hãnh, ương ngạnh và khinh thường kẻ khác, cũng như ngu muội về bàn cân mà Allah dùng để đo lường sự tốt lành. Trên bàn cân của Allah, sự tốt lành được đo lường bởi đức tin, lòng chân thành và phẩm chất của mối quan hệ với Allah, chớ không phải do bề ngoài vật chất, của cải hay quyền lực…

Rosul (saw) đã nói : « Allah không nhìn vào các nét vật chất của các ngươi hoặc của cải của các ngươi, mà Allah chỉ nhìn vào con tim và các hành vi của các ngươi ». Do Muslim ghi lại.

Hơn nữa, Allah đã phán về những loại người này như sau : « Quả thật, những ai phạm tội thường chê cười những người có đức tin. Và mỗi khi những người có đức tin đi ngang qua chổ của họ, thì chúng nháy mắt với nhau. Và mỗi khi trở về gặp gia đình , chúng lại mang điều giễu cợt. Và khi thấy họ (những người có đức tin) thì chúng bảo nhau : ‘Quả thật đây là những kẻ lầm lạc’. Nhưng chúng không được cử phái đi trông chừng họ. Bởi thế, Ngày đó những ai có đức tin sẽ cười trả những kẻ vô đức tin. » S. 84 : 29-34

Không nên bêu xấu gièm pha.

Điều nghiêm cấm thứ hai là bươi móc những việc làm của kẻ khác để ‘bêu xấu gièm pha’, mà hiện tượng này giống như ‘đâm bằng kiếm  hoặc chém bằng đao’, và ý nghĩa của nó là vết thương gây ra bởi miệng lưỡi còn lâu lành hơn vết thương gây ra bởi gươm đao. Bởi thế, trong thiên kinh Qur’an đã xác nhận lời phán truyền của Allah là xem cộng đồng Muslim như là một thực thể duy nhất trong các mối quan tâm và các trách nhiệm của nhau, cho nên những ai ‘bêu xấu gièm pha’ người anh em của mình thực sự là bêu xấu gièm pha chính bản thân mình.

Không nên nhạo báng và ngờ vực.

Và một dạng thức trọng tội khác là đặt danh gọi người khác bằng các tên nhạo báng để ‘chế nhạo và thóa mạ’. Người Muslim không nên gọi người anh em của mình bằng một cái tên có tính xúc phạm để gây đau đớn và dày xéo lên các cảm nghĩ của người huynh đệ Islam.

Islam cũng thiết lập một xã hội trên cơ sở tính trong sáng của lương tâm và lòng tin cậy lẫn nhau, chớ không phải trên mối hồ nghi, ngờ vực và phỉ báng. Điều này, Allah có phán như sau : « Hỡi những người có niềm tin ! Hãy tránh nghi kỵ càng nhiều càng tốt. Quả thật, nghi kỵ trong một vài trường hợp là một tội. Chớ dọ thám cũng chớ nói xấu lẫn nhau. Phải chăng một trong các người thích ăn thịt của người anh em của mình đã chết hay sao ? Bởi thế, nên gớm ghiếc việc đó và hãy sợ Allah. Quả thật, Allah Hằng quay lại (Tha thứ), Rất Mực Khoan dung ». S.49 : 12.

Cho nên, ngờ vực là một tội, là sự gán ghép vào các mục tiêu xấu xa, người Muslim không được phép quy các mục tiêu như thế cho người anh  em Muslim của mình mà không có chứng minh và bằng cớ rõ rệt. Do bởi phỏng đoán căn bản về con người là vô tội, chỉ một chút ngờ vực không thôi thì không thể đưa đến hậu quả trong việc tố cáo một người vô tội. về vấn đề này Rosul (saw) đã nói : « Hãy tránh ngờ vực, bởi lẽ phát biểu ngờ vực là dạng thức láo khoét nhất của câu nói ». Do Al Bukhary và nhiều người ghi lại.

Nhược điểm của con người là không ai thoát khỏi nghi ngờ và có ý nghĩ sai trái, nhất là về những người mà các quan hệ không được tốt. Tuy nhiên, người ta không nên quá nặng về các ý nghĩ đó hoặc đi quá mức các ý nghĩ để đến hành động, như hadith đã ghi : « Nếu các người có ngờ vực, thì đừng theo đuổi nó ». Do Al-Tabarany tường thuật.

Giải quyết các tranh chấp.

Những người tranh chấp có trách nhiệm giải quyết các bất đồng theo lề lối anh em với nhau, đồng thời cộng đồng Muslim cũng phải có trách nhiệm về mặt này. Một khi được đặt trên cơ sở cộng tác và chăm sóc hỗ tương, xã hội Muslim không thể tiêu cực đứng nhìn các thành viên tranh chấp và cải vã nhau, để cho cuộc tranh chấp ngày càng lan rộng. Những vị hửu trách và được tôn kính trong cộng đồng có trách nhiệm tiến tới để ổn định các sự việc trong vô tư tuyệt đối, không được để xúc cảm cá nhân làm cho dấn thân vào bên này hoặc bên kia.

Giải thích tính thích đáng của việc hòa giải và nguy cơ tranh chấp và thù nghịch, thì Rosul (saw) đã nói : « Há Ta đã không thông báo cho các ngươi những gì tuyệt hảo trong mức độ hơn việc nhịn chay, zakat và salah hay sao ? Khi được các bạn đạo đáp : ‘Chắc chắn’. Người nói tiếp : Nó là đặt để các sự vật ngay giữa người dân, bởi lẽ xúi giục người dân tranh chấp cũng giống như một lưỡi dao cạo. Và Ta không muốn nói nó hớt hết tóc, nhưng đó là sự xén gọt trong tôn giáo ». Do At-Tirmizy ghi lại.

Hy vọng những lời giáo huấn của Nabi Muhammad (saw) trên đây sẽ là bài học quí báu cho cộng đồng hiểu được cách ứng xử trong cuộc sống của người Muslim. Cầu xin Allah ban cho chúng ta tránh khỏi những đức tính đã nêu trên, và cầu xin Ngài ban cho chúng ta được liệt vào những hàng ngũ mà Ngài yêu thích, amine.

(Đón xem phần hai)

Trích « HALAL và HARAM » TRONG ISLAM

Nguyên tác: YUSUF Al-QARADAWI

Biên dịch: Musa Isa Po Romê

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG ĐỨC TIN IMAN"

Người Muslim đều phải đối mặt với sự suy giảm Iman của mình. Tất cả chúng ta đều trải qua những thăng trầm của cuộc sống và Iman của chúng ta thường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều đó. Bất kể ai đó tự cho mình là người ngoan đạo hay có lòng Taqwa như thế nào, thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc trải qua sự gia tăng và suy giảm Iman trong suốt cuộc đời của mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HÃY CHỌN CON ĐƯỜNG BÌNH AN VÀ ÂN...

Trong thực tế có một số người đã lầm tưởng hoặc bị đánh lừa khiến họ mù quáng làm theo hành vi sai lệch mà không biết và thế là họ đã rơi vào điều mà Thiên Sứ (saw) đã cảnh báo trong một Hadith sau đây:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN"

Thời gian có giá trị nhiều hơn tiền bạc, bởi vì chúng ta có thể thêm tiền nhưng chúng ta không thể có thêm thời gian. Thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá, chúng ta không thể sở hữu nó nhưng chúng ta có thể sử dụng nó, và một khi chúng ta đánh mất nó chúng ta không bao giờ có thể lấy lại, và thời gian không chờ đợi một ai.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HẠN HÁN CẦU MƯA"

Khi người dân Israel bị hạn hán trầm trọng, người dân Israel kéo đến gặp Thiên Sứ Musa u nhờ cầu xin Allah ban cho mưa. Thiên Sứ u tập trung toàn bộ dân Israel gồm 70 ngàn người để cùng Người cầu xin có mưa. Lúc đó, ở trên trời đang có những cụm mây đen, nhưng khi Thiên Sứ Musa u cùng mọi người bắt đầu cầu xin có mưa thì bổng dưng bầu trời lại trong sáng.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "CHỈ CẦN MỞ ĐÔI MẮT TRÁI TIM VÀ...

Chắc chắn, do sự khác biệt về ý thức hệ và nhận thức luận, cách nhìn của mọi người về thực tế cuộc sống trong thế giới này rất khác nhau, thường dẫn đến việc tạo ra các nền văn hóa và văn minh không chỉ khác biệt không thể hòa giải mà còn xung đột.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHÂN LÝ ISLAM PHẢN BIỆN KHOA HỌC"

Khoa học vật chất nói rằng vũ trụ sinh ra từ hư không, trong khi chính khoa học cho con người biết rằng vật chất không bị hủy diệt cũng không được tạo ra từ hư không, điều này khiến các nhà khoa học bối rối, vì vật chất không được tạo ra từ hư không, làm thế nào mà vũ trụ lại sinh ra từ hư không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG HẠT CHUỔI...

Một số Học giả cho rằng được phép sử dụng tràng hạt (Masbahah), nhưng họ nói rằng tốt hơn là sử dụng các ngón tay để đếm số lần tasbeh, và cũng có nhiều Học giả cho rằng sử dụng Masbahah để đếm số lần tasbeh là Bid'ah (đổi mới trong tôn giáo.)

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: KHUTHBAH

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: KHUTHBAH "HÃY THỜ PHƯỢNG ALLAH ĐẾN...

Sau khi tháng Ramadan qua đi cộng đồng Islam được chia ra thành hai nhóm người rõ rệt: Một nhóm rất hoan hỉ, rất vui mừng vì họ được ăn uống tự do trở lại; họ vui mừng vì đã trút bỏ được gánh nặng hành đạo mệt mỏi trong Ramadan.