FATAWA HADJ (LIÊN QUAN VỀ PHỤ NỮ) (phần 2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

FATAWA HADJ (LIÊN QUAN VỀ PHỤ NỮ) (phần 2)

14.11.2007 22:47 - đã xem : 2217

Hadj là nền tảng thứ năm bắt buộc cho ai có đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời người. Trước khi thi hành haj cũng như những nền tảng căn bản khác, chúng ta phải học hỏi và hiểu rõ ràng để thi hành được đúng với giáo lý và hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo để được Allah chấp nhận.

 


 


10)- Một số phụ nữ đi tawaf wađa cùng với chồng, nhưng khi đến Kaba thì thấy quá đông người nên ủy quyền cho chồng làm tawaf thế, trường hợp ủy quyền này có được phép hay không?


Trả lời: Trường hợp đi tawaf thì không được phép ủy quyền cho bất cứ người nào khác đi thay thế, dù đó là tawaf Az Ziyaroh hay tawaf Wađa, những ai không thi hành tawaf thì hadj của họ chưa được hoàn tất, nếu ai không làm tawaf wađa thì bắt buộc phải trả Dam (hiến dâng một con cừu) cho những người nghèo ở Mecca.


Trường hợp đặc biệt những phụ nữ có kinh nguyệt hay máu sinh trong thời gian sẽ thi hành tawaf wađa mà đã làm tawaf Ziyaroh trước đó thì không bắt buộc phải làm tawaf wađa.


 (Fatawa Ibnu Jabriel).


11)- Thưa giáo lý giải thích như thế nào việc người bệnh, phụ nữ và trẻ em có thể ủy quyền cho người khác đi chọi đá thế không?


Trả lời: Đối với những người già cả bệnh hoạn, phụ nữ (sức khỏe không tốt, hoặc mập mạp khó khăn trong việc di chuyển) hay những trẻ em còn nhỏ thì được phép ủy quyền cho người khác chọi đá thế cho. Ngược lại, nếu người nào còn mạnh khỏe thì phải chính mình đi chọi đá chứ không được ủy quyền, nếu đi ban ngày không được thì chờ ban đêm mà đi. Những người không thể đi chọi đá vào sáng sớm ngày Id (mùng 10 Haj) thì có thể đợi để đi vào ban đêm của ngày 11 Haj, và cứ như thế chọi vào ban đêm của ngày 12 cho ngày 11 Haj, và những ai không chọi đá được vào ngày 12 thì chọi đá vào đêm 13 Haj, chọi đá sẽ chấm dứt vào buổi sáng sau soly fajar (ngày 14 Haj). Nên nhớ vào ban ngày, chỉ được phép chọi đá bắt đầu sau mặt trời đứng bóng (sau Dhur).


(Trích Fatawa của Shiekh Ben Baz)


12)- Vừa đến

Mecca làm hajj thì có kinh nguyệt, vì mắc cỡ nên tôi giấu không nói cho ai biết và đi vào masjid Al Haram để soly, tawaf và sa-y. Vậy tôi phải làm sao?


Trả lời: Giáo lý Islam không cho phép người phụ nữ có kinh nguỵêt hay có máu sinh thực hành Solah hay nhịn chay, qua lời nói của Rosul (saw) về phụ nữ như sau: Đúng vậy phụ nữ khi có kinh không được solah và nhịn chay.” Nhưng cô đã cố ý thi hành thì hãy tawbah (ăn năn, sám hối), xin Allah tha thứ lỗi lầm của cô.


Cũng theo giáo luật thi hành Hajj thì sự đi tawaf lúc có kinh nguyệt thì không có giá trị, bởi vì tawaf Ifađoh là một trong những điều kiện (rukun) của Hajj không thể thiếu được và đi tawaf trong tình trạng sạch sẽ và có nước wuđu. Nếu sau khi cô dứt kinh nguyệt mà không đi tawaf lại thì cô chưa hoàn toàn thoát ly từ ehrom (những điều cấm) và nếu phụ nữ nào có chồng thì không được phép ăn nằm với chồng cho đến sau khi tawaf xong. Và phụ nữ nào chưa có chồng thì họ không được phép làm nikah cho đến sau khi đi tawaf xong. Nhưng Sa-y thì không sao, vì chúng ta có thể đi Sa-y trước khi tawaf và đi Sa-y không cần có nước Wuđu. Wallo hu a’lam.


(Trích từ Fatawa của Shiekh Ibnu Uthaimeen).


13)- Theo giáo lý có bắt buộc cho những phụ nữ có máu sinh, kinh nguyệt, gặp khó khăn và bệnh phải đi tawaf wađa không? Tại Muna tôi có hỏi vài người thì một số cho là bắt buộc phải đi tawaf còn một số nói là được miễn, vậy tôi phải làm sao?


Trả lời: Theo giáo luật thì tawaf wada không bắt buộc cho những phụ nữ có máu sinh và có kinh nguyệt, còn những phụ nữ nào diện lý do đi đứng gặp khó khăn hoặc bị bệnh thì không được miễn mà phải đi tawaf vì Rosul (saw) có nói: Các người không được ra khỏi đó, ngoại trừ sau khi tawaf từ giã ngôi nhà của Allah”.


         Trong hadith của Al Bukhory và Muslim thuật lại từ ông Ibnu Abbas (R): Rosul (saw) đã ra lệnh là công việc cuối cùng ở ngôi đền là tawaf wađa, ngoại trừ phụ nữ có kinh”. Trong một vài hadith khác cũng có nói về phụ nữ có máu sinh và có kinh là miễn thi hành tawaf wađa.


(Trích từ hội đồng Fatawa thường trực).


14)- Lúc làm hajj phụ nữ có được phép đeo nữ trang bằng vàng không?


Trả lời: Phụ nữ đeo nữ trang bằng vàng trong lúc đi làm Hajj thì theo giáo lý không cấm. Nhưng đừng vì làm đẹp mà có ý khoe khoang để gây sự chú ý của người khác thì không nên. Cho nên vàng đeo thì không cấm, nhưng hãy thận trọng đừng để những thứ đó cho người khác chú ý đến mình.


(Chiếu theo Fatawa của Shiekh Ibnu Uthaimeen).       


15)- Ngày nay có những loại thuốc uống cho phụ nữ để đường kinh có thể trễ hoặc sớm hơn vài ngày, vì muốn làm tròn bổn phận thi hành Hajj, phụ nữ chúng tôi có thể dùng loại thuốc đó không?


Trả lời: Phụ nữ được phép dùng thuốc để điều chỉnh ngày có kinh nguyệt trong lúc đi làm hajj, nhưng trước khi dùng thuốc này nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn xem có gây thiệt hại gì đến sức khỏe không? Người phụ nữ cũng có thể áp dụng trường hợp này trong tháng Ramadan để cùng được nhịn chay chung với cộng đồng. 


(Fatawa của hội đồng thường trực).


16)- Tại Miqat tôi định tâm làm hajj theo cách At Tamattoua, nhưng khi đến

Mecca thì có kinh, lúc đó tôi phải làm hajj trước Umroh không?


Trả lời: Khi bận đồ Ehrom đến Mecca mà có kinh thì trước tiên là cô phải tiếp tục trong tình trạng ehrom của Umroh, trong thời gian ở lại Mecca nếu hết kinh trước ngày mùng chín (trước ngày đi Arafat), thì cô có thể thi hành những phương thức làm Umroh, rồi định tâm làm hajj đi đến Arafat để thi hành những gì còn lại của hajj.


Ngược lại đến ngày đi Arafat mà chưa dứt kinh thì lúc đó phải nhập chung hajj với Umroh rồi định tâm như sau: “Ôi Allah! tôi xin thi hành hajj chung với umroh của tôi”. Nghĩa là chuyển định tâm làm Hajj At Tamattoua thành Hajj Qorin rồi kể từ đó làm Hajj theo thể thức Hajj Qorin (xem phần cách thức làm Hajj Qorin). Với ehrom đó, cô đi tawaf ngày Id (mùng 10) hoặc những ngày sau đó với định tâm tawaf ziyaroh và sa-y cho hajj và umroh, cắt tóc và trả Dam bằng một con cừu như thể thức At Tamattoua.


(Fatawa của sheikh Ibnu Jubari).


17)- Có phải nơi Sa-y lệ thuộc trong masjid Al Haram không? Phụ nữ đang có kinh có được vào sa-y không? Và có bắt buộc khi vào masjid phải soly hai rak’at tahiyatul masjid (chào masjid) không?


Trả lời: Theo sự phân chia ranh giới thì Mas-a (nơi sa-y) không nằm trong địa phận của masjid Al Haram, nếu chú ý thì thấy có một bức tường ngăn cách từ chỗ Sa-y với masjid Al Haram, vì tường không cao lắm nên ít ai để ý đến.


Như chúng ta đã nói ở trên, nếu phụ nữ nào vừa tawaf xong mà máu kinh nguyệt xuất hiện thì cứ tiếp tục đi sa-y cho xong phần umroh, vì đi Sa-y không cần có nước Wuđu và chỗ Sa-y nằm ở ngoài masjid Al Haram, nhưng không được solah.


Còn solah tahiyatul masjid (chào Masjid) là nghi lễ sunnah, đúng ra sau khi tawaf và Sa-y xong nếu ai ra khỏi masjid rồi trở vô masjid lại thì nên soly tahiyatul masjid, nhưng đây là hành động sunnah, nếu ai không solah hai rak’at chào masjid thì cũng không có tội, nhưng chúng ta đã có cơ hội được Allah cho đến đây thì nên lợi dụng cơ hội này mà làm thêm những gì giáo lý cho phép, bởi vì phước solah tại masjid Al Haram rất nhiều.


(Fatawa shiekh Ibnu Uthaimeen).


18)- Phụ nữ trong lúc đi làm hajj mà có kinh nguyệt, hajj của họ có hại gì không? Đó là sự hoan mang mà phụ nữ thường lo âu?


Trả lời: Trường hợp phụ nữ có kinh trong những ngày đi làm hajj, họ thi hành những gì như những người khác thi hành, ngoại trừ không được đi solah, tawaf trong masjid haram. Nếu có kinh nguyệt sau khi đã thi hành những điều bắt buộc của hajj, chỉ còn lại tawaf wađa, thì trường hợp này không bắt buộc cho cô phải đi tawaf wađa và cô được phép lên đường trở về nhà, vì tawaf wađa được miễn cho phụ nữ có kinh nguyệt. Như vậy hajj của cô đã hoàn tất và được phước như những người đi làm Hajj khác.


         Qua hadith do ông Abdulloh ibnu Abbas (R) thuật lại từ Rosul (saw): Phụ nữ đang trong tình trạng có máu sinh, hay kinh nguyệt, trước khi đến miqat (địa phận) tắm làm sạch, xong ehrom, thi hành những điều hajj, ngoại trừ không được tawaf trong masjid”. Hadith do At Tirmizy, Abu Dawud ghi lại.


         Trong hadith soheh ghi lại lời thuật của bà Aysah (R) là bà có kinh trước khi làm Umroh, Rosul (saw) ra lệnh cho bà bận đồ ehrom làm hajj, nhưng không được đi tawaf, mà thi hành tất cả những gì người đi làm hajj thi hành và nhập chung Umroh với Hajj (Hajj Qiron, như đã giải thích ở phần 1).   


Trong hadith do Al Bukhary thuật lại là bà Aysha (R) đến thông báo cho Rosul (saw) biết là Bà Sofiyah (R) đang có kinh. Người nói: -Bà ấy cầm chân chúng ta lại đây? Bà Aysha (R) trả lời: -Thưa Rosul, bà ấy đã tawaf Ifadoh xong mới có kinh. Rosul (saw) nói: -Như vậy chúng ta hãy lên đường.


(Fatawa của hội đồng thường trực)


Nghĩa là không bắt buộc cho bà Sofiyah phải đi tawaf wađa, vì giáo lý miễn cho phụ nữ có kinh.


Walhamdulillah, was sola tuwassalammu ala nabi-yina Muhammad wa ala a’lihi wa sohbihi ajma-in.


Xin tạ ơn và khen ngợi Allah, cầu sự bình an cho Thiên Sứ Muhammad cùng gia quyến, những vị bạn hữu của Người và những người noi theo được tốt lành và an bình cho đến ngày sau.


Hy vọng những lời giải đáp thắc mắc này sẽ đem lại sự hữu ích cho tất cả chị em thi hành điều thứ năm của Islam.


         Do Hosen Mohamad chuyển ngữ từ: Fatawa đặt biệt cho phụ nữ liên quan về hajj. Do cố Shiekh Abdulaziz ben Baz. Cố Shiekh Muhamad ibnu Soleh Al Uhtaimeen. Shiekh Abdulloh ibnu Jubairi và hội đồng ulama thường trực phụ trách về fatawa giải đáp. Do Darul Al Qosim xuất bản tại Riyad, Saudi Arabie, năm 2006.



 





 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO:

BÀI VIẾT & THUYẾT GIẢNG AUDIO VIDEO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ THẾ GIỚI...

Barzakh là một thế giới mà mỗi con người đều phải trải qua. Đó là thế giới sau cái chết, và cũng được gọi là cõi mộ vì khi chết đi hầu hết con người đều được chôn cất trong các ngôi mộ. Mỗi con người đều sẽ chuyển đến thế giới Barzakh trước khi được phục sinh để có cuộc sống vĩnh viễn trong Thiên Đàng hay Hỏa Ngục. Barzakh có thể là một nơi yên nghỉ thanh bình hoặc có thể là một nơi của sự trừng phạt, dày vò và tra tấn.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO;

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO; "PHƯỚC LÀNH CỦA THÍNH GIÁC - THỊ...

Những phước lành của Allah – Đấng Tối Cao – là vô số và không thể liệt kê hết. Trong số đó có những phước lành liên tục mà mọi người thường quên mất vì quá quen thuộc với chúng. Và có những phước lành mà mọi người thậm chí có thể không cảm nhận được. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL QADR KHÔNG PHẢI LÀ LÝ DO KHÔNG...

Người Muslim cần biết rằng đức tin vào sự Tiền Định không phải là lý do để không thực hiện nghĩa vụ bắt buộc, không phải là cái cớ để hành động sai trái với mệnh lệnh của Allah, không phải là lý do chính đáng cho việc phạm vào điều cấm của Ngài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM KHÔNG COI CUỘC ĐỜI LÀ BỂ...

Nhiều tôn giáo dù có niềm tin nhưng vẫn có sự liên kết mạnh mẽ với thuyết vô thần duy vật, đó là phủ nhận Đấng Tạo Hóa, điều vô hình, các lời mặc khải của Thượng Đế, linh hồn và cuộc sống Đời Sau. Một số tôn giáo cho rằng cách thoát khỏi đau khổ là hợp nhất với thế giới siêu hình tuyệt đối, nơi con người thoát khỏi vòng luân hồi và siêu thoát trọn vẹn...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHIẾC CÂN VÀ CẦU SIRAT"

Ông Salman (r) nói: “Cái cân sẽ được thiết lập vào Ngày Phục Sinh, và nếu trời và đất được cân, nó sẽ giãn ra, và các Thiên Thần sẽ nói: Lạy Allah, cái cân này sẽ được cân cho ai? Allah phán: ‘Với bất cứ ai TA muốn trong số những tạo vật của TA.’

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ MÊ HOẶC CỦA TRẦN TỤC"

Biện luận cho sự yếu kém đức tin của những kẻ bất tin thường sử dụng lô-gíc sai trái bằng cách nói rằng: “Chỉ có thế giới trần tục này sẽ hiện hữu mãi mãi mà không có Ngày Sau.” Họ nghĩ rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ yêu thích trong cuộc sống này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH Ở TRÊN NGAI VƯƠNG CỦA NGÀI...

Nhiều người Muslim khi được hỏi Allah ở đâu, thay vì nhanh nhẹn trả lời một cách dứt khoát và không do dự theo những gì được khẳng định trong Qur’an cũng như trong Sunnah của Thiên Sứ, đó là “Allah ở trên Arsh (Ngai Vương) của Ngài bên trên các tầng trời”. 

BÀI VIẾT:

BÀI VIẾT: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI ISLAM?" & BÀI...

Với gần hai tỷ tín đồ và đang tăng lên từng ngày, Islam ngày nay là tôn giáo phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Trên khía cạnh sự đơn giản khi gia nhập cho tín đồ mới, Islam đứng ở vị trí khá đặc biệt trong thế giới tôn giáo khi chỉ yêu cầu một tuyên bố đức tin chân thành và đơn giản để trở thành người  Islam.