GIÁ TRỊ CỦA LỜI TỤNG NIỆM! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁ TRỊ CỦA LỜI TỤNG NIỆM!

07.06.2008 20:08 - đã xem : 2590

Trong thế giới tâm linh cũng như trong cuộc sống của loài người đều có những điểm tương đồng… Một trong những điểm tương đồng đó là nếu làm một việc gì đúng phương cách và đúng nghĩa thì chúng ta sẽ gặt hái sự thành công. Nếu làm ngược lại, thì chẳng những « tiền mất tật mang » và có thể đi đến « tẩu hỏa nhập ma » nữa là đằng khác. Sau đây, chúng ta nên tìm hiểu những phương cách « tụng niệm » đúng nghĩa mà Thiên sứ Muhammad (saw) đã từng giáo huấn và truyền bá cho cộng đồng của Người, chúng ta nên noi theo để được thành công trên đời này và Ngày Sau, Insha-Allah.

I- Những thời điểm lời cầu xin đưc chấp nhn.

1- Một phần ba cuối cùng của đêm.

Allah phán: {(Các con của Nabi Yaqob) thưa với cha: “Thưa cha chúng con! Hãy cầu xin (Allah) tha thứ tội lỗi cho chúng con. Quả thực, chúng con là những kẻ sai quấy. (Người cha) bảo: cha sẽ sớm cầu xin Thượng Đế của cha tha thứ cho các con. Bởi vì, Ngài là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất Mực Nhân Từ.} Trích từ chương Yusuf ayat 97, 98.

Ông Abdullah bin Abbas (R) nói về thời gian Nabi Yaqob  cầu xin Allah tha thứ cho các con của Người: “Nabi Yaqob  đã hoãn lại lời cầu xin cho đến gần sáng.” Trích từ Tafsir Ibn Kathir.

Rosul (saw) nói:

Thượng Đế của chúng ta hạ giới vào một phần ba cuối cùng của mỗi đêm, khi ấy Ngài hỏi: “Ai cầu xin TA sẽ được TA đáp lại, ai thỉnh cầu TA sẽ được TA chấp thuận và ai cầu xin TA tha thứ sẽ được TA tha thứ. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

2- Lúc quỳ lạy.

Thiên Sứ (saw) nói:

Ta bị cấm đọc Qur’an trong lúc Rukúa ( Cúi người 90 độ về trước trong lúc dâng lễ Solah) và trong lúc quỳ lạy. Thế trong lúc Rukúa các bạn hãy ca tụng tán dương Thượng Đế còn lúc quỳ lại cố cầu xin thật nhiều. Quả thực, khi đó lời cầu xin xứng đáng được đáp lại.Hadith do Muslim ghi lại.

Và Rosul (saw) nói:

Bầy tôi sẽ được gần gủi với Thượng Đế của y nhất là trong lúc y quỳ lạy. Vì thế, hãy cầu xin cho thật nhiều. Hadith do Muslim ghi lại.

3- Có một giờ trong ngày thứ sáu.

Nabi (saw) nói:

Ngày tốt nhất khi mặt trời mọc lên là ngày thứ sáu, vào ngày đó Nabi Adam (A) được tạo ra, vào ngày đó Người được vào thiên đàng, vào ngày đó Allah chấp nhận lời sám hối của Người, và vào ngày đó Người bị hạ giới cũng vào ngày đó dựng lên Ngày Tận Thế. Hadith do Muslim ghi lại.

Thiên Sứ (saw) nói:

Vào ngày thứ sáu có một giờ nếu người Muslim nào đứng dâng lễ Solah đúng vào thời khắc đó rồi cầu xin sẽ được Allah chấp nhận. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Đa số Ulama cho rằng thời khắc đó rơi vào những giờ cuối cùng của ngày thứ sáu (tức trước khi mặt trời lặn).

4- Sau những lần Solah bắt buộc.

Ông Abu Umamah (R) thuật lại:

Có người hỏi Rosul (saw): “Khi nào lời cầu xin được nghe thấy?” Nabi (saw) đáp: Vào phần cuối của đêm và sau những lần Solah bắt buộc.Hadith do Abu Dawud ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác thực.

5- Khoảng giữa Azan (Azan là lời kêu gọi đến hành lễ Solah). và Iqomah ( Iqomah là lời kêu gọi đứng dậy dâng lễ Solah).

Rosul (saw) nói:

Lời cầu xin sẽ không bị khước từ khoảng giửa Azan và Iqomah.Hadith do Abu Dawud và Al-Tirmizy ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác thực.

 

6- Khi đối diện với kẻ thù.

Rosul (saw) nói:

Hai lời cầu xin sẽ không bị từ chối hoặc hiếm khi bị từ chối: lời cầu xin khi nghe Azan và khi chiến đấu với kẻ thù. Hadith do Abu Dawud ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác thực.

7- Laylah Al-Qodr (Đêm định mệnh).

Trong đêm đó bầu trời được bao trùm bởi sự bình an, đêm đó lời cầu xin sẽ được đáp lại và mọi việc làm tôn thờ đều được nhân lên tốt hơn một ngàn tháng. Allah phán: {Đêm định mệnh tốt hơn một ngàn tháng.} Trích từ chương Al-Qodr ayat 3.

8- Lời cầu xin của vị lãnh tựu liêm chính, người nhịn chay đến khi xã chay và người bị đối xử bất công bằng.

Rosul (saw) nói:

Có ba loại người mà lời cầu xin của họ không bị khước từ: lời cầu xin của vị lãnh tụ liêm chính, người nhịn chay đến khi xã chay và người bị đối xử bất công bằng. Allah nâng lời cầu xin đó lên vào Ngày Phục Sinh không cần mây hộ tống và mở sẵn các cửa của bầu trời tiếp đón rồi phán: “TA thề bởi uy quyền của TA là TA sẽ giúp đỡ ngươi cho dù có trể.”” Hadith do Ibn Majah ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác thực.

Nabi (saw) căn dặn Muaz bin Jabal (R) khi bảo ông ta đi Yémen:

Hãy sợ lời cầu xin của người bị đối xử bất công. Quả thực, giữa lời cầu xin đó với Allah không có vật chắn. Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

9- Cầu xin cho người anh em Muslim khác.

Nabi (saw) nói:

Lời cầu xin của người Muslim cho anh em đồng đạo của y luôn được chấp nhận. Lúc đó, có một vị Thiên Thần được phái đến đứng trên đầu y, cứ mỗi lần y cầu xin điều tốt cho anh em của mình thì vị Thiên Thần nói: “Cầu xin Allah hãy chấp nhận và anh được như lời anh cầu xin. Hadith do Muslim ghi lại.

Qua Hadith trên, chúng ta đừng bao giờ cầu xin điều bất lợi, điều xấu xa để hại người anh em Muslim, nếu làm thế chẳng khác chi gậy ông đập lưng ông.

II- Lời cầu xin đưc đáp li ra sao ?

Nabi (saw) nói:

Bất cứ người Muslim nào cầu xin Allah và trong lời cầu xin không có điều phạm tội cũng không cầu xin đoạn tuyệt quan hệ dòng tộc sẽ được đáp lại một trong ba điều: được đáp lại ngay hoặc Allah để dành ban thưởng vào Ngày sau hoặc được thay thế bởi định mệnh xấu tương đương với lời cầu xin. Các bạn của Thiên Sứ (saw) nói: “Vậy chúng tôi sẽ cầu xin thật nhiều.” Thiên Sứ (saw) tiếp: Cầu xin Allah hãy nhân lên nhiều thêm. Hadith do Ahmad ghi lại.

III- Khi nào lời cầu xin không đưc đáp li ?

Rosul (saw) nói:

Hỡi nhân loại! Quả thực, Allah là Đấng Thiên Liêng không bao giờ chấp nhận ngoại trừ những điều tốt lành và Ngài đã ra lệnh cho những người có đức tin giống như Ngài đã hạ lệnh cho các vị Thiên Sứ”.

Allah phán: {Hỡi các vị Thiên Sứ! Hãy dùng những thức ăn tốt lành và hãy làm những việc đức hạnh. Quả thực, TA am tường mọi việc các Ngươi làm.}  Trích từ chương Al-Mu’minun ayat 51.

Allah phán: {Hỡi những người có đức tin! Hãy dùng những thức ăn tốt lành mà TA đã cung cấp cho các ngươi.}  Trích từ chương Al-Baqoroh ayat 172.

Kế tiếp Thiên Sứ (saw)  kể: Có một người đàn ông trong chuyến đi xa đầu tóc bù xù, thân hình dơ bẩn vì mệt, đưa hai tay lên trời cầu xin: thưa Thượng Đế, thưa Thượng Đế … trong khi đó thức ăn, nước uống, quần áo và tiền cấp dưỡng tất cả có được bằng tiền không sạch sẽ (harom) thế thì làm sao được đáp lại lời cầu xin! Hadith do Muslim ghi lại.

Imam Al-Nawawy nói: “Người đàn ông trên đường đi làm những việc tốt, việc thiện như Haji hoặc kết nối quan hệ dòng tộc hoặc viếng thăm những nơi khuyến khích đi hoặc những điều tương tự.” Trích từ Sharhun Muslim của Imam.

Trong chuyến đi xa là một trong những thời điểm chấp nhận lời cầu xin bên cạnh đó người đàn ông đi làm việc tốt, việc thiện đáng lẽ ra cơ hội sẽ được tăng lên bội phần. Ngược lại, ông ta không được đáp lại bởi trên cơ thể ông ta từ trong ra ngoài có được bởi số tiền không sạch sẽ (harom). Vì vậy, không được đáp lại lời cầu xin.

IV- Những điều cấm trong lời cầu xin.

1- Cấm hối thúc hình phạt ở trần gian.

Ông Anas (R) kể: “Có người đàn ông Muslim trở về trong tình trạng yếu ớt như trẻ nhỏ, Thiên Sứ (saw) hỏi: Anh đã cầu xin Allah điều gì đó liên quan đến sức khỏe anh phải không? Người đàn ông đáp: “Vâng, đúng vậy. Tôi đã cầu xin: Thưa Allah! Những hành phạt nào Ngài đã chuẩn bị phạt bề tôi vào Ngày Sau thì hãy hành phạt bề tôi ngay ở trần gian này.” Thiên Sứ (saw) nói: Vinh quang thay Allah! Anh không có khả năng chịu đựng đâu. Tại sao anh không cầu xin: “Thưa Allah! Hãy ban cho chúng tôi tất cả những điều tốt lành ở trần gian và ở đời sau. Và hãy bảo vệ chúng tôi khỏi hành phạt của hỏa ngục. Sau đó, Thiên Sứ cầu xin Allah cho anh thế là anh ta được bình phục.” Hadith do Muslim ghi lại.

2- Cấm vượt quá mức trong cầu xin.

Ông Abdullah bin Mughaffal (R) nghe đứa con trai cầu xin:

Thưa Allah! Bề tôi thỉnh cầu Ngài ban cho tòa lâu đài màu trắng phía bên tay phải của thiên đàng khi bề tôi vào.” Người cha bảo: “Này con yêu, hãy thỉnh cầu Allah, Đấng ban phát phúc lành ban cho thiên đàng và hãy cầu xin Ngài che chở khỏi hỏa ngục. Quả thực, cha nghe Thiên Sứ (saw) nói: Sẽ có nhóm người vượt quá mức trong lời cầu xin và trong lấy nước Wuđụa. Hadith do Abu Dawud và Ahmad ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác lại.

Quá mức trong lời cầu xin là cầu xin được phép mầu như các vị Thiên Sứ... còn trong lấy nước Wuđụa là rửa hai tay bốn lần, rửa mặt bốn lần, rửa chân bốn lần. Điều đó là cái mới (Bidah).

3- Cấm cầu xin điều tội lỗi và đoạn tuyệt quan hệ dòng tộc.

Rosul (saw) nói:

Lời cầu xin của bầy tôi luôn được đáp lại ngoại trừ cầu xin điều tội lỗi hoặc cầu xin đoạn tuyệt quan hệ dòng tộc và Istéjal. Có lời hỏi: “Istéjal là gì thưa Thiên Sứ?” Thiên Sứ đáp: Người cầu xin nói: tôi cầu xin hoài mà chẳng thấy gì cả thế là y hối tiếc về vấn đề đó và chấm dứt lời cầu xin. Hadith do Muslim ghi lại.

4- Cấm cầu xin điều hại bản thân, con cái, đầy tớ và tài sản.

Nabi (saw) nói:

Cấm các bạn cầu xin điều hại bản thân, con cái, đầy tớ và tài sản của các bạn. Để lời cầu xin không hợp với thời khắc Allah chấp nhận lời cầu xin rồi đáp lại cho các bạn. Hadith do Muslim và Abu Dawud ghi lại.

5- Cấm ao ước để được chết.

Thiên Sứ (saw) nói:

Đừng nên nghĩ đến cái chết khi các bạn gặp phải tai nạn. Nếu bị bắt buộc phải nghĩ đến thì hãy cầu xin:

Ý nghĩa: {Thưa Allah! Hãy ban cho bề tôi sức sống nếu cuộc sống tốt hơn (cái chết), ngược lại nếu cái chết thoải mái, nhẹ nhỏm hơn thì hãy cho bề tôi được chết.} Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.  

V- Khuyến khích cầu xin.

Allah phán: {Và Thượng Đế của các người phán: hãy cầu xin TA sẽ được TA đáp lại. Chính những kẻ tự cao, tự đại sẽ đi vào địa ngục một cách nhục nhã.} Trích từ chương Al-Ghofir ayat: 60.

Allah phán: {Khi các bầy tôi của TA hỏi Ngươi (hỡi Muhammad) về TA, hãy trả lời họ: TA rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của ai cầu xin TA. Vì thế, hãy cầu xin TA và tin tưởng nơi TA may ra họ được hướng dẫn.} Trích từ chương Al-Baqoroh ayat: 186.

Allah phán: {Hãy cầu xin Thượng Đế của các ngươi bằng sự khúm núm và thầm kín . Quả thực, Ngài không thích những kẻ vượt quá mức (trong lời cầu xin). Và đừng hủy hoại trái đất sau khi đã được cải thiện, và hãy cầu xin Allah bằng sự sợ hãi và hy vọng. Thật sự, phần thưởng của Allah rất gần với những người đức hạnh.}   Trích từ chương Al-Áraf ayat 55, 56.

(Ibn Ysa Trích từ quyển ‘Al-Wabil Al-Sib của Sheikh Ibn Qoiyim’.)

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?