Allah đã phán trong thiên-kinh Quran với ý nghĩa:
قال تعالى: (ومن ءاياته أن خلق لكم من أنفسكم أزواجا لتسكنوا اليها وجعل بينكم مودة ورحمة إن في ذلك لأيات لقوم يتفكرون). سورة الروم ، الآية 21.
«Và trong các dấu hiệu của Ngài có điều này: Ngài đã tạo từ bản thân của các người những người vợ cho các người để các người sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình thương và lòng bao dung. Quả thật, nơi sự việc đó là những dấu hiệu cho một số người biết ngẫm nghĩ» Surah Ar Rum 30 : 21
ويقول تعالى: (وأنكحوا الأيمان منكم والصالحين من عبادكم وإمائكم إن يكونوا فقراء يغنيهم الله من فضله والله واسع عليم). سورة النور، الآية 32.
«Và hãy kết hôn những người độc thân trong số các người và những người đức hạnh trong số những người nam và nữ giúp việc. Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với Thiên Lộc của Ngài bởi vì Allah Rộng Rãi Bao La, Hằng Biết mọi việc». Surah An Nour 24:32
Theo ông Imam Ibnu Khathir đã giải thích ý nghĩa những ayat trên như sau: Hai đoạn kinh trên, Allah đã ban cho con người trong vấn đề hạnh phúc hôn nhân. Do đó, phần đông Ulama (những nhà học giả Islam) dựa vào hai câu kinh đó và những hadith sau đây cho rằng việc lập gia đình là điều bắt buộc cho những ai có khả năng:
لقوله صلى الله عليه وسلم: (يا معشر الشباب، من استطاع منكم الباءة فليتزوج، فإنه أغص للبصر وأحصن للفرج، ومن لم يستطيع فعليه بالصوم، فإنه له وجاء) متفق عليه من حديث ابن مسعود.
· Ông Ibnu Masud ® thuật lại là Rosul (saw) đã nói: ((Hỡi những thanh niên, ai có thể cưới vợ được (để quan hệ tình dục) thì hãy lập gia đình, vì sau khi đã lập gia đình thì sẽ bảo đảm được đôi mắt và tình dục, nhưng nếu ai không có khả năng thì nên nhịn chay vì nhờ sự nhịn chay đó sẽ giúp các ngươi giảm bớt đi dục vọng)). (Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại).
· Ông Abubakar ® có nói: - Hãy tuân lệnh Allah, việc mà Ngài ra lệnh nên lập gia đình là có lý do của Ngài, và Ngài sẽ ban cho các người sự giàu có nếu các người đói khổ qua đoạn kinh sau: “Nếu họ nghèo Allah sẽ làm cho họ giàu có với Thiên Lộc của Ngài bởi vì Allah Rộng Rãi Bao La, Hằng Hiểu biết mọi việc...”
· Shiekh Islam Ibnu Taymiya giải thích: “Allah đã cho phép người Muslim lập gia đình, ly dị và lập gia đình sau khi ly dị, cũng như cho phép người chồng cũ cưới lại người vợ cũ sau khi người vợ cũ đã lấy chồng khác rồi sau đó đã ly dị nhau. Trong khi đó, những tôn giáo khác đôi khi cấm tín đồ của họ lập gia đình hay đã lập gia đình rồi thì không được phép ly dị, hoặc có tôn giáo được phép ly dị nhưng sau đó không được phép trở lại với người chồng cũ sau khi lấy người chồng khác. Nhưng Islam thì ngược lại, Allah đã cho phép tín đồ được dể dãi hơn để giải quyết vấn đề hôn nhân trong cuộc sống”.
· Ông Imam Ibnu Al Qaiyim giải thích trong quyển الهدي النبوي Al Hudiya An-Nabawy (3:149): “Liên quan đến vấn đề lập gia đình, trong đó có việc giải quyết sinh lý, đó cũng là một trong ba điều chính trong vấn đề hôn phối”.
a)- Bảo tồn nòi giống, vì đây là điều cần thiết để nối tiếp thế hệ trong cuộc sống của loài người mà Allah đã muốn tạo ra. Nếu không, thì mỗi ngày con người sẽ chết và cuối cùng sẽ không còn ai nữa, thì thế gian sẽ ra sao?
b)- Allah tạo ra con người và Ngài cũng ban cho con người nhu cầu cần thiết là phải xuất tinh dịch trong cơ thể, giống như sự bài tiết mồ hôi để con người được khỏe khoắn, đó cũng là điều bí ẩn của Allah tạo ra. Nếu không, tinh thần của con người sẽ có nhiều điều bất ổn.
c)- Sự xuất tinh là Allah ban sự ân sủng cho loài người để biết hưởng thụ những cảm giác sung sướng mỗi khi con người đòi hỏi. Do đó, những sự hôn phối sẽ đem lại nhiều điều hữu ích như sau:
- Lập gia đình có thể sẽ bảo đảm được những sự 'zinah' (ngoại tình) hay nam nữ ăn nằm bất hợp pháp (không có nikah), và sẽ tránh được sự tò mò của đôi mắt.
- Tạo thêm giòng giống và sinh tồn của nhân loại.
- Tạo được sự an tâm thoải mái trong cuộc sống lứa đôi.
- Qua cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng, sẽ cùng nhau xây dựng được một mái ấm gia đình, đó cũng là một phần cột trụ của xã hội và quốc gia.
- Qua sự hôn nhân đó, người đàn ông mới có thêm trách nhiệm để lo lắng bảo vệ chăm sóc cho vợ con và cũng từ đó người vợ có thể ở nhà lo việc chăm nom con cái và tạo sự ấm cúng thoải mái trong gia đình.
Thời nay, những quan niệm trên thì không được nhiều người (Kafir) chấp nhận, họ dùng từ « nam nữ bình đẵng » mà họ muốn phụ nữ phải ra khỏi nhà đi làm việc để được tự do theo đuổi của nếp sống cá nhân… Cho nên, từ đó trong cuộc sống gia đình sẽ không phân biệt được trách nhiệm công việc nào của đàn ông và công việc nào của đàn bà, cuộc sống gia đình sẽ trở nên xáo trộn và đi đến tẻ nhạt, bởi vì lý do vợ chồng con cái không thường xuyên gặp mặt nhau, tình cảm của con cái không thấy tình thương yêu của cha mẹ vì chúng sống với người khác nhiều hơn, rồi từ đó có thể sẽ đi đến đổ vỡ hạnh phúc và đưa đến tình trạng ly dị, cuối cùng gia đình đã tan nát và con cái sẽ xa cha hoặc mẹ...
*Shiekh Mohamad Al Amine As Shankity giải thích: - Cầu xin Allah ban sự tốt lành cho tôi và tất cả anh chị em Muslim để hiểu rõ lý thuyết của người ngoài hoàn toàn thất bại, chỉ đem lại sự vô ích và vô ý thức mà thôi, đường lối đó đã đi ngược lại sự cao quí mà Allah đã truyền xuống cho nhân loại. Cũng vì bốn chữ « nam nữ bình quyền » nên đa số đã đổ vỡ sự hạnh phúc lứa đôi, và cửa nhà tan nát…
Allah đã tạo ra một người phụ nữ hoàn thiện có bản tính và thể chất phù hợp của nữ tính, Allah đã đặt để cho họ có những nhiệm vụ rất đặc biệt mà người nam không thế thay thế họ để làm những điều đó, họ là những người sản xuất nhân loại (thụ thai và sinh đẽ), họ là thành phần chủ chốt trong việc xây dựng mái ấm gia đình (nuôi dưỡng và giáo dục con cái, nội trợ…), với tính nết thùy mị, đoan trang mà Allah đã phán bảo sẽ là nền tảng cơ bản để xây dựng một mái ấm gia đình mà con người thường hay mơ ước. Ngược lại, đàn ông là trụ cột gia đình trong vấn đề kinh tế, phải bảo đảm cuộc sống cho vợ con.
Thử nghỉ, một người phụ nữ chỉ lo làm việc tảo tần bên ngoài như cánh đàn ông, bỏ bê con cái không có thời gian gần gủi để giáo dục chúng nó, nhất là sống trong một xã hội mà hai vợ chồng đi làm thì ai sẽ nuôi dưỡng chăm sóc con cái nhất là lúc con trẻ còn ấu thơ, bắt buộc phải mướn người giúp việc (nếu có khả năng), hoặc sẽ đem gửi nhà trẻ, điều lo lắng ở đây là họ có lo cho con cái được chu toàn không ? Họ có dạy cho con cái theo nề nếp của Islam không ? Và khi người vợ đi làm về đã mệt nhọc thì ai sẽ lo bếp nút hay việc nhà? Cho nên, đừng vì tiếng gọi của người ngoài mà nghe theo để rơi vào con đường lầm than lạc lối, vì đó không phải là con đường của Allah đã truyền xuống cho thiên sứ của Ngài để hướng dẫn, chỉ có con đường của Islam mới đem lại sự an tâm và hạnh phúc mà thôi.
Hỡi chị em Muslimat! Đừng chần chờ hay kén chọn mà đi theo danh vọng hay địa vị trên thế gian này rồi quên đi sự lập gia đình. Bản chất của người phụ nữ đã được Allah tạo ra là sẵn có một địa vị cao cả để làm một người mẹ, dù người phụ nữ có trình độ học vấn thâm sâu đi nữa thì cũng không thể bỏ đi sự đãm nhận những công việc của người phụ nữ, cho nên một khi có người đức hạnh đến hỏi cưới thì nên chấp nhận, vì chỉ người có đức hạnh tốt mới tạo được sự hạnh phúc, còn vật chất chỉ là phương tiện bên ngoài, nội tâm mới là điều đáng quí, qua hadith của Rosul (saw) đã nói như sau:
لقوله صلى الله عليه وسلم: (إذا جاءكم من ترضون دينه وخلقه فأنكحوه، إلا تفعلوا تكن فتنة في الأرض وفساد). رواه الترمذي.
« Một khi người có hạnh kiểm và đức hạnh tốt đến hỏi cưới thì nên chấp nhận, nếu không thì sẽ gây sự xáo trộn và bất lành cho xã hội» Do At Tirmizy ghi lại.
Và Allah có phán như sau : « Và TA đã tạo hóa mọi vật theo cặp để cho các người ghi nhớ ». S 51 : 49 hoặc « Và chính Ngài (Allah) là Đấng tạo ra cặp (đôi), nam và nữ ». S 53 : 45.
أخذ رأي المرأة في تزويجها:
Ý kiến của người con gái hay phụ nữ trước khi lấy chồng.
Có ba thành phần khi người con gái hay phụ nữ trước khi lập gia đình:
a)- Người con gái chưa tới tuổi dậy thì (chưa có kinh nguyệt): Đối với những trường hợp này thì cha mẹ có quyền quyết định gả mà không cần hỏi ý kiến của người con gái. Vấn đề này, những vị Ulama không có sự bất đồng ý kiến với nhau, bởi vì khi xưa ông Abubakar As Siđđik ® đã gả bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng) cho Rosul (saw) mà không cần hỏi ý kiến của bà Aysah. (Al Bukhory và Muslim).
Imam As Shawka’ny giải thích: Qua bằng chứng của hadith trên, người cha có quyền gả cô con gái chưa tới tuổi dậy thì mà không cần hỏi ý kiến của người con gái đó, dù người cha muốn gả cho một người lớn tuổi hơn cô ta. (Trong hadith Al Bukhory cũng thuật lại như vậy). Trong Al Mougny cũng giải thích: Hầu hết những vị Ulama đã áp dụng hadith trên đều cho rằng người cha có quyền gả con gái chưa tới tuổi trưởng thành cho ai có thể bảo đảm được tương lai của con mình.
b)- Cô gái đã đến tuổi dậy thì: Ðối với những cô gái đã đến tuổi dậy thì, thì cha mẹ không được quyền ép gả, ngoại trừ sau khi hỏi ý kiến của con, nếu cô ta ưng thuận đó là sự im lặng. Qua lời của Rosul (saw) như sau:
لقوله صلى الله عليه وسلم: (ولا تنكح البكر حتى تستأذن) قالوا يارسول الله ، فكيف إذنها ؟ قال:(أن تسكت) متفق عليه.
« Khi con gái đến tuổi dậy thì, các ngươi muốn gả họ thì phải nên hỏi ý kiến cô ta, nếu cô ta không bằng lòng thì không được quyền ép gả. Nếu cô ta bằng lòng đó là sự im lặng ». Al Bukhory và Muslim.
c)- Phụ nữ đã có đời chồng: Trường hợp này người cha hay người giám hộ chỉ được phép gả cô ta sau khi đã hỏi và được bằng lòng, và sự bằng lòng của cô ta là phải thốt lên lời chứ không giống như hai trường hợp trên.
*Trong Al Mougny có giải thích: Trường hợp người phụ nữ đã có đời chồng, nếu ai muốn kết hôn thì phải có sự đồng ý của cô ta qua lời nói, nếu không thì không có ai được quyền đứng ra ra ép gả.
*Shiekhul Islam Ibnu Taymiya giải thích: Ðàn bà hay phụ nữ đã có đời chồng, không ai được phép ép gả nếu không hỏi ý kiến của cô ta, đó là sự giáo huấn của Rosul (saw), nếu cô ấy không bằng lòng, không ai có quyền ép gả. Ngay cả cha ruột hay ông nội hoặc ông ngoại đều cũng phải hỏi qua ý kiến của cô ta.
شتراط الوالي في تزويج المرأة وحكمته:
Ðiều kiện phải có người giám hộ và sự đóng góp ý kiến của phụ huynh.
Sự lựa chọn người chồng tương lai, không có nghĩa là con gái được tự do muốn lấy ai thì lấy, không cần để ý đến những người trong thân tộc hay không có ý kiến xây dựng của cha mẹ, thân quyến bạn bè... Ngược lại sự chọn lựa này phải qua ý kiến của người có trách nhiệm, nhất là người giám hộ để đứng ra gả cô gái đó, bởi vì phụ nữ không có quyền tự họ gả họ được, nếu họ tự ý lấy chồng không qua sự cưới gả của giám hộ thì sự đám cưới hay nikah đó không có hiệu lực, qua hadith của Bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại:
عن عائشة رضي الله عنها: (أيما امرأة نكحت نفسها بغير إذن وليها فنكاحها باطل، فنكاحها باطل، فنكاحها باطل) ، قال الترمذي: حديث حسن. وفي السن الأربع: (لا نكاح إلا بولي).
« Bất cứ phụ nữ nào lấy chồng mà không do vị giám hộ (waly) đứng gả (tự họ lấy chồng) thì sự hôn phối đó không thành, sự hôn phối đó không thành, sự hôn phối đó không thành ». Hadith của At Tirmizy.
*Trong As Sunnan Al Arba'u cũng có ghi: « Cuộc hôn nhân nào không có người giám hộ (waly) đứng gả cô con gái, thì cuộc hôn nhân đó không có giá trị».
Những vị Imam At Tirmizy, Imam Ahmad, Imam As Shafi-y và Ishak và hầu hết các vị Ulama đã dựa vào hadith trên mà hành đạo, trong đó cũng có những ông Omar, Aly, Ibnu Abbas, Abu Hurairoh ® và những vị sohabah khác nữa. (Al mougny 6:449).
“Ahkam taqtassoh bilmoaminat” (Giáo lý đặc biệt về phụ nữ).
Của Sheikh tiến sĩ Soleh Ibnu Fawzan Abdullah Al Fawzan.
Người chuyển dịch: Hosen Mohamad