GIÁO LUẬT VỀ SỰ SẠCH SẼ (CHƯƠNG BA: TẨY SẠCH CHẤT DƠ) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LUẬT VỀ SỰ SẠCH SẼ (CHƯƠNG BA: TẨY SẠCH CHẤT DƠ)

06.01.2009 04:11 - đã xem : 3118

Đối với Islam, trong cuộc sống có nhiều vấn đề phức tạp mà thiên kinh Qur’an không đề cập tất cả chi tiết, nhưng hầu như mọi vấn đề có liên quan đến giáo lý thì đều được Thiên sứ Muhammad (saw) đã chỉ dẫn hay hành động để cho mọi người học hỏi. Kỳ này (chương ba), chúng tôi sẽ nói về đề tài « Những chất dơ thường gặp trong đời sống » cần phải xử lý. Sau khi cân nhắc và phân tích thì những vị học giả hay những vị Imam đã thống nhất ý kiến và đưa ra giáo lý vấn đề này như sau:

[16]- Allah cấm người Muslim không uống rượu thì tất cả mọi người đều hiểu rõ, chẳng những cấm uống mà còn cấm sản xuất, tích trữ, trưng bày rượu trong tủ kính, và ngồi chung với những người đang uống rượu dù mình không uống rượu… Nhưng câu hỏi được đặt ra, nếu dùng rượu để chuyển đổi thành giấm có được không? Vấn đề này được những Imam giải thích như sau:

a) Nếu những nhà sản xuất giấm dùng rượu để lâu ngày, nó tự chuyển đổi thành giấm mà không cần pha chế, hoặc rượu để lâu ngày rồi do môi trường tự nhiên tác động (ánh nắng hoặc là bóng râm) và tự nó trở thành giấm, thì đây là loại giấm được phép sử dụng. Vấn đề này được tất cả học giả đều thống nhất đồng thuận. (Trích từ Majmụa Fatawa Shaikh Al-Islam Ibn Taimiyah 21/71).

b) Nhưng nếu con người cố ý lấy rượu để chế tạo lại thành giấm hay cho rượu vào bột để làm bánh hoặc những gì tương đương thì cấm sử dụng. Trường hợp này được nhiều Imam đồng ý. (Trích từ Al-Majmụa 2/594).

** Bằng chứng:

Ông Anas bin Malik kể: « Có người hỏi Nabi (saw) về rượu được tái tạo lại thành giấm? Nabi (saw) đáp: "Không (được sử dụng)." Hadith do Muslim ghi lại.

[17]- Trên phương diện giáo lý rượu là chất haram, nhưng nếu quần áo lỡ bị dính chất rượu thì không bắt buộc phải giặt giũ lại. Đây là ý kiến của các học giả Robiah, Al-Laith và Al-Muzany (Trích từ Al-Majmụa 1/581, Adthwá Al-Bayan 2/99) và được Shaikh Ibn Uthaimin đồng ý kiến (Trích từ Al-Sharh Al-Mumté' 1/366.

** Bằng chứng: Vào thời Nabi (saw), trước khi rượu bị cấm thì đa số mọi người rất thích uống rượu, rất có thể họ sẽ làm đổ lên quần áo của họ. Đến khi có giáo luật rượu bị cấm, thì những người dân đem rượu đổ ra đường làm cho những con đường tại Madinah chìm ngập trong rượu cả tuần lễ. Nhưng lúc đó Nabi (saw) không ra lệnh những người Muslim hãy thận trọng giày dép hay quần áo dính rượu khi đến Masjid, và Người (say) cũng không ra lệnh phải lấy lại nước Wuđụa hay phải giặt lại quần áo nếu dính phải rượu, nhưng dùng rượu (uống hay pha chế) thì haram.

[18]- Dựa vào những chứng minh trên thì dùng rượu để khử trùng trong y học thì được phép. Nhưng không được uống rượu để làm thuốc chữa bệnh. Trích từ Ahkam Al-Jarohah Al-Tibby trang 286.

Shaikh Al-Islam Ibn Taimiyah nói trong Majmụa Al-Fatawa 24/270: "Ăn mỡ heo để chữa bệnh là bị cấm, nhưng dùng nó để băng bó rồi sau đó rửa sạch lại thì được phép nhưng phải ngoài những giờ dâng lễ Solah. Vấn đề này có nhiều bất đồng ý kiến, nhưng sau đó họ đưa ra kết luận là được phép, bởi vì giáo luật Islam đã cho phép sử dụng dùng đồ haram khi cần thiết để cứu sống mạng người."

[19]- Cấm ăn thịt con lừa.

** Bằng chứng:

Ông Anas bin Malik thuật lại: Trong trận chiến Khoibar, Nabi (saw) ra lệnh cho ông Abu Tolhah đi báo với mọi người: "Quả thật, Allah và Thiên Sứ của Ngài cấm các bạn ăn thịt con lừa, bởi vì con vật đó là loại bẩn thỉu." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

[20]- Nhưng nước bọt của lừa là sạch, kể cả nước bọt của thú dữ cũng vậy như: sư tử, beo, chó sói... Đây là câu nói của Imâm Malik, Imâm Al-Shafiy (Trích từ Al-Mụny 1/67) và là một trong hai câu nói của Imâm Ahmad (Trích từ Al-Kafi 1/28).

** Bằng chứng:

عَنْ جَابِرٍ  قَالَ قِيلَ لِرَسُولَ اللَّهِ أَنَتَوَضَّأُ بِمَا أَفْضَلَتِ الْحُمُرُ ؟ قَالَ: ((نَعْمُ، وَبِمَا أَفْضَلَتِ السِّبَاعُ)) رواه الدار قطني.

Ông Jabir kể: Có người hỏi Nabi (saw): Thưa Thiên sứ! Chúng tôi có được phép lấy nước Wuđụa trong nước đã bị lừa uống không ? Nabi (saw) đáp: "Được và cả trong nước đã bị thú dữ uống." Hadith do Al-Daru Qutny ghi lại.

[21]- Tất cả học giả đồng thuận rằng: Tất cả động vật được phép ăn thịt thì nước bọt của nó sạch. Trích từ Al-Ijmạ trang 33 và Al-Mụny 1/70.

** Bằng chứng:

Ông Amr bin Khorijah kể: "Khi Thiên Sứ ngồi trên lưng con lạc đà để thuyết giảng tại Mina, thì nước bọt của lạc đà chảy lên đôi vai tôi, nhưng Người không kêu tôi nên lấy lại nước wudu". Hadith do Ahmad và Ibn Majah ghi lại, được Shaikh Al-Albany xác thực trong Irwá Al-Gholil 6/88.

[22]- Chất lỏng xuất ra từ chỗ kín nam được chia làm nhiều loại và mỗi loại có giáo luật riêng:

1- Nước tiểu: tất cả học giả thống nhất rằng nước tiểu là nước dơ, vì vậy bắt buộc phải rửa chỗ kín lại sau khi tiểu tiện và lấy lại nước Wuđu.

2- Nước Wađy: là nước có màu trắng nhỏ giọt sau khi tiểu, thì nước này được tính như nước tiểu.

3- Tinh trùng: là nước trắng đục dạng đặc có mùi hôi, khi đạt được khoái cảm thì nó xuất ra rất mạnh. Loại nước này được gọi là tinh trùng, và được phân tích là loại nước sạch không dơ, nhưng sau khi xuất tinh bắt buộc phải tắm rửa theo giáo luật (Junub).  Nếu chất tinh trùng này dính lên quần áo thì không bắt buộc phải giặt rửa cho sạch, mà chỉ cần cạo sạch là được.

** Bằng chứng:

عَنْ عَائِشَةَ  قَالَتْ: ((لَقَدْ كُنْتُ أَحُكُّ الْمَنِي يَابِسًا بِظُفُرِي مِنْ ثَوْبِ رَسُولِ اللَّهِ)) رواه مسلم، وفي لفط له: ((لَقَدْ كُنْتُ أَفْرُكُهُ مِنْ ثَوْبِ رَسُولِ اللَّهِ  فَرْكًا فَيُصَلِّي فِيهِ))

Bà Ayshah ® phu nhân Nabi (saw) thuật lại: "Tôi đã từng cạo tinh trùng bị dính khô trên áo của Nabi (saw) bằng móng tay tôi." Hadith do Muslim ghi lại.

Và từ đường truyền khác cũng do Muslim ghi lại Bà nói: "Tôi từng cạo tinh trùng trên áo Nabi (saw) sau đó Người mặc nó để dâng lễ nguyện Solah."  

4- Nước Mazy: là nước trong suốt không mùi, loại này chảy ra rất ít khi bắt đầu hưng phấn. Khi chất Mazy này xuất ra, bắt buộc phải rửa phần kín (bao gồm phần dưới) trước khi lấy nước Wuđu, còn quần áo bị dính chất Mazy này thì phải rửa sạch hoặc thay đồ khác để dâng lễ nguyện, vì chất Mazy là chất dơ.

** Bằng chứng:

عَنْ عَلِيٍّ بِنْ أَبِي طَالِبٍ  قَالَ: كُنْتُ رَجُلاً مَذَّاءً وَكُنْتُ أَسْتَحْيِي أَنْ أَسْأَلَ النَّبِيَّ  لِمَكَانِ ابْنَتِهِ فَأَمَرْتُ الْمِقْدَادَ بْنَ الأَسْوَدِ فَسَأَلَهُ، فَقَالَ: ((يَغْسِلُ ذَكَرَهُ وَيَتَوَضَّأُ)) متفق عليه.

Ông Aly bin Abu Tolip kể: « Trước kia tôi thường bị ra chất nước Mazy, nhưng mắc cỡ nên tôi không dám hỏi Nabi (saw) về cách thức xử vấn đề này, và lúc đó cũng có con gái của Nabi (saw)ở đó, sau đó tôi nhờ ông Al-Miqdad bin Al-Aswad đến hỏi Nabi (saw) dùm, thì Nabi (saw) nói: "Chỉ cần rửa phần kín (nơi nước chảy ra) và lấy lại nước Wuđu ». Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

[23]- Chất lỏng được xuất ra từ âm hộ nữ được chia làm nhiều loại và mỗi loại có giáo luật riêng:

1- Nước tiểu: là nước dơ như được nói ở nước tiểu nam.

2- Máu kinh nguyệt: là máu dơ, khi có kinh nguyệt thì cấm dâng lễ Solah và nhịn chay, bắt buộc phải tắm nước theo giáo luật khi hết chu kỳ kinh nguyệt (đối với người có khả năng sử dụng nước), còn đối với ai không thể đụng đến nước thì bắt buộc phải làm Tayyamum.

3- Nước xuất ra do mộng tinh: thì được tính như tinh trùng của nam và bắt buộc phải tắm theo giáo luật.

** Bằng chứng:

عَنْ أُمِّ سَلَمَةَ  قَالَتْ: يَا رَسُولَ اللَّهِ إِنَّ اللَّهَ لاَ يَسْتَحْيِي مِنْ الْحَقِّ. فَهَلْ عَلَى الْمَرْأَةِ مِنْ غُسْلٍ إِذَا احْتَلَمَتْ ؟ قَالَ النَّبِيُّ: ((نَعْمُ، إِذَا رَأَتْ الْمَاءَ)) متفق عليه.

Bà Ummu Salamah kể: Thưa Thiên Sứ! Quả thật, Allah không bao giờ hổ thẹn về sự thật. Vậy đối với phụ nữ có bắt buộc tắm theo giáo luật khi mộng tinh không ? Nabi (saw) đáp: "Có, nếu cô ta thấy nước xuất ra từ chỗ kín." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

4- Những chất lỏng tiết ra từ cửa mình làm cho bị ẩm ướt: Chất này sạch không dơ và chất này được xem như tuyến mồ hôi trên cơ thể vậy. Đây là ý kiến của trường phái Abu Hanifah và cũng là ý kiến của trường phái Ahmad, đã được Imâm Al-Nawawy đồng thuận. (Trích từ Sharh Muslim 2/531).

Khi bị tình trạng nêu trên tốt nhất phụ nữ nên lấy lại nước Wuđu nếu muốn dâng lễ Solah hay cầm quyển thiên kinh Qur'an.

5- Máu rong kinh: là máu dơ bắt buộc phải lấy nước Wuđu, nếu bị rong kinh thì được phép dâng lễ Solah và nhịn chay và cũng không bắt buộc tắm theo giáo luật khi đã kết thúc như bị kinh nguyệt. (sẽ được giải thích kỹ hơn trong chương nói về kinh nguyệt.)

[24]- Khi bị nước tiểu của em bé dính lên quần áo hoặc thảm thì giáo luật phân tích như sau:

1- Nếu là bé trai chưa biết ăn chỉ bú hoặc uống mật ong hoặc uống thuốc hoặc những gì tương tự thì tẩy sạch bằng cách rưới nước lên chỗ bị dính nước tiểu là được.

2- Nếu là bé trai đã biết ăn thức ăn dậm thì cách tẩy sạch bắt buộc phải giặt (rửa) sạch chỗ đã bị dính nước tiểu.

3- Nếu là bé gái thì cách tẩy rửa bắt buộc phải giặt (rửa) những nơi bị dính nước tiểu cho dù bé gái còn bú chưa biết ăn cũng vậy.

** Bằng chứng:

Ông Abu Al-Mash thuật lại lời Nabi (saw): "Nước tiểu của bé gái thì phải giặt (rửa), nhưng nước tiểu của bé trai chỉ cần đổ nước lên chỗ đó là sạch." Hadith do Abu Dawud và Al-Nasay ghi lại, được Shaikh Al-Albany xác thực trong Soheh Al-Nasay hadith số 303.

[25]- Nước tiểu của động vật được chia làm hai loại:

1- Nước tiểu của động vật được phép ăn thịt là sạch kể cả phân của chúng, đây là câu nói của trường phái Ahmad([1][1]) được Shaikh Al-Islam Ibn Taimiyah đồng nhất.

Shaikh Al-Islam nói: "Nước tiểu, phân và tinh dịch của động vật được phép ăn thịt thì sạch, không có một bằng hữu nào của Nabi (saw) cho là dơ cả. Ngược lại, câu nói nước tiểu của chúng dơ là câu nói mới đây không có nguồn gốc từ các bằng hữu." Trích từ Al-Tiyarot trang 42.

** Bằng chứng:

عَنْ أَنَسٍ بِنْ مَالِكٍ  قَالَ: ((أَنَّ رَسُولَ اللَّهِ  كَانَ يُصَلِّي فِي مَرَابِضِ الْغَنَمِ قَبْلَ أَنْ يُبْنَى الْمَسْجِد.)) رواه مسلم.

Ông Anas bin Malik kể: "Trước khi xây dựng Masjid, Nabi (saw) đã dâng lễ Solah trong chuồng dê." Hadith do Muslim ghi lại.

Và trong chuồng dê thì làm sao tránh khỏi nước tiểu và phân. Bên cạnh đó Nabi (saw) còn ra lệnh cho nhóm người Al-Urony uống nước tiểu và sữa của lạc đà để chữa bệnh. Hadith do Al-Bukhory ghi lại từ Anas.

Nếu nước tiểu dơ thì Nabi (saw) không ra lệnh cho uống, còn nếu nói được phép uống trong tình thế rất cần thiết là Nabi (saw) đã ra lệnh cho rửa miệng và vật dụng của họ rồi.

2- Còn nước tiểu của động vật không được phép ăn thịt là bẩn thỉu.

[26]- Máu được chia làm nhiều loại và mỗi loại có giáo lý riêng:

1- Máu dơ bẩn được chia làm ba loại:

a) Máu chảy ra từ bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

b) Máu chảy ra từ động vật dơ bẩn.

c) Máu bị cắt cổ.

2- Máu sạch được chia làm bốn loại:

a) Máu cá, máu cá voi và máu tất cả động vật sống ở biển bởi vì xác chết của chúng sạch (được phép ăn).

** Bằng chứng:

عن أَبِي هُرَيْرَةَ  قَالَ: قَالَ   فِي الْبَحْرِ: ((هُوَ الطَّهُورُ مَاؤُهُ الْحِلُّ مَيْتَتُهُ)) رواه أهل السنن.

Ông Abu Hurairoh thuật lại lời Nabi (saw) nói về biển: "Nước biển thì sạch, động vật chết của biển được phép ăn." Hadith do Ahl Al-Sunan ghi lại.

b) Máu ít không chảy thành dòng như máu của ruồi, muỗi. Nếu quần áo bị dính loại máu đó vẫn được cho là sạch không bắt buộc phải giặt (rửa) để solah.

 ** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ  قَالَ: قَالَ النَّبِيُّ: ((إِذَا وَقَعَ الذُّبَابُ فِي شَرَابِ أَحَدِكُمْ فَلْيَغْمِسْهُ، ثُمَّ لِيَنْزِعْهُ، فَإِنَّ فِي إِحْدَى جَنَاحَيْهِ دَاءً وَالأُخْرَى شِفَاءً)) رواه البخاري.

Ông Abu Hurairoh thuật lời Nabi (saw): "Khi bị ruồi rơi vào thức uống của các bạn thì hãy nhấn chìm nó xuống sau đó vớt ra bỏ. Bởi vì một trong hai cánh của ruồi có chứa chất độc và cánh còn lại chứa thuốc giải." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

c) Máu bị tồn đọng trong thịt động vật sau khi cắt cổ (theo giáo luật Islam) như: trong gân cổ, tim, gan. Máu này là máu sạch ít nhiều cũng vậy.

d) Máu người thì sạch ngoại trừ máu chảy ra từ hậu môn và bộ phận sinh dục.

** Bằng chứng:

Trước kia những bằng hữu của Nabi (saw) họ dâng lễ Solah trong tình trạng thương tích trên người và máu của họ đang chảy trên quần áo, vậy mà Nabi (saw) không ra lệnh bảo họ phải giặt (rửa) hay cẩn thận về máu đó cả.



([1][1]) Trích từ Al-Sharh Al-Kabir 2/345, Masail của Imâm Ahmad do con Imâm Soleh ghi lại trang 72, Al-Ikhtiyarot Al-Fiqhiyah trang 42.

Do Ibn Ysa sinh viên trường đại học Islam Madinah khoa giáo luật Islam chuyển ngữ.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?