[11]- Cấm ăn uống trong vật dụng bằng vàng, bằng bạc. Và ước tính trong những trọng tội.
** Bằng chứng:
عَنْ حُذَيْفَةَ قَالَ قَالَ: ((لاَ تَشْرَبُوا فِي آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ وَلاَ تَأْكُلُوا فِي صِحَافِهَا فَإِنَّهَا لَهُمْ فِي الدُّنْيَا وَلَنَا فِي الآخِرَةِ)) متفق عليه.
Ông Huzaifah thuật lại lời Nabi (saw): "Không được ăn uống trong chén bát bằng vàng hay bằng bạc. Những vật dụng đó là của những người ngoại đạo) ở trần gian này còn của các bạn là ở Ngày sau." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
وَعَنْ أُمِّ سَلَمَةَ قَالَتْ: قَالَ: ((الَّذِي يَأْكُلُ أَوْ يَشْرَبُ فِي آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ إِنَّمَا يُجَرْجِرُ فِي بَطْنِهِ نَارَ جَهَنَّمَ)) متفق عليه.
Và bà Ummu Salmah đã thuật lại là Nabi (saw) có nói: "Người mà ăn uống trong vật dụng bằng vàng hay bằng bạc chẳng khác nào y tự kéo lửa hỏa ngục vào bụng." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
[12]- Không được phép sử dụng vật dụng bằng vàng bằng bạc kể cả sử dụng nó để trang trí nội thất... Đây là câu nói được đại đa số học giả đồng nhất([1]).
Shaikh Ibn Al-Qoiyim nói về giáo luật này: lệnh cấm này không có gì phải nghi ngờ gì cả đối với người hiểu biết.
** Bằng chứng: qua lời nói Nabi (saw): "Những vật dụng đó là của họ (người ngoại đạo) ở trần gian, còn của các bạn là ở Ngày sau." Đây chính là lý do cấm sử dụng và để dành cho người Muslim sử dụng vào Ngày sau.
Nhưng phụ nữ được phép sử dụng vàng bạc để làm nữ trang.
Còn đối với nam thì không được phép sử dụng vàng để làm trang sức mà chỉ được sử dụng bạc để làm nhẫn đeo còn những trang sức khác thì có sự tranh luận.
** Bằng chứng:
عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ قَالَ: ((وَلَكِنْ عَلَيْكُمْ بِالْفِضَّةِ الْعَبُوا بِهَا لَعِبًا الْعَبُوا بِهَا لَعِبًا)) رواه أحمد.
Ông Abu Hurairoh thuật lại lời Nabi (saw): "... Nhưng các bạn được phép sử dụng bạc như những trò giải trí." Hadith do Ahmad ghi lại.
Ai lấy nước Wuđụa (solah) trong một vật dụng bằng vàng hoặc bằng bạc và biết rằng bị cấm sử dụng thì y phải gánh tội đó, nhưng nước Wuđụa vẫn có giá trị và được công nhận. Đây là câu nói của đại đa số học giả([2]) và Shaikh Ibn Uthaimin đồng nhất([3]).
[13]- Được phép hàn vật dụng khi bị gãy bằng bạc nhưng phải tuân theo bốn điều kiện sau([4]):
1- Chỉ làm chốt gài, không được làm nắp đậy hoặc tay cầm.
2- Chỉ sử dụng số lượng ít khi hàn.
3- Chỉ được sử dụng bạc không được sử dụng vàng.
4- Chỉ sử dụng khi cần thiết.
** Bằng chứng:
عَنْ أَنَسِ بْنِ مَالِكٍ: ((أَنَّ قَدَحَ النَّبِيِّ انْكَسَرَ فَاتَّخَذَ مَكَانَ الشَّعْبِ سِلْسِلَةً مِنْ فِضَّةٍ.)) رواه البخاري.
Ông Anas bin Malik kể: "Cái tách của Nabi (saw) bị vỡ thế là Người dùng bạc kết lại." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
Còn hàn bằng vàng thì không được phép trừ khi trong tình trạng vô cùng bắt buộc thí dụ như không có gì để thay thế mà chỉ có vàng, và nên nhớ không được so sánh vàng giống như bạc.
** Bằng chứng:
عَنْ عَرْفَجَةَ بْنِ أَسْعَدَ: ((أَنَّهُ قُطِعَ أَنْفُهُ يَوْمَ الْكُلاَبِ فَاتَّخَذَ أَنْفًا مِنْ وَرِقٍ فَأَنْتَنَ عَلَيْهِ، فَأَمَرَهُ النَّبِيُّ أَنْ يَتَّخِذَ أَنْفًا مِنْ ذَهَبٍ.)) رواه الترمذي.
Ông Arfajah bin Asad bị chém đứt lổ mũi trong trận Dâumul Kulap, sau đó ông được gắn mũi giả bằng bạc, nhưng nó lại làm cho mũi ông bị hôi thối. Nabi (saw) thấy vậy nên ra lệnh cho ông lấy vàng thay thế bạc. Hadith do Al-Tirmizy ghi lại, được Shaikh Al-Albany xác thực trong Soheh Al-Tirmizy hadith số 1770.
[14]- Da của những động vật đã chết được phép sử dụng nhưng phải qua giai đoạn thuộc da và với điều kiện là động vật đó trong số những động vật được cho là sạch trong lúc còn sống như: trâu, bò, lạc đà..., đây là câu nói được đa số học giả đồng nhất như Imâm Al-Shafiy([5]), Ahmad([6]) và là một trong hai câu nói của Shaikh Ibn Taimiyah([7]).
** Bằng chứng: được phép sử dụng sau khi thuộc da.
عَنْ ابْنِ عَبَّاسٍ قَالَ: قَالَ: ((إِذَا دُبِغَ الإِهَابُ فَقَدْ طَهُرَ)) رواه مسلم.
Ông Ibn Abbas thuật lại lời Nabi (saw): "Nếu da đã qua khâu thuộc da thì trở thành da sạch." Hadith do Muslim ghi lại.
[15]- Được phép sử dụng vật dụng của người đa thần dưới sự phân tích sau:
a). Khi thấy chất dơ dính trong vật dụng như thịt heo chẳng hạn thì bắt buộc phải rửa lại trước khi sử dụng.
b). Nếu không nhìn thấy chất dơ trong vật dụng đồ dùng, nhưng biết rằng họ là nhóm người thường xuyên đựng chất (haram) trong vật dụng của họ (như thịt, mỡ heo...), trường hợp này nếu sử dụng vật dụng đó mà không rửa lại thì không bị tội, nhưng nếu không dùng nó thì sẽ được phước (được gọi là Kirohah).
c). Nếu như biết rằng họ không bao giờ đựng chất haram trong vật dụng của họ thì chúng ta được phép sử dụng trước khi rửa và cũng không nằm vào trường hợp của Kirohah.
** Bằng chứng:
عَنْ أَبِي ثَعْلَبَةَ الْخُشَنِيُّ قَالَ: فَقُلْتُ يَا رَسُولَ اللَّهِ إِنَّا بِأَرْضِ أَهْلِ الْكِتَابِ فَنَأْكُلُ فِي آنِيَتِهِمْ ؟ فَقَالَ النَّبِيُّ: ((لاَ تَأْكُلُوا فِيهَا إِلاَّ أَنْ لاَ تَجِدُوا غَيْرَهَا فَاغْسِلُوهَا وَكُلُوا فِيْهَا)) متفق عليه.
Ông Abu Tha'labah Al-Khushany nói với Nabi (saw): "Thưa Thiên Sứ! Chúng tôi ở trong thuộc địa người Ahlal-Kitab (Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo) nên chúng tôi ăn trong vật dụng của họ." Nabi (saw) nói: "Các ngươi không được ăn trong vật dụng đó trừ khi các anh không tìm thấy cái nào khác được, khi đó hãy rửa trước khi sử dụng." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
Do Ibn Ysa sinh viên trường đại học Islam Madinah khoa giáo luật Islam chuyển ngữ.