GIÁO LUẬT VỀ SỰ SẠCH SẼ (CHƯƠNG MỘT: NƯỚC) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LUẬT VỀ SỰ SẠCH SẼ (CHƯƠNG MỘT: NƯỚC)

14.11.2008 04:25 - đã xem : 2710

Kiến thức về sự sạch sẽ trong Islam là một trong những kiến thức quan trọng của giáo luật Islam. Vì sự hiểu biết về những giáo luật sạch sẽ và những vấn đề liên quan rất cần thiết cho người Muslim trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, nảy sinh ra ý nghĩ rút gọn những vấn đề quan trọng liên quan đến sự sạch sẽ lại thành quyển sách nhỏ này hồng giúp cho người đọc tránh khỏi nhàm chán và để giúp cho những ai bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

[1]Nước sạch là nước không bị chuyển đổi một trong ba tính chất sau: màu nước - vị nước - mùi nước. Một khi đã bị chuyển đổi một trong ba tính chất trên vì lý do vật dơ rơi vào thì nước đó dơ cho dù ít hay nhiều.

Còn nếu nước không bị chuyển đổi mặc dù có vật dơ trong nước thì là vẫn nước sạch cho dù ít hơn qullaten (tức khoảng 160,5 lít) hoặc nhiều hơn. Tóm lại, nước bị phụ thuộc vào sự chuyển đổi chứ không phụ thuộc vào sự nhiều hay ít. Đây là câu nói của trường phái Imâm Malik([1]), được Shaikh Ibn Taimiyah đồng nhất([2]) và Shaikh Ibn Baz lựa chọn([3]).

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي سَعِيدٍ  قَالَ: َقَالَ رَسُولُ اللَّهِ: ((إِنَّ الْمَاءَ طَهُورٌ لاَ يُنَجِّسُهُ شَيْءٌ)) رواه الترمذي والنسائي وصححه الإمام أحمد.

 Ông Abu Sa-eed thuật lại lời Nabi (saw): "Quả thật, nước sạch là nước không bị vật khác làm dơ." Hadith do Al-Tirmizy, Nasay ghi lại và được Imâm Ahmad xác thực([4]). Và tất cả học gia thống nhất rằng khi vật dơ rơi vào nước làm cho nước bị chuyển đổi thì nước đó bị dơ dù ít hay nhiều. ([5])

[2]- Nước chỉ có hai loại: nước sạch và nước dơ. Ý kiến này được Shaikh Ibn Taimiyah lựa chọn([6]) và Shaikh Al-Sa'dy đồng nhất([7]).

** Nước sạch: là nước nguyên thủy tự nhiên Allah tạo ra.

** Nước dơ: là nước bị chuyển đổi một trong ba tính chất của nước (màu – mùi – vị) vì bị chất dơ rơi vào.

[3]- Người trong tình trạng Junup (tắm theo giáo luật) không được phép tắm trong nước đứng yên không chảy như: giếng, hồ...

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ  قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللَّهِ: ((لاَ يَغْتَسِلْ أَحَدُكُمْ فِي الْمَاءِ الدَّائِمِ وَهُوَ جُنُبٌ)) رواه مسلم.

Ông Abu Hurairoh thuật lại lời Nabi (saw): "Không ai được phép tắm trong nước đứng yên không chảy trong tình trạng Junup (tắm theo giáo luật)." Hadith do Muslim ghi lại.

Còn tiểu tiện và đại tiện trong nước đứng yên không chảy thì càng bị cấm hơn.

[4]- Đàn ông được phép tắm trong nước đã bị phụ nữ tắm rồi, và phụ nữ cũng thế được phép tắm trong nước đã bị đàn ông tắm rồi.

** Bằng chứng:

عَنْ ابْنَ عَبَّاسٍ  قَالَ: ((اِغْتَسَلَ النَّبِيُّ  بِفَضْلِ مَيْمُونَةَ)) رواه مسلم،

ولأصحاب السنن: ((اغْتَسَلَ بَعْضُ أَزْوَاجِ النَّبِيِّ  فِي جَفْنَةٍ فَجَاءَ النَّبِيُّ  يَغْتَسِلَ فَقَالَتْ: إِنِّي كُنْتُ جُنُبًا. فَقَالَ رَسُولُ اللَّهِ: ((إِنَّ الْمَاءَ لاَ يُجْنِبُ)). وصححه الألباني في إرواء الغليل 1/64.

Ông Ibn Abbas thuật lại: "Nabi (saw) tắm nước đã bị bà Maymunah tắm rồi." Hadith do Muslim ghi lại.

Và từ đường truyền khác của Os-hap Al-Sunan: vợ của Nabi (saw) tắm trong bồn tắm, sau đó Nabi (saw) đến tắm thì vợ Người nói: "Tôi tắm trong tình trạng Junup (tắm theo giáo luật)." Nabi (saw) đáp: "Còn nước thì không bị Junup." Hadith được Shaikh Al-Albany xác thực trong Irwá Al-Golil 1/64.

[5]- Nước bọt của chó dơ bẩn. Khi bị chó liếm vào vật dụng hằng ngày như: chén, dĩa, thùng, thau, nồi... bắt buộc phải đổ bỏ tất cả những gì còn lại trong vật dụng đó. Sau đó rửa bảy lần ở lần đầu tiên rửa bằng đất trộn với nước kế tiếp rửa thêm sáu lần nước. Cách rửa này chỉ dành riêng khi bị chó liếm ngoài ra thì rửa bình thường.

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ  قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللَّهِ: ((طَهُورُ إِنَاءِ أَحَدِكُمْ إِذَا وَلَغَ فِيهِ الْكَلْبُ أَنْ يَغْسِلَهُ سَبْعَ مَرَّاتٍ أُولاَهُنَّ بِالتُّرَابِ)) رواه مسلم.

Ông Abu Hurairoh thuật lại lời Nabi (saw): "Cách tẩy rửa vật dụng khi bị chó liếm là rửa bảy lần ở lần đầu tiên rửa bằng đất." Hadith do Muslim ghi lại.

Còn cơ thể chó thì sạch không dơ bởi vì chất dơ bẩn chỉ có trong tuyến nước bọt, phân và nước tiểu của chó mà thôi. Đây là câu nói của Imâm Abu Hanifah([8]) và Shaikh Ibn Taimiyah đồng nhất([9]).

Dựa vào câu nói trên: ai chạm vào cơ thể chó thì không bị hư nước Wuđụa và cũng không bắt buột phải rửa tay. Bởi vì vào thời Nabi (saw) chó ra vào trong Masjid vậy mà Nabi (saw) cũng như những bằng hữu không chú ý đến sự đụng chạm của chó. Nếu sự đụng chạm đó làm dơ bẩn là Nabi (saw) đã giải thích cho biết rồi, đặc biệt sự giải thích không được phép chậm trể trong lúc cần thiết.

[6]- Nước bị chó liếm vào mà không bị chuyển đổi thì là nước sạch, đây là câu nói của Imâm Malik([10]), còn khi bị chuyển đổi thì là nước dơ.

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي سَعِيدٍ  قَالَ: َقَالَ رَسُولُ اللَّهِ: ((إِنَّ الْمَاءَ طَهُورٌ لاَ يُنَجِّسُهُ شَيْءٌ)) رواه الترمذي والنسائي وصححه الإمام أحمد.

Ông Abu Sa-eed thuật lại lời nói Nabi (saw): "Quả thật, nước sạch là nước không bị vật khác làm dơ." Hadith do Al-Tirmizy ghi lại.

Và có thể nhận biết nước bọt của chó có trong nước bằng cách bên trên mặt nước xuất hiện chất nhờn tạo bọt hoặc có mùi để phân biệt rõ ràng. Còn nếu bị chó liếm vào chén, dĩa hoặc vật dụng nho nhỏ thì tốt nhất nên cho là dơ.

[7]- Nước bọt của mèo là sạch. Kể cả những vật dụng bị mèo liếm cũng không bị dơ, đây là câu nói của đại đa số của các Imâm([11]).

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي قَتَادَةَ  قَالَ: قَالَ  فِي الْهِرَّةِ: ((إِنَّهَا لَيْسَتْ بِنَجَسٍ إِنَّهَا مِنْ الطَّوَّافِينَ عَلَيْكُمْ)) رواه أهل السنن وصححه ابن باز في حاشية بلوغ المرام 1/61.

Ông Abu Qotadah thuật lại lời Nabi (saw) nói về mèo: "Nước bọt của nó không bị dơ, bởi vì nó sống xung quanh các bạn." Hadith do Ahlus Sunan ghi lại, được Shaikh Ibn Baz xác thực trong phần chú thích của Bulụa Al-Marom 1/61.

[8]- Cách tẩy rửa chất dơ rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại chất dơ mà áp dụng cách tẩy rửa cho phù hợp: có khi tẩy rửa bằng nước cách này rất phổ biến, có khi bằng gió hoặc bằng ánh nắng mặt trời hoặc bằng đất giống như chất dơ dính vào đế giày, có khi xả nước bớt đi hoặc thêm nước sạch vào cho đến khi không còn chất dơ nữa cách này có thể áp dụng khi cần sử dụng nước đó tiếp tục. Và có thể áp dụng những cách tẩy rửa hiện đại hơn đến khi sạch mới thôi.

** Bằng chứng:

عَنْ أَنَسٍ بْنَ مَالِكٍ   فِي قِصَّةِ بَوْلِ الأَعْرَابِيٌّ الَّذِي بَالَ فِي طَائِفَةِ الْمَسْجِدِ فَأَمَرَ النَّبِيُّ  أَنْ يَصُبَّ  عَلَى بَوْلِهِ ِذَنُوبٌ مِنْ مَاءٍ فَأُهْرِيقَ عَلَيْهِ. متفق عليه.

Ông Anas bin Malik kể lại câu chuyện người Arập du mục đái trong Masjid vậy mà Nabi (saw) chỉ ra lệnh xối một thùng nước lên nước tiểu. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

** Bằng chứng: cho sự tẩy rửa bằng đất.

عَنْ امْرَأَةٍ مِنْ بَنِي عَبْدِ الأَشْهَلِ قَالَتْ لِلنَّبِيِّ: إِنَّ لَنَا طَرِيقًا إِلَى الْمَسْجِدِ مُنْتِنَةً فَكَيْفَ نَفْعَلُ إِذَا مُطِرْنَا ؟ قَالَ: ((أَلَيْسَ بَعْدَهَا طَرِيقٌ هِيَ أَطْيَبُ مِنْهَا)) قَالَتْ: بَلَى. قَالَ: ((فَهَذِهِ بِهَذِهِ)) رواه أبو داود وصححه الألباني في مشكة المصابيل حديث رقم 512.

Có người phụ nữ thuộc dòng họ Abdul Ashhal nói với Nabi (saw): con đường dẫn đến Masjid của chúng tôi rất dơ nhất là khi trời đổ mưa, chúng tôi phải làm sao ? Nabi (saw) đáp: "Không phải con đường sau nó sạch sẽ hơn sao ?" đúng rồi, người phụ nữ đáp. Nabi (saw) tiếp: "vậy lấy phần đất sạch sẽ để tẩy chất dơ đó." Hadith do Abu Dawud ghi lại, hadith được Shaikh Al-Albany xác thực trong Mishkah Al-Masobeeh hadith số 512.

[9]- Phần cơ thể bị chặt đứt khỏi động vật đang sống là cấm dùng bởi vì đã trở thành xác chết([12]) ngoại trừ lông thì sạch được phép sử dụng bởi vì có lợi. 

** Bằng chứng:

عَنْ أَبِي وَاقِدٍ اللَّيْثِي  قَالَ: قَالَ النَّبِيُّ: ((مَا قُطِعَ مِنْ الْبَهِيمَةِ وَهِيَ حَيَّةٌ فَهِيَ مَيْتَةٌ)) أخرجه أبو داود والترمذي صححه الألباني في بلوغ المرام 1/65.

Ông Abu Waqid Al-Laithy thuật lại lời nói Nabi (saw): "Những phần bị chặt đứt khỏi cơ thể động vật đang sống là xác chết." Hadith do Abu Dawud và Tirmizy ghi lại, được Shaikh Ibn Baz xác thực trong phần chú thích của Bulụa Al-Marom 1/65.

[10]- Xác chết động vật được chia làm hai loại (ngoại trừ động vật biển bởi vì tất cả động vật biển điều được phép dùng và những động vật không có máu như: ruồi, muỗi... sẽ được giải thích ở vấn đề số 27 còn xác con heo thì cấm sử dụng trong mọi hoàn cảnh dù sống hay chết.)

a) Những gì thuộc chất sừng là sạch như: răng hàm, xương, lông mã... và đây là câu nói của trường phái Abu Hanifah([13]), được Shaikh Ibn Taimiyah lựa chọn và được cho là câu nói của đa số những nhà học gia tiền bối([14]).

** Bằng chứng:

عَنْ ابْنِ عَبَّاسٍ  أَنَّ رَسُولَ اللَّهِ  مَرَّ بِشَاةٍ مَيِّتَةٍ فَقَالَ: ((هَلاَّ اسْتَمْتَعْتُمْ بِإِهَابِهَا)) قَالُوا: إِنَّهَا مَيِّتَةٌ. قَالَ: ((إِنَّمَا حَرُمَ أَكْلُهَا)) متفق عليه.

Ông Ibn Abbas kể: Nabi (saw) đi ngang qua con trừu chết rồi nói: "Tại sao các bạn không sử dụng da của con trừu này ?" Những bạn hữu đáp: vì nó đã chết. Nabi (saw) tiếp: "Chỉ bị cấm ăn mà thôi." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Shaikh Ibn Taimiyah nói: "...qua đó lý do xác chết động vật bị cho là dơ bởi vì máu bị ứ động trong xác còn những động vật không có máu khi chết không bị ứ động máu thì sẽ không bị dơ vậy thì xương và những gì tương tự không bao giờ dơ." Trích từ Al-Fatawa 21/99.

b) Tất cả học giả cho rằng những gì ở thể đặc như: thịt, máu, gân là những phần dơ. Trích từ Al-Majmụa 1/291.



([1]) Trích từ Al-Majmụa 1/163.

([2]) Trích từ Majmụa Al-Fatawa 21/32, Al-Furụa 1/231.

([3]) Trích từ Majmụa Fatawa và Maqolat Mutanawwiah 10/16.

([4]) Trích từ Bulugh Al-Magom trang 2, hadith được Shaikh Al-Albany xác thực trong Soheh Abu Dawud hadith số 66.

([5]) Trích từ Al-Ijmạ' của Ibn Al-Munzir trang 33.

([6]) Trích từ Majmụa Al-Fatawa 19/236,237.

([7]) Trích từ Fiq ibn Sa'dy 1/182.

([8]) Trích từ Hashiyah ibn Abidin 1/322.

([9]) Trích từ Al-Fatawa 21/530 .

([10]) Trích từ Bidayah Al-Mujtahid 1/51.

([11]) Trích từ Al-Istizkar 1/203, Al-Majmụa 1/225, Al-Mụny 1/70.

([12]) Trích từ Al-Mụny 1/99-100.

([13]) Trích từ Bida-é Al-Sona-é 1/200.

Do Ibn Ysa sinh viên trường đại học Islam Madinah khoa giáo luật Islam chuyển ngữ.

Ngày 04/10/1429 H

nhằm ngày 03/10/2008 DL

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?