GIÁO LÝ CHO NHỮNG NGƯỜI MUSLIM NHỊN CHAY THÁNG RAMADAN Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ CHO NHỮNG NGƯỜI MUSLIM NHỊN CHAY THÁNG RAMADAN

08.08.2010 04:29 - đã xem : 5664

Hầu như mọi nguời Muslim đều cảm nhận được sự náo nhiệt trong lòng khi tháng Ramadan sắp đến, ngay cả mùi thơm thiêng liêng của nó phát ra mà tất cả mọi nguời Muslim đều cảm nhận được, đó là đức tin cao cả mà người Muslim vui vẻ chấp nhận thi hành một trong năm nền tảng căn bản của Islam, sau khi chấp nhận câu “kalimah shahađah” là lời giao ước với Allah để thi hành nó.

الحمد لله رب العالمين، والصلاة والسلام على نبينا محمد وعلى آله وصحبه أجمعين، وبعد:


Tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ, cầu xin phúc lành và bình an cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi và bằng hữu của Người, wa amma ba'd:


Người Muslim đã chấp nhận năm nền tảng căn bản của Islam, trong đó có sự nhịn chay tháng Ramadan, cho nên đó là bổn phận của mọi người Muslim phải thi hành khi đến tuổi trưởng thành để chứng kiến tháng Ramadan nhiều hồng phúc. Sự nhịn chay Ramadan mà Allah đã ban xuống cho chúng ta hôm nay, đã có từ thời của Nabi Adam (A), Nabi Noah (A) và cuối cùng là Allah ra lệnh cho cộng đồng của Nabi Muhammad (saw) phải thực hiện nhịn chay nguyên tháng Ramadan, vì những cộng đồng truớc kia nhịn chay chỉ có ba ngày trong một tháng mà thôi.


Dưới đây là đôi lời ngắn gọn về sự nhịn chay, giáo lý liên quan, nhóm người bắt buộc và không bắt buộc nhịn chay, những điều làm hư sự nhịn chay và những điểm đáng quan tâm.


1- Nhịn chay: là sự tôn thờ Allah Đấng Tối cao bằng cách tự từ bỏ những điều làm hư sự nhịn chay kể từ khi ánh bình minh lên cho đến mặt trời lặn.


2- Nhịn chay vào tháng Romadon là một trong năm trụ cột vĩ đại của Islam được minh chứng qua lời Hadith sau:


قَالَ : ((بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُهُ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ وَحَجِّ الْبَيْتِ الحَرَامِ)) متفق عليه.


Nabi (saw) nói: "Islam được xây dựng trên năm trụ cột: lời tuyên thệ không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất và Muhammad là Thiên Sứ của Allah, dâng lễ Solah, xuất thuế Zakat, nhịn chay tháng Romadon và hành hương (Hajj) tại ngôi đền Ka'bah." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.


Như chúng ta đã biết sự nhịn chay được Allah ban xuống vào năm thứ nhì sau khi Nabi Muhammad (saw) di cư đến Medinah. Lúc đó, giáo lí Islam chưa bắt buộc tuyệt đối là người Muslim phải nhịn chay, nếu ai nhịn được thì tốt, còn ai không nhịn được thì phải xuất ra một số tiền hay đồ ăn để trả (đãi ăn) cho một người nghèo trong một tháng đó, xem như đó là hành động chuộc tội vì không nhịn chay được. Nhưng một thời gian sau thì giáo luật đã bắt buộc tất cả mọi nguời Muslim đều phải nhịn chay tháng Ramadan (ngoại trừ người già yếu, phụ nữ mang thai hay cho con bú... nhưng mỗi ngày phải trả (đãi ăn) cho một người nghèo), còn những người đang bị bệnh hay đang du hành cũng được phép xã chay, nhưng sau đó phải nhịn bù lại những ngày thiếu của tháng Ramadan. Tất cả người Muslim bắt buộc phải nhịn chay ngoại trừ những người có lí do chánh đáng thì được miễn, nhưng phải nhịn trả lại sau đó. Còn những người Muslim nào không kể vào những thành phần được miễn mà không chấp hành nhịn chay trong tháng Ramadan, thì xem như họ đã tự động ra khỏi cộng đồng của người Muslim...


Những người bắt buộc nhịn chay


và những người không bắt buộc nhịn chay


1- Nhịn chay bắt buộc đối với tất cả những người Muslim đã trưởng thành có khả năng và định cư tại quê nhà.


2- Người Kafir (người ngoại đạo) thì không bắt buộc nhịn chay và cũng không bắt buộc phải nhịn bù lại khi gia nhập Islam.


3- Trẻ em chưa trưởng thành thì không bắt buộc nhịn chay nhưng khuyến khích cho trẻ em nào có thể chịu nhịn để trở thành thói quen.


4- Những người khùng điên thì không bắt buộc nhịn chay và cũng không cần xuất bố thí cho người khác thay thế.


5- Những người già yếu không thể chống đỡ sự đói khát, và những người bị bệnh không hi vọng chữa khỏi thì được miễn nhịn chay nhưng bắt buộc phải xuất bố thí cho một người nghèo mỗi ngày nhịn chay (tức phải xuất 30 phần ăn trong tháng Ramadan cho người nghèo).


6- Những bệnh nhân có thể chữa khỏi được phép nhịn chay nếu có thể, nhưng nếu thấy sự nhịn chay rất khó khăn thì được phép ngưng nhưng bắt buộc phải nhịn bù lại trong những ngày tháng khác (trong năm) sau khi lành bệnh.


7- Những phụ nữ mang thai hay những phụ nữ đang cho con bú nếu thấy sự nhịn chay làm ảnh hưởng đến thai nghén hoặc ảnh hưởng cho sức khỏe của bé thì được phép không nhịn chay, nhưng phải nhịn bù lại sau khi sức khỏe tốt.


8- Những phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ hậu sản (tức ra máu sau khi sanh nở) được phép miễn nhịn chay nhưng phải nhịn bù lại vào những ngày khác tương ứng với số ngày không nhịn.


9- Những người rơi vào tình trạng buộc phải bỏ sự nhịn chay vì lý do cứu người khác khỏi lũ lụt hoặc hỏa hoạn thì được phép tạm hoản nhưng phải nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu.


10- Những người du hành xa nhà có thể chọn một trong hai cách: Được phép nhịn chay hay tạm thiếu, nếu chọn tạm thiếu thì sau đó phải nhịn bù lại cho số ngày đã thiếu trong chuyến du hành đó.


Những điều không làm hư sự nhịn chay


Không làm hư sự nhịn chay đối với những ai quên lãng hoặc vô ý hay bị ép buộc được chứng minh qua bằng chứng Allah đã phán:


قَالَ تَعَالَى:  رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذْنَا إِنْ نَسِينَا أَوْ أَخْطَأْنَا(286)


{Lạy Thượng Đế của chúng tôi! Xin Ngài đừng bắt tội chúng tôi nếu chúng tôi có quên lãng hay sai lầm} Al-Boqoroh: 286.


Allah phán ở chương khác:                                         


قَالَ تَعَالَى: إِلَّا مَنْ أُكْرِهَ وَقَلْبُهُ مُطْمَئِنٌّ بِالْإِيمَانِ (106)


{... Ngoại trừ ai là người bị ép buộc trong lúc tấm lòng của y hãy còn vui sướng với đức tin} Al-Nahl: 106.


Allah phán ở chương khác:


قَالَ تَعَالَى: وَلَيْسَ عَلَيْكُمْ جُنَاحٌ فِيمَا أَخْطَأْتُمْ بِهِ وَلَكِنْ مَا تَعَمَّدَتْ قُلُوبُكُمْ (5)


{Và các ngươi không có tội  nếu các ngươi nhầm lẫn trong việc xưng hô này. Ngược lại, điều đáng tội là khi các người có ý định trong lòng} Al-Ahzaab: 5.


Khi người nhịn chay ăn uống trong sự quên lãng thì không làm hư sự nhịn chay vì y bị quên.


Khi người nhịn chay ăn uống với lòng khẳng định rằng mặt trời đã lặn hoặc ánh bình minh chưa lên thì không làm hư sự nhịn chay vì y vô ý.


Khi người nhịn chay súc miệng lở nuốt nước qua cổ họng nhưng trong lòng không cố ý thì không làm hư sự nhịn chay, bởi vì y không cố ý.


Khi người nhịn chay ngủ bị mộng tinh (còn gọi làm giấc mộng ướt) cũng không làm hư sự nhịn chay, bởi vì y không cố ý.


Có tám điều làm hư sự nhịn chay


1- Quan hệ tình dục: Những ai cố ý quan hệ tình dục vào thời gian nhịn chay của tháng Romadon thì xem như sự nhịn chay của ngày đó không có giá trị, bắt buộc y phải nhịn chay bù lại sau tháng Ramadan và đồng thời phải chịu một hình phạt là: phóng thích một nô lệ, nếu không có nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liên tiếp, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng kiên tiếp thì phải xuất bố thí thức ăn cho sáu mươi người nghèo.


2- Nếu cố ý thủ dâm để xuất tinh trong thời gian nhịn chay hoặc âu yếm mơn trớn làm tình, hoặc ôm hôn có tính cách tình dục thì sẽ hư ngày chay đó.


3- Hư chay nếu ăn, uống hay hút thuốc lá.


4- Hư chay nếu tiêm loại thuốc có chứa dinh dưỡng nhằm thay thế thức ăn, bởi vì điều đó tương ứng với ăn uống, còn tiêm loại thuốc không có chất dinh dưỡng thì sẽ không làm hư sự nhịn chay, cho dù có tiêm vào cơ bắp hay mạch máu kể cả có cảm thấy vị thuốc trong cổ họng cũng không sao.


5- Hư chay nếu tiếp máu do bị mất máu.


6- Hư chay nếu ra máu kinh nguyệt hay máu hậu sản.


7- Hư chay nếu làm giác nẻ và những gì tương tự, còn tự nhiên máu ra như chảy máu cam, chảy máu nứu răng...  thì không làm hư sự nhịn chay.


8- Hư chay nếu ai cố ý làm cho ói, còn bị ói mữa tự nhiên do chóng mặt hay bị bệnh thì không sao.


Những điểm đáng quan tâm


Một trong những điều kiện của sự nhịn chay là phải có sự định tâm ở đó, ở đây có hai cách mà các nhà thông thái học (Ulama) Islam giải thích như sau:


         Thứ nhứt: Nên định tâm nhịn chay vào mỗi buổi sáng lúc ăn cơm khuya (shahu’a).


         Thứ nhì: Chúng ta có thể định tâm một lần một vào ngày đầu là nhịn chay nguyên tháng. Cho nên, nếu có lở ngũ quên, thì chúng ta đã định tâm nhịn nguyên tháng rồi hay nếu có chết đi trong tháng Ramadan thì chúng ta đã có ý định tốt với Allah. Vinh Quang ở Allah, giáo lí của Islam thật quảng bá rộng rãi, tạo mọi điều kiện dể dàng cho người Muslim.


1- Được phép định tâm cho sự nhịn chay trong lúc bị Junub (sau khi xuất tinh hay sau khi quan hệ tình dục...), nhưng sau đó bắt buộc phải tắm làm sạch (junub) sau khi bình minh lên.


2- Những phụ nữ sau khi sạch kinh và máu sanh bắt buộc phải tắm trước bình minh lên và phải nhịn chay cho dù chưa kịp tắm junub.


3- Người nhịn chay được phép nhổ răng, chữa trị vết thương, nhỏ thuốc vào lỗ mũi, lỗ tai… những trường hợp này không làm hư sự nhịn chay cho dù có cảm thấy thuốc đã vào cổ.


4- Người nhịn chay được phép sử dụng Siwaad (cây chà răng) bất cứ lúc nào buổi sáng hay buổi chiều giống như người không nhịn vì nó là Sunnah Muakkadah (Nabi (saw) thường làm).


5- Người nhịn chay được phép sử dụng mọi phương tiện làm giảm nóng và khác nước như sử dụng quạt gió, máy lạnh.


6- Người nhịn chay được phép thắm nước lên miệng nhằm làm dể thở khi bị khó chịu...


7- Người nhịn chay được phép tha nước lên môi khi bị khô, tương tự thế được phép ngậm nước nhưng không được phép cho nước vào trong cổ họng.


8- Theo Sunnah nên ăn cơm để nhịn chay khi gần đến giờ bình minh (giờ solah Fajr) và xả chay ngay khi mặt trời vừa lặn (tức đến giờ xả chay Magrib). Thức ăn tốt nhất khi đến giờ xã chay là 3 trái chà là tươi, nếu không có thì chà là khô, nếu không có thì một ly nước lã, nếu không có thì bất cứ thức ăn Halal nào cũng được, còn nếu không có nữa thì định tâm được phép nhịn ăn ngay bây giờ cho đến khi tìm được thức ăn.


9- Theo Sunnah nên làm mọi điều qui phục Allah và tránh xa mọi điều bị cấm đoán.


10- Bắt buộc người nhịn chay luôn luôn thi hành nhiệm vụ và tránh xa mọi điều cấm kỵ, nhất là dâng lễ Solah ngày năm lần trong giờ qui định cùng tập thể nếu ở cùng tập thể, từ bỏ lời dối trá, nói xấu, gian lận, cho vai lấy lãi và nên cẩn thận tất cả mọi lời nói hay hành động. Thiên Sứ (saw) nói rằng:


قَالَ رَسُولَ اللَّهِ: ((مَنْ لَمْ يَدَعْ قَوْلَ الزُّورِ وَالْعَمَلَ بِهِ فَلَيْسَ لِلَّهِ حَاجَةٌ فِي أَنْ يَدَعَ طَعَامَهُ وَشَرَابَهُ)) رواه البخاري.


"Ai không từ bỏ lời dối trá mà còn tiếp tục nói dối thì Allah không cần thiết đến sự nhịn ăn và nhịn uống của y." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.


Trong tháng Ramadan một sự hành đạo bắt buộc (fardu) được tăng lên đến 70 lần, còn hành đạo sunnah thì được phước như sự bắt buộc. Tháng mà Allah cho mở tám cửa của thiên đàng để đón chào nô lệ trung kiên một lòng vì Ngài, tháng mà Allah ra lệnh xiềng xích những ma quỹ (shaiton) lại để chúng không được tự do lộng hành lôi cuốn hay quyến rũ những nô lệ của Ngài như những tháng khác, tháng làm ít nhưng hưởng nhiều phước đức. Cho nên hãy cảnh giác mà tạo dựng thêm hành trang, vì cơ hội chỉ đến với chúng ta một lần trong một năm mà thôi, không chắc gì năm tới chúng ta còn sống để hân hoan chào đón tháng Ramadan hồng phúc khác...


         Cuối cùng, những người nhịn chay sẽ gặt hái được hai điều vui mừng, một là khi xã chay, được ăn uống và trở về với tình trạng bình thường, sau khi trải qua cuộc thí nghiệm về tinh thần và vật chất, đó là kết quả ở trần gian. Thứ nhì là khi gặp được Đấng Tạo Hóa Ngài sẽ ban thưởng cho người nhịn chay không giống như những sự hành đạo khác, và được mời vào Thiên Đàng trong đó có cánh cửa mang tên là “Ar Raiyan” chỉ dành cho người nhịn chay mà thôi. Insha-Allah.


والحمد لله رب العالمين، والصلاة والسلام على نبينا محمد وعلى آله وصحبه أجمعين، وبعد:


Tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ, cầu xin phúc lành và bình an cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi và bằng hữu của Người, amin.


 


Abu Mohsen và Abu Hisaan ibnu Ysa soạn thảo.


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.