Giáo luật đặc biệt về Hadj liên quan đến phụ nữ:
1. Al Muharram: Giáo lý tổng quát về Hadji cho đàn ông cũng như đàn bà là phải theo đạo Islam, tự do (không phải nô lệ hay ràng buộc bởi sở hữu chủ nào mà họ không có được tự do đi lại); đến tuổi trưởng thành; có dư giả về tài chính. Người phụ nữ muốn đi làm Hadji thì bắt buộc phải có người Al Muharram đi theo (có nghĩa là chồng hoặc những ai không thể cưới họ làm vợ được, thí dụ như cha ruột, anh em trai, cha chồng hoặc con trai của mình (tạm dịch là giám hộ)). Qua hadith dẫn chứng như sau:
Ông Ibnu Abbas ® thuật lại là ông có nghe Rosul (saw) đọc diễn thuyết: « Không được chung đụng giữa đàn ông với đàn bà ngoại trừ có muharram 'giám hộ', và phụ nữ không được du hành một mình ngoại trừ bên cạnh có giám hộ. Khi nghe vậy có một vị sohabah đứng dậy thưa: - Thưa thiên sứ của Allah, vợ của tôi đang trên đường đi làm hadji, còn tôi thì đang tham gia vào mặt trận. Nghe vậy Rosul (saw) nói: Vậy ông hãy lên đường làm hadji chung với vợ của ông». Al Bukhory và Muslim.
Ông Ibu Omar ® thuật lại lời của Rosul (saw): « Phụ nữ không được du hành riêng rẽ một mình, ngoại trừ có giám hộ đi theo ». Al Bukhory và Muslim.
Có rất nhiều hadith dẫn chứng việc cấm phụ nữ đi làm Hadji hay du hành mà không có giám hộ đi theo. Bởi vì bản tính yếu đuối của phụ nữ đôi khi không gánh chịu được sự cực khổ trong việc di chuyển, tuy ngày hôm nay xã hội đã tân tiến hóa nhưng không phải vì đó mà không cực nhọc, về thể xác thì ít nhưng tinh thần vẫn không thay đổi. Cho nên khi gặp nạn hay đôi khi phải ngồi chờ máy bay hay xe lửa hay xe ca cả tiếng đồng hồ một mình, thì những gì sẽ xảy ra... nên lúc nào cũng cần phải có giám hộ hay đàn ông bên cạnh.
Người giám hộ đó phải là người trưởng thành, đầy đủ trí khôn và là người muslim, chứ người khác đạo không được tín nhiệm. Nếu trường hợp bất đắc dĩ không có ai cùng đi thì phải liên hệ với những người phụ nữ thân thuộc cùng đi chung.
2. Nếu trường hợp đi làm Hadji Nafal (không bắt buộc) thì người đàn bà đó phải hỏi ý kiến của chồng, vì sự hành hương đó không còn là sự bắt buộc của người vợ mà thuộc về quyền hành của chồng. Trong Al Mougny quyển 3 trang 240 giải thích: « Nếu trường hợp đi làm Hadj tự nguyện, thì người chồng nên khuyên vợ không nên đi. Ông ibnu Al Munzar nói: - Theo sự hiểu biết và nghiên cứu của tôi và hầu hết Ulama đều đồng cho rằng người chồng nên khuyên vợ không nên đi làm hadji tự nguyện một mình vì đây không phải là sự bắt buộc, và nó nằm trong quyền hạn của chồng ».
3. Phụ nữ có thể làm Hadji và Umroh thế cho người đàn ông quá cố.
Shiekh Islam ibnu Taymiya giải thích trong Al Madmoua Al Fatawa quyển 26 trang 13 như sau: Hầu hết các vị Ulama đều đồng thuận cho là phụ nữ có thể đi làm Hadji thay thế cho những phụ nữ khác (như con cháu hay người thân), và bốn vị Imam của bốn Mashab và đa số Ulama đều đồng ý cho rằng người đàn bà cũng được phép đi làm Hadji cho người đàn ông qua bằng chứng sau : Bà Khos-amiyah có hỏi Rosul (saw): - Thưa thiên sứ của Allah, Hadji là điều bắt buộc mà Allah ra lệnh cho mọi người Muslim, nhưng lúc ba tôi còn sống thì đã lớn tuổi nên không có sức khỏe và sau đó ông đã mất (không kịp thi hành), vậy hôm nay tôi có thể đi thế cho ba tôi không ? Rosul (saw) đã cho phép bà ấy đi làm Hadji cho ba của bà ta.
4. Trường hợp phụ nữ trên đường đi làm Hadji, nếu có kinh nguyệt hay có máu sanh thì cứ tiếp tục lên đường, nếu trường hợp phải dừng chân để thay đồ ehrom khi đến ranh giới, phụ nữ có kinh vẫn ăn mặc bình thường như phụ nữ khác, vì ehrom không bắt buộc phải sạch khi người phụ nữ có kinh hay có máu sanh.
Trong Al Mougny quyển 3 trang 293-294 có giải thích: Sự tắm rửa làm sạch là điều nên làm khi thay đồ ehrom đối với nam và nữ, nhưng có những trường hợp ngoại lệ thì vẫn có giá trị. Bởi vì ông Ja'bir ® có thuật lại một trường hợp như sau : « Khi chúng tôi đến Zul Hulaifah (ranh giới thay đồ ehrom), thì bà Asma'u con của ông Umaisy hạ sinh cậu bé Mohammad (con ông AbuBakar), khi đó bà gửi người đến hỏi Rosul (saw) phải làm sao? Rosul (saw) trả lời: - Hãy tắm rửa làm sạch và lấy vải che lại (chổ đó) rồi mặc đồ ehrom như mọi người ». (Al Bukhory và Muslim).
Ông Ibnu Abbas ® thuật lại lời của Nabi (saw) nói: « Ðàn bà có máu sinh hay có kinh nguyệt khi đến địa điễm thay đồ ehrom thì vẫn làm như mọi phái nữ khác và thi hành mọi điều Hadj ngoại trừ không được tawaf trong masjid và solah ». (Do Abu Dawud ghi lại).
Và có lần Rosul (saw) đã ra lệnh cho bà Aysah tắm làm sạch khi đi làm hadji dù bà đang có kinh nguyệt.
Những phụ nữ có kinh hoặc có máu sanh phải tắm rửa làm sạch và băng chổ kín lại là sự vệ sinh thân thể, vì khi đi làm Hajj sẽ sống chung đụng với nhiều người, cho nên sự làm sạch này sẽ tránh sự chú ý của những người khác và giữ đồ ehrom trong tình trạng thanh khiết, tuy nhiên nếu đã lấy vải che lại trong lúc ehrom mà máu vẫn ra thì không hại gì ehrom đó cả. Người phụ nữ đó vẫn tiếp tục thi hành mọi điều của Hajj, ngoại trừ những điều cấm trên. Trường hợp ban đầu đã định tâm làm Hajj Tamattoa (Umroh rồi Hajj), nhưng đến ngày đi Arafah mà vẫn chưa được sạch, thì nay phải đổi lại làm “Hadj Korin”.
Qua bằng chứng sau: Bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng) đi làm Umroh thì có kinh nguyệt, Rosul (saw) thấy bà đang khóc, Rosul (saw) hỏi: - Có phải bà có kinh không? Bà Aysah trả lời: - Thưa đúng vậy. Rosul (saw) nói: - Ðó là điều mà Allah đã tạo ra cho con gái của Nabi Adam, bà hãy làm những điều như những người khác làm ngoại trừ không được tawaf. (Al Bukhory và Muslim).
Ông Ja'bir ® thuật lại: « Khi Rosul (saw) viếng thăm bà Aysah thì thấy bà đang khóc, Nabi (saw) hỏi: - Bà có chuyện gì vậy? Bà Ayash trả lời: - Tôi vừa có kinh, trong lúc đó mọi người được thi hành Umroh và những điều khác của Hadji, còn tôi thì không được đi tawaf. Rosul (saw) nói: - Ðó là điều mà Allah đã tạo ra cho con gái của Nabi Adam, bà hãy tắm làm sạch và thi hành Hadji, khi nào sạch thì bà đi Tawaf và Sa-y. Như vậy bà đã thi hành xong hadji và umroh như mọi người ». (Al Bukhory và Muslim).
5. Phụ nữ chuẩn bị gì khi mặc đồ ehrom: Trước khi mặc đồ ehrom, người đàn ông cũng như đàn bà cần phải làm sạch ở thân thể như tắm rửa sạch sẽ, cạo lông nách hay lông vùng kín, cắt móng tay móng chân, có thể sức dầu thơm trên mình hay kem bảo vệ da, nhưng không được bốc mùi thơm để người khác chú ý. Vì những điều này khi mặc đồ ehrom rồi không thể làm được, qua hadith của bà Aysah như sau: “Chúng tôi cùng tháp tùng với Rosul, trước khi mặc đồ ehrom chúng tôi đã thoa phấn trên mặt, khi mồ hôi chảy nó hiện ra trên gương mặt chúng tôi, Rosul thấy nhưng không hề cản chúng tôi”. (Do Abu Dawud ghi lại).
6. Lúc định tâm làm Umroh, phụ nữ nào có che mặt bằng miếng vải hay đồ che hai con mắt như những phụ nữ ở Trung Đông thường dùng, thì nên tháo ra và hai găng tay cũng không được mang, qua hadith của Rosul (saw):
« Không được che hai con mắt bằng vật cứng khi phụ nữ mặc đồ ehrom » (Do Al Bukhary ghi lại).
Vật che mặt này có thể làm bằng bạc hay vật nhẹ, nhưng khi mặc đồ ehrom, phụ nữ không được đeo nó như ngày thường, nhưng khi có người lạ mặt họ chỉ che mặt lại với khăn đội đầu, cũng như họ không được đeo găng tay, nhưng phải che nó lại bằng khăn che thân. Vì gương mặt cũng như bàn tay đều là awrot hay cần phải che lại trước mặt người lạ.
Shiekh Islam Ibnu Taymiya giải thích: Toàn thân phụ nữ đều là awrot hay cấm người lạ nhìn thấy, cho nên tốt cho họ khi mặc đồ ehrom nên dùng khăn đội đầu che mặt lại và ngay cả hai tay, chứ không được dùng đồ che mặt làm bằng tre hay may và không được đeo găng tay.
Ông Ibnu Al Qaiyim giải thích trong Tahzib As Sunnan quyển 2 trang 35: « Không có một hadith nào nói Rosul (saw) cho phép phụ nữ để lộ mặt khi mặt đồ ehrom, ngoại trừ không cho đeo đồ che hai con mắt lại như bà Asma'u nói bà che mặt lại khi bà trong trạng thái ehrom ».
Bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại: « Chúng tôi cùng đi với Rosul (saw) trong lúc ehrom, khi những người lạ đi ngang qua đoàn chúng tôi, chúng tôi lấy khăn đội đầu che mặt lại, khi họ đi khỏi, chúng tôi gỡ nó ra ». (Nghĩa là khi không có người lạ, chúng tôi không che mặt khi mặc ehrom). (Do Abu Dawud thuật lại).
Ðược hiểu qua hadith trên khi phụ nữ mặc ehrom, không được che mặt bằng vật có hình mặt người, dù bằng vải cứng hay bằng mây tre, bằng mũ hay mang găng tay như hình hài con người. Sự che mặt bằng những vật đó hay đeo găng tay giống như cấm đàn ông đội nón vậy.
7. Khi phụ nữ mặc đồ ehrom, họ có thể mặc bất cứ những trang phục nào ngoại trừ những trang phục gây sự chú ý qua màu mè hay sang trọng của nó, không được ăn mặc như đàn ông, cũng như không được mặc đồ chật hẹp để thấy dạng của thân hình hay đồ mỏng hoặc đồ ngắn có thể thấy hai bàn chân và hai bàn tay, đồ phải kín đáo và rộng rãi.
Ðồ ehrom của phụ nữ không nhất thiết như thế nào, miễn không có màu mè gây chú ý, hay khiêu khích... Họ có thể mặc quần ở trong rồi áo dài và khăn che mặt ở ngoài hay giống như đồ soly của người phụ nữ Á Châu thường mặc và họ có thể thay đồ đó khi họ cần.
8. Sunnah cho phụ nữ sau khi đặt trong tình trạng erhom, thì họ không được đọc câu talbiyah (Labbaikolloh…) lớn tiếng mà người khác nghe được, họ chỉ đọc đủ cho họ nghe một mình mà thôi.
Ông Ibnu Abdulbar nói: « Hầu hết Ulama đều nói là sunnah cho phụ nữ chỉ đọc câu talbiyah nhỏ để tự họ nghe mà thôi, vì tiếng nói của phụ nữ là sự khêu gợi chú ý cho của phái nam, vì vậy phụ nữ không được phép đọc Azan và Ikomah, cũng như khi nhắc nhở Imam lúc quên khi soly, họ chỉ được quyền vỗ tay (lòng bày tay với mặt bàn tay kia), và cũng không được đọc tasbieh (subha’nallah) như đàn ông ».
9. Khi phụ nữ tawaf họ phải che kín lại toàn thân, không lớn tiếng, cũng như không được nhìn kẻ lạ mặt, không được chen lấn nhau, nhất là đến gần hai điểm « Hajarol Aswat » (Cục đá đen) và Rukun Yaman (góc thứ tư của Kab’ah). Mặc dù sunnah là nên hôn cục đá đen hay đi tawaf gần kab’ah nhưng không vì thế mà chen lấn để bị hại đến sự cấm đoán, vì sự chen lấn xô đẩy là điều cấm.
Ông Imam An Nawawy nói trong Al Madmoau quyển 8 trang 37: « Chúng tôi đồng ý là không nên để phụ nữ hôn đá đen và giơ tay salam khi đi ngang rukun yaman, nhất là khi đông người sẽ gây nhiều phiền phức cho họ và cho người khác ».
Trong Al Mougny Al Mougny quyển 3 trang 331 giải thích: « Tốt cho phụ nữ đi tawaf vào ban đêm, vì ban đêm sẽ ít người và ít ai thấy họ rõ, cho nên họ có thể tawaf gần hơn và có thể salam và hôn đá đen ». (Nhưng bây giờ thì hoàn cảnh đã khác xưa, vì đèn sáng như ban ngày và người ta đông hơn xưa nhiều).
10. Trong المغني Al Mougny quyển 3 trang 394 giải thích, khi phụ nữ tawaf và sa-y thì họ đi bộ từ từ chứ không đi nhanh hay tỏ vẻ chạy như đàn ông.
Ông Ibnu Al Munzar nói: Hầu hết Ulama đều đồng thuận là phụ nữ đi tawaf và sa-y một cách từ từ chứ không đi nhanh như đàn ông tỏ vẻ như chạy, vì làm như vậy có thể lộ diện thân hình, nên họ không được phép chạy hay đi nhanh như đàn ông.
11. Những điều phụ nữ được thi hành và không được thi hành khi đi làm hadji cho đến khi hết kinh nguyệt.
Phụ nữ đi làm Hadji trong lúc có kinh nguyệt thì họ được: Mặc đồ ehrom, có mặt ở Arafah, ở Musđalifah, liệng đá ở Muna, nhưng không được tawaf ở trong masjid cho đến khi sạch, qua hadith mà Rosul (saw) đã nói với bà Aysah (R).
Ông As Shawka’ny giải thích trong Nailal Awtgor quyển 5 trang 49: Qua ý nghĩa rõ rệt của hadith trên đã cấm phụ nữ có kinh nguyệt tawaf cho đến dứt kinh rồi tắm làm sạch xong mới tawaf. Sự cấm này có ý nghĩa tuyệt đối, nếu phụ nữ nào có kinh mà đi tawaf thì sự tawaf này trở thành vô dụng. Còn đi sa-y không thể thi hành, ngoại trừ sau khi tawaf xong, vì Rosul (saw) đã không cho phép sa-y ngoại trừ sau khi thi hành tawaf xong.
Imam An Nawawy giải thích trong Al Madmoua quyển 8 trang 82: Nếu ai đó có đi sa-y trước tawaf thì sự sa-y đó không có hiệu lực, đây cũng là ý kiến của đa số. Nhưng một số Ulama khác như Al Mawarđy, Malik, Abu Hanifah, Ahmad, Ibnu Munzar dựa theo hadith ghi lại của ông Atgo cho rằng sự sa-y đó có hiệu lực.
Qua bằng chứng cụ thể là Nabi (saw) đi sa-y sau khi tawaf xong và nói: « Hãy lấy đó 'bắt chước theo đó' mà thi hành hadji của các ngươi ». Qua những hadith được ghi lại từ một sohabah, được biết là họ có nói là Sa-y trước khi tawaf, ý nghĩa ở đây là Sa-y sau khi Tawaf Al Kuđum trước khi Tawaf Ifađoh hay bắt buộc của Hadji.
Shiekh Mohamad Al Amine As Shankity (R) giải thích trong Tafsir Adwa’ul Ba’yan quyển 5 trang 252 أضواء البيان : « Ðược biết, hầu hết Ulama đều đồng thuận là Sa-y chỉ được thi hành sau khi đã Tawaf xong, nếu ai đó đã làm Sa-y trước Tawaf thì sự Sa-y đó coi như là không có hiệu lực. Ðây cũng là ý kiến của bốn đại Imam của bốn Mashab. Sau đó ông giải thích thêm ý nghĩa như đã giải thích của hadith do ông Ibnu Sharik thuật lại là: Trước khi tôi Tawaf ở đây có nghĩa là trước khi Tawaf Ifadoh, đó là rukun hay bắt buộc của Hadji, hay ông đã Sa-y và Tawaf kuđum trước đó ».
Trong المغني Al Mougny quyển 5 trang 240 cũng giải thích là sự Sa-y phải đi sau sự Tawaf, không thể làm ngược lại thứ tự của nó, cho nên sự Sa-y trước Tawaf không có giá trị.
Lưu ý: Trường hợp phụ nữ vừa mới Tawaf xong, thì máu kinh nguyệt lại xuất ra, thì trường hợp này người đó phải đi Sa-y, bởi vì Sa-y không cần thiết phải có nước solah. Trong Al Mougny quyển 5 trang 246 giải thích: Đa số Ulama đồng cho rằng không cần thiết khi đi Sa-y phải có nước Solah hay sạch, đó cũng là ý kiến của ông Atgor Malik, As Shafi-y, Abu Sawro và và người khác nữa.
Ông Abu Dawud thuật lại: "Tôi nghe Imam Ahmad nói: - Nếu phụ nữ nào vừa Tawaf xong thì máu kinh nguyệt xuất hiện thì nên đi Sa-y liền, giống như trường hợp của bà Aysah và bà Ummul Salamah nói: - Nếu phụ nữ nào Tawaf và soly hai rak’at xong, rồi máu kinh nguyệt đến thì nên Sa-y liền lúc đó ».
12. Phụ nữ được phép rời Musđalifah cùng với những người già yếu sau khi mặt trăng vừa lặn, khi về đến Muna thì họ phải đi liệng đá ở cột trụ Jamrotul Akbah (cột trụ lớn), sợ đến trễ sẽ vất vả vì đông người.
Trong Al Mougny quyển 5 trang 286 giải thích: « Vì lý do đông người, phụ nữ hay người già yếu có thể rời Musđalifah sớm hơn. Ngày xưa ông Abdurrohman ibn Awfu đã cho gia đình ông ta đi trước, ngay cả bà Aysah cũng vậy. Theo ông Atgo, As Thawry, As Shafi-y, Abu Dawud và những Ulama khác đều đồng thuận quan điểm này. Ðây cũng là sự dễ dàng cho phụ nữ để tránh sự đụng chạm vì chen lấn. Và đây cũng là sự hành đạo theo sự giáo huấn của Nabi Muhammad (saw) ».
Imam As Shawka'ny giải thích trong Nailal Awtgor quyển 5 trang 70: « Dựa theo bằng chứng trên thì chỉ cho phép những người có lý do đi liệng đá (vào sáng mùng mười) trước khi mặt trời mọc, còn những người không có lý do thì chỉ được phép liệng đá sau khi mặt trời mọc ».
Imam An Nawawy giải thích trong Al Madmoua quyển 8 trang 120: « Theo Imam As Shafi-y và những bạn hữu của ông nói: Theo sunnah nên cho phụ nữ và những người già yếu rời Musđalifah trước khi hừng sáng nghĩa là sau nửa đêm đến Muna để liệng đá cột trụ Jamrotul Akbah trước khi số người đến đông đủ thì sẽ gây sự chen lấn vất vả cho họ ».
13. Phụ nữ khi đi làm Hadji hay Umroh chỉ cắt một chút tóc trước trán của họ chứ không được phép cạo trọc như đàn ông.
Trong Al Mougny quyển 5 trang 310 giải thích: Không có sự bất đồng về sự cấm đàn bà cạo đầu, phụ nữ chỉ cắt bớt một chút tóc trên trán mà thôi qua hadith sau:
Ông Ibnu Abbas thuật lại lời của Rosul (saw): “Phụ nữ không có cạo đầu mà chỉ cắt một ít tóc thôi”. (Do Abu Dawud ghi lại).
Ông Aly ® thuật lại lời của Rosul (saw): “Rosul đã cấm phụ nữ cạo đầu”. (Do At Tirmizy ghi lại).
14. Phụ nữ có kinh nguyệt sau khi liệng đá ở cột trụ thứ nhất rồi cắt tóc xong kể như đã tạm xong phần ehrom, họ được tạm coi như sống trong tình trạng bình thường, tuy nhiên chưa được phép gần gũi với chồng, cho đến khi Tawaf Ifađoh hay bắt buộc xong. Nếu trong lúc này, họ gần gũi với chồng, bắt buộc cho họ hay phụ nữ đó phải đền một con lạc đà cắt cổ và chia thịt cho người nghèo tại Mecca, bởi vì họ chưa hoàn toàn thoát thân từ tình trạng ehrom hay tình trạng ràng buộc.
15. Trường hợp phụ nữ Tawaf Ifađoh xong rồi có kinh nguyệt, họ có thể rời Mecca lúc nào họ muốn mà không bắt buộc họ phải Tawaf wađah hay Tawaf từ giã, qua hadith của bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng) sau:
« Bà Sofiyah (vợ của Rosul) con của ông Huyayi có kinh sau khi Tawaf Ifađoh. Tôi mới thông báo cho Rosul (saw) biết, Rosul hỏi: - Bà ấy có chuyện gì cản trở vậy? Tôi trả lời: - Bà ấy có kinh sau khi đã Tawaf Ifađoh xong. Rosul nói: - Chỉ có vậy thôi sau, hãy lên đường. Có nghĩa là không bắt buộc cho bà ta phải đợi cho hết kinh rồi mới Tawaf từ giã xong mới được phép rời Mecca.
MOHAMAD HOSEN chuyển ngữ