GIÁO LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI PHỤ NỮ MUSLIMATE TRONG THÁNG RAMADAN Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI PHỤ NỮ MUSLIMATE TRONG THÁNG RAMADAN

18.09.2008 23:56 - đã xem : 2612

Sự nhịn chay tháng Ramadan là một trong những điều bắt buộc cho mọi người Muslim dù nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ (đến tuổi dậy thì), vì đó là một trong năm nền tảng căn bản của Islam mà Allah đã phán trong kinh Qur’an như sau:

قال تعالى: (يآ يها الذين ءامنوا كتب عليكم الصيام كما كتب على الذين من قبلكم لعلكم تتقون) البقرة الآية 183. « Hỡi những kẻ vững lòng tin! Các ngươi phải nhịn chay như tổ tiên của các ngươi đã làm, rồi các ngươi sẽ trở thành người chính trực ». S.2/183


Trong đoạn kinh trên, từ ngữ كتب có nghïa là فرض (bắt buộc), cho nên khi cô gái đến tuổi trưởng thành thì bắt buộc cho cô ấy phải nhịn chay. Tuổi trưởng thành trong Islam không nhất định là bao nhiêu tuổi, mà tính khi nào cô gái vừa lớn lên có kinh nguyệt lần đầu, thì kể từ giờ phút đó được xem là vào tuổi trưởng thành.


 nhiều cô bé dù đã có kinh nguyệt nhưng nghĩ rằng mình chưa đến mười tám tuổi hoặc chỉ mới mười hai hay mười ba rồi không chịu nhịn chay của tháng Ramadan và cũng không thèm dò hỏi cha mẹ hay bạn bè, thế là quên đi nền tảng thứ tư của Islam. Nhưng theo giáo luật, nếu những cô gái nào đã biết có kinh lần đầu (nghĩa là vào tuổi trưởng thành) mà không nhịn chay trong tháng Ramadan, sau khi hiểu được giáo luật Islam thì bắt buộc phải nhịn chay trả lại (Qador) những ngày không nhịn chay đã qua, bởi vì nó vẫn còn trong quyền hạn của cô ta. (Theo giáo lý phải nhịn trả những ngày thiếu và phải bố thí mỗi ngày thiếu bằng nửa kilo gạo).


         من يجب عليه رمضان..


Ai là những người bắt buộc phải nhịn chay.


Khi thấy trăng để vào tháng Ramadan thì bắt buộc cho những người Muslim dù nam hay nữ khi đã đến tuổi trưởng thành và đang ở tại chỗ (địa phương) đều phải nhịn chay (nghĩa là không phải những người đang đi du lịch hay đang xa nhà). Nhưng đối với những người đang bị bệnh hay đi du hành trong tháng Ramadan, thì họ được phép không nhịn chay nhưng phải nhịn trả lại những ngày thiếu đó vào ngày tháng khác của năm đó. Qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (فمن شهد منكم الشهر فليصمه ومن كان مريضا أو على سفر فعدة من أيام أخر). البقرة ، الآية 185.


« Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (hoặc có mặt tại nhà) tháng đó thì phải nhịn chay trọn tháng, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu về sau ». Sourat Al Baqarah 2:185.


Tuy nhiên, đối với những bô lão (nam cũng như nữ) hoặc những người bệnh nằm liệt giường lâu ngày mà không hy vọng sẽ lành mạnh nay mai, thì họ được quyền không nhịn chay nhưng phải xuất tiền cho người nghèo mỗi ngày nửa kilo gạo hay thức ăn tương đương với một buổi xả chay. Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an:


قال تعالى: ( وعلى الذين يطيقونه فدية طعام مسكين).البقرة الآية 184.


« Nhưng đối với ai có khả năng kiêng cữ (nhưng rất chật vật trong viêc nhịn chay vì già yếu) họ có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn từng ngày một người thiếu thốn ». Sourat Al Baqarah 2:184


Theo sự giải thích của ông Ibnu Abbas ®: - Ðối với người lớn tuổi không đủ khả năng chịu đựng để nhịn chay, thì được miễn. Và những người bệnh không hy vọng lành bệnh nay mai cũng được coi như những người lớn tuổi qua ý nghĩa của ayat trên.


Những điều đặc biệt sau đây sẽ làm cản trở những phụ nữ không thể thực hiện nhịn chay, nhưng họ phải nhịn chay trả lại những ngày thiếu này, đó là:


1)- الحيض والنفاس...


1. Kinh nguyệt và máu sinh.


Khi phụ nữ có kinh nguyệt và có máu sanh, giáo lý cấm họ không được nhịn chay, nhưng họ phải ăn trả lại những ngày thiếu đó vào lúc khác trong năm khi họ không còn kiêng cữ, qua hadith như sau:


عن عائشة رضي الله عنها قالت: (كنا نؤمر بقضاء الصوم ، ولا نؤمر بقضاء الصلاة). رواه الصحيحين.


Bà Aisha (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại khi có người hỏi : « Tại sao khi người phụ nữ có kinh nguyệt hay có máu sanh thì không được nhịn chay nhưng sau đó phải nhịn chay trả lại những ngày thiếu đó, cũng nằm trong trường hợp đang có kinh nguyệt hay có máu sanh nên không thể solah, nhưng sau khi hết kinh nguyệt thì được miễn solah bù lại những ngày thiếu ấy ? Bà Aisha trả lời : - Trường hợp nhịn chay thì Rosul ra lệnh cho chúng tôi phải nhịn chay trả lại sau đó, còn solah thì Rosul nói được miễn luôn, không cần trả solah trả lại». Al Bukhory và Muslim


Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiya: « Khi phụ nữ có kinh, máu từ thân thể con người xuất ra để tẩy sạch những máu hàng tháng của đàn bà, khi máu xuất ra, con người bị yếu và mất đi những chất cần thiết để bồi bổ cơ thể, đôi lúc khi có kinh làm cho người đàn bà yếu đi về thể xác lẫn tinh thần. Cho nên khi nhịn chay, cơ thể con người cần rất nhiều chất máu và nhiều chất sinh tố khác để bồi đắp cho cơ thể, cho nên nếu họ nhịn chay vào lúc máu đang xuất ra, thì sẽ hại đến cơ thể và làm cho sức khỏe yếu đi, vì lý do đó, Islam cấm không cho phụ nữ nhịn chay khi có kinh nguyệt hay có máu sanh, nhưng bắt buộc họ phải nhịn trả lại vào những lúc họ không kiêng cữ và khỏe mạnh ».


2)- الحمل والإرضاع..


2. Phụ nữ đang có bầu hay cho con bú.


Trường hợp phụ nữ nào đang có bầu hay đang trong thời gian cho con bú, họ cảm thấy rất vất vả và có khả năng gây hại đến sức khỏe của mình, thì họ được phép tạm ngưng không nhịn chay thời gian đó,  .nhưng sau đó phải nhịn chay trả lại  Nhưng trường hợp người mẹ chỉ lo cho sức khỏe của đứa con không thôi, thì sau đó người mẹ phải nhịn chay trả những ngày thiếu và phải trả thêm tiền bố thí cho người nghèo ăn bữa cơm bao nhiêu ngày họ thiếu.


Vì những người đang mang bầu và những người cho con bú thì nằm trong trường hợp của ayat sau:

“Nhưng đối với ai có khả năng kiêng cữ (nhưng rất chật vật trong việc nhịn chay vì già yếu) họ có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn từng ngày một người thiếu thốn”. Sourat Al Baqarah 2:184.


Ông Al Hafis ibnu Khathir giải thích: Ý nghĩa của dòng thiên kinh trên liên quan đến người đàn bà có mang hoặc người mẹ cho con bú, nếu họ sợ nguy hiểm đến tính mạng của họ hay của con họ.


Shiekh Islam Ibnu Taymiya giải thích: Nếu người đàn bà có mang, sợ nguy hại đến sức khỏe của hài nhi trong bụng thì họ nên xả chay, nhưng phải nhịn chay trả lại ngày thiếu đó và kèm thêm sự bố thí cho người nghèo mỗi ngày khoảng nửa kílo gạo hay thức ăn khác.


تنبيهات:


Lưu ý:


1) Al Mustahaiđ (Bạch huyết): Đối với phụ nữ nào có ‘bạch huyết’ thì bắt buộc họ vẫn phải nhịn chay như thường, họ không được quyền xả chay vì lý do đang bị bạch huyết.


Shiekh Islam Ibnu Taymiya giải thích về sự xả chay của đàn bà khi có kinh nguyệt: « Ngược lại đối với người có bạch huyết, tình trạng của họ như bình thường nên ngày giờ nào họ cũng nhịn chay được, vì những máu của bạch huyết xuất ra đó không khác gì như một người bị ói mữa một chút ít, hoặc bị trầy da tay ra máu hay bị mộng tinh vào ban ngày, cho nên không có lý do chính đáng mà không thể nhịn chay được, nên họ phải nhịn chay như người bình thường ».


2) Ðối với phụ nữ có kinh nguyệt, có mang hoặc cho con bú đã không nhịn những ngày chay của tháng Ramadan bắt buộc đó, thì trong năm đó phải nhịn trả lại những ngày thiếu đó trước khi Ramadan của năm tới đến. Cũng vậy, trường hợp những người bị lâm bệnh hay du hành trong tháng Ramadan bắt buộc nên không nhịn chay, thì cũng phải nhịn trả lại trước khi Ramadan khác đến. Nếu năm đó họ không nhịn được, vào năm sau họ phải nhịn trả lại những ngày thiếu của năm trước và thêm phần bố thí cho người nghèo bữa ăn mỗi ngày đã thiếu.


3) Phụ nữ đã có chồng thì không được phép nhịn chay « sunnah » hay « tự nguyện » nếu không được phép của người chồng, qua hadith sau:


عن أبي هريرة رضي الله عنه أن النبي صلى الله عليه وسلم قال: (لا يحل لامرأة أن تصوم وزرجها شاهد إلا بإذنه). البخاري ومسلم و في بعض الروايات عن أحمد وأبي داود (إلا رمضان).


Ông Abi Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw): “Phụ nữ không được phép nhịn chay tự nguyện khi không có phép của chồng”. Al Bukhary và Muslim. Theo hadith của Imam Ahmad và Abu Dawud ghi lại: “Ngoại trừ Ramadan”. Nghĩa là nhịn chay Ramadan không cần hỏi ý của chồng.


Nếu phụ nữ đã có chồng mà muốn nhịn chay tự nguyện thì phải hỏi ý của chồng, nhưng chồng đi xa (không có chồng ở nhà) thì họ được tự ý nhịn chay, mà tốt nhất là nhịn chay vào ngày thứ hai hay thứ năm trong tuần, ba ngày trong tháng “Ngày 13-14 và 15”, sáu ngày của tháng Sha'wal, mười ngày của tháng Zul Hadjah, ngày Arafah (cho những người không đi làm Hadj), hai ngày A'shuroh (ngày mùng 9 và mùng 10 hoặc mùng 10 và 11). Nhưng nếu phụ nữ nào còn thiếu lại những ngày chay bắt buộc của tháng Ramadan thì nên nhịn trả trước rồi mới nhịn chay tự nguyện sau. Wallohu a'lam.


4) Nếu phụ nữ nào dứt kinh vào ban ngày của tháng Ramadan thì nên tắm làm sạch bản thân từ máu kinh nguyệt, rồi bắt đầu nhịn chay tiếp tục trở lại cho đến hết tháng Ramadan. Và hãy nhớ rằng phải nhịn chay trả lại những ngày thiếu đó vào sau tháng Ramadan.

Phỏng dịch dựa theo sách của hai tác giả, do bộ Awqof, Dawah và Irsah, Arab-Xêut phát hành năm 1421H tại Riyadh


- “Ahkam taqtassoh bilmoaminat”: “Giáo lí đặc biệt về phụ nữ”. Sheikh tiến sĩ Soleh Ibnu Fawzan Abdullah Al Fawzan.


- “Risalah fi dama-y At Tobiyâh Linnisa”: “Lá thư liên quan về những việc thông thường của phụ nữ”. Shiekh Muhammad Ibnu Soleh Al Uhtiamen.


Người chuyển dịch: Hosen Mohamad

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CUỘC SỐNG LÀ BỆNH TẬT VÀ THỬ...

Trong số những tiền đề mà người Muslim cần phải tin khi bản thân phải đối diện khó khăn, thử thách như bệnh tật, tiêu hau tiền của… hơn lúc nào hết bạn cần phải ngồi suy xét lại bản thân, có thể đó là thông điệp cảnh báo từ Allah gửi đến cho mình, nhắc nhở bản thân đã không làm tốt một vài trách nhiệm với Allah.

TIỂU PHẪM:

TIỂU PHẪM: "QUYỀN VÀ ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ISLAM"

Trước khi Islam xuất hiện, phụ nữ thường bị đối xử tệ hơn động vật. Thiên sứ Muhammad (saw) mong muốn chấm dứt mọi hành vi tàn ác đối với phụ nữ. Người (saw) truyền dạy phải đối xử tốt đối với phụ nữ.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VỢ CHỒNG LI HÔN - IBLIS VUI MỪNG"

Chúng ta hãy xem, những tên Shaytan đã cám dỗ con người phạm vào tất cả những tội lỗi lớn, những đại trọng tội, nhưng Iblis không hài lòng và tiếp tục trả lời từng tên Shaytan rằng “Ngươi chẳng làm gì cả!”

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM - PHỤ NỮ VÀ NƯỚC HOA"

Vấn đề sử dụng nước hoa đối với phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi tôn giáo, giữa cho phép và không cho phép, hoặc đặt ra những điều kiện nhất định cho loại nước hoa được sử dụng.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHA MẸ LÀ HÌNH MẪU CHO CON CÁI"

Hỡi những bề tôi của Allah, chúng ta ta hãy biết rằng cha mẹ không chỉ có mặt trên đời này để cung cấp thức ăn, chỗ ở cho con cái và nuôi dạy chúng thành những người thành công trong cuộc sống thế tục này mà cha mẹ còn là người phải có trách nhiệm dạy dỗ và uốn nắn con cái thành những người Muslim chân chính.

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

Mười loại phụ nữ tội lỗi hoặc là những phụ nữ bị nguyền rủa và không có được Sự Thương Xót của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "TẢN MẠN VỀ NHỮNG LỜI KHUYÊN...

Trên thế gian này, có những niềm vui chỉ là nhất thời, tạm bợ mà hậu quả sẽ dẫn đến những rắc rối cả cuộc đời. Có những thứ trông có vẻ hấp dẫn, nhưng thực chất nếu chúng ta dính vào, những thứ đó sẽ hủy hoại cuộc sống hiện tại và ngày sau của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI: "NĂM ĐIỀU CỐ...

Thiên sứ Muhammad (saw) nói: 1. Chấp hành thực hiện việc nhịn chay vào ban ngày từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn. 2. Chu đáo thực hiện năm lễ nguyện Salah bắt buộc và cố gắng duy trì các lễ nguyện Salah Tarawih.