GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 2)

17.04.2008 15:01 - đã xem : 2772

Theo giáo lý thực hành của Islam, khi phụ nữ có kinh nguyệt thì có rất nhiều giáo điều liên quan đến vấn đề này, vì bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ nêu lên những giáo điều tổng quát cần thiết mà người phụ nữ Muslimate thường ứng xử hằng ngày.

الأول الصلاة:


Nếu những giáo điều sau đây không đáp ứng được những trường hợp của những chị em phụ nữ, thì có thể biên thư qua địa chỉ email của trang web, chúng tôi sẽ trả lời riêng qua email đó, Insha-Allah.


1.     Sự solah (Hành lễ).


فيحرم على الحائض الصلاة فرضها ونفلها ولا تصح منها..


Chúng ta biết rất rõ mọi người Muslim đều phải hành lễ (solah) năm lần trong một ngày đêm. Nhưng khi người phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt thì sự hành lễ (solah) sẽ được Allah cho miễn tất cả những sự hành lễ (bắt buộc, sunnah hay nafil). Trong khi có kinh nguyệt mà vẫn có ý thi hành lễ nguyện thì những sự solah đó không có giá trị đối với Allah. Sau đây là những trường hợp có thể giải quyết như sau :


Ví dụ thứ nhất: Trong giờ Solah Magrib, một người phụ nữ đang và đã soly một rak’at thì kinh nguyệt đến bất chợt, cho nên không thể tiếp tục soly thì xem như giờ soly Magrib ngày đó chưa có hoàn thành, trường hợp này khi dứt kinh (dù sau đó đã bảy hay nhiều ngày) thì bắt buộc phải soly trả lại giờ Magrib đã thiếu ngày đó.


Ví dụ thứ hai: Khi kinh nguyệt vừa dứt (máu kinh không ra nữa) vào giờ soly nào thì phải tắm làm sạch để soly liền trong giờ (waktu) soly của ngày đó. Nghĩa là dứt kinh vào giờ của Dhur thì phải tắm làm sạch để soly Dhur, nếu dứt kinh trong giờ soly Dhur mà chỉ còn vài phút thì bước qua giờ soly Asar, trường hợp này sau khi dứt kinh hãy đi tắm làm sạch và sau đó làm lễ nguyện trong giờ Dhur, nếu soly được một rak’at (tức đọc xong bài Fatiha rồi rukua) thì xem như giờ soly Dhur đã hoàn thành, nếu không đủ thời giờ để rukua của rak’at thứ nhất thì xem như đã qua giờ soly Asar, vậy phải làm lễ nguyện theo cách thức trả lại (Qador) của giờ soly Dhur.


Nhưng, nếu có kinh hoặc dứt kinh trong thời gian chỉ còn vài phút nữa là qua giờ soly của ‘Wartu’ khác (nghĩa là thời gian không đủ để soly một rak’at) thì trường hợp này không cần soly trả lại (Qador) sau đó. Vì Rosul (saw) có nói:


         لقول النبي صلى الله عليه وسلم: (من أدرك ركعة من الصلاة فقد أدرك الصلاة). متفق عليه.


« Những ai bắt kịp được một rak’at của sự solah thì bắt kịp nguyên solah đó ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Hadith trên đã giải thích rõ ràng là nếu ai không bắt kịp một rak’at (không kịp rukua) thì có nghĩa là không bắt kịp sự solah đó, cho nên trường hợp này không bắt buộc phải soly trả lại.


*- Trường hợp khi người phụ nữ vừa dứt kinh nguyệt mà bắt kịp được một rak’at của hành lễ buổi chiều (Asar), vậy có bắt buộc họ phải hành lễ trả buổi trưa (Dhur) và chiều (Asar) cùng lúc không? Hoặc nếu họ bắt kịp một rak’at cuối cùng của giờ hành lễ đêm (Isa), vậy có bắt buộc họ phải hành lễ trả buổi tối (Magrib) với lần hành lễ đêm (Isa) cùng lúc không?


Trường hợp này có nhiều ý kiến khác biệt của các vị học giả (Ulama). Sau khi bàn thảo để đưa ra sự đúng thật, thì những vị Ulama đồng ý là trường hợp trên thì không bắt buộc hành lễ trả lại, ngoại trừ khi họ bắt kịp giờ hành lễ đó. Chiếu theo hadith sau đây:


         لقوله صلى الله عليه وسلم: (من أدرك ركعة من العصر قبل أن تغرب الشمس فقد أدرك العصر). متفق عليه.


Rosul có (saw) nói: « Những ai bắt kịp một rak’at của giờ solah Asar trước khi mặt trời lặn thì họ đã bắt kịp giờ Asar. » Hadith al Bukhary và Muslim ghi lại.


Qua hadith trên, Rosul (saw) không có nói là bắt kịp giờ hành lễ trưa và chiều, và cũng không nói là bắt buộc phải hành lễ trả giờ trưa. Sự giải thích này cũng được thấy qua ý kiến của Imam Abu Hanifa và Malik trong quyển sách Sharhul Muhazzab. (Sharhul Muhazzab  3 :70)


*- Trường hợp những phụ nữ đang có kinh nguyệt thì họ được quyền đọc ‘zikir’ hay ‘takbir’ như : « Allohu-Akbar, Subhanalloh, Alhamdulillah » hay « Bismilla… trước khi ăn uống », hoặc đọc những sách «Hadith, Figk hay nghe xướng kinh Qur’an », bởi vì qua hadith của Al Bukhory và Muslim thuật lại với ý nghĩa là: « Rosul (saw) đọc kinh Qur’an trong nhà bà Aysha (R), lúc đó bà đang có kinh nhưng được ngồi nghe ».


Qua hadith khác cũng do Al Bukhory và Muslim thuật lại từ bà Ummul Atgiya (R) đã nghe Rosul (saw) nói với ý nghĩa: « Hãy kêu gọi tất cả mọi người, dù trẻ con hay nô lệ hay phụ nữ dù có kinh nguyệt phải đến dự lễ ‘AID’ để nghe bài giảng thuyết và cầu xin với Allah, nhưng những phụ nữ nào có kinh nguyệt thì không được soly, mà tụ lại một chỗ riêng biệt ».


*- Trường hợp phụ nữ đang có kinh nguyệt, thì được quyền đọc kinh Qur’an bằng cách nhìn quyển kinh (không được cầm) hay nhìn trên tấm bảng mà đọc thầm trong lòng hoặc ôn lại trong lòng mà không phát ra lời, đó là lời giải thích của An Nawawy (Sharhul Muhazzab 3 : 372).


Hầu hết các vị Ulama đồng cho rằng: ‘Những phụ nữ đang có kinh nguyệt không được phép đọc Qur’an lớn tiếng’. Nhưng theo sự giải thích của Imam Al Bukhory, Ibnu Jarir At Tobbary và Ibnu Munzar cho rằng: ‘Ðược phép đọc lớn tiếng’.


Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiya trong sự tổng hợp Fatawa ibnu Koshim (Fatawa Ibn Kashim quyển 26 :191) như sau: « Không có một hadith soheh nào nói rằng không cho phụ nữ có ‘kinh nguyệt’ cũng như trong tình trạng ‘junub’ đọc kinh Qur’an, và theo tất cả những nhà chuyên môn về hadith cũng đều xác nhận như vậy.


Vào thời của Rosul (saw), Người không có cấm người phụ nữ có kinh nguyệt đọc kinh Qur’an, mà Người chỉ cấm không được Soly mà thôi, và những người vợ của Người cũng không nhắc nhỡ về điều này, nếu có thì những người vợ của Người đã nhắc nhỡ chúng ta. Sau khi tìm hiểu qua những ý kiến của các vị Ulama, thì họ đem đến kết luận là tốt nhất cho người phụ nữ trong lúc có kinh nguyệt thì không nên đọc kinh Qur’an lớn tiếng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như : « Hành nghề cô giáo dạy Qur’an (sửa lỗi sai của học trò hay khi nghe ai đọc sai để hướng dẫn cho họ đọc đúng), hoặc đi thi xướng đọc Qur’an (cần đọc lớn tiếng cho giám khảo nghe) ».


الثاني الصيام:


2.     Sự nhịn chay (Siyam).


         يحرم على الحائض الصيام فرضه ونفله، ولا يصح منها لكن يجب عليها قضاء الفرض منه لحديث عائشة رضي الله عنها: (كان يصيبنا ذلك، تعني الحيض فنؤمر بقضاء الصوم ولا نؤمر بقضاء الصلاة). متفق عليه.


Trong giáo lý Islam cũng không cho phép người phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt phải nhịn chay (Siyam), kể cả nhịn chay bắt buộc và nhịn chay tự nguyện, nếu ai đó có ý định tâm nhịn chay thì cũng không có giá trị, nhưng sau khi hết kinh thì bắt buộc phải nhịn chay trả lại những ngày thiếu của sự nhịn chay bắt buộc (Ramadan). Qua hadith của Bà Aysha (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại là: « Chúng tôi có kinh nguyệt, Rosul (saw) ra lệnh cho chúng tôi phải nhịn trả lại những ngày thiếu bắt buộc, Người không ra lệnh cho chúng tôi soly trả lại những ngày thiếu đó. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Nếu đang trong thời gian nhịn chay mà máu của kinh nguyệt xuất ra trước giờ xả chay khoảng mấy phút đồng hồ, thì sự nhịn chay ngày đó kể như không giá trị, bắt buộc phải nhịn chay trả lại ngày đó (nếu là sự nhịn chay bắt buộc). Nếu trường hợp ai đó có cảm giác máu kinh sẽ xuất ra trước giờ xả chay vài phút, sau khi kiểm tra thì máu xuất ra sau khi xả chay, thì theo đa số những vị Ulama cho rằng ngày nhịn chay đó có giá trị, bởi rằng máu chưa ra, thì không tính được.


Có lần Nabi (saw) trả lời cho một người đàn bà khi đến hỏi Người :


- Thưa Rosullulloh ! Khi tôi nằm mơ thấy việc chăn gối và tôi có cảm giác như xuất tinh (giống như đàn ông nằm mơ), vậy tôi có phải tắm bắt buộc không?


- Nabi (saw) trả lời: Nếu bà thấy chất tinh dịch có xuất ra thì nên tắm làm sạch.


Cho nên giáo lý chỉ bắt buộc phải tắm khi nào thấy tinh xuất ra, bằng không thì không bắt buộc. Giống như trường hợp người phụ nữ trên, có cảm giác nhưng tinh dịch chưa xuất ra thì không cần phải tắm làm sạch.


*- Trường hợp đã vào giờ fajar (soly sáng), nếu đã sạch trước giờ soly fajar chỉ vài phút, thì phải ‘định tâm’ để nhịn chay, dù phải tắm làm sạch sau giờ soly fajar, trường hợp này giống như những người đã ‘định tâm nhịn chay’ nhưng vào ban đêm có bị xuất tinh ‘junub’ (sau khi giao hợp hay mộng tinh) mà chưa kịp tắm thì trời đã sáng (qua giờ soly fajar) thì ngày nhịn chay đó vẫn có giá trị, qua hadith sau:


         عن عائشة رضي الله عنها قالت: (كان النبي صلى الله عليه وسلم يصبح جنبا من جماع غير احتلام ثم يصوم في رمضان). متفق عليه.


Bà Aysha (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại: « Có lần Rosul (saw) bị ‘junub’ từ sự giao hợp không phải nằm mơ, Người thức dậy trễ 'đã sáng', nhưng Người vẫn nhịn chay Ramadan ngày đó ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Có nghĩa là đêm đó Rosul (saw) gần gũi với vợ, Người chưa kịp tắm thì trời đã sáng, nhưng Người vẫn nhịn chay ngày đó, sau khi thức dậy Người mới đi tắm để làm sạch từ ‘junub’.


الثالث: الطواف بالبيت..


3.     Tawaf hay đi bảy vòng quanh kab’ah.


         فيحرم عليها الطواف بالبيت، فرضه ونفله، ولا يصح منها لقول النبي صلى الله عليه وسلم لعائشة لما حاضت: (افعلي ما يفعل الحاج غير ألا تطوفي بالبيت حتى تطهري).


Người phụ nữ khi có kinh nguyệt không được làm ‘tawaf’ (đi bảy vòng xung quanh Kab’ah), dù đó là sự bắt buộc hay tự nguyện, qua hadith của Rosul (saw) nói với bà Aysha (R) khi bà đang có kinh nguyệt mà đi làm ‘Hadj’ như sau: “Bà hãy thi hành tất cả những điều làm Hadj giống như mọi người, nhưng không được đi ‘tawaf’, phải đợi cho đến khi dứt kinh.” Do Muslim ghi lại.


Nghĩa là người phụ nữ có kinh nguyệt thì ngoài việc không được phép soly và cũng không được làm ‘tawaf’, ngoài đó ra thì được thi hành giống như mọi người khác. (Được phép đi Sa-y giữa đồi As Sofa và Al Marwah, có mặt tại Arafah, Musđalifah, Muna tham gia vào việc liệng đá ba ngày hay những công việc khác của Hadj và Umroh). Nhiều trường hợp đã cảm thấy hết kinh (sạch) rồi tắm làm sạch để đi ‘tawaf’, nhưng sau khi hoặc đang thi hành ‘tawaf’ thì máu kinh ra lại thì vẫn có giá trị.


         الرابع: سقوط طواف الوداع عنها...    


4.     Ðược miễn ‘Tawaf Wada’u’.


Khi người phụ nữ đã hoàn tất xong phần Hadj và Umroh, nếu sau đó có kinh nguyệt trước khi ra khỏi Makka để trở về xứ, mà kinh nguyệt cứ kéo dài đến ngày cuối cùng ở đó, thì phụ nữ đó được miễn làm ‘tawaf wada’u’ hay ‘tawaf từ giã’. Qua hadith như sau:


         لحديث ابن عباس رضي الله عنهما قال: (أمر الناس أن يكون آخر عهدهم بالبيت ، إلا أنه خفف عن المرأة الحائض). متفق عليه.


Ông Ibnu Abbas (R) thuật lại lời của Rosul (saw) như sau: « Rosul (saw) ra lệnh là sự việc cuối cùng của những người đến viếng thăm Baitulloh là ‘Tawaf wada'u’, ngoại trừ phụ nữ nào có kinh nguyệt. » hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


*- Ðối với phụ nữ đang có kinh nguyệt, không nên đến gần cửa Masjid Al-Haram mà cầu nguyện hay đu-a trước khi ra đi, sự việc này không hề được Rosul (saw) chỉ dạy, nên việc hành đạo nào không có bằng chứng cụ thể thì phải tránh xa nó. Qua câu chuyện của bà Sofiyah (Thân mẫu của những người tin tưởng), sau khi bà làm ‘tawaf Ifađoah’ xong thì bà có máu kinh, Rosul (saw) đã nói với bà: « Nếu bà có kinh nguyệt thì không được đến gần Masjid. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Có nghĩa là Rosul (saw) không cho phép bà đến gần cửa Masjid để ‘đu-a’ trước khi rời khỏi Makka trở về Al Medinah. Nhưng ngược lại, nếu làm ‘Tawaf Hadj hay Umroh’ thì không được miễn, mà phải làm ‘tawaf trả lại’ sau khi làm sạch.


         الخامس: المكث في المسجد:


5.     Không được vào Masjid.


         Cấm người phụ nữ khi có kinh nguyệt vào Masjid dù là đi dự đại lễ ‘AID’ qua hadith của bà Ummul Atgiya thuật lại: « Dù phụ nữ có kinh nguyệt đến tham gia buổi lễ AID, nhưng họ chỉ được ở ngoài Masjid một chỗ riêng biệt và không được soly. » Hadith Al Bukhary và Muslim ghi lại.


السادس: الجماع..


6.     Cấm giao hợp


         Cấm người chồng không được giao hợp với vợ khi có kinh nguyệt, họ được âu yếm nhưng không được đụng đến nơi kín. Qua lời phán của Allah:


         لقوله تعالى: (ويسئلون عن المحيض قل هو أذى فاعتزلوا النسآء في المحيض ولا تقربوهن حتى يطهرن). البقرة: الآية 222.


« Họ hỏi ngươi (Nabi) về kinh nguyệt, hãy bảo họ: 'Ðó là sự ô nhiễm, vậy hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh nguyệt và và chớ giao phối với họ cho tới khi họ dứt kinh... » S. 2 : 222


Ý nghĩa của kinh nguyệt ở đây là: Thời gian có kinh và nơi xuất ra, qua lời của Rosul (saw): « Các ngươi được phép âu yếm, ngoại trừ sự giao hợp. » Do Muslim ghi lại.


Qua hadith và dòng thiên kinh trên đã chứng minh những người tin tưởng ở Allah, và ở Ngày Sau, không được mắc sai lầm khi những gì Allah đã cấm. Còn đối với những người không tin và đã phá giáo luật trên mà vi phạm sự giao hợp trong lúc vợ đang có kinh thì được ông Imam As Shafi-y giải thích trong Sharhul Muhazzab quyển 2 : 374 như sau: « Những ai vi phạm lỗi lầm này, thì họ đã vi phạm một trọng tội » .


Một số vị Uulama (học giả) khác cho rằng: « Những người nào cho phép giao hợp trong lúc phụ nữ có kinh nguyệt thì họ được coi là kẻ ngoại đạo ». Ðó là lời giải thích của An Nawawy.


Walhamdulillah, xin ca ngợi và cảm tạ Allah đã cho phép người Muslim âu yếm với vợ của họ trong lúc có kinh nguyệt, qua hadith sau:


لقول عائشة رضي الله عنها. كان النبي صلى الله عليه وسلم يأمرني فأتزو فيباشرني وأنا حائض. متفق عليه.


Bà Aysha (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại: « Trong thời gian tôi có kinh nguyệt thì Rosul (saw) chỉ âu yếm tôi mà Người không đụng đến nơi kín. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.


Phỏng dịch dựa theo sách của hai tác giả, do bộ Awqof, Dawah và Irsah, Arab-Xêut phát hành năm 1421H tại Riyadh


- “Ahkam taqtassoh bilmoaminat”: “Giáo lí đặc biệt về phụ nữ”. Sheikh tiến sĩ Soleh Ibnu Fawzan Abdullah Al Fawzan.


- “Risalah fi dama-y At Tobiyâh Linnisa”: “Lá thư liên quan về những việc thông thường của phụ nữ”. Shiekh Muhammad Ibnu Soleh Al Uhtiamen.



 Người chuyển dịch: Hosen Mohammad.



 (Đón xem phần 3)


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CUỘC SỐNG LÀ BỆNH TẬT VÀ THỬ...

Trong số những tiền đề mà người Muslim cần phải tin khi bản thân phải đối diện khó khăn, thử thách như bệnh tật, tiêu hau tiền của… hơn lúc nào hết bạn cần phải ngồi suy xét lại bản thân, có thể đó là thông điệp cảnh báo từ Allah gửi đến cho mình, nhắc nhở bản thân đã không làm tốt một vài trách nhiệm với Allah.

TIỂU PHẪM:

TIỂU PHẪM: "QUYỀN VÀ ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ISLAM"

Trước khi Islam xuất hiện, phụ nữ thường bị đối xử tệ hơn động vật. Thiên sứ Muhammad (saw) mong muốn chấm dứt mọi hành vi tàn ác đối với phụ nữ. Người (saw) truyền dạy phải đối xử tốt đối với phụ nữ.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VỢ CHỒNG LI HÔN - IBLIS VUI MỪNG"

Chúng ta hãy xem, những tên Shaytan đã cám dỗ con người phạm vào tất cả những tội lỗi lớn, những đại trọng tội, nhưng Iblis không hài lòng và tiếp tục trả lời từng tên Shaytan rằng “Ngươi chẳng làm gì cả!”

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM - PHỤ NỮ VÀ NƯỚC HOA"

Vấn đề sử dụng nước hoa đối với phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi tôn giáo, giữa cho phép và không cho phép, hoặc đặt ra những điều kiện nhất định cho loại nước hoa được sử dụng.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHA MẸ LÀ HÌNH MẪU CHO CON CÁI"

Hỡi những bề tôi của Allah, chúng ta ta hãy biết rằng cha mẹ không chỉ có mặt trên đời này để cung cấp thức ăn, chỗ ở cho con cái và nuôi dạy chúng thành những người thành công trong cuộc sống thế tục này mà cha mẹ còn là người phải có trách nhiệm dạy dỗ và uốn nắn con cái thành những người Muslim chân chính.

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

Mười loại phụ nữ tội lỗi hoặc là những phụ nữ bị nguyền rủa và không có được Sự Thương Xót của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "TẢN MẠN VỀ NHỮNG LỜI KHUYÊN...

Trên thế gian này, có những niềm vui chỉ là nhất thời, tạm bợ mà hậu quả sẽ dẫn đến những rắc rối cả cuộc đời. Có những thứ trông có vẻ hấp dẫn, nhưng thực chất nếu chúng ta dính vào, những thứ đó sẽ hủy hoại cuộc sống hiện tại và ngày sau của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI: "NĂM ĐIỀU CỐ...

Thiên sứ Muhammad (saw) nói: 1. Chấp hành thực hiện việc nhịn chay vào ban ngày từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn. 2. Chu đáo thực hiện năm lễ nguyện Salah bắt buộc và cố gắng duy trì các lễ nguyện Salah Tarawih.