GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 3 - Hết) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 3 - Hết)

10.05.2008 13:24 - đã xem : 2670

Trong « Giáo lý về kinh nguyệt của người phụ nữ » có nêu lên vài vấn đề quan trọng cần hiểu biết. Nhất là nguyên nhân nghiêm cấm vợ chồng giao hợp hoặc ly dị trong thời gian người vợ đang có kinh nguyệt.

السابع: الطلاق




Cho nên, người Muslim không được phép ly dị mỗi khi mình muốn, dù muốn dù không cũng phải đợi trong một thời gian đã định, mà thời gian đã định đó được giãi quyết tùy theo trường hợp như sau :


7- Sự li dị.




Theo giáo luật hôn nhân của Islam trong đó có đưa ra những điều khoản về vấn đề li dị, một trong những điều khoản ấy là khi người vợ đang có kinh nguyệt thì cấm người chồng không được quyền li dị trong thời gian này, qua lời phán của Allah như sau :




قال تعالى: ( يأيها النبي إذا طلقتم النساء فطلقوهن لعدتهن ..). الطلاق.الآية: 1




“Hỡi những Sứ Giả! Khi các người li dị với thê thiếp, hãy li dị với họ sau một thời hạn đã định” S. 65/1. 




Theo đoạn kinh Qur’an trên là Allah phán bảo phải cho một thời hạn để biết rõ ràng tình trạng của người đàn bà mới được phép li dị. Thời hạn này được tính đợi hết chu kỳ của kỳ kinh này đến hết chu kỳ của kỳ kinh lần tới để xem rõ ràng trong thời gian đó người nữ có thụ thai hay không ? Cho nên, Islam không cho phép hai người li dị trong thời gian người nữ đang có kinh nguyệt, bởi vì nếu li dị trong lúc người nữ đang có kinh nguyệt thì thời hạn đã định không đủ để xác định người nữ đã có mang hay không, hay có thể nói tình trạng của người nữ chưa được rõ ràng. Hoặc sau khi giao hợp (người nữ trong thời kỳ không có kinh nguyệt) thì người nam muốn li dị vợ của mình thì cũng không được phép, bởi vì phải chờ đợi sau một chu kỳ kinh nguyệt của người vợ để xem có thụ thai qua sự gần gũi đó hay không ? Do đó, phải chờ một hạn định từ sự có kinh lần này cho đến khi hết kinh của chu kỳ tới để xác định người nữ mang thai hay không ? Nếu ai li dị vợ của họ trong lúc có kinh nguyệt, đó là điều haram (cấm kị) qua lời phán trên của Allah và sự gỉi thích của Rosul (saw) dưới đây.




Có một câu chuyện kể về trường hợp của ông Abdulloh ibnu Omar muốn li dị với vợ, nhưng trong lúc mà người vợ đang có kinh nguyệt. Ông Omar al-Khattab (R) (người cha) đến trình với Rosul (saw) mọi việc, sau khi nghe qua Rosul (saw) tỏ vẻ bực bội và nói: “Ông hãy về kêu cậu ấy giữ vợ lại chờ đợi cho đến khi dứt kinh, rồi có kinh nguyệt rồi dứt kinh nguyệt. Sau đó tùy ở cậu ấy muốn giữ thì giữ, còn muốn li dị thì li dị. Đó là hạn định mà Allah đã ra lệnh cho người muslim khi họ li dị vợ của họ.” Hadith do Al bukhary và Muslim ghi lại.  




Cho nên, nếu người đàn ông nào li dị vợ vào lúc vợ đang có kinh nguyệt thì họ đã phạm tội (haram) và bắt buộc họ phải xám hối với Allah vì họ đã thi hành sai giáo luật do Allah phán quyết và Rosul (saw) của Ngài đã hướng dẫn. Nếu ai không biết giáo luật trên mà đã lỡ làm thì họ phải giữ vợ của họ lại để chờ hạn định xem vợ có thai hay không (nghĩa là: chờ đến kỳ có kinh lần này đến hết kỳ kinh lần sau) và trong thời gian đó hai người không được giao hợp với nhau.




Có ba trường hợp có thể li dị được trong lúc vợ có kinh nguyệt:




1- Hai vợ chồng đã không giao hợp trong hai chu kỳ kinh nguyệt trước, cho nên trường hợp này đã rõ rang là không thể chờ đợi người nữ có thai hay không.




2- Trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt trong lúc thụ thai thì sự li dị lúc này được phép, vì đã xác định được người nữ đang mang thai như đã trình bày ở phần trên.




3- Nếu người vợ đang có kinh nguyệt mà hai vợ chồng đồng ý li dị trong sự thỏa thuận tốt đẹp thì không sao, vì vấn đề này có sự đồng ý của người vợ. Ví dụ như hai vợ chồng bất đồng với nhau thường hay gây chuyện cải vả hoặc không còn hòa thuận với nhau được nữa nên hai người ưng thuận xa nhau thì trường hợp này có thể li dị được.




Qua hadith của ông Ibnu Abbas (R) thuật lại: Người vợ của ông Thabit ibnu Quash ibnu Shymas đến thưa với Rosul (saw) rằng: “Thưa Rosul (saw), không phải vì bản tính hay sự hành đạo của ông ta mà tôi muốn li dị với ông ấy. Vì tôi sợ để tình trạng như vậy thì kết quả sẽ bị lôi cuốn hai người ra khỏi Islam”.




Rosul (saw) nói:“Vậy cô có bằng lòng trả lại vườn tược cho chồng cô không?”




Bà ta trả lời: “Vâng, tôi bằng lòng”.




Sau đó, Rosul (saw) ra lệnh cho ông chồng li dị vợ và lấy lại ngôi vườn (tiền mahar) đã cho bà ta trước kia. Hadith do Muslim ghi lại. 




Qua hadith trên, được biết là Rosul (saw) không hề hỏi xem bà ta có kinh nguyệt hay không, vì sự li dị này do bên người vợ đưa ra và vì vấn đề cần thiết mà hai bên chấp thuận có thể li dị trong lúc có kinh nguyệt.




Trong kinh Al Mougny (quyển 7, trang 2) giải thích về trường hợp đặc biệt khi li dị trong lúc người nữ đang có kinh nguyệt là để giải quyết vấn đề bất đồng giữa hai vợ chồng mà người vợ không thể chịu đựng được nữa, nếu phải chờ thời gian sạch rồi có kinh rồi sạch (một chu kỳ kinh nguyệt) thì sự chung sống với nhau có thể gây thêm nhiều điều không tốt. Do đó, Rosul (saw) đồng ý cho hai bên li dị với sự đồng thuận của hai bên, và bắt buộc người vợ phải trả lại tiền cưới mà trước kia người chồng đã tặng cho và người vợ trong ngày cưới. Cho nên, trường hờp này không cần chờ đợi sự hạn định của thời gian.




الثامن: اعتبار عدة الطلاق به ـ أي الحيض




8- Hạn định li dị (hay khi phụ nữ đã có kinh nguyệt rồi và đã gần gũi với nhau).




Nếu ai đó li dị hay trả tự do cho vợ của họ sau khi đã gần gũi với nhau thì bắt buộc người vợ đó phải chờ cho hết hạn định của ba chu kỳ kinh nguyệt (nếu phụ nữ này đã từng có kinh nguyệt nhưng không thụ thai). Qua lời phán của Allah:




قال تعالى : ( والمطلقات يتربصن بأنفسهن ثلاثة قروء ) .البقرة : 228




“Người phụ nữ đã li dị phải chờ qua xong ba lần kinh nguyệt” S.2/228 




Ngược lại, nếu người nữ đã thụ thai thì phải chờ cho đến khi sinh con xong. Thời gian ngắn hay dài tùy theo tuổi thai. Qua lời phán của Allah:




قال تعالى: ( وأولات الأحمال أجلهن أن يضعن حملهن ) .الطلاق: 4




“Và đối với những người đã thụ thai, thời hạn sẽ kéo dài đến khi họ sinh xong gánh nặng của họ” S.65/4.




Trường hợp một cô gái chưa có kinh nguyệt, người phụ nữ đã lớn tuổi không còn kinh nguyệt nữa, một người bị bệnh phải giải phẫu hay một lí do nào đó mà kinh nguyệt không thể có... thì hạn kì ở đây là phải chờ đợi là ba tháng, qua lời phán của Allah :




قال تعالى: ( والآئ يئسن من المحيض من نسآئكم إن أرتبتم فعدتهن ثلاثة أشهر والآئ لم يحيض ) الطلاق: 4.




“Trong đám thê thiếp của các ngươi, ngay cả những người đã đến tuổi hết kinh nguyệt, nếu các ngươi có hoài nghi về họ, thời hạn là ba tháng, ngay cả những người chưa có kinh nguyệt cũng thế” S.65/4.




Những người chưa có kinh nguyệt là trường hợp của những cô gái đã được hứa hôn hoặc đã làm lễ nikah (lễ cưới) lúc còn nhỏ (chưa đến tuổi trưởng thành và chưa có kinh nguyệt), nhưng sau một thời gian hai người muốn bãi bỏ hôn ước hoặc muốn li dị (hai người chưa ăn ở với nhau), thì trường hợp này cũng phải chờ đợi ba tháng.




Trường hợp phụ nữ đã có kinh, nhưng kinh nguyệt lại mất vì lí do bệnh hay cho con bú thì thời hạn chờ đợi này cho đến khi nào người nữ có kinh nguyệt. Nếu lí do bệnh hay cho con bú đã không còn nữa mà kinh nguyệt lại chưa có thì họ phải chờ cho tròn một năm. Đó là lời giải thích trong “Giáo lí căn bản của của người phụ nữ mang thai”. - Trường hợp sau khi làm lễ nikah (lễ cưới) mà hai người chưa gần gũi với nhau (dù thời gian sống chung là bao lâu đi nữa) người chồng muốn li dị thì trường hợp này không cần có thời gian để hạn định cho người nữ, dù người nữ có kinh nguyệt hay mang bệnh… qua lời phán của Allah :




قال تعالى: ( يآيها الذين آمنوا إذا نكحتم المؤمنات ثم طلقتموهن من قبل أن تمسوهن فما لكم علهن من عدة تعتدونها ). الطلاق: 4.




“Hỡi những kẻ vững lòng tin! Khi các ngươi kết hôn với những người nữ tín đồ rồi li dị họ mà chưa chạm tới họ thì các ngươi không có quyền đòi hỏi họ phải chờ đợi trước khi tái hôn.” S.33/49




Tóm lại, tất cả những giáo luật đã đưa ra ở phần trên chủ yếu Islam muốn chứng minh sự minh bạch như sau:




-         Nếu sau này người chồng qua đời mà người vợ đó đã thụ thai với chồng thì đứa trẻ sinh ra sẽ được quyền hưởng gia tài của người cha.




-         Nếu người chồng không gần gũi với vợ hoặc hai người đã ăn ở với nhau mà sau một chu kỳ mà người vợ vẫn có kinh nguyệt thì trường hợp này đã rõ ràng là người vợ không có thụ thai với chồng.




العاشر: وجوب الغسل




9- Việc tắm bắt buộc.




Bắt buộc (Wajib) người phụ nữ vừa dứt kinh nguyệt thì phải tắm làm sạch toàn thân thể từ kinh nguyệt, qua hadith sau:




لقول النبي صلى الله عليه وسلم لفاطمة بنت أبي حبيش : ( فإذا أقبلت الحيضة فدعي الصلاة ، وإذا أدبرن فاغتسلي وصلي ). البخاري.




Rosul (saw) đã nói với bà Fatimah con ông Abu Hubisah: Khi có kinh nguyệt, hãy gác bỏ việc hành lễ và khi dứt kinh nguyệt thì hãy tắm làm sạch rồi hành lễ (solah). Hadith do Al Bukhary ghi lại.




- Việc tắm bắt buộc này phải làm ướt toàn thân thể, ngay cả chân tóc, như bà Asma’u bintu Shakal (R) hỏi và được Rosul (saw) giải thích với ý nghĩa như sau: “Các ngươi hãy cố gắng tắm làm cho sạch bằng nước toàn thân thể, bằng cách lấy gáo nước đổ lên đầu và chà tóc cho ướt (nếu tóc ngắn thì phải cho ướt đến chân tóc), sau đó đổ nước cho ướt toàn thân thể rồi dùng một miếng vải chùi sạch nơi ra máu. Cứ như vậy mà làm.”




Bà Asma’u còn chưa hiểu nên hỏi tiếp: “làm thế nào để làm sạch chỗ kín?”




Rosul (saw) nói: “Subhanallah” (vinh quang thay đấng Allah).




Bà Aysah (R) (vợ của Rosul) nghe vậy vội trả lời: “Dùng miếng vải chùi cho sạch nơi máu ra là xong”Hadith do Muslim ghi lại (quyển 1, trang 179).




Hồi xưa, vì không có “xà phồng hay băng vệ sinh” như ngày hôm này nên thường thường phụ nữ dùng miếng vải để làm vệ sinh chổ kín. Hôm nay, chúng ta có nhiều phương cách để làm sạch, cho nên có thể chọn cách nào đó để làm sạch chổ kín. Và trường hợp khác nếu người phụ nữ nào tóc quá dài, khi tắm làm sạch thì không bắt buộc phải ướt đến da đầu. Qua một hadith kể lại về Bà Ummul Salma (R) có hỏi Nabi (saw) phương cách tắm làm sạch từ kinh nguyệt hoặc từ Junub (vì tóc của bà quá nhiều và dài), thì Nabi (saw) trả lời như sau:




فقال النبي صلى الله عليه وسلم : ( لا إنما يكفيك أن تحثي على رأسك ثلاث حثيات ثم تفيضين عليك الماء فتطهرين).مسلم.




“Không, bà chỉ đổ lên đầu ba lần và lấy hai bàn tay xoa lên tóc cho ướt đều là đủ”.




- Trường hợp người phụ nữ dứt kinh nguyệt trong giờ hành lễ như Dhur (giờ hành lễ trưa) thì bắt buộc họ phải tắm làm sạch liền để kịp hành lễ giờ đó. Nếu đang trên đường du hành, không có nước hoặc có nước nhưng không đủ để tắm làm sạch, hoặc bị bệnh không thể tắm được thì có thể dùng cát bụi làm tiyamam để hành lễ, nhưng sau đó về đến nhà thì phải “niek” tắm làm sạch lại toàn thân.




Theo giáo lý, nếu kinh nguyệt hết vào giờ phút nào thì phải đi tắm liền vào giờ phút đó để solah (hành lễ) trong giờ hành lễ đó, không được để chậm trể cho qua giờ solah khác, và cũng không thể viện lí do là chưa hoàn toàn sạch mà bỏ solah của giờ solah đó. Nếu thời giờ không cho phép thì có thể tắm sơ qua cho sạch để kịp hành lễ trong giờ solah đó, nhưng sau khi solah xong thì nên tắm làm sạch lại kĩ hơn. Wallohu-Alam.




Phỏng dịch dựa theo sách của hai tác giả, do bộ Awqof, Dawah và Irsah, Arab-Xêut phát hành năm 1421H tại Riyad.




- “Ahkam taqtassoh bilmoaminat”: “Giáo lí đặc biệt về phụ nữ”. Sheikh tiến sĩ Soleh Ibnu Fawzan Abdullah Al Fawzan.




- “Risalah fi dama-y At Tobiyâh Linnisa”: “Lá thư liên quan về những việc thông thường của phụ nữ”. Shiekh Muhammad Ibnu Soleh Al Uhtaimeen.




Người chuyển dịch: Hosen Mohammad.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CUỘC SỐNG LÀ BỆNH TẬT VÀ THỬ...

Trong số những tiền đề mà người Muslim cần phải tin khi bản thân phải đối diện khó khăn, thử thách như bệnh tật, tiêu hau tiền của… hơn lúc nào hết bạn cần phải ngồi suy xét lại bản thân, có thể đó là thông điệp cảnh báo từ Allah gửi đến cho mình, nhắc nhở bản thân đã không làm tốt một vài trách nhiệm với Allah.

TIỂU PHẪM:

TIỂU PHẪM: "QUYỀN VÀ ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ISLAM"

Trước khi Islam xuất hiện, phụ nữ thường bị đối xử tệ hơn động vật. Thiên sứ Muhammad (saw) mong muốn chấm dứt mọi hành vi tàn ác đối với phụ nữ. Người (saw) truyền dạy phải đối xử tốt đối với phụ nữ.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VỢ CHỒNG LI HÔN - IBLIS VUI MỪNG"

Chúng ta hãy xem, những tên Shaytan đã cám dỗ con người phạm vào tất cả những tội lỗi lớn, những đại trọng tội, nhưng Iblis không hài lòng và tiếp tục trả lời từng tên Shaytan rằng “Ngươi chẳng làm gì cả!”

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM - PHỤ NỮ VÀ NƯỚC HOA"

Vấn đề sử dụng nước hoa đối với phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi tôn giáo, giữa cho phép và không cho phép, hoặc đặt ra những điều kiện nhất định cho loại nước hoa được sử dụng.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHA MẸ LÀ HÌNH MẪU CHO CON CÁI"

Hỡi những bề tôi của Allah, chúng ta ta hãy biết rằng cha mẹ không chỉ có mặt trên đời này để cung cấp thức ăn, chỗ ở cho con cái và nuôi dạy chúng thành những người thành công trong cuộc sống thế tục này mà cha mẹ còn là người phải có trách nhiệm dạy dỗ và uốn nắn con cái thành những người Muslim chân chính.

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

MƯỜI LOẠI PHỤ NỮ TỘI LỖI TRONG ISLAM

Mười loại phụ nữ tội lỗi hoặc là những phụ nữ bị nguyền rủa và không có được Sự Thương Xót của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "TẢN MẠN VỀ NHỮNG LỜI KHUYÊN...

Trên thế gian này, có những niềm vui chỉ là nhất thời, tạm bợ mà hậu quả sẽ dẫn đến những rắc rối cả cuộc đời. Có những thứ trông có vẻ hấp dẫn, nhưng thực chất nếu chúng ta dính vào, những thứ đó sẽ hủy hoại cuộc sống hiện tại và ngày sau của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: THIÊN SỨ (SAW) NÓI: "NĂM ĐIỀU CỐ...

Thiên sứ Muhammad (saw) nói: 1. Chấp hành thực hiện việc nhịn chay vào ban ngày từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn. 2. Chu đáo thực hiện năm lễ nguyện Salah bắt buộc và cố gắng duy trì các lễ nguyện Salah Tarawih.