Cho nên, sự solah đêm trong tháng Ramadan là một trong những sự hành đạo thêm (tự nguyện) mà nó sẽ mang lại nhiều sự hữu ích cho Ngày Sau.
Sự hành đạo bắt buộc của Islam là solah (hành lễ) năm lần trong một ngày một đêm, nhưng phước đức của nó đến năm chục lần. Ngoài ra, Allah tạo phương tiện cho nô lệ để thi hành thêm để được tăng thêm trong cán cân, và cũng để bù đắp lại những gì thiếu khi nô lệ thi hành sự bắt buộc, đó là những sự hành lễ mà văn tự Arab gọi là ‘Nawafil Rowatib’ النوافل الرواتب , sự hành lễ tiếp theo sau những cuộc hành lễ bắt buộc ‘Al Mafroud’ (số nhiều của Fardu المفروضة).
Những sự hành lễ Rowatib đó là: « Hai rak’at trước Fajar, bốn rak’at trước Dhur, hai rak’at sau Dhur, hai rak’at sau Magrib, hai rak’at sau Isa. (Tất cả là 12 rak’at rowatib) ». Ngoài ra, còn có những sự hành lễ đêm khác nữa mà Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an, qua lời phán của Ngài như sau :
قال تعالى: ( وَالذِيْنَ يَبِيْتُونَ لِرِبِّهِم سُجَّدًا وَقِيَامًا ) . 25:64
«Và những ai thức đêm quì lạy và đứng nghiêm trước mặt Rabb của họ». Suroh 25 :64.
Và Allah phán ở đoạn khác :
قال تعالى: ( تَتَجَافَي جُنُوبُهُم عَن المَضَاجِعِ يَدْعُونَ رَبَّهُم خَوْفًا وَطَمَعًا وَمِمَّا رَزَقْنَاهُمْ يُنْفِقُونَ. فَلَا تَعْلَمُ نَفْسٌ مَا أُخْفِي لَهُم مِن قُرَّةِ أَعْيُنِ جَزَاءً بِمَا كَانُوا يَعْمَلُون ) . السجدة: 16ـ17.
« Họ rời giường ngũ (để) cầu nguyện Rabb của họ vừa lo sợ vừa hy vọng (nơi lòng Khoan Dung của Ngài) và chi dùng tài sản mà TA đã cung cấp cho họ (để làm việc thiện). Bởi vì không một người (linh hồn) nào biết được nỗi vui sướng đã được giấu kín dùng làm phần thưởng của họ về những việc thiện mà họ đã từng làm (trên trần gian) ». Suroh 32 :16-17.
Đó là những ý nghĩa mà Allah phán về những người thức đêm khuya để soly vì Ngài trong lúc những người khác đang ngon giấc. Làm sao so sánh được giữa những người bỏ ăn bỏ uống, thức khuya để mong được Allah hài lòng, sự hạnh phúc vui sướng đó chỉ có người hành đạo đang thi hành mới cảm nhận được niềm tin ngọt ngào trong lòng mà Allah ban cho họ.
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( أَفْضَل الصَّلاَةِ بَعْدِ الفَرِيْضَة صَلاةُ اللّيْلِ ) . مسلم .
Rosul (saw) nói: « Sự solah (hành lễ) tốt lành cao quí nhứt sau solah fardu (bắt buộc) là solah đêm ». Muslim ghi lại.
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( أَيُّهَا النَّاس أّفْشُوا السَّلاَم وَأَطْعِمُوا الطَعَام وَصِلُوا الأَرْحَام وَصَلُّوا بِاللَيْلِ وَالنَّاس نِيَامُ تَدْخُلُوا الجَنَّة بِسَلاَم ) . الترمذي و الحاكم .
Rosul (saw) nói : « Hỡi con người, hãy chào hỏi salam với nhau, cho thức ăn cho người nghèo, liên hệ gia đình thân thuộc, hành lễ (solah) ban đêm trong lúc người ta đang ngũ ngon, sẽ được vào thiên đàng một cách bình an ». Do At Tirmizy và Hakim ghi lại.
Những sự solah đêm còn có solah Al Witr الوِتْرُ, ít nhứt một rak’at và nhiều nhứt là 11 rak’at.
Solah witr một rak’at qua lời của Rosul (saw) như sau :
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ أَحَبَّ أَن يُوْتِر بِوَاحِدة فَلْيِفْعَل ) . أبو داود والنسائي .
« Những ai muốn solah witr một ra k’at thì cứ solah ». Abu Dawud và An Nashay.
Solah witr ba rak’at , qua lời của Rosul (saw).
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ أَحَبَّ أَنْ يُوْتِر بِثَلاَثٍ فَلْيِفْعَل ) . أبو داود والنسائي.
« Những ai muốn solah witr ba rak'at thì cứ solah ». Abu Dawud và An Nashay.
Trường hợp solah ba rak’at có hai cách thi hành như sau:
Ông At Toahawy thuật lại: “Ngày xưa ông Umar ibnu Al Khottob ® solah witr ba rak’at chỉ có một salam mà thôi”. (Giống như giờ solah magrib).
Trường hợp thứ nhì, nếu ai muốn solah hai rak’at xong rồi cho salam, sau đó tiếp tục soly một rak’at thứ ba nữa và cho salam. Do Al Bukhory thuật lại.
Còn ai solah witr năm rak’at thì không có ngồi giữa hai rak’at cũng như không có salam nào ngoại trừ rak’at cuối cùng, qua lời của Rosul (saw).
قال صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ أَحَبَّ أَن يُوْتِر بِخَمْسَ فَلْيِفْعَل ) . أبو داود والنسائي.
« Những ai muốn solah witr năm rak'at thì cứ solah ». Abu Dawud và An Nashay.
عن عائشة رضي الله عنها قالت: ( كان النبي صلى الله عليه وسلم يُصَلي مِن اللَيْلِ ثَلَاثَ عَشَرَة رَكْعَة يُوْتِر مِن ذَلكَ خَمْس لاَ يَجْلِس فِي شَيْءٍ مِنْهُنَّ إِلا فِي آَخِرِهُن ) . متفق عليه .
Bà Aysha (Mẹ của những người tin tưởng) ® thụât lại : « Ngày xưa Rosul (saw) thường soly đêm 13 rak‘at, trong đó có 5 rak’at witr không ngồi nghỉ giữa năm rak’at nầy ngọai trừ rak’at cuối cùng ». Al Bukhory và Muslim. (Nghĩa là đến rak'at thứ năm ngồi đọc At Tahiya và salam luôn thể).
Bà Ummul Salmah (Mẹ của những người tin tưởng) ® thuật lại như sau :
لقول أم سلمة رضي الله عنه قالت: ( كان النبي صلى الله عليه وسلم يُوْتِر بِسَبْع وَبِخَمسٍ لاَ يَفْصَل بَيْنَهُنَّ بِسَلاَم وَلاَ كَلاَم ). أحمد والنسائي وابن ماجة .
“Ngày xưa Rosul (saw) thường soly đêm bảy hoặc năm rak’at, không có ngồi nghỉ và nói gì khác giữa những rak’at ngoại trừ rak’at cuối cùng”. Ahmad, An Nashay và Ibnu Majah. (Nghĩa là rak’at cuối cùng mới ngồi đọc At Tahiya và cho salam).
Nếu trường hợp soly chín ‘9’ rak’at thì Rosul (saw) đã soly như sau: Rosul (saw) soly cho đến rak’at thứ tám mới ngồi đọc At-Tashhud (At Tahiya), đọc đu-a xong đứng dậy soly rak’at thứ chín xong, ngồi đọc At Tahiya đu-a xong salam.
Qua hađith của bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) ® thuật lại: “Một khi Rosul (saw) soly chín rak’at, Người chỉ ngồi vào rak’at thứ tám, đọc đu-a cầu xin với Allah, sau đó đứng dậy soly rak’at thứ chín xong mới ngồi đọc At Tahiya đu-a xong mới cho salam, mà chúng tôi đều nghe được (lời salam)”. Ahmad và Muslim.
Rosul (saw) cũng soly đêm 11 rak’at , có lúc (nếu ta muốn) mỗi hai rak’at cho salam một lần, xong Người soly witr một rak’at, qua hadith của bà Aysha ® như sau: “Thông thường sau khi solah Isa xong cho đến trứơc fajar, Người thường solah 11 rak’at, mỗi hai rak’at Người cho salam và một rak’at witr cuối cùng”. Hadith do tòan thể nhà hađith ghi lại ngoại trừ At Tirmizy.
Nhưng cũng có hadith khác bà Aysha ® đã thuật lại như sau: “Rosul (saw) soly bốn rak'at xong rồi thì Người thêm bốn rak’at nữa, cuối cùng là ba rak’at”. Al Bukhory và Muslim ghi lại.
Theo sự giải thích, có lẻ bốn rak’at ở đây, là mỗi hai rak’at salam một lần, như hadith trên đã giải thích, và Rosul (saw) thường nhắc: “Solah đêm hai rak’at, hai rak’at…)”.
Trường hợp solah 5 rak’at, 7 rak’at hoặc 9 rak’at, nếu solah một mình hay một nhóm nhỏ thì chúng ta được chọn lựa muốn salam mấy lần như những hadith trên đã giải thích. Còn soly trong Masjid với Imam và tập thể, Imam nên solah hai rak’at cho salam để không làm rắc rối cho người cao tuổi không đứng lâu được, Imam phải luôn quan tâm đến tập thể mà đọc dài hay ngắn, qua hadith mà Rosul (saw) đã nói như sau:
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( أَيُّكُم أَمَّ النَّاسَ فَلْيُوجِزْ فَإِن مِن وَرَائِهِ الكَبِير وَالضَعِيف وَذَا الحَاجَة ).
« Một khi các ngươi làm Imam hướng dẫn solah, hãy lưu ý những người đằng sau, vì trong đó có những bô lão, nguời yếu và những người có công chuyện gắp (phải làm) ».
Trong hadith khác có ghi với ý nghĩa: “Một khi Rosul (saw) solah một mình, Người kéo dài sự solah tùy ý của Người, vì không bao giờ Rosul (saw) solah đêm với những cách thức nói trên cùng với những vị bạn hữu của Người, cách thức đó Người chỉ solah một mình mà thôi ».
Solah đêm trong tháng Ramadan là điều tốt lành và vẻ vang nhiều phước hơn những tháng thường khác, qua lời của Rosul (saw) như sau:
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيْمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِن ذَنْبِهِ ) . متفق عليه.
« Những ai thức đêm Ramadan để solah, với lòng chân thật và đức tin vững chắc, và mong được Allah tha thứ ban phước, Allah sẽ tha thứ những tội lỗi ở quá khứ của họ ». Al Bukhory và Muslim ghi lại.
Đức tin vững chắc nơi Allah duy nhứt mà hành đạo để mong làm hài lòng Allah và được Ngài ban hồng ân cho.
Mong được Allah ban hồng ân, bổng lộc một cách chân thật chớ không có tự cao tự đại ở đó, cũng không mong có tiền bạc dồi dào để được khen thưởng và tiếng tâm. Cho nên vấn đề hành đạo, lúc nào cũng cần phải có trái tim trong sạch, chân thật một lòng vì Allah chớ không vì tiếng tâm hay vì người đời.
Solah đêm của tháng Ramadan bắt đầu từ đầu tháng cho đến cuối tháng, vì vậy solah taraweh mới gọi là solah đêm của tháng Ramadan. Vì vậy người Muslim phải luôn quan tâm thi hành để mong gặc hái được nhiều phước lộc, hồng ân từ Allah, nó chỉ có một tháng duy nhứt trong năm, nên đừng làm mất cơ hội quí báo đó.
Tại sao được gọi là Taraweh, bởi vì ngày xưa người ta solah thật lâu và kéo dài nó, nên sau mỗi bốn rak’at, họ ngưng một chút để nghỉ ngơi. Nabi (Saw) là vị đầu tiên đã soly sunnah taraweh tập thể trong masjid, sau đó Người không soly tập thể nữa, sợ nó trở thành sự bắt buộc (fardu) cho cộng đồng.
Trong hađith do Imam Al Bukhory và Muslim ghi lại qua lời thuật lại của bà Aysha ® rằng : « Nabi (saw) soly taraweh trong Masjid, thấy vậy các vị sohabah tụ đến soly chung với Người, rồi đêm thứ nhì đông hơn, đêm thứ ba lại càng đông thêm nữa, cho đến đêm thứ tư thì Người không ra Masjid để soly taraweh nữa, sáng sớm Người nói : ‘Ta đã chứng kiến những gì các người đã làm, tại sao Ta lại không ra solah chung với các ngươi là vì Ta sợ nó sẽ trở thành sự bắt buộc cho các ngươi mà thôi, đó là solah đêm trong tháng Ramadan’ ».
Qua hadith khác do ông Abi Zar ® thuật lại : « Chúng tôi nhịn chay với Rosul (saw) mà Người không có solah đêm chung với chúng tôi cho đến bảy đêm còn lại của tháng, Người soly chung với chúng tôi cho hết một phần ba của đêm, sau đó Người không soly chung với chúng tôi một phần sáu còn lại, sau đó đến một phần năm còn lại hay đã nữa đêm Người mới soly chung với chúng tôi, chúng tôi thấy vậy mới hỏi : - Thưa thiên sứ của Allah ! Nếu rằng thiên sứ soly chung với chúng tôi những gì còn lại của ban đêm thì tốt cho chúng tôi biết mấy ? Rosul (saw) trả lời : ‘Những ai soly chung với Imam, dù Imam có về trước, thì họ vẫn được xếp vào với những người solah suốt đêm’ ». Do Ahlussunnan ghi lại.
Bất đồng ý kiến của những vị Ulama tiền phong về số rak’at của sự solah taraweh và witr chung với taraweh.
Có vị cho rằng bốn mươi mốt rak’at. – hoặc ba mươi chín rak’at, - hai mươi chín rak’at,- hai mươi ba rak’at,- mười chín rak’at,- mười ba rak’at và mười một rak’at. Đó là số lượng rak’at mà những vị Ulama trước kia đã bất đồng với nhau, nên chúng ta thấy ngày hôm nay, có người solah với số lượng nầy, người solah với số lượng khác, đó là sự sunnah mà thôi.
Nhưng theo ý kiến và bằng chứng đúng thật nhứt là mươi một (11) hoặc mười ba (13) rak’at mà thôi, qua hadith sau :
عن عائشة رضي الله عنها أنها سئلت كيف كانت صلاة النبي صلى الله عليه وسلم في رمضان ؟ فقالت: ( مَا كان يَزِيْدُ في رَمَضَان وَلاَ غَيْرَهُ على إِحْدى عَشَرة رَكَعَة ) . متفق عليه.
Bà Aysha ® thuật lại, khi người ta hỏi Rosul (saw) đã soly trong đêm Ramadan như thế nào ? Bà Aysha ® trả lời : Dù trong tháng ramadan hay ngoài tháng ramadan, Rosul (saw) chỉ soly có mười một (11) rak’at thôi ». Al Bukhory và Muslim.
Hadith khác do ông Ibnu Abbas ® thuật lại như sau :
عن ابن عباس رضي الله عنهما قال: ( كانَتْ صَلاةُ النبي صلى الله عليه وسلم ثَلَاثَ عَشَرةَ رَكْعَةً يَعْنِي مِن اللَيْل ) . البخاري.
« Ngày xưa, Rosul (saw) chỉ solah đêm có mười một (11) rak’at mà thôi ». Al Bukhory ghi lại.
عن السائب بن يزيد رضي الله عنه قال: ( أَمَرَ عُمر بن الخطاب رضي الله عنه أُبَيَّ بن كَعْبٌ وَتَمِيْمًا الدَاريَّ أن يَقُومَا لِلنَّاسِ بِإِحْدَى عَشَرَة رَكْعَة ). الموطأ.
Ông As Sa-ib ibnu Yazid ® thuật lại : « Ông Umar ibnu Al Khottoh ® ra lệnh cho ông Ubaiđu ibnu Kabun ® và Tamima Ađ Đary ® (làm Imam) soly (đêm) mười một rak’at ». Al Muwattog của Imam Malik.
(Solah đêm ở đây là solah taraweh trong đêm ramadan).
Ngày xưa, những vị Ulama hay Imam đều solah thật dài và lâu, qua hadith của ông As Sa’ib ibnu Yazid ® thuật lại : « Ngày xưa, Imam đọc (trong một rak’at) khoảng hai trăm ayat (Qur’an), dài đến nổi chúng tôi đứng không muốn vững phải dùng gậy để vựa. Ngược lại ngày hôm nay, đa số những vị Imam hướng dẫn đọc thật nhanh mà người đằng sau không nghe được (Imam đọc gì) và có những động tác (rukua hay sujud) thật nhanh mà những người soly theo không thi hành kịp những điều bắt buộc hay sunnah trong thể thức solah, thiếu đi sự nhã nhặn, từ từ khiêm tốn trong động tác, vì đó là những điều rukun (điều kiện) phải có trong solah. Soly nhanh như vậy đã gây sự khó khăn cho những người lớn tuổi hay bệnh yếu không thể theo kịp những động tác quá nhanh đó, cho nên phải tế nhị khi đứng hướng dẫn buổi solah, làm sao cho thích hợp không nhanh quá cũng như không chậm quá.
Những vị Ulama trước kia họ không hài lòng (karoha xuất xứ từ makrouh) đối với Imam nào hướng dẫn buổi solah mà những người soly đằng sau không thi hành kịp những điều sunnah trong solah, nói chi đến những điều bắt buộc (wajib) mà họ không làm kịp. Nên vì Allah mà tế nhị, trong việc làm Imam hướng dẫn cộng đồng.
Những người đến dự solah taraweh chung với Imam trong Masjid, thì không nên ra về trước khi Imam chấm dứt buổi solah taraweh và witr, để hưởng được phước đức người solah suốt đêm. (Nếu bỏ về nữa chừng thì sẽ mất đi trọn vẹn phước solah suốt đêm đó).
Phụ nữ cũng được phép đi solah taraweh trong Masjid với điều kiện khi ra đi không gây sự lôi cuốn hay tạo sự phiền phức mà giáo lí không cho phép như tạo sự chú ý của đàn ông và không an toàn trên đường đi và về. Qua hadith mà Rosul (saw) đã nói:
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( لَا تَمْنَعُوا إِمَاءَ الله مَسَاجِدَ الله ). متفق عليه .
« Không nên cấm phụ nữ đến Masjid của Allah ». Al Bukhory và Muslim.
Đó là sự hành đạo của những vị Ulama tiền phong, nghĩa là họ cho phép phụ nữ đi solah taraweh chung với đàn ông, nhưng với điều kiện là phải ăn mặc một cách kín đáo, không sức dầu thơm, hay đeo vòng vàng với tiếng kêu gây chú ý của đàn ông, cũng như dọc đường phải đi chung với thân nhân hay phụ nữ khác, an tòan trên đường đi và về, không cất cao tiếng nói. (Vì việc tạo dựng phước đức, hành trang cho mai sau là của đàn ông và phụ nữ, nên ai cũng có quyền để tạo thêm lợi ích cho mình).
Qua hadith mà Rosul (saw) ra lệnh kêu gọi phụ nữ đi Solah Id, bà Ummul Atiyah nói : - Thưa Rosul ! một vài chị em chúng tôi không có áo Jalba (áo choàn tòan thân) để mặc. Rosul (saw) nói : - Hãy mượn áo của chị em mặc vào ». Al Bukhory và Muslim.
Sunnah cho phụ nữ khi ra đi soly, nên đi sau hay trễ hơn đàn ông, và tìm nơi solah xa hơn đàn ông, càng xa càng tốt, qua hadith của Rosul (saw) như sau :
قال النبي صلى الله عليه وسلم : ( خَيْرَ صُفُوف الرِجَال أَوَّلُهَا وَشَرُّهَا آَخِرُها وَخَيْرَ صُفُوف الِنسَاء آَخِرُهَا وَشَرُّهَا أَوَّلُهَا ) . مسلم .
« ‘Đứng’ hàng trứơc tiên là hàng tốt nhứt của đàn ông, hàng tệ nhứt của đàn ông là hàng cuối cùng, còn hàng cuối cùng là hàng tốt nhứt của phụ nữ và hàng tệ nhứt của phụ nữ là hàng đầu tiên ». Do Muslim ghi lại.
Sau khi Imam vừa soly xong, phụ nữ nên nhanh chóng ra về trước đàn ông ngọai trừ vì lí do đặc biệt nào đó thôi, qua hadith của bà Ummul Salmah ® thuật lại như sau : « Một khi chúng tôi nghe lời salam của Nabi vừa xong thì chúng tôi liền sửa soạn ra về, còn Nabi (saw) thì ở nán lại tại chỗ một khoảnh khắc mới ra về. Theo tôi nghỉ, có lẻ Nabi (saw) làm như vậy để chờ cho phụ nữ đi ra về mà người đàn ông không gặp họ giữa đường ». Do Al Bukhory ghi lại.
Cầu xin Allah ban mọi điều tốt lành, chấp nhận hành đạo và tha thứ tội lỗi của chúng ta cùng cha mẹ và toàn thể anh chị em Muslim của chúng ta. Ôi Đấng Vị Tha và Thương xót, xin hãy thương xót và tha thứ cho chúng tôi. Cầu sự an lành và bình yên cho Nabi cùng gia quyến, những bạn hữu và những người noi theo cho đến ngày cuối cùng. Walhamdulillah.
Do Abu Rozy chuyển ngữ từ sách « Maja’lis Shah Ramadan » của Shiekh Mohammad ibnu Soleh Al Uthaimin. (Qiyammullai, solah đêm trong tháng Ramadan, trang 27-33).