GIÁO LÝ VỀ THỰC PHẨM Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ VỀ THỰC PHẨM

12.01.2010 03:43 - đã xem : 3533

Giáo lý Islam là cẩm nang hướng dẩn người Muslim làm những điều tốt lành và đồng thời ngăn chặn mọi hành động xấu xa, trong đó có phần phân tích loại thực phẩm nào sạch sẽ và loại thực phẩm nào dơ bẩn sẽ có hại cho sức khỏe... Cho nên, trong bài này chúng tôi sẽ nhắc lại những qui tắc quan trọng để biết phân tích những thực phẩm nào Halal (cho phép) và những thực phẩm nào Haram (bị cấm) mà theo đó phân biệt.

Tám qui tắc về Giáo lý Thực phẩm


الحمد لله، والصلاة والسلام على إمام المرسلين، وقدوة الناس أجمعين، وعلى آله وصحبه وسلم تسليماً كثيراً، أما بعد:


Alhamdulillah, tạ ơn Allah, cầu xin Allah ban sự bình an và phúc lành cho vị Imam của các vị Rosul, tấm gương mẫu mực của nhân loại cùng gia quyến và tất cả bằng hữu của Người. Amma Ba'd:


فسلام الله عليكم ورحمة الله وبركاته.


(Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành của Ngài cho các bạn)


Chúng ta cùng nhau lắng nghe Imam Al-Bukhory nói về giáo lý thực phẩm, đây là một môn giáo lý rất quan trọng đối với người Muslim nào mong muốn trở về với Allah và ngôi vườn vĩnh cữu. Trước khi bước vào những qui tắc của giáo lý thực phẩm này chúng ta cùng lắng nghe nguyên văn các Hadith được ghi lại trong Soheeh Al-Bukhory rồi sau đó bắt đầu phân tích.


عَنْ ابْنِ أَبِي أَوْفَى (R) قَالَ: ((غَزَوْنَا مَعَ النَّبِيِّ (saw) سَبْعَ غَزَوَاتٍ أَوْ سِتًّا كُنَّا نَأْكُلُ مَعَهُ الْجَرَادَ))


·        Ông Ibnu Abu Âufa (R) kể rằng: "Tôi đã chinh chiến với Nabi (saw) bảy trận chiến hoặc sáu trận, lúc đó chúng tôi cùng Người ăn con cào cào."


عَنْ أَسْمَاءَ بِنْتَ أَبِي بَكْرٍ (saw) قَالَتْ: ((نَحَرْنَا عَلَى عَهْدِ رَسُولِ اللهِ (saw) فَرَساً وَنَحْنُ فِي الْمَدِيْنَةِ فَأَكَلْنَاهُ))


·        Bà Asma bintu Abu Bakr (R) kể: "Chúng tôi từng giết một con ngựa vào thời của Nabi (saw), lúc đó chúng tôi đang ở Madinah rồi cùng nhau ăn nó."


عَنْ أَبِي مُوسَى (R) قَالَ: ((رَأَيْتُ النَّبِيَّ (saw) يَأْكُلُ دَجَاجاً))


·        Ông Abu Musa (R) kể: "Tôi đã từng thấy Nabi (saw) ăn thịt con gà."


 


عَنْ أَبِي ثَعْلَبَةَ (R) قَالَ: ((أَنَّ رَسُولَ اللهِ (saw) نَهَى عَنْ أَكْلِ كُلِّ ذِي نَابٍ مِنْ السِّبَاعِ))


·        Ông Abu Tha'labah (R) kể: "Quả thật, Nabi (saw) đã cấm ăn tất cả động vật có nanh."


Trên đây là những Hadith chính xác được Imam Al-Bukhory ghi lại ở chương mục thực phẩm. Trong chương thực phẩm này không chỉ có bấy nhiêu Hadith đây thôi mà còn có rất nhiều Hadith khác nữa nhưng ở đây chúng ta chỉ nói về những Hadith mang tính tổng quát cùng với những câu kinh cũng nói về chương thực phẩm này.


Là người Muslim bắt buộc phải biết thức ăn nào là Haram bị cấm dùng, thức ăn nào là Halal được phép dùng và thức ăn nào là Makruh không nên dùng để áp dụng vào cuộc sống của chúng ta. Vậy, muốn biết được những giáo lý này cần phải hiểu tám qui tắc sau đây:


Thứ nhất: Những thực phẩm Haram bị cấm dùng đã được Qur'an và Sunnah liệt kê.


Thứ hai: Những thực phẩm Halal được phép dùng được Qur'an và Sunnah liệt kê.


Thứ ba: Những thực phẩm Makruh không nên dùng.


Thứ tư: Bị rơi vào trường hợp bắt buộc phải dùng và khi nào được phép dùng những thực phẩm cấm trong khi không muốn và dùng không quá độ? Thế nào gọi là không muốn và dùng không quá độ ?


Thứ năm: Giáo lý về việc dùng thực phẩm có độc hại ?


Thứ sáu: Giáo lý nói gì về những thực phẩm có hại đến cơ thể giống như đá, bụi, sìn, than…


Thứ bảy: Sự nhận xét của Islam nói gì về việc săn bắt động vật dưới biển và những gì sinh sống dưới biển ?


Thứ tám: Giáo lý về thịt nhập khẩu, thực phẩm đóng hộp, đóng gói, thực phẩm tươi sống và những thứ khác...


Những gì liên quan về ăn uống được các học giả (Ulama) Islam đề cập đều nằm trong tám qui tắc này, nếu ai không nắm vững những qui tắc này thì sẽ dễ bị mất phương hướng không biết được đâu là hướng đi chân lý. Nhưng đôi khi cũng có sự bất đồng ý kiến của các học giả (Ulama) như Cheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nhận xét trong bộ sách Fatawa quyển hai mươi mốt như sau: "Imam Malik cùng những người theo trường phái của Imam và thị dân Madinah thì rất dễ dãi về thức ăn, có một đường truyền từ Imam Malik rằng ông đã im lặng về việc thịt chó Halal hay Haram?


Và theo quyển sách Fiq Al-Sunnah thì Imam Al-Shafi-y cho rằng được phép ăn thịt cáo. Còn thị dân Irắc đặc biệt là thị dân Kufah rất dễ dãi về thức uống, họ cho rằng trái cây được ủ lên men trong ba đêm thì được phép uống (Nabiz). Còn nhóm học giả Hadith họ ở dạng trung bình tiêu biểu như Imam Ahmad họ dùng thức uống theo thị dân Madinah (tức theo Imam Malik) còn thức ăn thì làm theo thị dân Kufah". Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu bước vào phần chi tiết: Phân tích câu kinh nói về những thực phẩm Haram bị cấm dùng:


Những điều Haram.


Trong Thiên Kinh Qur'an có một số câu kinh Allah phán một cách khái quát về điều Halal và điều Haram và có một số câu kinh khác Ngài nói rất chi tiết về điều Halal và Haram đó.


Câu kinh nói khái quát như sau:


Allah phán: {Và (Nabi Muhammad) cho phép họ dùng mọi thực phẩm tốt, sạch và cấm họ dùng những thực phẩm dơ bẩn} Al-A'raaf : 157.


Với câu kinh này chúng ta được phép sử dụng và dùng hàng vạn điều tốt, sạch và đồng thời cũng cấm chúng ta sử dụng hàng vạn thứ dơ bẩn khác. Như được biết có rất nhiều thực phẩm không được nhắc đến trong kinh Qur’an như: Trái táo, Cam và nhiều thứ trái cây khác cùng với các loại rau củ, vậy thì làm sao chúng ta tìm đâu ra bằng chứng cho những thực phẩm đó là Halal được phép ăn hay Haram không được phép? Chẳng lẽ, phải ngồi chờ bằng chứng từ Qur'an hoặc Sunnah mới có thể biết được rằng thứ này là Halal và thứ này là Haram? Không cần phải thế, chỉ cần chúng ta áp dụng qui tắc chung như Qur'an đã nhắc là được phép dùng tất cả mọi thứ tốt, sạch… còn thuốc lá, thuốc lào và những gì tương tự thì nằm trong qui tắc {và cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn} Al-A'raaf: 157. Nhưng câu kinh này cần phải nhờ những câu kinh khác và những Hadith khác để phân tích rõ ràng thêm:


Allah phán: {Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết, máu, thịt heo, các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah, những con vật bị chết ngạt thở, những con vật bị đập chết, những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết, những con vật bị húc chết (bằng sừng), những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức), và những món vật cúng tế trên bàn thờ (hay trên đá)} Al-Ma-i-dah: 3.


·        Câu {Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết}, xác chết ở đây ngụ ý muốn nói những động vật được phép ăn thịt như: bò, dê, gà... bị chết mà không do cắt cổ theo giáo lý. Còn những động vật bị cấm ăn như: heo, chó... dù có giết theo nghi thức đọc Bismillah, hướng về Qiblah và cắt cổ bằng dao bén hay chúng tự chết đều là Haram bị cấm ăn.


·        Câu {máu} ở đây là máu Masfuh (tức máu tuôn trào từ cơ thể của động vật bị cắt cổ) và bằng chứng nói máu Masfuh là Haram là ở câu kinh khác như sau:


 


Allah phán: {Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu Masfuh hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah."} Al-An-a'm: 145.


Máu bị cấm ở đây là máu Masfuh tức máu bị chảy ra khi cắt cổ động vật máu đó phun rất mạnh và chảy thành dòng, đấy là máu Haram bị cấm ăn chứ lượng máu còn sót lại trong thịt hay trong nồi sau khi nấu chín thì là máu Halal được phép ăn với bằng chứng qua Hadith sau:


قَالَتْ عَائِشَةُ (R): ((كُنَّا نَرَى خُيُوطَ الدَّمِ عَلَى ظَهْرِ الْقِدْرِ فَنَأْكُلُهُ))


Bà A-y-shah (R) kể: "Chúng tôi từng nhìn thấy vài sợi máu ở trong nồi rồi chúng tôi đã ăn nó."


Cho nên, máu đó không phải là loại máu Masfuh, tương tự thế lượng máu sót lại sau khi cắt cổ rồi nhiểu vài giọt dính lên người bạn đấy không phải là máu Masfuh nhưng bạn hãy tẩy rửa nó.


·        Câu {hoặc thịt heo} đối với con heo có giết theo nghi thức Islam hay không thì nó vẫn là con vật Haram bị cấm dùng.


·        Câu {các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah}, ý muốn nói ai đó giết tế con vật ngay ở ngôi mộ rồi cúng con vật đó cho người chết trong mộ với lòng tin rằng người trong mộ này có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến con người thì y là người Mushrik (kẻ tổ hợp với Allah). Nghĩa là : Giết tế con vật để tế lễ ông Kâm (người linh thiêng) hoặc cho Cheikh nào đó hoặc Vị Vua hay bất cứ người nào hay thần linh nào thì con vật giết tế đó sẽ Haram cho ai ăn nó, cho dù có nhắc chín mươi chín tên của Allah hoặc đọc nguyên cuốn Qur'an khi cắt cổ cũng là Haram (bị cấm ăn).


·        Câu {những con vật bị chết ngạt thở} tức dùng sợi dây hoặc vật gì khác thắt cổ con vật cho đến ngạt thở chết thì con vật đó Haram bị cấm ăn.


·        Câu {những con vật bị đập chết} nghĩa là những con vật bị đập chết bởi vật nặng giống như dùng cục đá, cây sắt đập vào đầu đến chết thì con vật đó Haram bị cấm ăn.


·        Câu {những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết} là những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết trước khi bị giết theo nghi thức Islam thì con vật đó Haram, còn nếu sau khi rớt xuống vẫn còn sống rồi giết theo nghi thức thì Halal được phép ăn.


·        Câu {những con vật bị húc chết (bằng sừng)} là những con vật như cừu, dê, bò, trâu hoặc những động vật được phép ăn thịt hút nhau, cụng nhau đến chết thì con vật chết là con vật Haram bị cấm ăn, ngoại trừ cắt cổ theo nghi thức trước khi chết thì trở thành Halal được phép ăn.


·        Câu {những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần}. Thí dụ: trừu, dê, gà, vịt... bị thú dữ như sư tử, cọp, chó sói... ăn thịt còn sót lại một phần thì phần thịt sót lại là Haram cấm ăn, ngoại trừ được giết theo nghi thức trước khi chúng chết thì trở thành Halal được phép ăn.


·        Câu {trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức) và những món vật cúng tế}. Bất cứ vật gì được cúng cho bụt tượng hay thần linh hay ở những địa điểm cầu may mắn thì những con vật đó Haram bị cấm ăn, kể cả những con vật được giết ở những nơi thờ cúng (như chùa, đình, miếu...) hoặc có bụt tượng thì con vật bị giết đó Haram bị cấm ăn, tương tự thế ở những nơi mà người đa thần hoặc người làm điều Bid-a'h dùng tổ chức lễ tết thì những con vật được giết tại những nơi này cũng xem là Haram bị cấm ăn.


Ngoài những câu kinh trên ra còn có những câu kinh khác cũng nói về những thực phẩm bị cấm dùng:


Allah phán: {Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu Masfuh hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah. Nhưng ai vì nhu cầu bắt buộc đành phải ăn chứ không cố ý hay quá độ (thì báo cho họ biết) quả thật, Thượng Đế (Allah) của Ngươi hằng tha thứ và khoan dung."}

Tác giả: Cheikh A'idh Al-Qarny


Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "KHUSHU' VÀ KHUDU' TRONG LỄ...

Hỡi người Muslim, hãy luôn nghĩ đến thời khắc chúng ta sẽ trình diện trước Allah, mà chu đáo duy trì lễ nguyện Salah, chúng ta hãy chăm sóc lễ nguyện Salah hàng ngày của chúng ta như một cuộc tập diễn cho thời khắc quan trọng đó bằng Khushu’ và Khudu’ để được Allah hài lòng khi gặp chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẢY TÁC ĐỘNG THÔNG QUA RAMADAN"

Sự sống và cái chết cũng như sự nối tiếp của ngày và đêm đều có một mục đích, đó là sự thử thách chúng ta và để chúng ta cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM NÓI VỀ LINH HỒN"

Một trong những lời dạy quan trọng nhất của Thiên Kinh Qur’an là sự sống của linh hồn sau khi tách khỏi thể xác, và cái chết không phải là dấu chấm hết cho cuộc sống con người mà là phần mở đầu cho cuộc sống của thế giới tiếp theo.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LỄ NGUYỆN SALAH LÀ LINH HỒN CỦA...

Nhiều người Muslim ngày nay đưa ra rất nhiều lý do cho việc bỏ bê và và sao nhãng nghĩa vụ thờ phượng Allah, Thượng Đế Toàn Năng và Tối Cao, đặc biệt là đối với nghĩa vụ thực hành năm lễ nguyện Salah mỗi ngày.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "THẾ NÀO ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT...

Hỡi người Muslim! Một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của chúng ta là biết ơn Allah vì tất cả những phước lành của Ngài. Chúng ta có thể mô tả ba mức độ biết ơn:  1, Để nhận ra và trân trọng mọi phước lành từ trong trái tim.  2, Nói lời cảm ơn bằng lưỡi, đó là chúng ta nói Alhamdulillah.  3, Bày tỏ lòng biết ơn bằng cách làm việc thiện và những điều ngoan đạo.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ KHÁC BIỆT VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC...

Nguồn gốc của đạo đức Islam là sự mặc khải, do đó chúng là những giá trị, lý tưởng cố định, phù hợp với mỗi con người, không phân biệt giới tính, thời gian, địa điểm, loại hình. tâm trí con người hay những gì mọi người đồng ý trong xã hội là “phong tục”, và do đó nó không thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác, từ tư tưởng này sang tư tưởng khác.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NGƯỜI MUSLIM ĐỪNG VIỆN LÝ DO ĐỂ...

Ngày nay, nhiều người Muslim hời hợt với năm lễ nguyện Salah hằng ngày của mình, họ lơ là và xao lãng bổn phận của mình đối với Allah, Thượng Đế của họ. Để biện minh cho hành động không vâng lời này của họ đối với Allah, họ đưa ra rất nhiều lý do...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HÀNH TRÌNH LÀM HAJJ BẰNG THỂ CHẤT...

Hajj là một cuộc hành trình độc đáo. Cuộc hành trình này là lời mời từ Thượng Đế của chúng ta đến thăm ngôi nhà của Ngài và  là sự tham gia vào một trong những hành động thờ phượng thiêng liêng nhất của Islam, tôn giáo của chúng ta.