HÀNH HƯƠNG (HAJJ) TẠI MAKKAH Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

HÀNH HƯƠNG (HAJJ) TẠI MAKKAH

08.12.2007 03:51 - đã xem : 6303

Hành hương (Hajj) tại thánh địa Makkah là một trong những rường cột căn bản của đạo Islam. Việc đi làm hành hương có tính cách bắt buộc cho mọi người Muslim (nam lẫn nữ), ít nhất một lần trong đời người khi có đủ điều kiện về tâm thần, tài chính và sức khỏe.

- Tâm thần nghĩa là người có đầy đủ tâm trí, người có trách nhiệm hay là một người tin tưởng.

- Tài chính nghĩa là không có vướng vào nợ nần, sau bao nhiêu năm dành dụm dư ra được một số tiền đủ để trang trải trong một thời gian cho chuyến hành hương và còn để lại một số tiền cho gia đình sinh sống trong thời gian mình vắng nhà. Và số tiền đó không nằm vào viện cờ bạc, cho vay lấy lãi hay lường gạt thiên hạ hoặc đi vay, đồng tiền chính mồ hôi nước mắt của mình tạo ra.

- Sức khỏe tốt, không bệnh hoạn.

Cuộc hành trình đi làm Hajj là một đặc tính duy nhất khác của tôn giáo Islam, được Allah ban hành để phục vụ nhiều mục tiêu như sau:

1.     Đây là một đại hội bao rộng nhất hàng năm của « Đức Tin » tại nơi người Muslim gặp gỡ và quen biết nhau, tìm hiểu các vấn đề chung và phát huy phúc lợi tổng quát của họ. Nó cũng là một đại hội thường kỳ vĩ đại nhất của an bình trong lịch sử của nhân loại. Trong suốt quá trình, an bình là đề tài chính yếu và trội yếu; an bình với Thượng đế và với tâm hồn bản thân; an bình người này và người nọ và ngay cả với thú vật… Làm phiền hà an bình của bất cứ ai hoặc của bất cứ tạo vật nào, dù dưới dạng thức nào cũng đều bị triệt để nghiêm cấm.

2.     Đây là một sự biểu hiện toàn bộ tính phổ quát của tôn giáo Islam và tình huynh đệ và bình đẳng của người Muslim. Từ các ngõ ngách của cuộc sống, từ tất cả các giao dịch và giai cấp, từ các góc biển chân trời trên thế giới, người Muslim tụ họp lại tại Thánh địa Makkah, đáp ứng lời gọi của Allah. Họ cùng ăn mặc đơn giản như nhau, cùng tuân thủ các quy lệ, cùng đọc những lời nguyện cầu trong cùng giờ giấc, cùng phương cách và cùng nhằm một cứu cánh. Không có ai là vua, ai là quan cả, chỉ có lòng thành kính của con người đối với Allah và cũng không còn ai quý phái nữa, chỉ có lòng khiêm tốn và mộ đạo.

3.     Đây là để người Muslim xác nhận cam kết của mình trước Allah và tỏ ra sẵn sàng để bảo toàn các quyền lợi vật chất để phục vụ vì Allah.

4.     Đây là để người Muslim hành hương làm quen với khung cảnh môi trường tâm linh và lịch sử của Nabi Muhammad (saw), làm thế nào để họ rút tỉa được hứng khởi và củng cố đức tin của họ.

5.     Đây là để tưởng niệm các nghi thức thiêng liêng đã được Nabi Ibrahim (A) và Nabi Ismael (A), nguyên là những người hành hương đầu tiên đến ngôi nhà của Allah, tức đền Kab’ah tại Makkah.

6.     Đây là để nhắc nhở Đại Hội vào Ngày Phán Xử Cuối Cùng, khi mà mọi người đều bình đẳng đứng trước Allah, chờ đợi Số Phận Cuối cùng của mình. Và chắc hẳn sẽ không có chủng tộc nào cao cả hơn chủng tộc nào. Đây còn là một sự nhắc nhở sự kiện, chỉ có riêng Thánh Địa Makkah, trên toàn thế giới hiện hữu, mới được Allah vinh danh là trung tâm của sự tôn thờ một Thượng Đế từ thời Nabi Ibrahim (A), và Makkah sẽ tiếp tục là trung tâm của Islam, đây là một tôn giáo chỉ tôn thờ một Thượng Đế Duy Nhứt Toàn Tri Toàn Năng cho đến ngày chấm dứt thời gian.

Cần nhấn mạnh rõ, trong suốt quá trình thực hiện làm Haji, người Muslim được tạo cơ hội hoàn toàn dành trọn thời gian hướng toàn bản thân mình, toàn linh hồn mình, về với riêng Allah mà thôi. Trong quá trình thực hiện hành hương, có giai đoạn những người hành hương đến hôn hoặc sờ phiến đá Đen tại ngôi đền Kab’ah, nhưng động tác này có tính thành ý chớ không phải đây là sự bắt buộc. Hãy nên hiểu rằng, những người đến sờ hoặc hôn được phiến đá Đen không được đặt niềm tin vào nó hoặc gán cho nó là một thứ thần quyền nào đó. Nghi thức hôn hoặc sờ phiến đá Đen chỉ có ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính hoặc tiêu biểu tình yêu thương cho Nabi Muhammad (saw). Vì chính Nabi Muhammad (saw) đã đặt tảng đá xây nền cho ngôi đền Kab’ah khi ngôi đền này được tái thiết. Sự kiện này được mang một ý nghĩa đặc biệt, nó hình dung Nabi Muhammad (saw) như là một Người được ủy thác cho hòa bình.

Phiến đá đen

Nhắc lại, khi đền Kab’ah đang được tái thiết, một vài năm trước khi Islam đến với người dân Makkah. Các Nhà Lãnh đạo bộ tộc đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp với nhau để tranh giành vinh dự đặt an vị Phiến Đá đen tại chỗ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và có tính cách đe dọa sẽ gây nội chiến ngay tại Thánh Địa Makkah. Các nhà lãnh đạo bộ tộc đặc biệt sùng bái Phiến Đá, mặc dù đây chỉ là một tảng đá mà thôi. Sự sùng bái này có thể được quy cho sự kiện, phiến đá liên quan đến Nabi Ibrahim (A) và cũng có lẽ vì nó là một phiến đá rắn chắc duy nhất còn sót lại từ sự cấu trúc cổ xưa của Ngôi Đền Thiêng. Nhưng đối với những người Muslim thì không sùng bái nó mà chỉ đặt niềm tin nhất thiết vào Allah mà thôi.

Lúc đầu, các trưởng tộc đã không thể giải quyết dứt khoác sự tranh chấp và sau một thời gian dằng co với nhau, họ đã đi đến thỏa thuận xem người nào đi vào ngôi đền đầu tiên thì sau đó sẽ là người được tất cả các phe ủy thác quyết định. Nabi Muhammad (saw) là người đầu tiên vào trong đó, sau khi được ủy thác Nabi (saw) lấy một tấm vải bọc phiến đá lại và bảo những người tranh chấp hãy cùng nhau nắm lấy mỗi người một góc của tấm vải rồi cùng nhau di chuyển phiến đá ấy đến chổ an vị đã định, thế là không ai đứng bên ngoài tranh giành với ai cả. Mọi người đều hài lòng với giải pháp sáng suốt của Nabi (saw) và đã hè nhau di chuyển Phiến Đá đen đến nơi an vị trong không khí êm thấm. Nhờ đó, việc gây cấn giữa các trưởng tộc chấm dứt và hòa bình được duy trì từ đó. Cho nên khi người Muslim đến ngôi đền Kab’ah hành hương là dịp để hôn hay sờ Phiến Đá Đen chính là để tưởng nhớ Nabi (saw), Người sáng trí đã mang lại an bình cho các bộ tộc trong giờ phút gay go nhất.

Kab'ahĐền Kab’ah tại Thánh địa Makkah là trung tâm tinh thần của Islam và là quê hương tâm linh của mọi người Muslim. Khi người Muslim đến được Makkah, cảm nghĩ của họ cũng tương tự như một người đi xa lâu ngày trở lại quê mẹ. Đây không phải là một sự diễn dịch bóng bẩy. Nó có tương ứng với các sự kiện của lịch sử. Những người Muslim buổi đầu đã bị trục xuất khỏi nhà cửa và quê hương của họ và buộc họ phải sống lưu vong trong nhiều năm. Họ bị chối bỏ quyền tôn thờ Allah tại đên Kab’ah, ngôi nhà thiêng liêng hiện có thời đó. Khi họ trở về từ cuộc sống lưu vong, đền Kab’ah chính là địa điểm họ đến trước tiên, họ hân hoan đi vào đền và phá hủy các bụt tượng cũng như những hình ảnh thờ phượng tại đó và đã hoàn tất các nghi thức hành hương.

Trong hành trình đi làm Haji, việc đến viếng thăm mộ phần của Nabi Muhammad (saw) tại thành phố Madinah cách Makkah khoảng bốn trăm cây số, đây cũng không phải là một nghĩa vụ thiết yếu để cho việc Haji hữu hiệu và toàn vẹn. Nhưng những ai có thể đến Madinah thì nên đến viếng thăm Masjid và phần mộ của Nabi (saw) để biểu lộ lòng tôn kính của mình đối với một Bậc Thầy vĩ đại nhất trong nhân loại.

Nghi thức làm Haji đạt mức hào hứng nhất ở việc dâng tế, tức làm Qurban (cắt cổ cừu), một sự dâng hiến theo con đường của Allah, để ăn mừng hoàn tất hành trình mộ đạo và ban phát thức ăn cho người nghèo khó để họ có thể cảm thấy và được chia sẻ niềm vui hân hoan chung của Ngày Đại Lễ « ID ». Bổn phận dâng Qurban này không những chỉ được những người hành hương thực hiện tại Thánh Địa Makkah, mà tất cả những người Muslim khác nếu có phương tiện từ mọi chân trời góc biển của thế giới cũng có thể làm Qurban tại những nơi có cộng đồng Muslim nghèo khổ.

Tuy nhiên, cần xác định rõ không phải thịt hoặc máu của con thú bị làm thịt mới làm đẹp lòng Thượng đế. Đây chỉ là nghi thức nói lên sự biết ơn đối với Allah, sự xác định Đức tin với Allah mà thôi. Việc giết cừu làm Qurban này là do sự kiện lịch sử khi Nabi Ibrahim (A) đã được lệnh dâng hiến và hy sinh đứa con trai là Nabi Ismael (A), một Thiên Lệnh mà cả người cha lẫn người con đều đã sẵn sàng để xúc tiến tuân hành. Nhưng thực sự đây chỉ là một sự thử thách mức độ đức tin xem có còn vững đến mức nào khi phải đến độ hy sinh đứa con trai của mình; nhận ra quyết tâm tuân mệnh của Nabi Ibrahim (A) và Nabi Ismael (A), Allah đã dung tha và cho phép chuộc mạng bằng con cừu. Từ đó, việc làm thịt thú vật (Qurban) đã trở thành một dịp lễ hàng năm của người Muslim tưởng nhớ sự việc và tạ ơn Allah đã ban ân chiếu cố.

Trích « Đạo Islam, Đức tin và Ứng dụng »

của nguyên tác Hammudah Abdalati,

                           do Dohamide Abu Talib biên dịch. 

Hajj

Mecca - Hajj

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ ARAFAT?"

Nhằm tạo cơ hội cho những người không có khả năng đi hành hương Hajj nên Allah đã cho phép và khuyến khích những người ở nhà nhịn chay vào ngày A’rafat (mùng 9 Zul Hijjah) vĩ đại này để cùng hưởng ân phước với các đồng đạo đang ở trên đỉnh núi A’rafat.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN TẢNG THỨ NĂM - HAJJ"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN...

Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho sự nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, trong đó có bộ giáo lý liên quan đến sự hành hương - Hajj hàng năm của tín đồ Muslim.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

Hành hương cũng là một phần tử trong đức tin và sự hành đạo, mà văn tự Arab gọi là Ibadath, hành hương không có nghĩa là để đi nhậm chức hay nêu cao danh dự của một cá nhân nào đó trong xã hội, vì hành hương là một sự hành đạo bắt buộc cho những người tin tưởng có đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời người.

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP NHẬN

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP...

1. “Các dấu hiệu cuộc hành hương Hajj được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng của Sheikh Abdul-Muhsin Bin Muhammad Al-Qasim.2. “Phần thưởng dành cho cuộc hành hương được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng trong ngày Jum’at 21/11/1431 Hijri của Sheikh Usa-mah bin Abdullah Khiyyat – (cầu xin Allah phù hộ và che chở cho hai ông).Đây là hai bài giảng thuyết đã trình bày những giá trị của cuộc hành hương Hajj trong giáo luật Islam.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY ĐẠI LỄ "EID AL-ADHA"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY...

Ngày đại lễ giết tế Eid Al Adha, một ngày trọng đại và thiêng liêng của Islam, ngày mà Allah đã gọi nó là ngày đại lễ cho cuộc hành hương Hajj. Allahu-Akbar, xin tạ ơn Allah về biết bao hồng phúc mà Ngài đã ban cho, và xin tạ ơn Ngài đã ban cho người bề tôi có hai ngày đại lễ ân phúc mỗi năm: "Ngày lễ xả chay Fitri sau Ramadan và ngày lễ giết tế Adha."

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

Được biết, ngày nay có rất nhiều người Muslim ý thức được sự hành đạo vì Allah, nhưng việc hành đạo đó lại chẳng dựa trên một cơ sở giáo lý nào cả, họ không làm theo Qur’an cũng không theo Sunnah của Nabi (saw), đặc biệt nhất là việc hành hương Hajj, một Rukun phải đánh đổi bằng số tiền khổng lồ và trong thời kỳ Allah cho có sức khỏe dồi dào. Bài viết này do Shierk Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen soạn thảo và Abu Hisaan ibn Ysa chuyển ngữ...

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT CỪU"

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT...

Trong thế giới Islam có hai lễ tết lớn hằng năm đó là Eid Al-Fitr và Eid Al-Adha. Eid Al-Fitr là ngày lễ ăn mừng hoàn thành bổn phận nhịn chay được diễn ra vào ngày cuối tháng Ramadan, còn Eid Al-Adha là ngày lễ giết cừu, dê, bò hay lạc đà được diễn ra vào tháng mười hai niên lịch Islam, tháng của những cuộc hành hương đến Makkah để thực hiện nghi thức Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah đối với ai trong tín đồ Muslim có điều kiện.

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

Thiên sứ Muhammad (saw) của chúng ta trước khi di cư đến Madinah thì chưa bao giờ làm Hajj, nhưng trong thời gian lánh nạn tại Madinah thì chỉ một lần duy nhất vào lúc gần cuối đời, đó được gọi là Hajj từ biệt của Người, và cơ hội này Người đã dạy các bạn hữu những nghi thức Hajj bằng lời nói và cả hành động như sau.