HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ

25.08.2007 12:43 - đã xem : 6940

Trong giáo lý Islam vấn đề hiếu thảo với cha mẹ là điều bắt buộc, vì Allah đã phán với ý nghĩa như sau: «Và Rabb (Allah) của Ngươi (Muhammad) quyết định rằng, các người chỉ thờ phụng riêng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai người (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẻ tôn kính. »

« Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và (cầu nguyện) thưa : - Lạy Rabb của bề tôi ! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé ». Sourate Al Isra 17: 23-24.


Qua ý nghĩa của dòng thiên kinh trên, Allah đã ra lệnh cho con người chỉ được phép thờ phụng ở Ngài Duy Nhứt, chớ không được thờ phượng ai hay vật gì đồng đẳng với Ngài. Sau đó, Allah có phán là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, phải đối xử tử tế với họ, không được nói lớn tiếng dù chỉ một tiếng « uff » với cha mẹ, không được có những thái độ vô lễ với họ, nếu ai làm cho cha mẹ đau buồn thì con cái đó sẽ không bao giờ thành đạt...


Khi họ (cha mẹ) đã về già, sức khỏe trở nên yếu đuối, đôi khi tính tình có sự thay đổi hơi khó tính, nhưng bổn phận làm con phải cố gắng chịu đựng và nhẫn nại, phải hết lòng lo lắng và chăm sóc họ như họ đã chăm sóc cho con cái khi còn bé. Địa vị của cha mẹ đã được Allah nói đến rất nhiều trong thiên kinh Qur’an, nếu ai đó bất hiếu với cha mẹ hoặc làm cho họ buồn, thì Allah sẽ không tha thứ cho người đó...


Khi cha mẹ đã về già hay đã qua đời, thì bổn phận của con cái lúc nào cũng có thể cầu xin với Allah cho họ, sau khi soly chúng ta phải cầu xin với Allah tha thứ và ban sự tốt lành cho họ (đu-a giống như ayat Qur’an ở phần trên)… đó cũng là điều hữu ích mà bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ.



Một hadith do ông Abdulloh ibnu Masud (R) thuật lại : « Tôi có hỏi Thiên Sứ (saw) hành đạo nào được Allah hài lòng nhất? Rosul (saw) trả lời: -Hành lễ (solah) trong giờ giấc của nó (có nghĩa là đến giờ phải soly liền chớ không được trễ nải cho đến gần hết giờ). Tôi hỏi tiếp: - Thưa sau đó? Rosul (saw) nói: -Hiếu thảo với cha mẹ. Tôi hỏi tiếp: - Thưa sau đó ? Thiên Sứ (saw) trả lời: -Jihad (hy sinh) trên con đường phục vụ Allah». Hadith do Al Bukhory và Muslimm ghi lại.


Qua hadith trên thì vấn đề hiếu thảo với cha mẹ trong Islam được xếp vào hàng thứ nhì sau Solah, nó đứng trước sự Jihad hay hy sinh trên con đường phục vụ đạo giáo vì Allah (tử vì đạo hay việc làm có phước đức khác…), cho nên sự hiếu thảo với cha mẹ là điều rất quan trọng trong Islam mà người muslim nên cảnh giác.


Những vị Ulama (học giả) của Islam giải thích về sự hiếu thảo với cha mẹ như sau: Sự hiếu thảo là một trong những sự hành đạo rất quan trọng trong Islam, phước lộc của nó rất nhiều và sẽ được Allah ban cho ở trên đời nầy cũng như Ngày Sau. Ngược lại những người bất hiếu với cha mẹ, Allah sẽ cho họ thấy sự trừng phạt của Allah đối với họ trên thế gian nầy và ở Ngày Sau... Cầu xin Allah cho chúng ta đừng vấp phải tội bất hiếu với cha mẹ, vì đó là một trọng tội đối vớ Allah và Ngài trừng phạt rất nặng.


Việt nam ta có câu: «Công Cha như núi thái sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ (phụng sự) Mẹ kính Cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ». Đó là câu ca dao mang ý nghĩa công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ thật nhiều không một ai có thể tính toán và so sánh được, cho nên những đứa con nào làm vui lòng cha mẹ và hiếu thảo với họ thì Allah sẽ hài lòng và sẽ ban ân phước cho họ, ngược lại những người nào bất hiếu và làm cho cha mẹ buồn phiền thì Allah sẽ trừng phạt người đó. Phải hiểu rằng nếu Allah không tạo ra cha mẹ chúng ta, thì sẽ không có chúng ta. Những người bất hiếu và không kính trọng cha mẹ thì họ là những kẻ phản lại sự ân sủng của Allah. Hiếu thảo với cha mẹ cũng là một trong những điều kiện để con cái vào thiên đàng, bằng không thì con đường đó sẽ bị bế tắc bởi lòng bất hiếu của họ.


Allah cũng ra lệnh cho con cái phải hiếu thảo với cha mẹ dù cha hay mẹ là người ngoại đạo như Do Thái giáo, Thiên Chúa Giáo hay những tôn giáo khác. Vì Allah đã phán với ý nghĩa : «Và Ta đã truyền lệnh cho con người về việc hiếu thảo với cha mẹ. Mẹ của y cưu mang y từ đau yếu (gian khổ) này lên đau yếu khác, và cho y bú và dứt sữa y trong vòng hai năm ; bởi thế, hãy tạ ơn của Ta 'Allah' và biết ơn cha mẹ của ngươi, cuối cùng nhà ngươi sẽ trở về lại gặp Ta. Và nếu cha mẹ của người đấu tranh bắt ngươi gán ghép với Ta những kẻ (vật, điều) mà ngươi không hề biết đến thì chớ nghe lời hai người, nhưng ăn ở tử tế với hai người ở đời này ». S. 14/ A.15


Qua ý nghĩa của ayat trên, Allah đã ra lệnh cho con người phải hiếu thảo với cha mẹ. Người mẹ đă mang nặng đẻ đau, gánh vác từ khổ cực nầy đến khổ khác, từ ngày mới có mang cho đến khi sinh thành, người cha thì dầm mưa dãi nắng đi kiếm tiền về nuôi gia đình. Sau khi sinh con, cha mẹ phải trải qua một thời kỳ chăm sóc lo lắng cho con từ giọt sữa đến miếng ăn, từ quần áo đến sức khỏe, lo lắng đủ điều cho đến khi đứa con biết nói, tình thương của người mẹ đã dành hết ba phần tư cho đứa con. Dù mới có mang, chưa biết đứa con là trai hay gái, nhưng cha mẹ vất vả làm việc để kiếm tiền mua sắm và đã có kế hoạch cho con khi nó chào đời, tình thương và sự lo lắng đó từ đâu nếu đó không phải do tình thương của Allah đã ban cho họ để biết lo đủ điều cho con, cho nên phải tạ ơn Allah, rồi biết ơn sinh thành của cha mẹ đã sinh ra ta.



Tuy nhiên, Allah cũng nhắc nhở với chúng ta rằng : khi lớn lên hay đã có trách nhiệm, một khi cha mẹ ép buộc hay bắt con cái phải tôn thờ ai, hay làm điều gì mà Allah cấm, chúng ta có quyền từ chối, nhất là trên phương diện tâm linh hay thờ phượng, ta không được tuân theo nhân tạo để bất tuân với Ðấng Tạo Hóa… Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ rơi hay tỏ thái độ không hòa nhã và bất hiếu với họ, ngược lại Islam bắt chúng ta phải đối xử tử tế với họ như cung phụng tiền bạc, phụng dưỡng lo lắng sức khỏe cho họ, ngay cả đi đưa đám tang họ nếu họ không phải cùng đạo...


Như hadith của bà Asma'u con của ông Abubakar (R) thuật lại khi mẹ bà ta (lúc đó chưa vào Islam) đem đồ đến cho bà để tỏ ý tình mẹ con, bà Asma'u hỏi Rasoul (saw) : -Thưa Thiên sứ tôi có được phép liên hệ với mẹ tôi không? Rosul (saw) trả lời: -Hãy liên hệ với mẹ của cô.


Sau đó Allah đã truyền xuống dòng kinh Qur’an với ý nghĩa: «Allah không cấm các người đối xử tử tế và công bằng với những ai không đánh các người và không trục xuất các người ra khỏi nhà của các người vì vấn đề tôn giáo, bởi vì quả thật Allah yêu thương những người công bằng». Sourate Al Mumtahinah 60:8.


Islam kêu gọi chúng ta phải đối xử tử tế hòa nhã, công bằng với mọi người dù người đó không phải cùng đạo, ngoại trừ những người nào tỏ thái độ chống đối lại Islam dù là người thân tín.



Vài hadith dẫn chứng liên quan đến vấn đề hiếu thảo với cha mẹ.


1- Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại có một người đàn ông đến hỏi Rosul (saw): «-Thưa Thiên Sứ của Allah ai là người đáng cho tôi phục vụ và kề cận nhứt? Rosul (saw) trả lời: -Ðó là mẹ của ngươi. Người đàn ông đó hỏi tiếp : -Thưa kế đó là ai? Rosul (saw) trả lời: -Mẹ của ngươi. Người đó hỏi tiếp : -Thưa kế tiếp đó ? Rosul (saw) trả lời : -Ðó là mẹ của ngươi. Người đó hỏi tiếp : -và kế đó nữa thưa thiên sứ ? Rosul (saw) trả lời: -Ba của ngươi ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


2- Ông Abubakar (R) thuật lại lời của Rosul (saw): «Các ngươi có muốn biết ba trọng tội trong Islam mà Ta sẽ nói không ? -Thưa Thiên Sứ của Allah, chúng tôi muốn biết những điều đó. Rosul (saw) nói:


a/-Tội shirk hay đồng đẳng với Allah.


b/- Tội bất hiếu với cha mẹ. Lúc đó Người đang đứng thì ngồi xuống rồi nói:


c/- Và tội nói dối, làm chứng gian. Người cứ nhắc mãi lời cuối cùng nầy, làm chúng tôi ai ai cũng sợ và mong cho Người đừng nói nữa». Hadith của Al Bukhory và Muslim ghi lại.


3- Ông Ibnu Omar (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : «Hiếu thảo với cha mẹ, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với mình, hãy trung thành và nhã nhặn với vợ của các ngươi». Hadith của At Tobbrany với đường dây Hassan.


4- Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rosul (saw): «Thật đáng tiếc cho người đó, thật đáng tiếc cho người đó, thật đáng tiếc cho người đó!». Sohabah nghe Rosul nói vậy hỏi: -Thưa ai vậy thiên sứ của Allah ? Rosul (saw) trả lời: -Ðó là những người được sống chung với cha hoặc mẹ lúc già mà họ không hiếu thảo để nhờ đó vào được thiên đàng». Hadith do Muslim ghi lại.


5- Ông Abdulloh ibnu Amru (R) thuật lại lời của Rosul (saw): «Allah sẽ hài lòng vui vẻ với những ai làm cho cha mẹ hài lòng, và Ngài sẽ ghét những ai làm cho cha mẹ giận hờn buồn phiền ». Hadith do At Tirmizy và Ibnu Habban ghi lại.


6- Ông Ibnu Omar (R) thuật lại lời của Rosul (saw): «Ba thành phần mà Allah không nhìn vào Ngày Tận Thế đó là: -Những người bất hiếu với cha mẹ; - Những người uống rượu; - Những người cắt đứt liên hệ và những người hất hủi hay che chở cho sự bất công hiếp đáp người ta ». Hadith do An Nasha'y và ibnu Habban ghi lại..


7- Ông Abudullah inbu Amru ibnu Al A'sy thuật lại: «Có vị sohabah đến xin phép Rosul (saw) cho xung phong vào hàng ngũ đi chiến đấu vì Allah. Rosul (saw) hỏi: -Cha mẹ của ông bạn còn sống không ? Người đó trả lời: -Thưa thiên sứ của Allah, cha mẹ tôi còn sống. Thiên sứ (saw) nói: -Hãy trở về phụng dưỡng hiếu thảo với họ, đó cũng là sự phục vụ con đường của Allah ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.



Có rất nhiều hadith và những câu chuyện ghi lại trong lịch sử về việc hiếu thảo với cha mẹ, những cảm tưởng của các vị sohabah (học giả) xưa kia đã để lại không biết bao trang giấy, như ông Omar ibnu Al Khottob ® đã nói: -Khi con cái đau yếu, cha mẹ tìm mọi phương thuốc để chữa cho chúng, đôi khi còn xin Allah hãy lấy mạng sống của tôi mà để con tôi sống, nhưng khi cha mẹ lâm bệnh thì con cái lại xin Allah cho họ chết cho rồi để khỏi làm phiền...



Chắc có lẽ chúng ta ai cũng nghe một hadith với ý nghĩa : «Thiên đàng nằm dưới gót chân của người mẹ». Qua hadith này cũng cho chúng ta hiểu rằng, những đứa con nào có gây nên lỗi lầm hay làm cho cha mẹ buồn phiền mà cha mẹ không tha thứ trước khi đứa con đó chết đi, thì đứa con đó sẽ không vào được thiên đàng của Allah.



Lúc nào cha mẹ cũng đặt hết tình thương và hy sinh cho con cái, nhưng con cái có nghĩ đến ân tình bao la đó không ? Hy vọng với lời phán của Allah và những hadith dẫn chứng trên sẽ đem lại vài giây suy gẫm cho những người phận làm con cháu, và hy vọng họ sẽ nghe theo.



Cầu xin Allah ban sự hiếu thảo và tình thương nơi chúng tôi đối với cha mẹ và chấp nhận sự đu-a của con cái cho họ và xin Allah rủ lòng tha thứ, thương xót cha mẹ của chúng tôi giống như cha mẹ của chúng tôi đã thương yêu, chăm sóc chúng tôi lúc chúng tôi hãy còn bé thơ và ban thiên đàng cho họ.



Do Mohamad Hosen phỏng dịch theo bài của Shiekh Mohamad Abdurrohman At Turky, trong cuốn Min Kunuz As Sunnah, trang 65-67. Phát hành năm 2000 tại Kuwait.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NĂM MỤC TIÊU BẢO VỆ HÀNG ĐẦU...

Nhìn một cách tổng thể, hệ thống giáo luật Islam mang mục đích cải thiện mọi hoàn cảnh và điều kiện sống của con người trên đời sống trần tục, để con người đạt được hạnh phúc ở cõi Đời Sau, dựa trên cơ sở loại bỏ những điều xấu và tai hại và củng cố những điều phúc lành và tốt đẹp.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "MỘT SỐ GIÁO LÝ ISLAM LIÊN QUAN...

Một số tín đồ Muslim, theo tập tục của môi trường tại nơi đang sinh sống hoặc theo truyền thống của một nhóm người nào đó, sau khi hoàn thành việc xây cất ngôi nhà mới hoặc dọn đến một căn nhà mới mua hoặc thuê, thì họ thường tổ chức bữa tiệc cho người thân, bạn bè nhân dịp có được nhà mới hoặc nhân dịp chuyển đến ngôi nhà mới, như một sự ăn mừng và tạ ơn Allah.