KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (1) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (1)

01.06.2009 02:09 - đã xem : 2770

Kitab Al-Janazah là quyển sách nói về những gì liên quan đến cái chết của con người. Nghĩa là linh hồn rời khỏi thể xác, ra đi vĩnh viễn ở cuộc đời này để bước qua giai đoạn chờ đợi được tái sinh vào Ngày Phục Sinh (Yawmul Kiyamah). Sau đó được Allah phán xét rồi sẽ được nhận thưởng hay bị trừng phạt là tuỳ theo đức tin và sự hành đạo của con người trên thế gian này, nghĩa là sẽ được sống vĩnh viễn hạnh phúc trong Thiên - Đàng hoặc sẽ bị đày vào Địa - Ngục để chịu khổ hình trong thời gian lâu hay mau là do tội lỗi của chúng ta đã làm ở trên thế gian này...

Kitab Al-Janazah có nhiều điều cần thiết phải tìm hiểu, vì đây là bổn phận và trách nhiệm bắt buộc cho tất cả mọi người Muslim dù nam hay nữ. Xét thấy đây là tầm quan trọng mà bắt buộc mỗi người Muslim phải hiểu để thực hành, dù quyển sách rất dài nói về đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng tóm lược những mục liên quan trong cuộc sống hàng ngày hầu mang lại cho quí vị độc giả tham khảo hay học hỏi để xử lý theo đúng giáo luật mà Rosul Muhammad (saw) đã chỉ dạy, Insha-Allah.

Bởi vì, tất cả những gì trên thế gian này, dù lớn hay nhỏ, dù chỉ là một hạt bụi, một vi khuẩn, một tế bào hay những gì trong vũ trụ này đều do Allah tạo ra, đây là thiên luật của Ngài, bất cứ những gì trong vũ trụ này sớm muộn gì cũng phải tiêu tan và trở về với Ngài…  

Allah đã phán : {{...Qủa thật, khi thời hạn do Allah ấn định đã mãn thì sẽ không còn việc gia hạn nữa, nếu các ngươi biết.}}   S : 71(4)

Là con người, chúng ta cũng không thoát khỏi thiên luật đó, có sinh phải có tử. Đành rằng, người ra đi đã yên thân nhưng người ở lại phải có trách nhiệm và bổn phận để lo cho người chết. Nên phần giáo lý này sẽ trình bày cùng anh chị em đạo hữu về giáo luật từ khi con người lâm bệnh cho đến giờ phút cuối cùng, đối với bệnh nhân và ngay cả thân nhân của họ phải cũng luôn có ý niệm và ấn tượng tốt đẹp đối với Allah.

Căn bệnh mà con người gặp phải chẳng qua đó là sự thử thách của Allah sẽ dựa vào sự chịu đựng của bệnh nhân rồi Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của họ, qua những chứng minh của Thiên sứ Muhammad (saw) sau đây:

Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại là Thiên-Sứ Muhammad (saw) có nói rằng : [Những ai được Allah thử thách thì người đó sẽ gặt hái được nhiều điều tốt lành]. Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Có nghĩa là: Khi người nào đó gặp những khó khăn hay gặp nạn trong cuộc sống, mà họ biết nhịn nhục, an phận qua sự thử thách này (có ý nói nếu người đó không than trách Allah), thì Allah sẽ trọng thưởng cho họ.

*- Ông Ibnu Masud (R) thuật lại: « Tôi đến gặp Thiên-Sứ (saw), lúc đó Người đang bị sốt nặng. Tôi thưa: - Thưa Thiên-Sứ, Người đang bị sốt nặng? Thiên-Sứ (saw) trả lời : - Đúng vậy, tôi đang bị sốt nặng gấp hai lần các người nữa. Tôi hỏi tiếp: - Thưa, như vậy Thiên-Sứ đã được hai phần phước rồi. Thiên-Sứ (saw) trả lời: - Người Muslim nào bị bệnh nặng như vậy hoặc hơn nữa. Đó là sự thử thách của Allah, rồi Ngài sẽ tha thứ cho họ giống như lá rụng từ cành cây vậy.»  Al Bukhory ghi lại.

PHẢI NHẪN NẠI KHI LÂM BỆNH

Khi chúng ta lâm bệnh thì phải cố gắng chịu đựng, đừng than trách hay buồn bã bực bội, Allah sẽ đền đáp lại thật xứng đáng cho những người luôn nhẫn nại, chịu đựng dù trong hoàn cảnh nào.

*-Ông A’toa Abu Ibnu Ribaah (R) thuật lại từ ông Ibnu Abbas (R): « Ông có muốn tôi chỉ cho ông thấy một người đàn bà đã được liệt vào hàng ngũ của người đang sống trong Thiên-Đàng không  Tôi (ông A’toa) trả lời: - Vâng tôi muốn thấy. Ông Ibnu Abbas nói: - Đó là một người đàn bà da đen. Một hôm bà ấy đến gặp Thiên-Sứ (saw) rồi thưa với Thiên-Sứ rằng: - Tôi bị nhức đầu (hay chóng mặt), tôi cứ lo âu hoài, xin Thiên-Sứ cầu nguyện với Allah cho tôi được hết bệnh. Thiên-Sứ (saw) trả lời là: - Nếu bà có thể  nhịn nhục được, bà sẽ được vào Thiên-Đàng, bằng không tôi sẽ cầu xin với Allah cho bà hết bệnh !. Bà ấy trả lời: - Tôi sẽ nhẫn nại chịu đựng. Rồi bà ấy tiếp: - Sao tôi cứ nghĩ tới cơn bệnh của tôi hoài? Xin Thiên-Sứ cầu nguyện với Allah cho tôi quên đi. Sau đó, Thiên-Sứ (saw) cầu xin với Allah cho bà quên đi sự lo lắng đó ».  Al Bukhory ghi lại.

LỜI THAN CỦA BỆNH NHÂN

Người lâm bệnh có thể nói về tình trạng căn bệnh của mình cho người khác nghe với điều kiện là lời than van này không tiềm ẩn một ý phản kháng hay nguyền rủa, trách móc Thượng Đế hoặc sầu não và hỏi tại sao mình lại lâm bệnh như thế này. Qua lời chứng minh của ông Ibnu Masud (R) đến gặp Thiên-Sứ trong lúc Người đang bị sốt, Thiên-Sứ đã lên tiếng là : [Ta bị sốt nặng gấp hai lần các ngươi nữa…].(Xin vui lòng xem lại hadith ở trên).

Bà Aysah (R) đã than với Thiên-Sứ rằng: - Ôi cái đầu của tôi !  Thiên-Sứ (saw)  trả lời: - Tại Ta hay sao ? Bà Aysah (R) trả lời: - Tôi nhức đầu quá ! (Nghĩa là Bà ấy bị nhức đầu quá mới than với Thiên-Sứ để biết bệnh trạng của Bà…

Ông Abdulloh Ibnu Ar Rubair (R) hỏi thăm bệnh trạng của bà As Ma’a rằng: - Bà thấy thế nào? (Bà ấy đang bị bệnh). Bà ấy trả lời: - Tôi thấy đau quá.

Là người Moamine (người tin tưởng và trung trực), bất cứ trong hoàn cảnh nào, lúc đau ốm hay gặp bất cứ vấn đề rắc rối, buồn phiền gì cũng phải nghĩ đến Allah rồi cám ơn Ngài trước tiên, sau đó mới tự kiểm thảo lấy mình và năng tụng niệm. (Cầu xin với Allah tha thứ và cho ta được mọi sự tốt lành).

*- Ông Ibnu Masud (R) nói rằng: « Nếu một nô lệ nào tạ ơn CHỦ NHÂN (Thượng đế) trước khi van xin, thì không có sự than trách ở đó. Cho nên mới được cho phép là ở điểm này ».

       *- Nabi Yacob (A) đã than thở như sau: « (Người cha) bảo: -  Cha chỉ biết than thở nỗi âu sầu và buồn phiền của cha với Allah thôi và Allah cho cha biết điều mà các con không biết ».   S : 12 (86)

(Nabi Yacob (A) đã than thở về những đứa con của ông không nhiệt tình thương yêu lẫn nhau mà còn ám hại Nabi Yousof (A) nữa…)

Rosul (saw) khi đến Ta-if và bị quần chúng ném đá, phản đối. Người đã dâng cao đôi bàn tay để thỉnh cầu Allah qua câu: « Thưa Allah ! Tôi đã mất đi sự phấn đấu và can đảm ở tôi, xin Ngài ban cho tôi… »

          Đó là những lời than thở đau khổ mà chúng ta có thể than xin cầu khẩn nơi Allah, sau khi đã tạ ơn Ngài và đã cố gắng hết sức mình phấn đấu mà không được toại nguyện.

Chứ đừng trách Trời Cao, cớ sao lại tạo cho ta như thế này !!!

       *- Ông Abi Musa As Ary (R) thuật lại lời phán của Thiên-Sứ (saw) rằng: « Khi một nô lệ của Allah hành đạo lúc bị bệnh hoặc trên đường du hành (không hành đạo một cách thoải mái được), Allah vẫn ban phước đức cho họ giống như những người bình thường hành đạo vậy ». Al Bukhory ghi lại.

Có nghĩa là người bị bệnh hoặc người lữ hành, gặp nhiều điều khó khăn và bất tiện để hành đạo, nhưng họ vẫn không bỏ sót, họ cảm thấy khó chịu vì sự hành đạo của họ hằng ngày thu ngắn lại hay họ không tham gia hành lễ tập thể (Jamaah) được. Trường hợp này họ không thiệt hại gì ngược lại Allah vẫn ban phước cho họ giống như những người bình thường hành đạo.

ĐI THĂM BỆNH NHÂN

          Đi thăm người bệnh là một trong những sự lịch thiệp và con đường hành đạo của Islam, đó là cơ hội để tạo ra sự thân mật cho cả hai, người bệnh được an ủi và người đi thăm bệnh sẽ được thức tỉnh, giác ngộ về thân phận mình và được phước đức nữa.

      *- Ông Ibnu Abbas (R) nói rằng: « Đi thăm bệnh nhân ngày đầu là Sunnah và những lần sau đó là At Ta Ta’wieh (Làm thì có phước không làm cũng không có tội). Ý muốn nói: Đi thăm bệnh nhân lần đầu là sunnah, còn lần sau do ý nguyện của mình, đi thì có phước không đi cũng không có tội.

 *- Ông Abi Musa (R) thuật lại Rosul (saw) nói rằng: « Hãy giúp đỡ người đói khát (nghèo), viếng thăm và trả tự do cho tù binh ». Al Bukhory.         

 *- Có hadith khác được Thiên-Sứ (saw) nói như sau: « Bổn phận của người Muslim đối với người đồng đạo có sáu điều. Có người hỏi: – Thưa Thiên-Sứ đó là những điều gì ? Thiên-Sứ (saw) trả lời:

     1)- Khi gặp phải chào hỏi thăm nhau. (Cho salam).

     2)- Khi được salam thì phái đáp lại lời.

     3)- Khi có cơ hội để khuyên nhủ nhắc nhở họ thì phải khuyên nhủ nhắc nhở họ lại.

     4)- Khi có người bị nhảy mủi hãy nói ‘Alhamdulillah’, và người nghe phải đáp lại lời họ là: ‘Yarham kumulloh’. (Cầu xin Allah ban ân phước cho anh).

     5)- Khi có người lâm bệnh, bắt buộc chúng ta phải đi thăm người anh hay chị em của mình.

     6)- Khi có người chết, chúng ta nên đi đưa đám tang cho họ.  Do Al Bukhory và Muslim ghi lại

PHƯỚC ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐI THĂM BỆNH NHÂN

       *- Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại là Rosul (saw) có nói rằng: “Ai đi viếng thăm người bệnh, Thiên-Thần sẽ trấn an họ như sau: Ngươi đã làm một công việc tốt lành, do đó, ngươi sẽ được bảo vệ và sẽ có một cư trú trong Thiên-Đàng”. Do Ibnu Majah ghi lại.

 *- Ông Abu Hurairoh (R) cũng có thuật lại là Rosul (saw) có nói như sau: “Vào Ngày tận thế, Allah sẽ phán với nô lệ của Ngài rằng: - Hỡi con cháu của Adam, khi TA lâm bệnh, sao chẳng thấy ai đến thăm TA? Nô lệ thưa với Ngài rằng: - Thưa Thượng Đế, Ngài là Chủ Nhân của tất cả, làm thế nào chúng tôi đến thăm Ngài được? Ngài phán: - Các ngươi là những kẻ vô tình, khi nô lệ của TA bị bệnh các ngươi lại chẳng đến thăm, các ngươi chẳng quan tâm. Nếu các ngươi đến thăm họ thì chẳng khác nào đến thăm TA vì lúc đó TA ở bên cạnh họ. Ngài phán tiếp: - Hỡi con cháu Adam, TA đã ban thức ăn cho các ngươi, sao các ngươi lại không cho TA ăn? Nô lệ thưa: - Thưa Ngài là Chủ Nhân của tất cả, làm sao chúng tôi lại có thể cho Ngài ăn được? Ngài phán: - Có phải nô lệ của TA đã xin các ngươi ăn, tại sao các ngươi không cho họ ăn? Các ngươi có biết rằng khi các ngươi cho nô lệ nào đó của TA ăn, thì giống như các ngươi cho TA ăn hay sao? Allah phán tiếp: - Hỡi con cháu của Adam! TA đã ban thức uống cho các ngươi, sao các ngươi không cho TA uống? Nô lệ thưa: -Thưa Thượng Đế làm sao chúng tôi có thể cho Ngài uống trong khi Ngài lại là Chủ Nhân của tất cả? Thượng Đế phán: - Nô lệ của TA đã xin ngươi nước để uống mà ngươi lại không cho họ uống. Các ngươi có biết rằng, khi các ngươi cho nô lệ của TA uống thì giống như các ngươi cho TA uống hay sao?” Do Muslim ghi lại.

Allah đã dùng chữ TA trong những câu hỏi qua hadith trên để ám chỉ người bệnh, cũng như người đói khát là hiện thân của Ngài. Họ và ta đều là những nô lệ do Ngài tạo ra. Khi gặp hoạn nạn, ta lại khóc lóc van xin cầu khẩn ở Ngài, lúc bình an ta lại ngoảnh mặt làm ngơ với người đồng loại. Vậy đâu là sự bác ái và rộng lượng mà Allah đã thể hiện qua sự ban bố cho nhân loại.

*- Ông Aly Ibnu Abi Talib (R) thuật lại: “Tôi có nghe Thiên-Sứ (saw) nói rằng “Khi một người Muslim đi thăm người đồng đạo khác bị bệnh vào buổi sáng, họ được 70 ngàn Thiên Thần cầu an cho họ đến tối, và khi họ đi thăm vào buổi tối thì sẽ được 70 ngàn Thiên Thần cầu an cho họ đến sáng, ngoài đó ra họ còn được tưởng thưởng ở trong Thiên Đàng nữa”.  Hadith do At Tirmizi ghi lại.

*- Ông Bura’a Ibnu A’zib thuật lại lời nói của Thiên-Sứ (saw) rằng: “Thiên-Sứ ra lệnh cho ta (người Muslim) phải thăm viếng người bệnh và lo cho người chết”. Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Những hadith cao quí kể trên, liên quan đến những phước đức bao la dành cho người đi thăm viếng bệnh nhân. Thực tế, phước đức bao la đó chúng ta không thấy trước mắt, nhưng khi Allah và Thiên-Sứ của Ngài đã hứa thì không bao giờ thất hứa cả.

Tóm lại, Thiên-Sứ (saw) khuyến khích những người Muslim phải quan tâm đến tình nghĩa của con người hầu để làm động lực thúc đẩy chúng ta đi đến sự tương thân, tương ái và tương trợ lẫn nhau.

Dựa vào lời phán của Allah, qua sự truyền giảng của Thiên-Sứ (saw) với những sự bình luận của các vị Ulama đã đưa chúng ta đến một nhận định như sau: “Tình thương nhân loại, lúc nào cũng được nêu cao và chú trọng  trong Islam. Cứu cánh của cuộc đời lấy tình thương đùm bộc lẩn nhau từ trong gia đình đến xã hội. Không riêng gì người cùng giống hay cùng đạo, tình thương phải thể hiện trên tất cả mọi người, vì tất cả đều là nô lệ của Allah, Đấng Cao Cả, Đấng Chủ Nhân của muôn loài”.

SỰ LỊCH THIỆP KHI THĂM NGƯỜI BỆNH

Khi đến thăm người bệnh, phải tế nhị không được gây náo động làm cho bệnh nhân khó chịu, cũng không nên đàm thoại và ở quá lâu, ngoại trừ bệnh nhân yêu cầu để tâm sự… Khi đi thăm người bệnh, ta phải cầu nguyện cho họ mau bình phục, nhẫn nại, an tâm. Phải an ủi bệnh nhân với những lời tốt lành để tạo cho họ một cảm giác thoải mái và lòng phấn khởi hầu có được một sự lạc quan về cuộc sống mai sau. Mặc dù, biết họ mắc bệnh nan y, hay bác sĩ bó tay và biết rằng số phận mỗi người đã được Allah an bài, nhưng ta đừng gây cho bệnh nhân hoang mang, lo sợ và buồn bã.

Rosul (saw) đã dạy: “Khi đến thăm bệnh nhân hãy tạo cho họ sự phấn khởi, quên đi sự lo âu buồn chán…” Khi xưa, mỗi lần Rosul (saw) thăm người bệnh, Người thường an ủi bệnh nhân như sau: “Không sao đâu Insha-Allah...” Một câu nói tuy ngắn gọn nhưng nhiều ý nghĩa.

Trong Islam người đàn bà hay con gái đều có thể đi thăm và săn sóc cho cha, chú, bác, anh em trai thân thích của mình, hay nữ y tá có thể chăm nom cho đàn ông. Trong soheh Al-Bukhory có nói về mục: “Đàn bà đi thăm bệnh và chăm nom cho đàn ông…” như bà Ummul Dar Da’u đã săn sóc cho những người đàn ông Al An Shar bị bệnh nằm trong masjid, và bà Aysah (R) đã chăm nom cho ba của Bà và ông Bilal bị bệnh khi từ Mecca mới đến Medina. Qua câu chuyện do Bà Aysha (R) thuật lại như sau: “Khi đến Medina, có rất nhiều sohabah bị bệnh vì không quen thuộc với phong thổ ở đây, nên thấy vậy tôi mới báo cáo lên Rosul. Sau đó Rosul (saw) cầu nguyện với Allah cho những người ly hương được thích hợp với khí hậu và yêu thích thị trấn Medina như họ yêu thích quê hương của họ ở Mecca vậy, và xin Allah ban nhiều hồng phúc và tránh những bệnh hoạn cho quần chúng ở Medina”.

Ngoài ra, Islam không cấm người Muslim đi thăm và chăm nom cho người ngoại đạo, tốt nhất là khi đi thăm (nếu là thân nhân quen thuộc ngoại đạo nên kêu gọi họ vào Islam) Qua hadith của Rosul (saw) đã chứng minh điều đó:

*- Ông Anas (R) thuật lại: “Thiên-Sứ có một đứa bé giúp việc người Do Thái bị bệnh, Rosul (saw) đến thăm và khuyên hãy vào Islam, sau đó cậu ta vào Islam”.

*- Ông Said Ibnu Mausaiyib (R) thuật lại từ ba của ông nói rằng: “Khi ông Abu Talib lâm chung, Rosul (saw) cũng có mặt kế bên để kêu gọi ông ấy vào Islam…” (Do Al Bukhory thuật lại trong mục: ‘Thăm bệnh người theo đa thần giáo’)

(Hết phần 1)

Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẩn của Sheirk Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?